Xem các bài viết

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.


Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Messages - Minhtri_cugay

Trang: 1 ... 9 10 [11] 12 13 ... 44
201

 3 nhân vật trong clip này có phải là 3 chính khách đó không bác Nguyên? Hay là người ta ghép mặt hoặc chọn người có khuôn mặt giống 3 chính khách đó?

202
Các thứ khác / Re: Bẫy được chào mào khủng.
« vào lúc: 21/07/2014 09:44:06AM »

 Chú này mắt đỏ rực, có phải là diều hâu không bác? Bác định xử lý chú này thế nào ?  :d định làm món hầm hay quay thế a

203

 Sáng nay hóa ra ở chỗ mình chỉ mưa có tí teo thôi  :d, sau khi mưa lâm râm một tí thì trời đẹp lắm  :d, hẹn các bác tuần sau nhé.

204
Hình ảnh & Video chim cu gáy / Re: Cu gì đây các bác
« vào lúc: 20/07/2014 01:39:35AM »
Chú chim này ở quê tôi gọi là cu xanh nó ở trong rừng và ăn các loại quả chín
...............

Thế con này có gáy và gù không hả bác, nghe tiếng có dễ chịu không ạ ?

205
Thời tiết mưa gió gió bão bùng như thế này không biết sáng mai cu cò có lên được sào không các bác nhỉ?

................................

Chắc sáng mai trời sẽ hết mưa thôi  :d, trời mưa đi dợt cu lại thêm phần....lãng mạn  :d :d

206
Tâm sự- Nhật ký / Re: Dạy con có hiếu với cha mẹ !
« vào lúc: 18/07/2014 10:25:36AM »
Năm sau có đợt chị cho em đăng ký 1 xuất cho cu con nhà em nhé. Em thấy rất ý nghĩa.

................

Chắc chắn rồi, mình sẽ gọi cho Dương và cho một số anh em khác nữa, đi cả nhóm trẻ con càng vui hơn  :d

207
Tâm sự- Nhật ký / Dạy con có hiếu với cha mẹ !
« vào lúc: 17/07/2014 12:19:16PM »
                                                                           Dạy con có hiếu với Cha Mẹ

Thưa các anh em cu thủ thân mến,

Cũng chỉ còn có hơn 2 tuần nữa là Mùa Lễ Vu Lan năm Giáp Ngọ lại tới rồi, Mùa Lễ Vu Lan- Lễ Báo Hiếu với cha mẹ ngày càng được nhiều gia đình để tâm tới. Tất nhiên không chỉ vào dịp này con cái nên ngoan ngoãn hiếu thảo với cha mẹ mà điều đó nên được thực hiện vào các ngày trong năm.

Ngày nay trong cuộc sống hiện đại, rất nhiều phụ huynh than phiền với nhau rằng con mình ngày càng trở nên quá bạo dạn trong cuộc sống, không biết ngại ngần là gì, rồi con quá ích kỷ, không biết chia sẻ đồ dùng của mình với anh chị em trong nhà và bạn bè xung quanh, rồi con hãy dỗi, hoặc quá nóng tính, thế nên khái niệm ‘có hiếu với cha mẹ’ ngày càng trở nên xa vời trong cuộc sống đầy đủ vật chất và tiện nghi nhưng đầy gấp gáp này, hoặc có thiếu thốn một chút thì cũng được bố mẹ nhường hết phần ngon nhưng không cảm nhận được tình thương yêu của bố mẹ, cứ nghiễm nhiên tận hưởng.

Mấy năm gần đây, một số gia đình ở Hà Nội cứ đến hè là lại gửi con lên Thiền Viện Trúc Lâm tham dự khóa học tu, không phải là học để tu làm sư làm thầy, mà là được học về giáo lý làm người, làm con vv, hoặc là vào một doanh trại bộ đội để được rèn luyện nề nếp kỷ luật như trường Thiếu sinh quân ngày xưa. Nhược điểmcủa những khóa này là kéo dài nhiều thời gian và mất cũng khá nhiều phí.

Sáng nay sau cuộc nói chuyện với một cô học trò, đồng thời cũng là cô giáo dạy nhạc, MT đã được biết tới một khóa học dạy con có hiếu với Cha Mẹ được thực hiện ngay tại một ngôi chùa cách Hà Nội không xa lắm. Khóa học này chỉ diễn ra trong 5 ngày, và hoàn toàn miễn phí, được diễn ra tại CHÙA YÊN PHÚ, ở Thanh Trì, Hà Nội. Khóa học có tên KHÓA TU-SÁNG ĐẠO TRONG ĐỜI, vừa kết thúc vào ngày hôm qua, năm nay thu hút được hơn 500 bạn trẻ tham gia (xem ảnh). Nội dung về khóa học này có đăng trên trang báo của Hội Phật Giáo. Nhưng những thông tin bên trong thì cô học trò của MT kể thế này:

Các bé, các bạn trẻ được bố mẹ gửi vào tham gia khóa học trong 5 ngày. Sáng nào các em cũng phải thức dạy từ 4h30, học tụng kinh, nghe giảng về giáo lý, đặc biệt là khi nghe giảng về đạo hiếu, nhiều em khóc òa lên nói là nhớ mẹ  =((. Rồi các em được dạy cách chăm sóc bản thân, cách giặt quần áo vv, nói tóm lại là những kỹ năng sống cần thiết; đến giờ nghỉ thì có nhiều hoạt động vui chơi, văn nghệ, ví dụ như trò chơi ‘Đuổi hình bắt chữ’, ‘Rung chuông Chùa’ vv, đến bữa các em cũng ăn cơm chay tập thể. Hỗ trợ các Sư Thầy có mấy chục cô tình nguyện viên, mỗi cô phụ trách chăm sóc và quản lý hơn 10 em, và cô học trò của MT là một trong số các tình nguyện viên và Ban Tổ Chức khóa học.

Mặc dù khóa học chỉ kéo dài có 5 ngày nhưng nhiều em được nhận xét là tính cách mềm mại và thuần hơn. Có nhiều em cũng tham gia khóa học này nhiều hơn một lần.

Sau khi nghe cô học trò kể chuyện, và đọc tham khảo các bài báo về khóa học này, MT cứ tiếc hùi hụi vì đã không nắm được thông tin sớm hơn để cho cu non tham dự khóa học. Năm sau nhất định cu non sẽ được lên đó để được các Thầy dạy dỗ, và biết ứng xử như bố mẹ mong muốn, và MT sẽ kể chuyện cho các bác nghe sau.

Vài hình ảnh về khóa học mời các bác tham khảo.









208
sao em chạy đi ra các nhà thuốc Tây cho người và tiệm thuốc thú y, hay gia cầm đều k có chỗ nào bán hết vậy các anh....thành phố trực thuộc TRUNG ƯƠNG như CẦN THƠ mà tìm 2 loại thuóc QUINO COLI, VIA QUINO 10 không có tiệm nào bán hết
..................

Hy vọng đến hôm  nay một em còn lại của bạn vẫn còn sống. Đúng là có rất nhiều cách chữa bệnh cu gáy đi phân lỏng, nhưng mà mình thấy các bác trong nhóm nói lọ thuốc đó chữa khỏi xong thì khoảng 20 ngày sau cu gáy lại bị lại. Thấy anh em ngoài này dùng thuốc Beberin là thuốc chữa đau bụng cho người lớn, bác nghiền một viên ra pha vào cóng nước, mỗi ngày thay một lần, trong thời gian này có thể mua cám gà non pha loãng rồi đút cho cu gáy, vì nhiều con bị đau bụng thường bỏ ăn.

Kinh nghiệm chữa này có nhiều trong các bài viết của diễn đàn đó, bạn tham khảo thử xem. Mình cũng hóng hớt được tí, đem chia sẻ lại cho bạn. Chúc may mắn  :d

209
lồng và phụ kiện / Re: Lồng "đỉnh"
« vào lúc: 13/07/2014 10:12:45PM »
Với kích cỡ này bác cứ làm một em gà serama thả vào là Đẹp Nhứt ạ .

................................

Mình cũng nghĩ giống chú Huy  :d, một là chẳng nuôi con gì, cứ để đó chơi lồng thôi, còn nếu nuôi thì chơi hẳn con gà serma cao ngật ngưỡng nhưng dáng rất đẹp  :d

210


 Sao lại có lắm người khéo tay thế nhỉ ?  :d Chú Huy dạo này cho ra nhiều sản phẩm thế  :d

211
Các thứ khác / Re: Nhìn tội nghiệp quá!
« vào lúc: 12/07/2014 06:28:48PM »
Nhìn e này em lại nhớ cái hồi xưa, trưa nào cũng lọ mọ vì cho nó tắm, sáng nào cũng mua châu chấu, mấy a chàng nhìn mình với cặp mắt nghi ngờ :d, giờ thì chẳng còn em nào. Anh Hà sao ko cột chân nuôi lồng trần thử =)), keo gì mà hiệu quả quá cho e xin một ít được ko anh, nói nhỏ anh nghe nha, e tính bẫy....con gà trống

......................................

 Chíp ơi, chắc là keo....bẫy chuột đó,  :d Chíp cứ thử dùng xem sao. Mà đã mất công xin keo, Chíp cố gắng bẫy con nào ... to hơn tí nữa, ví dụ như con ..chuột đầu đen....để có người chăm cu gáy giúp cho  :d

212
Tâm sự- Nhật ký / Re: Một chút gì....cho nhau
« vào lúc: 12/07/2014 06:24:36PM »
www.youtube.com/watch?v=j-cu9nDc4oo

Trời ơi, đừng Nếu nữa 8->. Nghe bài hát đầy tâm trạng,lòng người cũng man mác buồn...vu vơ.
.
.
.
.
Cho một chiều tắt nắng.

...................................

Chíp ơi đừng đa sầu đa cảm quá  :d, cố gắng mạnh mẽ lên nhé. Lúc nào buồn thì nghĩ ra việc gì đó làm là hết buồn ngay  :d, hoặc nhấc máy lên gọi điện cho một người bạn cũ nào đó rồi buôn, hoặc chí ít là đi dọn vệ sinh lồng cu gáy, thế là quên hết nỗi buồn  :d

213
tham lam vô độ làm khổ chúng sinh :-S :-S
Quà Tặng Cuộc Sống - Con Chim Cu Gáy


.........................

Phải gọi là ác giả ác báo chứ  :d, hai đứa bé này thông minh và cũng rất gan nữa  :d :d

214
lồng và phụ kiện / Re: Lồng quả đào.
« vào lúc: 09/07/2014 11:42:25PM »

cu.cu ới, nếu mình nhớ không nhầm thì mình đã gặp bạn và mua một chiếc lồng quả đào của ông bạn trước dịp off lần 2  :d. Giờ mình vẫn còn giữ chiếc lồng quả đào đó, nhưng mình thấy nếu có size to hơn thì sẽ thích hơn  :d

215


 Bác Tre đúng là cầu được ước thấy nhé  :d :d. Chiếc lồng đẹp quá  :d. Từ năm sau bác cố gắng sắp xếp mỗi năm về thăm quê hương 2 đến 3 lần nhé  :d

216
Xin cảm ơn những lời chúc của ACE diễn đàn, do trình độ vi tính có hạn nên phải nhờ trợ giúp của các em, các cháu nên chậm trễ trong việc đưa ảnh sản phẩm lồng, mong ACE thông cảm.
Hôm nay tôi xin đưa một số mẫu lồng cửa rồng, móc rồng, móc treo cũng rồng cho ACE tham khảo.
Xin trân trọng cảm ơn.





Phôi rồng cửa, móc vừa làm xong chưa xuống màu



- Móc treo bằng rồng



Còn nữa......


..............................................

Hôm chủ nhật vừa rồi, nghe bác Sình kể chuyện là vua Trần ngày xưa rất mê chim cu gáy, MT càng muốn đặt bác một chiếc để treo một em khách trước sân trên phòng cao nhất của ngôi nhà. MT muốn đặt một chiếc có kích thước và mẫu mã giống hệt như chiếc của bác cugay_hn đã từng mang đi dợt  :d, MT sẽ hỏi lại các thông số kỹ thuật của chiếc lồng đó và liên lạc với bác. Khi nào có dịp về thăm quê nội, nếu điều kiện cho phép, MT sẽ vào thăm bác.

Chúc bác khỏe và làm ra nhiều sản phẩm hơn nữa cho anh em cu thủ  :d

217

Hôm chủ nhật rồi, MT và anh em cũng đã tận mắt được nhìn thấy sản phẩm này, trông rất đẹp  :d. MT cũng đang nghĩ đến việc đặt bác làm cho trước mắt là một chiếc, nhưng bác có thể thêm một chi tiết nhỏ để khi đi dợt chim, MT vẫn nhận biết được sản phẩm của mình không bị nhầm với các anh em khác  :d, chẳng hạn như có thêm họa tiết hoa sen hay hoa cúc trên miếng gỗ nhỏ gần cửa lồng được không ạ?  :d, xin cảm ơn bác trước  :d

218
Hôm nay chíp đọc được bài viết này mới hiểu cái hay của những bài đồng dao, văn hóa dân gian của Việt nam thật tuyệt vời.

"Bắc kim thang cà lang bí rợ" có thể được coi là câu hát cửa miệng của tất cả chúng ta thời thơ ấu, thế nhưng mấy ai hiểu được ý nghĩa sâu xa của nó, thậm chí tôi dám cam đoan đến hơn 90% chúng ta hát sai câu hát này.

Trước khi tìm hiểu thế nào là “bắc kim thang, cà lang bí rợ”, tôi xin kể lại một câu chuyện cổ tích mà mình nghe được trong chuyến đi công việc tại Long Xuyên khoảng 5 năm trước. Người kể câu chuyện này là một cụ bà khoảng gần 80 tuổi, tụ tập cháu chắt lại rồi vừa ngồi bỏm bẻm nhai trầu vừa kể chuyện. Chắc hẳn rằng nghe xong mọi người sẽ hiểu thêm về việc mà chúng ta đang bàn tới ở đây. Chuyện kể như sau:

“Ngày xửa ngày xưa, ở một làng quê nọ, có hai người bạn làm nghề buôn bán cùng nhau. Một người đi soi đèn bắt ếch về đêm, còn anh kia thì chuyên đi bán dầu thắp đèn vào rạng sáng. Nhà họ dựng trên một cù lao nhỏ ven sông, tách biệt với làng xóm, muốn đi vào chợ làng phải đi ngang một cây cầu khỉ vắt vẻo. Do hoàn cảnh đơn chiếc, nên hai anh cũng thân thiết với nhau. Có lần vì mẹ già của anh bán ếch bệnh mà không có tiền chạy chữa nên qua đời, anh bán dầu liền bỏ tiền ra giúp đỡ ma chay mà không hề tính toán, vì thế mà anh bắt ếch càng quý trọng tình bạn của anh bán dầu.

Một đêm nọ, trong lúc đi làm việc, anh bắt ếch nghe tiếng kêu thảm thiết phát ra từ một cái bẫy trên đồng. Tính tò mò, anh lại mở ra coi thì phát hiện ra hai con chim le le và bìm bịp nằm trong bẫy, do chúng giành ăn với nhau mới bất cẩn rơi vào bẫy của con người. Hai con chim ra sức năn nỉ anh bắt ếch mở bẫy tha cho mình, rồi hứa sẽ đền ơn báo đáp. Vốn là người có tính nhân từ, anh bắt ếch cũng xuôi lòng rồi giải thoát cho chúng.

Vài ngày sau, hai con chim cùng bay đến nhà anh bắt ếch để cảnh báo cho anh biết tai ương sắp đến. Chúng nghe được hai con ma da ở sông bàn với nhau rằng sẽ kéo chân anh bán dầu và anh bắt ếch, cho hai anh chết, thế mạng cho chúng để chúng được đầu thai. Vì hai con ma này chết đã lâu, nếu trong 7 ngày không bắt được người thay thế sẽ bị hồn phách tứ tán, không được đầu thai nữa. Thêm vào đó, ma da cũng chỉ có thể bắt hai anh khi trời vừa rạng sáng, lúc anh bán dầu ra chợ và lúc anh bắt ếch về nhà, bởi vì khi mặt trời lên thì chúng không còn ma phép.

Ban đầu anh bắt ếch đem cớ sự nói anh cho bán dầu nghe, khuyên anh nên ở nhà, nghỉ bán một tuần lễ, nhưng anh bán dầu lại không tin, cho rằng đấy là mê tín vớ vẩn, trên đời không có ma, quỷ. Theo lời le le và bìm bịp, anh bắt ếch viện cớ đến ngày cúng mẹ, gọi anh bán dầu qua nhà tiệc tùng ăn nhậu, chuốc cho anh say mèm đến mức sáng hôm sau không ra chợ bán được. Ngày kia lại lấy cớ sang nhà cảm ơn anh bán dầu đã giúp đỡ, lại bày tiệc ăn uống no say, trì hoãn việc đi ngang cây cầu kia.

Hôm ấy là ngày cuối cùng của thời hạn 7 ngày ma da bắt hồn, do say xỉn nhiều ngày liền nên anh bắt ếch ngủ quên. Anh bán dầu sực tỉnh vào sáng sớm, nhận ra mình đã bỏ buôn bán mấy ngày liền bèn nhanh chóng quẩy hàng ra chợ. Do bước vội vàng qua cầu khỉ cheo leo, lại bị bọn ma da biến phép cho cầu trơn trượt nên sẩy chân rơi xuống nước mà chết. Anh bắt ếch vì tiếc thương bạn nhưng do còn sợ bọn ma da nên phải đợi hết một ngày sau mới dám vớt xác bạn lên mà làm ma chay. Thấy ân nhân của mình đau lòng, le le và bìm bịp cũng bay đến, cất tiếng kêu thảm thiết như tiếng kèn trống đám ma để tiễn biệt một người chết oan.”

Đọc hết truyện cổ tích này thì có lẽ mọi người đều sáng tỏ vì sao trong bài đồng dao “Bắc kim thang” có 4 câu cuối là:

Chú bán dầu, qua cầu mà té.

Chú bán ếch, ở lại làm chi.

Con le le đánh trống thổi kèn,

Con bìm bịp thổi tò tí te tò te.

Thực chất là để diễn tả lại câu chuyện cổ tích đề cao tình bạn và tính chất cứu vật vật trả ơn của người xưa.

Thế nên vấn đề còn lại nằm ở hai câu:

Bắc kim thang, cà lang bí rợ

Cột qua kèo, là kèo qua cột.

Ở câu đầu tiên, “cà, lang, bí rợ” là để chỉ cho 3 loại củ, quả có cùng một đặc tính là thuộc họ dây leo, trái cà, khoai lang và bí rợ. Đặc biệt với từ bí rợ, là một từ thuần chất của miền Nam, cũng đã nói lên xuất xứ của bài đồng dao này là từ miền Tây Nam bộ.

Nói đến “bắc kim thang” thì phải hiểu hơi “hàn lâm” một chút, là từ kim thang ở đây hiểu cho đúng phải là cái thang hình chữ KIM -金- tức là hình tam giác cân. Từ “kim tự tháp” cũng là bắt nguồn từ chữ “kim” này mà có, do chỉ hình dạng cái tháp của người Ai Cập cổ là hình tam giác cân.

Còn cái “kim thang” của con nít ngày xưa là do người lớn dùng hai thanh tre dài, bắt chéo vào nhau tạo thành một hình tam giác cân rồi cắm trên mặt đất, cách vài mét lại đặt một cái như vậy, tạo thành một hàng dài. Bản thân của cái kim thang này trở thành một cái cột (do không có cây cột dựng đứng giữa nên hai thanh tre chéo vào trở thành cột luôn). Những cái kim thang được nối vào nhau bởi cái “vì kèo” là những thanh tre chạy dọc theo giàn, cứ như thế tạo thành một giàn cốt là để cho cà, lang, bí rợ leo lên mà sinh sôi, phát triển.

Vậy “cột qua kèo, kèo qua cột” là chỉ mối quan hệ gắn bó vào nhau của hai vật thể. Cả câu “bắc kim thang, cà lang bí rợ, cột qua kèo, là kèo qua cột” cốt để miêu tả mối quan hệ keo sơn, quấn quít, gắn bó vào nhau của anh bán dầu và anh bán ếch ở bốn câu sau.

Cả bài đồng dao này được viết lại dựa trên câu chuyện cổ tích kia, nên cách lý giải cũng vì thế mà nên hiểu cho đúng. Tuy nhiên trải qua thời gian dài, người lớn không còn kiên nhẫn để giải thích cho con trẻ hiểu về truyện cổ tích kia, thế nên bài đồng dao “bắc kim thang” cứ thế mà lưu truyền, gây ra sự hoang mang, khó hiểu cho người nghe.

Bên cạnh đó, cũng còn nhiều lời bàn, tranh cãi xung quanh việc lý giải ý nghĩa cho bài đồng dao này. Điển hình là ông Nguyễn Hữu Hiệp ở An Giang đã phát biểu trong hội thảo khoa học tại trường Đại học Cần Thơ năm 2003, rằng hiểu cho đúng thì bài đồng dao này phải được hát là:

Bắt kim than, cà lang bí rợ

Cột quai chèo, chèo qua chèo lại,

Bắt ngựa ô, chạy vô vườn mít,

Hái lá mít, chùi đít ngựa ô.

Tuy nhiên cách giải thích này lại khập khiễng và vô cùng tối nghĩa, khó hiểu.

Vậy nên tôi mới mạn phép truy tìm nguồn gốc, đọc và thẩm định rồi giải thích để mọi người hiểu hơn về bài đồng dao này. Nếu mọi người thấy cách lý giải này là hợp lý thì nhớ đặng mà con cháu có hỏi, thì ta biết trả lời rằng vì sao trẻ con hay hát:

Bắc kim thang, cà lang bí rợ,

Cột qua kèo, là kèo qua cột…

Sưu Tầm (Theo Báo Đất Việt)
...................................................

Ừm, Chíp sưu tầm được bài này giải thích rõ ràng quá, đúng là nghe trẻ con hát nhiều mà không biết nguồn gốc thực sự của mấy câu đầu, cảm ơn Chíp  :d

219
Tâm sự- Nhật ký / Re: Các bài luận văn về cuộc sống
« vào lúc: 08/07/2014 10:54:10PM »
Phóng sự :  Tôi lại đi Tây! ( Phần I)
( phần tiếp theo)




... ví dụ thế này, cái thằng hàng xóm bên cạnh nhà thằng em tôi nó có 1 con vợ và 2 đứa con gái, tôi thấy nó làm mọi việc từ đi chợ nấu ăn, chăm sóc mấy đứa con, nó làm việc nhà không ngơi tay trong khi con vợ cứ ngồi ngoài vườn tắm nắng uống bia lạnh, hết bia tôi thấy con vợ nó búng tay 1 phát lại thấy thằng chồng chạy đi lấy thêm. .... Mà thằng Tây nào cũng như thằng Tây ấy mới nhục chứ các bạn, nhìn chúng nó thay tã, rửa đít, cho con ăn …ngay trên tàu điện ngầm thuần thục lắm chứ !

Còn nữa, bọn đàn ông Tây nó nhục từ lúc trẻ đến lúc già luôn, vừa kiếm tiền vừa chăm sóc con cái vừa phục vụ con vợ, mà chẳng may vợ nó CẢM THẤY chưa hài lòng cái THÁI ĐỘ là lập tức LI cmn DỊ ngay, khốn khổ thằng chồng phải xách va li ra ngoài ở, để lại hết nhà cửa cho vợ con rồi mỗi tháng lại phải đóng góp tiền nuôi con…

..............................................................

MT thích nhất là đoạn trên .... :d  :d, ở Việt Nam mình mà cũng thế thì hay biết bao  :d

220

[/quote]


Chú Trung và các anh em hôm nay thông cảm cho mình nhé, kèo cuối mình có việc phải đi trước. Nhưng nói gì thì nói chúng ta còn nhiều dịp giao lưu học hỏi vui và thú vị như ngày hôm nay trong tương lai gần.  bat tay bat tay bat tay

.........................

Chú Dương hôm qua thế là quá nhiệt tình rồi mà  :d, cả đêm thức xem bóng đá mà sáng đã ra sớm rồi ngồi với anh em suốt  :d. Như thế là đã quá cố gắng rồi  :d


................................

hôm nay được buổi giao lưu mấy anh org hà nội mệt quá như vui các bác ạ =)) anh Duong kg kèo cuối ko thấy đâu chắc cu mái ở nhà gọi  :d anh cu thủ C80 và anh cu thủ Đồng Quê hát rất hay  *><* và rất đặc biệt bên hội org hà nội có chị cu mái như cứ thích mãi nuôi cụ trốneug chị hát cũng rất hay thaks all ace cu gáy org hà nội
.................................

Cảm ơn bác Hữu Công,
Lần giao lưu sau MT sẽ cố gắng 'hát' ít dở hơn nữa  :d. Nói thật với các bác là các nữ giáo viên hát nhiều trên giảng đường rồi thì  dây thanh âm sẽ yếu dần, và chỉ cần theo đúng nhạc đã là một cố gắng lớn  :d, nhất là gặp phải bài nhạc quá nhanh hay quá chậm so với bài nhạc tập ở nhà  :d.

Hôm nay giao lưu với gia đình bác Tre và với anh em nghệ nhân thật là vui. Anh em Hà Nội cũng xin cảm ơn các bác nghệ nhân, đặc biệt là bác Sình- Nam Định, và bác Hữu Công-Bắc Giang đã lặn lội đường xa, không ngại ngày nghỉ để đến giao lưu với nhóm, góp phần đưa phong trào chơi cu gáy phát triển hơn nữa.  :d. Cảm ơn bác Tre làng đã cho anh em có cơ hội được gặp gỡ và nói chuyện thân mật với cả gia đình bác.

Xin cảm ơn bác cugay_hn và BQT đã thiết kể tổ chức buổi giao lưu tình cảm, ấm cúng, và rất quan tâm tới anh em  :d


Trang: 1 ... 9 10 [11] 12 13 ... 44
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent