Xem các bài viết

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.


Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Messages - LAM BA LONG

Trang: [1] 2 3 4
1
Các thứ khác / Mua cút rừng về nuôi
« vào lúc: 08/08/2014 05:04:39PM »
Thấy mấy bác trên diễn đàn bẫy cút rừng nhìn thấy mê quá...có bác nào bán cút rừng mà thuần ăn thức ăn được thì bán cho mình 2 con(1 trống 1 mái) về nuôi cảnh nhé. các bác để lại sdt mình tự liên hệ. hoặc inbox cho mình sdt, giá cả nhé..cám ơn tất cả bác gần xa.

2
Các thứ khác / Re: Lồng bẫy chim cút
« vào lúc: 08/08/2014 05:02:22PM »
Thấy mấy bác bẫy cút nhìn thấy mê quá...có bác nào bán cút rừng mà thuần ăn thức ăn được thì bán cho mình 2 con(1 trống 1 mái) nhé. các bác để lại sdt mình tự liên hệ. hoặc inbox mình nhé..cám ơn tất cả bác

3
lồng và phụ kiện / Re: Các cụ xem lồng có ổn không ạ!
« vào lúc: 26/07/2014 11:18:43AM »
lồng này muốn phơi nắng, hạ thổ cũng khó khăn lắm đây...

4
mình cho ăn khoáng, võ trứng gà, đá vôi, cát, sỏi......đầy đủ mà sao tình hình không thay đổi
có thể đợt này mình sẽ cho em nó về với thiên nhiên mà sum hợp với bạn bè ~:>

5
CLB Cu ngoại / Re: Tháng 7 cần người gác cu ?
« vào lúc: 14/06/2014 09:52:13PM »
các bác ở Hà Nội chuẩn bị mồi cho chiến, cội có bổi cho dữ, vũ khí cho hiện đại.....để được một chầu nhậu không say không về của bác tre làng nhé.......  _zoo_
lâu lâu một lần.....chuẩn bị đi các bác ở Hà Nội ơi..... =))

6
hiện tại mình dự định ghép đẻ cặp cu gáy
mà cu mái sản sinh ra 3 đợt 6 trứng nhưng trứng
mềm lắm không cứng được.
không biết trứng bị gì mà mềm, có cách nào khắc phục
hiện tượng đó không các bác?
các bác có kinh nghiệm nuôi ghép đẻ thì chỉ giúp mình nhé !
chân thành cảm ơn các bác

7
Trích dẫn từ: hongvanct trong 25/05/2014 07:17:25PM
Chào anh Vũ ! hay là anh tổ chức 1 buổi off , tập hợp a.e ở cần thơ ra giao lưu làm quen và trao đổi kinh nghiệm , theo em bjk thì cần thơ mình cũng có nhiều anh , em máu cu cò lắm , mà chưa có dịp gặp gỡ , cũng muốn dc giao lưu với a,e vào 1 ngày không xa .....chux anh sức khỏe.....

- ở cần thơ có rất nhjeu anh em " máu" cu gáy. những khj hợp laj hay gjao lưu hơn 15 nguoj thj mạnh aj nấy noj nghe không kjp bjet "cu nguoj " là gáy gjong gj....baj bản tuôn ra như nước chảy sóng thần, đá lăn nuj lỡ vậy. aj cũng cho mjnh là vô djch, kjnh nghjem vô doj....hoj hợp xong thj ra quán "Thần Khuyển" hô "vô" _zoo_  vang cả troj... _yahoo_
nếu anh em nào ở cần thơ thjch " máu" như vậy thj ljen hệ mjnh nhé !

8
Các thứ khác / Re: Up thử
« vào lúc: 21/04/2014 05:07:57PM »
tập úp hình mà sao k thấy gì hết C80 ơi.....chắc tại lý do kỹ thuật rồi........

9
Các thứ khác / Re: úp thử
« vào lúc: 21/04/2014 02:43:13PM »
sao k thấy gì vậy ta

10
Các thứ khác / Up thử
« vào lúc: 21/04/2014 02:39:50PM »
thấy làm theo

11
Tâm sự- Nhật ký / Re: Hai tiếng...Cảm Ơn
« vào lúc: 12/11/2013 12:21:35PM »
                                                                              LỜI CHÀO TẠM BIẾT.... _b_

              Thời gian trôi qua ngày lại ngày, thu qua đông tới xuân về…đó là định luật tuần hoàn của tạo hóa tự nhiên. Thời gian mà mấy ai để ý đến đâu ,đặc biệt đối với người bận rộn. Cơm áo gạo tiền cứ xoay vòng bám lấy ý chí và tinh thần của con người. Giàu sang, vinh nhục là mục tiêu phấn đấu của tất cả chúng ta. Thằng Út cũng không ngoại lệ nằm ngoài điều ấy. Nó bây giờ đã là người có chức có phận trong xã hội. Sáng trưa chiều nó chỉ biết khám bệnh cho bệnh nhân, giúp ít cho đời và làm giàu cho gia cảnh. Nó ít khi nhớ đến những tiếng cu gáy ngân xa mà một thời nó đam mê theo đuổi. Nó quên hết rồi những tháng ngày mà nó đi chân không chạy bổ nhào lấy lụp sào xuống khi bẫy được cu. Đôi khi chân nó gướm máu mà nó đâu hề biết. Nó quên luôn những tràng gù chào hỏi của con thổ già năm xưa mỗi khi nó đi làm về. Nó nhớ hay đã quên hết ,không còn nhớ một kỉ niệm nào về ngày xưa. Quá khứ đã qua và  hiện tại đang quên lãng…

               Hôm nay thằng Út về lo khám bệnh nhân mà không để ý tới con thổ già treo trước cửa. Nó bận rộn và rất ít thời gian chăm sóc con thổ hơn trước. Nó không hề để ý đến cái thiếu vắng gì đó mà bấy lâu nay luôn quen thuộc. Con thổ già không gù chào nó nữa mà nằm im như một kẻ bị lãng quên. Mắt con thổ nhắm nghiền lại trong cái gió xuân heo hắt giao mùa. Từng đợt gió lạnh ngắt cứ thổi bay đi những chiếc lông già nua mà nó rụng đêm qua. Có lúc hình như con thổ không đứng vững nữa. Đôi cánh nó vang ra như cố níu lấy cái thăng bằng ,để giử cái thân già được bình yên. Nhưng không, nó không còn sức nữa. Nó té nhào về một bên và nằm luôn xuống sàn lồng. Thân già lạnh lẽo và chờ đợi….Tội cho nó lắm nhưng biết làm sao hơn khi sinh lão bệnh tử là chuyện thường tình…
                 Bình minh tỏa sáng, tiếng còi xe, tiếng người, tiếng loa phát thanh….hòa vào nhau nhộn nhịp. Nhịp sống Sài Thành khi vào xuân thật rộn ràng và náo nức. Bức tranh sinh động làm náo động một khung trời. Vẫn thường ngày, thằng Út khám bệnh nhân xong thì đi làm. Nó đâu hề hay biết con thổ già đang cần một bàn tay yêu thương chăm sóc của nó. Nó đâu biết sáng nay đã thiếu vắng cái gì và đã quên đi cái gì…Hình như con thổ già tuyệt vọng – một tuyệt vọng của một kẻ xa hương. Nó cố mở to đội mắt ,để nhìn đời, nhìn cảnh vật xung quanh lần cuối. Nó biết thân mình không qua khỏi được tuổi già. Chuyện tử sinh là tất nhiên, nhưng nó cố gắng chờ đợi. Nó chờ điều gì không biết nữa, nhưng đôi mắt nó nhìn xa xăm lắm. Hay nó đang cố nhìn về xứ sở quê hương mà một thời nó gian hùng ngang dọc. Đợi chờ - Nó hy vọng mong là sẽ kịp…???

                  Trưa nay, do đi dự hội thảo nên thằng Út về sớm hơn mọi ngày. Nó vào nhà khám sơ qua cho ít bệnh nhân. Nó rảnh rổi ngồi liệt kê hóa đơn đặt hàng thuốc tây của các công ty, rồi xem giá vàng tăng hay giảm, và ung dung nghĩ chuyện vợ con. Trong khoảng không im lặng, nó chợt nhớ ra một điều gì đó. Nó chợt bừng tỉnh như một kẻ bị mộng du sau cơn bỉ cực. Nó chạy nhào về phía hướng trước của nhà, nơi giành riêng để treo con thổ già mà nó yêu thương quí mến nhất. Một khoảng không đè nặng lên vai ,lên ngực làm nó thở không ra hơi. Nó rung rung đôi tay để đưa cái lồng cu xuống. Dường như, nó linh cảm nhận ra một nổi đau buồn mất mát nào đấy…. Nhưng nó đã muộn mất rồi. Con thổ già nằm bất động. Đôi cánh cố gắng vươn lên để bước về phía chủ nhưng nó không thể. Sức lực đã suy tàn, thân già nua phai nhạt tím tái. Nó cố lần cuối cùng dùng hết sức bình sinh mà một thời nó đã oan liệt vang danh nơi chiến trường, để mở to đôi mắt nhìn chủ. Cuối cùng con thổ cũng làm được, nó đã đợi được giây phút chủ của nó về ,để chào lời tạm biệt lần cuối….Hy vọng của nó đã được đền đáp xứng đáng. Đôi mắt nó vô hồn thiết tha nhìn chủ. Nó vươn cao cái đầu bạc xám gì thời gian, lấy một hơi thở cuối cùng trong trái tim nhỏ bé. Nó gù hai tiếng cù cụ cù cụ…để thay cho lời chào tạm biệt. Hơi thở nhẹ dần, nhẹ dần và nó gụt xuống sàn lồng. Thế là nó đã ra đi sau 31 năm dài “chim lồng cá chậu”. Nó ra đi thật nhẹ nhàng, thanh thản…để lại trong lòng của chủ nó một nổi đau vô bờ….
              Thật không ngờ con thổ già ra đi trong hoàn cảnh này. Thằng Út bất thần ngơ ngẩn. Nó hận bản thân gì chỉ biết cuộc sống của riêng mình mà không nghĩ đến con thổ. Nó đã quên một con vật tri âm trong một thời gian dài. Nó ân hận và day dứt lương tâm lắm. Nó mở cửa lồng cầm lấy thân con thổ già ôm chặt vào lòng. Nó khóc nức nở như đứa trẻ lên năm. Thằng Út nâng niu cái xác rồi hôn nhẹ lên môi đầy nước mắt…Trong tiếng khóc nghẹn ngào nó âm thầm nói lời chào tạm biệt. Cái thân xác hao gầy của con thổ được thằng Út đem trôn ở cuối vườn. Nó xây một nấm mộ nhỏ. Thời gian không có gì là tồn tại mãi mãi. Chỉ duy nhất một điều là tình yêu thương của thằng Út ,giành cho con thổ sẽ trơ gan cùng tuế nguyệt. Nấm mộ được an bày và hằng ngày nó vẫn hai buổi ra thăm. Đó như là một tình thương giành cho tri kỷ. Người – Vật nào có khác chi một tấm lòng…? #:-S
                                                        “ Tạm biệt nhau rồi sẽ hai nơi
                                                        Âm dương cách biệt một đường đời
                                                           Lời chào tha thiết xin gởi lại
                                                          Kẻ ở - người đi dạ chớ phai…”
Lâm Bá Long

12
Tâm sự- Nhật ký / Hai tiếng...Cảm Ơn
« vào lúc: 11/11/2013 10:12:31AM »
                                                                HAI TIẾNG….CẢM ƠN.... ^:)^

             Ngày ấy, thằng Út con ông Ba cuối xóm cứ bỏ học thêm, để theo Bác hai gần nhà đi bẫy cu mãi. Nhiều khi ông Ba giận ,bắt nó lên bàn nằm dài đánh mấy roi thật đau, để chừa cái thói ham mê thú chơi tào lao không tích sự. Nhưng, cái đam mê cứ len lỏi trong máu lại thoi thúc nó những chuỗi ngày trốn học trốn nhà đi theo Bác hai bẫy cu. Có khi, nó nằm dài sát đất núp trên bãi cỏ gần cây dừa, mắt cứ nhìn về phía ngọn cây có tiếng cu gù liên tục. Bác hai thì núp vào bụi cây gần đó để quan sát tình hình. Một già một trẻ, ngày qua ngày cứ một lụp một xào lội hàng cây số để đi bẫy cu. Không biết niềm vui bẫy cu đối với nó như thế nào, nhưng khi nói đến cu nó vui thích lắm. Nó sẵn sàng bỏ hàng giờ để ngồi nghe các Bác nói chuyện về con cu. Tuy ít tuổi ,nhưng nó cũng hiểu lắm, ai không biết thì nó chỉ về cách nuôi, cách chăm sóc và cách lựa chọn cu bổi, cách đi bẫy cho hiệu quả. Nó nói nghe có vẻ am hiểu tường tận lắm vậy. Nào là cu gáy giọng thổ thường đầu gồ to, cườm trắng lớn, gáy chậm. Con giọng đồng gáy thường to vang xa, cườm hay có màu vàng đan xen. Nào là cu gáy hậu một ,hậu đôi, hậu ba,…nhưng hậu ba gáy hiếm ít gặp gì đó….Nào cu kèm đơn, kèm đôi, kèm ba là cu hay hoặc cu có cườm vàng gù nhiều, cườm cao ót đen mịn là cu quí….
              Niềm đam mê mà đâu phân biệt tuổi tác, nó đam mê vậy đó nhưng đâu có tiền mua cu mồi mà đi bẫy được. Gì thế khi Bác hai đi bẫy, nó thường xin đi theo xách cây sào, để được nghe những giai điệu mà nó đam mê. Nó thích lắm mỗi lần bổi về giáp chiến, mồi và bổi gụt gật cái đầu thách chiến với nhau qua những tiếng gù. Vùng quê cu nhiều lắm, chỉ đi quanh quẩn trong xóm buổi sáng thôi cũng được vài con bổi rồi. Với nó vui nhất được Bác hai cho nó chạy lại đem sào lụp xuống khi bẫy được cu. Cầm chú cu bổi trong tay là nó vui sướng, niềm đam mê lại dâng trào, mặc dù cu bổi đó nó đâu có quyền sở hữu. Mới mười mấy tuổi thôi ,nhưng đôi tay nó đã bắt hàng trăm con cu bổi, đôi mắt nó đã trực tiếp nhìn xem biết bao trận thư hùng nảy lửa, và đôi tai nó đã nghe qua không biết bao nhiêu là giọng tiếng cu gáy ngân xa. Đôi khi nó tự hào về mình lắm !
               Ngày ấy, ít người chơi cu và đi bẫy lắm. Trong cả xóm chỉ có Bác hai chơi thôi. Nghe nói Bác hai biết chơi cu khi còn bé ,cái thời mà dân ta chồng Pháp, chống Mỹ và chơi tới tận bây giờ. Nhà Bác hai chỉ có 4 con cu mồi và dăm ba con bổi tuyển nuôi lại .Cu bổi Bác hai bẫy được phần lớn để giành ăn thịt chứ ít bán hay tặng ai. Vùng quê mà, cuộc sống vất vả ,cực khổ lo toan cơm áo gạo tiền, mấy ai lại yêu mến cái đam mê rỗi rảnh này đâu. Vậy ấy mà, thằng Út lại đam mê cái thú chơi này. Có những đêm nó thức trắng ,để suy nghĩ làm sao thuyết phục được cha mẹ cho nó nuôi cu. Đặc biêt ,là làm sao kiếm được tiền mua Bác hai một con mồi ,để tự thân trải nghiệm cái đam mê. Suy nghĩ miên man với niềm đam mê có khi nó ngủ quên lúc nào không hay. Có lúc ,những tiếng cu gù lại hiện về trong giấc ngũ mê của nó. Nó thấy mình hạnh phúc khi giật mình tỉnh dậy với giấc mơ mộng mị.
               Thời gian đam mê và đi theo Bác hai của nó cũng gần được 3 năm rồi. Từ ngày cắp sách lội bộ đến trường ,trải qua biết bao khó khăn nay nó cũng là đứa học sinh lớp 11. Ở quê - vùng thuộc diện khó khăn, nó học đến lớp 11 cũng là một cố gắng hiếm hoi. Bà con trong xóm cứ khen nó hay chử ,cần cù ,chịu khó, biết vượt khó khăn. Nhiều lúc, nó viết dùm bà con trong xóm lá thư gởi con xa quê, hay viết dùm lá đơn gủi vào xã xin sổ hộ nghèo…Tuổi ăn tuổi lớn như nó, chúng bạn nay đều nghĩ học hết rồi. Chỉ còn một mình nó hằng ngày hai buổi sáng chiều vẫn lội bộ vài km đường rừng ra trường Huyện đi học. Nó nghèo không có tiền ở trọ học nên phải lội bộ đi về. Phần gì nó không muốn đi xa nhà, để khi rảnh qua nhà Bác hai xin đi theo bẫy cu. Bận học nhưng nó vẫn thường xuyên đi theo Bác hai bẫy cu lắm. Có lúc Bác hai cũng tặng cho nó một vài con bổi về nuôi nhưng nó không nhận. Nó nói tấm lòng của Bác con xin nhận, nào có tiền thì con qua nhà xin mua chứ không dám nhận ,gì con cu có giá trị cũng khá lớn. Thời điểm đó một con cu bổi bán 10.000 đồng, con cu mồi biết gáy biết gù đi bẫy được bán khoảng 300.000 đồng. Nói thì nghe quá rẻ so với bây giờ, nhưng so với lúc đó thì quí vô cùng, giá trị vô cùng lớn. Nó ao ước một ngày sẽ được một con cu mồi đi bẫy nay cũng gần thực hiện được. Nó gom từng đồng tiền lẻ ,của những ngày nhịn ăn nhịn uống và cả những ngày nghĩ học thêm để thực hiện một ước mơ…
                   Hôm qua, nó sang nhà Bác hai xin mua con cu mồi giọng thổ gáy hậu một về nuôi. Nó thích cu gáy giọng thổ gì nó gáy trầm ấm, nghe buồn buồn mà ấm áp một cách lạ kỳ. Nó thích con cu mồi này lâu lắm rồi mà hôm nay mới dám nói xin mua. Bác hai thấy nó tuổi trẻ đam mê và cũng lặn lội ngược xuôi sánh vai lâu nay cùng Bác trên những chặn đường đi bẫy cu….nên Bác bán. Bác biết nó từ ngày nó còn bé tý, chân không dép, đầu không nón hay đứng trước nhà lén nhìn nghe cu gáy. Bác yêu mến nó nên bán cái tình cái nghĩa chứ bán cái giá trị có đáng là bao. Từ ngày biết nó, chưa một lần nó mở miệng xin Bác dù là một con cu bổi. Nó thích cu lắm nhưng dù Bác có nhã ý muốn tặng nó cũng không nhận. Đúng là niềm đam mê không cầu vật.
                  Thế là Bác Hai chia tay với con cu mồi yêu quí đã gắn bó suốt 11 năm dài. Bác không buồn mà Bác lại vui gì nó sẽ được một người chủ mới yêu thương tận tình và chăm sóc tận tâm. Bác chỉ nhận 200.000 đồng từ tay thằng Út thôi. Đấy là số tiền mà nó đã dành dụm suốt mấy năm nay. Những đồng tiền 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng,..nhào nát được nó xếp kỷ lưởng cột dây thung cẩn thận . Bác hai cầm lấy tiền để vào cái hộp nhựa đen rồi để vào tủ như báo vật của người bạn tri âm tặng vậy.  Thế là ước mơ của nó cũng thực hiện được rồi. Nó sẽ có niềm vui mỗi khi đi học mệt về, nó sẽ đi bẫy khi có thời gian rảnh. Thằng Út cầm lồng cu trên tay ra về mà niềm vui dâng trào không thể nào tả hết bằng lời. Dáng nó xa dần, xa dần, và mất hút sau lùm cây cỏ dại để lại phía sau là một cụ già tóc bạc tựa cửa nhìn theo.
              Rồi thời gian thấm thoát trôi qua, mới đó thôi mà nay thằng Út đã là sinh viên Y Khoa năm cuối. Nó ít về quê hơn gì bận việc học. Mỗi năm nó chỉ về quê vào ngày dịp tết. Con cu mồi ngày nào nó mua nó vẫn đem theo treo trong phòng trọ. Nó nâng niu yêu thương chăm sóc bằng cả tình yêu thương và tấm lòng. Nhiều khi có người chơi chim cảnh ở Thành Phố dạm hỏi mua nhưng nó nhất quyết không bán dù họ có ra giá là bao nhiêu. Đôi lần bọn ăn trộm rình nhà trọ để trộm nhưng mai mắn là nó đi học về kịp lúc. Từ ngày mua tới giờ nó đâu đi bẫy được lần nào. Gì nó không có sào lụp để bẫy. Thời đó ít người làm sào lụp bán lắm, nên rất hiếm đâu dễ dàng mua như bây giờ. Mà qua nhà Bác hai mượn thì nó ngại, có thì bẫy không có thì chịu chứ mượn sợ làm phiền lòng Bác…
               Sáng hôm nay, thằng Út về thăm quê do được nghĩ lễ 30-4 và 1-5. Lâu lâu nó về bà con trong xóm vui lắm. Những người nó gặp, nó chào hỏi thật chân tình. Bà con lại có dịp nhắc lại chuyện xưa, thuở nọ. Có ít gì đâu, nay nó đã hơn 30 tuổi rồi, thời gian trôi qua nhanh thật. Nay nó đã là một Bác sỹ có tiếng ở Thành Phố, nhưng tấm lòng của nó vẫn giử nét chân quê. Con mồi nó mua thuở nào của Bác hai nay đã thành một chiến binh già về hưu được ở lòng son, được ăn sơn hào hải vị…Trên chiến về quê lần này con mồi già lại được ưu ái đưa về thăm quê cùng với chủ nó. Vùng quê nay đã phát triển hơn xưa, nhưng không thể xóa mờ những ký ức, những kỉ niệm một thời khó khăn nó sống nơi nầy. Thằng Út lai được đi ngang con đường xưa, con đường mà nó đã từng chạy bộ thật nhanh về nhà ,khi mua được con mồi giọng Thổ của Bác hai. Nó lại nhớ về những ngày xưa, những ngày đầy kỉ niệm.
               Tiếng ghé xe trước cửa nhà, Bác hai gái ra xem. Cũng cảnh củ nhà xưa nhưng sao hôm nay vắng lặng quá. Trước nhà chỉ còn hai con mồi treo lũng lẵng. Dù xa cách bấy lâu nay nhưng Bác hai gái vẫn nhận ra nó:
- Thằng Út phải không bây ?
- Dạ. Thưa con đây…….
- Sao lâu nay bây không về chơi ?
- Dạ. Con đi làm, thời gian bận ít về thăm quê. Bác Hai trai khỏe không Bác?
Bác hai gái im lặng hồi lâu không trả lời. Thằng Út nhìn về phía bàn thờ thấy ly hương với tấm hình chụp Bác hai cười thật tươi. Bỗng nó rơi giọt nước mắt lăn dài trên má, nó cố nén lòng để không bặt thành tiếng khóc. Lời nói không thành câu, nó chỉ biết cúi đầu đốt nén hương gởi lời thành kính nhất đến Bác ở nơi phương xa ấy. Nó đến thăm vội rồi đi, trước khi về Bác hai gái có đưa nó một cái hộp màu đen với lời nhắn của Bác trai là khi nào thằng Út có ghé nhà mình thì đưa cái hộp này cho nó. Bảo nó là Bác trai nhớ nó nhiều lắm ! 
                Thằng Út mở vội hộp đen ra, chợt tay nó rung rung, tiếng khóc vỡ òa, nó không kìm được cảm xúc nữa…..Đây là những đồng tiền mà khi xưa nó sang nhà xin mua con mồi của Bác hai cách 10 năm đây mà. Bác vẫn giử số tiền đó nguyên trong hộp cẩn thận…Nó muôn mất rồi, nó không còn cơ hội được gặp Bác nữa để nói hai tiếng cảm ơn.
Nó về quê hai ngày rồi đi. Lần này không giống như những lần về quê trước. Trong lòng nó vẫn in sâu một kỷ niệm thuở nào. Tiếng còi xe vang lên đánh thức tâm hồn hiện tại của nó ở bến dừng. Nó gạt dòng lệ còn xót lại quanh mi…nghẹn lòng đưa tay vẫy chào người thân của kẻ xa quê. Bước lên xe trên tay nó vẫn cầm lồng cu nuôi con mồi thổ già. Ngồi lên xe nó vén áo lồng lên nhìn, con mồi thổ già thấy chủ gù một hơi dài nồng nhiệt. Nó mĩm cười và  thầm nói trong lòng hai tiếng cảm ơn….!
 _b_      Lâm Bá Long

13
Bac o phuong nao vay?
Cho xin sdt co dip minh xuong ca mau giao luu nhe

14
Bac Artisan noi qua dung di. Con nguoi chu dau phai la nguoi may hay than thanh gi ma tai the nhi???
Neu su that dung nhu loi chu top noi thi nguoi cham diem do that la anh tai...van nguoi moi co mot
Hay co le nguoi Ha Noi co cai tai ay ma minh chua tung nghe nhi????
Xin....Bai phuc ,bai phuc....
Mong la minh co co hoi duoc ra HN de hoc cai tai ay
Cung xin cam on chu top rat nhieu...gi nho doc bai viet cua chu top ma minh duoc mo rong tam nhin
Kinh chao....

15
Tâm sự- Nhật ký / Re: Điềm báo "chim sa, cá nhảy" ???
« vào lúc: 10/10/2013 06:54:40PM »
Ðể trả lời câu noi cua ban minh xin noi về vài điển tích trong bài "Hương Xưa" của Cung Tiến, anh Phạm Văn Bân đã bỏ công sưu tập và viết lên các điển tích của bốn người đẹp lừng lẫy trong văn học sử Trung quốc. Ðó là những người mà chim nhạn đang bay mà thấy thì phải rớt xuống (Tây Thi lạc nhạn), cá phải lặn sâu (Chiêu Quân trầm ngư), trăng phải đóng bít lại (Ðiêu Thuyền bế nguyệt) và hoa phải đâm ra xấu hổ (Dương Quý Phi tu hoa). Người Việt hay nói thoát đi là "đẹp đến nỗi chim sa, cá lặn, nguyệt thẹn, hoa nhường" là ám chỉ họ vậỵ

16
lồng và phụ kiện / Re: chọn loại do nào thì tốt hơn
« vào lúc: 21/08/2013 12:40:11PM »
bác nghĩa k biết nên mới hỏi....mình biết mà k nói cho bác biết thì tệ quá
dù gì ...cái gì đã thật thì luôn đúng sợ gì mà mắc lòng ....người bán( nói ra cho người làm người bán rút kinh nghiệm hoàn thiện hơn mà)  ^:)^
 muốn biết loại nào tốt thì thực hành du sơn ngoạn thủy dùng cả 2 loại đánh trận thì biết
nhưng vậy thì tốn thời gian, mệt mỏi, đôi khi đau tim gì sẩy bổi.......
nên mình nói thẳng luôn cho bác nghĩa xem sao: :-w
dò loại 1: màu tối bổi ít nhác, nhạy chân, khó xẩy bổi khi dính móng do khoen nhỏ, dây chỉ nhợ bền lâu tưa,...nhưng dính bổi vài lần là dò hơi bị cong , vênh khó thẳng 1 chiều nhưng vẫn dùng được...bổi 10 con thì hết 8 con dính rồi, 2 con k dính do bổi k vào thôi
dò loại 2: màu sáng bổi nhác chân ít dám càng gù, dễ xẩy bổi khi dính móng do khoen hơi to, dây chân buột mau tưa, độ nhạy bổi ít, hơi thô to, chân cắm hơi khó khăn khi gặp đất cứng to...nhưng bù lại độ bền thì khỏi nói , k cong vênh....
=> nếu bác muốn dò loại 2 tối màu hơn thì dùng đèn cây đốt lên hơ chân qua lại thì sẽ bớt sáng...nhưng cẩn thẩn kẻo cháy hết nhợ thì toi
2 loại dò này mình đều dùng qua nên chia sẽ bác nghĩa 1 ít kinh nghiệm để lựa chọn
chúc bác chinh phục được nhiều chú bổi hay...... _yahoo_

17
lồng và phụ kiện / xin hỏi về lụp đàn cò
« vào lúc: 24/07/2013 05:22:50PM »
tình hình là mình muốn làm 1 lụp đàn cò chơi cho đủ bộ
mình đã làm hoàn thiện 90% nhưng chỉ còn cái cần bật kéo xuống rày vào cầu tử
thì k biết làm bằng vật liệu gì để có độ đàn hồi mà búng lại khi bổi nhảy xuống cầu tử
anh em ai biết xin chỉ giúp cho mình hoàn thành nốt phần còn lại
cảm ơn anh em rất nhiều
thân

18
các cu thủ nào có kinh nghiệm xin vào chia sẽ kinh nghiệm cho các đàn em đi sao mà học hỏi...
diễn đàn là nơi chia sẽ và giao lưu giúp niềm đam mê của các anh em thêm phần bảo tồn và phát triển
chúc các bác sức khỏe...... bat tay

19
xin chào tất cả anh em trên diễn đàn.....thân mến !!!
niềm đam mê cu gáy của mình đã rất lâu rồi..mặc dù có lý thuyết + thực tế nhưng
mình vẫn k hiểu vấn đề cu có nước gù nhiều gù dai gù hậu là ở chổ nào?
có người nói chú cu có cườm lữa nhiều gù nhiều,,,cườm cao gù nhiều,,,cườm tắm mịn rức gù nhiều....nhưng thực tế lại có những chú cu mồi có cườm vậy nhưng gù vài hơi là sa cầu máy cánh thúc+ kèm...lại có những con mồi thân có tí xíu nhỏ hơn nắm tay, cườm có mấy cộng le que, hay cườm lưa thưa đen xì ...mà khi gặp bổi thì gù mấy giờ chưa hết...
kiến thức hạn hẹp +lòng đem mê học hỏi nên xin các bác chia sẽ kinh nghiệm quí báo cho mình và các thành viên khác được biết, hiểu biết hơn....
chân thành các anh em:applause:

20
Thú chơi cu gáy mồi / Re: đánh giá dùm em chú bổi
« vào lúc: 12/07/2013 09:45:07PM »
bây giờ cao thủ bế phòng tu hết rồi ít ai chịu bói đâu bác ơi trừ khi là bạn bè quí mến lắm mới nói vài lời
bạn hỏi chi cứ chăm sóc thời gian sẽ lên mồi thôi
chủ yếu là tích lũy kinh nghiệm và luyện thêm tính kiên nhẫn bác àk..... _khotro_
chú cu số 1 lông lá tơi bời như vậy khó mà nỗi sớm được
bác cố gắn ở khâu chăm sóc (thức ăn + dinh dưỡng+ ....+lòng yêu thương)
thì chú cu sớm sẽ hiểu tình cảm của bác mà trả cái ơn tri ngộ đó thôi
2 chú đều đẹp hết đó bác....nên nuôi nên nuôi......... :))
thân

Trang: [1] 2 3 4
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent