Xem các bài viết

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.


Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Messages - lexuyen

Trang: [1]
1

2
GIAO LƯU - KẾT BẠN / Vài hình ảnh hội thi cu gáy Bắc Ninh
« vào lúc: 30/11/2010 03:26:14AM »
[img]http://www.upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH2010082323434zgqxmtu0ym3154926.jpeg[/img]
anh em trong hội gáy Bắc Ninh chụp ảnh lưu niệm
[img]http://www.upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH2010082323434ytc3zwiyzj2714097.jpeg[/img]
[img]http://www.upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH2010082323434ymexzthimt2896594.jpeg[/img]
Anh em đươc giải mặt tinh tươi hớn hở
[img]http://www.upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH2010082323434ngjmn2yymm3097873.jpeg[/img]

nguon:
Ngoc hoan, thegioisinhvatcanh

3
lồng và phụ kiện / Re: Cách bẫy bằng mồi đất
« vào lúc: 30/11/2010 03:07:46AM »
[img]http://i464.photobucket.com/albums/rr2/cuccru/do.jpg[/img]
Dò của bạn cuccru

4
Bệnh đau mắt :

- Nguyên nhân khách quan
Do vi rút lan truyền trong không khí, lây lan từ chim, gà khác bị bệnh, lồng nuôi đã bị nhiễm trước đó mà ta không biết nên vô tình chuyển chim vào nuôi. Và một nguyên nhân nữa là thời kỳ giao mùa : từ mùa mưa chuyển sang mùa nắng hay ngược lại.
- Nguyên nhân chủ quan :
Do lồng nuôi bằng mây, tre khi thợ làm lồng không làm sạch các phôi, nan lồng còn các xơ, chim cọ mắt vào gây trầy xước .
Thóc không được làm sạch, còn bụi bẩn, mày của thóc. Lúc chim ăn thì vô tình bụi, mày thóc văng lên bám vào mắt .
Tất cả những nguyên nhân trên làm chim ngứa mắt, khó chịu, cố quẹt mắt vào cánh (Điều này cũng giống như chúng ta khi bị đau mắt thường dùng tay dụi mắt vậy). Càng cố quẹt lại càng gây trầy xước dẫn đến hỏng giác mạc.

Hiện tượng :

Rất dễ phát hiện bệnh : mắt chim sưng to, luôn chảy nước, lông cánh hai bên lúc nào cũng có những mảng ướt bệt lại. Chim không đứng yên, cứ quẹt mắt vào hai bên cánh, sức gáy giảm, ăn kém.

Hướng xử lý và điều trị :
Khi phát hiện bệnh, càng sớm càng tốt, ngay lập tức phải chuyển chim sang lồng sạch khác. Dùng phương pháp điều trị cấp thời, tùy theo địa phương có sẵn thứ nào thì dùng thứ đó.

1. Dùng ngọn khổ qua, ngắt chừng 10 ngọn vò nát, vắt nước vô mắt chim, còn lại cái xác thì banh miệng chim nhét vô cho chim nuốt (Phải theo dõi và chắc chắn là chim không ói hay vẩy thuốc ra ngoài.)

[img]http://i853.photobucket.com/albums/ab93/SeSe_/khoqua210809.gif[/img]
Mướp đắng, Miền Nam Việt Nam gọi là Khổ qua (Danh pháp khoa học : Momordica charantia )

Kết hợp : Song song với việc dùng nước lá khổ qua nhỏ vào mắt, ta dùng ớt vò nát để bôi vào hai bên cánh. (Trước khi bôi ớt lên cánh nhớ lau sạch phần lông cánh, và đặc biệt nên nhớ là chỉ bôi ớt vào cánh chứ không bôi vào mắt, vì bôi ớt vào mắt càng làm hỏng giác mạc, khó chữa trị hơn.) Việc bôi ớt vào cánh không nhằm mục đích làm thuốc điều trị mà cái chính là không cho chim tiếp tục quẹt mắt vào cánh nữa. Cứ quẹt vào gặp nóng cay mắt là chim ngưng liền. (Nó giống như khi ta bị đau mắt, bác sĩ thường khuyên không nên dụi mắt vậy.)
Nếu bệnh còn nhẹ thì chỉ 1 liều trên là mắt khô lại ngay, bệnh cũng vậy mà giảm dần rồi khỏi hẳn. Bệnh bặng thì chỉ 3 lần là khỏi (Như các cụ ta thường nói : Thuốc ba thang). Vì thế nên bệnh nặng hay nhẹ cũng vậy, ta cứ tiếp tục mỗi ngày 1 lần cho đủ liều, tránh bệnh tái phát. Phương pháp này là nhanh khỏi bệnh nhất.

2. Dùng ngọn cây cam thảo đất, cũng với phương pháp và liều dùng nêu trên. kết hợp với việc bôi ớt vào hai bên cánh. Chữa bằng cây cam thảo đất giã nát lấy nước nhỏ lên mắt, trước tiên phải bắt ra lau khô bằng bông gòn, cái này làm cho ké bị tiêu đi, kể cả ké ở cổ họng có thể chậm là 5 ngày là khỏi hẳn.

3. Dùng thuốc nhỏ mắt cho người, nhỏ trực tiếp vào mắt, mỗi lần nhỏ 1 giọt, ngày nhỏ 3 lần, nhỏ liên tục 3 ngày, kết hợp với bôi ớt vào cánh. Cách này thì với mấy bác ở thành phố là tiện nhất vì chỉ cần chạy ra tiệm thuốc tây gần nhà là có ngay lọ thuốc nhỏ mắt. Nhưng cách này thì bệnh chậm khỏi hơn và số lần bắt chim ra xử lý nhiều nên làm cho chim yếu, mệt hơn. Trong thời gian chim bị bệnh đau mắt nhớ dùng áo lồng che kín lồng chim, không nên phơi nắng mà chỉ nên treo chim ở nơi thoáng mát, tránh gió và ánh sáng trực tiếp, để chim được yên tĩnh nghỉ ngơi. Xử lý chiếc lồng đã nuôi chim bệnh bằng cách dùng xà bông bột ôm cho vô thau nước, quậy đều, đặt lồng vào ngâm, sau đó chà rửa thật kỹ rồi phơi nắng cho khô. (Hoặc có thể dùng thuốc xịt muỗi loại mạnh xạt đều khắp lồng, nhớ là phơi nắng thật khô.)

 

Bệnh đường ruột :

-Chia ra 2 loại bệnh mãn tính : đi ỉa kinh niên và bệnh đường ruột ỉa phân xanh.
+ nếu đia ia phân xanh giai đoạn này chim dễ chết do kiệt sức ta cho uống thuốc  cho uống thuốc bổ của người "Farmatol" cho uống hoà vào nước và cho uống cho đã làm là khỏi. Nếu chim bị mãn tính nhiều năm liền thì khoảng gần 1 tháng mới khỏi hẳn. Nếu ỉa phân xanh thì uống thuốc bổ của người thì 2 ngày là khỏi sau đó cho ăn cho bằng đất đá non đã nung đỏ thành cho rồi cho ăn.
Bệnh đi ỉa mãn tính : Ta lấy đất cao lanh hay chính xác hơn là đá non màu đỏ trong thời gian phân hủy vì có nhiều chất sắt, kẽm, nhôm, mangan, kali... nhựng hợp chất o xit khi kết hợp với gốc muối ở nhiệt độ cao sẽ là chất nói chính xác hơn là thuốc trị bệnh đường ruột mãn tính và phân xanh đặc hiệu không quá 3 ngày chim sẽ khỏi hoàn toàn. Cách thức làm như sau : ngâm đá non với nước tiểu, hoặc nước muối pha loãng vữa phải hoặc ít nước măm một trong ba cái đó đem phơi khô sau đó chất củi khô đốt hay nung đỏ cho thành tro. lấy cái tro đỏ đó giã nhuyễn cho vào cóng cho chim ăn là khỏi.

Bệnh mồi bị bể:

Khi mồi bị bể bổi, ở nhà thì gáy gù, ra rừng gặp bổi cứ đứng run run, bệnh này rất dễ lây cho chủ nhân nhưng có biến dạng 1 tí: mồi bể bổi lây cho chủ bệnh nóng! Bỏ trường hợp chim nhát rừng ra 1 bên, nguyên nhân chính gây ra bệnh này là do người chơi thiếu kinh nghiệm. Chim chưa căng mà gặp bổi rát quá, chim mồi yếu mà gặp bổi quá sung, chim mồi bị thua nước...nếu không có sự can thiệp của chủ nhân, cứ để cho đấu thả ga thì mồi rất dễ bể (tất nhiên là mồi tầm tầm thôi, mồi thuộc thì ta có đánh nó, nó cũng dang cánh ra đánh lại).
Ở Gia Lai có mấy bác chữa rất hiệu quả như sau:
- Sang chim ra lồng rộng, phủ áo lồng, hạ thổ, để nơi yên tĩnh...đại khái là nâng cao thể trạng và không cho tiếp xúc với đồng loại.
- Ðộ 1 tuần, nửa tháng thì thả chung vào với nó 1 con chim bổi (phải là bổi). Nếu mồi bể vẫn đứng run run thì ta cứ để vậy; 1 ngày, 2 ngày khả nang độc tôn nổi dậy, nó sẽ dần dần dạn dĩ, tiến tới đá bổi, gù bổi ---> sau đó ta tách ra ngay. Nếu thả bổi vào nó gù ngay, đá ngay thì quá tốt, để khoảng 5 phút ta tách chúng ra.
- Vài ngày làm 1 lần như vậy, nếu áp nhiều mồi dễ bị nhàm bổi. Ðến khi mồi căng thì đem ra rừng tập tiếp.
- Ra rừng mồi vẫn sợ bổi thì đem về tập lại từ đầu, có công mài sắt... - Ra rừng chịu đấu thì ta phải quan sát, nếu mồi yếu thế thì ta ra đuổi bổi, hạ lồng đem về, vài hôm đi tiếp. Nếu bắt được bổi thì xem như ổn.

Tổng hợp từ aquabird.com.vn

5
Tổng quan về chim cu gáy / Ba Mươi Năm Mê Cu Gáy
« vào lúc: 25/11/2010 03:38:28AM »
Khó tin, nhưng giữa Hà Nội có một người đã ba mươi năm nay sống cùng cu gáy. Ông tên là Nguyễn Văn Chung, 52 tuổi, nhà ở ngõ 224 đường Bưởi, quận Ba Đình.

[img]http://chim.daitudien.com/files.php?file=TChoi1_256056454.jpg&size=article_medium[/img]

Khỏi phải nói số nhà, bởi bạn đọc nào muốn đến giao lưu, chỉ cần vào ngõ và gõ cửa ngôi nhà nào có nhiều tiếng cu đang gáy.

Tiếng chim gáy rền vang trong căn nhà chỉ khoảng 20 mét vuông khiến tôi không thể mở máy ghi âm. Đành phải dùng bút tốc ký câu chuyện 30 năm chơi chim của người đàn ông cởi mở, đẹp trai không khác gì danh thủ Pháp Eric Cantona với mái đầu cạo nhẵn.

Năm 18 tuổi, đi bộ đội ở Thái Nguyên, chàng trai Chung khi đó gặp được một ông già chuyên nghề bẫy chim. Giờ vào tuổi ngũ tuần, ông trở thành một trong số không nhiều những người chơi cu gáy oách nhất Hà Nội.

"Tiếng cu gáy lạ lắm. Như tiếng nhạc, đủ cả bảy nốt đồ rê mi pha sol la si, có cung bậc, có âm sắc. Mỗi con một giọng, nên có con hay, có con chưa. Con chim cũng như người ca sĩ, có thể gáy to, gáy dài, đúng cao độ, tròn vành rõ chữ, nhưng như thế chưa đủ, mà cần phải có chất giọng. Cái này thì phải nhờ đến năng khiếu bẩm sinh chứ không ai dạy cho nó được.

Con cu đang gáy trên bể cá kia là con hay đấy. Giọng thổ đồng rền như sấm, có người trả nghìn rưỡi đô la tôi không để. Trên gác thì còn một con nữa cũng rất hay đang hạ thổ, gọi là con "tru" vì tiếng gáy của nó như chó sói tru, lạ lắm. Cả đàn 20 con, chỉ được một nửa là cu gáy hay như thế thôi.

Tôi đã xem ti vi, thấy bên Malaysia gì đó họ có cuộc thi chim cầu kỳ lắm, cả ngàn con treo khắp một sân vận động, chấm thi bằng cách dùng máy đo âm lượng, tần số tiếng gáy. Giải nhất hình như ngang một chiếc ô tô. Nhưng nghe ti vi phát lại thì thấy thua xa chim VN mình. Tiếc là ở ta không có các cuộc thi như thế".

Ba mươi năm chơi và chung sống trong nhà, nhưng ông Chung nói vẫn chưa biết hết sự huyền bí trong tiếng gáy của cu. Trong số cả ngàn con cu gáy từng qua tay, có con chim do một người từ Đà Nẵng gửi ra cách đây ba năm với giá 10 triệu đồng. Nó đã bị một người bạn chơi ở Hải Dương lên nẫng mất. Nhưng về nhà mới không được bao lâu, con chim ấy bị chết cháy do một vụ hỏa hoạn khiến ông tiếc đứt ruột.

Ông Chung bảo, người chơi cu gáy sợ nhất hai bệnh, một là đi ỉa, hai là đau mắt. Hai chứng này liên hoàn với nhau, có cái này ắt sinh ra cái kia và ngược lại. "Chỉ nhìn mặt nó, tôi có thể biết là nó có ốm đau gì hay không. Tươi vui là nó khỏe, rầu rĩ là ốm. Nếu nó đau mắt, lấy quả ớt chỉ thiên, vắt lấy nước nhỏ vào mắt, rồi cấu một mẩu, nhét vào miệng". Đó là mẹo của các cụ, giờ thì đã có thuốc nhỏ mắt Rohto. Ông cười rồi lấy ra ống thuốc màu xanh dùng cho người.

Chúng tôi lên gác. Lồng cu treo đầy các gian phòng. Ngoài ban công là ba bốn cái lồng đặt trong cái chậu đựng đầy đất bãi sông Hồng, cu gáy nhảy nhoanh nhoách bên trong. Đó là cách ông Chung "hạ thổ" cho cu tự miễn dịch. Mở một cánh cửa, mỉm cười bí ẩn, ông dẫn tôi vào một căn phòng hẹp có chiếc giường đơn đang phủ chăn đệm. Ông Chung bắc ghế lên giường rồi với tay lên trần nhấc xuống một chiếc lồng cu nữa: "Con này giá trị nhất trong nhà tôi nên tôi cho nó ở trong phòng ngủ. Tiếng nó trầm ấm như loa thùng hay không thể tả được. Anh không phải là người chơi mới dám cho xem, nếu không người ta nằn nèo lại không giữ được".

Bốn năm trước, ông Chung mua được con cu gáy này với giá 5 triệu đồng từ một người trên Thái Nguyên. Nhà họ nghèo, phải họp gia đình trước khi bán chim lấy tiền cho con về Hà Nội ăn học. Một mình ông Chung ở với con chim ấy, vợ nằm ở phòng ngoài. 6 giờ sáng cu cất tiếng gáy, cũng là đánh thức ông Chung dậy tập yoga...

Bài & ảnh: Lưu Quang Phổ
daitudien.com

6
Tổng quan về chim cu gáy / Nghe cu gù, mà nhớ...
« vào lúc: 12/11/2010 11:47:42PM »

    Ông bà xưa trong những lúc trà dư tửu hậu, gặp chuyện buồn tình, buồn đời thường than thở: Trong đời có bốn cái ngu - làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu. Nhưng ngẫm ra đây lại là bốn việc làm cao quý, chỉ những ai uy tín, được dân trong vùng nể trọng mới được giao, được nhờ làm những “trọng trách” này. Và trong bốn cái “ngu” ấy, gác cu là một việc làm nhàn nhã, phong lưu, nhưng cũng lắm phần gian nan, vận vào người, vào đời, có khi không rứt ra được, và còn mang tính truyền thống.
Gặp Dương Thanh Tân tại quận Gò Vấp - Tp.HCM. Biết Tân là người Cà Mau, đồng hương nên lân la làm quen, để rồi lạc vào một “thế giới cái ngu thứ ba”. Qua lời giới thiệu của Tân, tôi quầy quả trở về Cà Mau, vội tìm đến Ba Thành, một tay lão luyện trong giới chơi cu ở Cà Mau.
 
[img]http://www.baoanhdatmui.vn/vcms/media/photos/2007/7/cm431/15/1.jpg[/img]
Giờ đây, hiếm hoi lắm mới thấy được hình ảnh này

TÌNH NGƯỜI VÀ CHIM
    Người nhà bảo Ba Thành chơi chim cu riết rồi hót như chim. Quả vậy, trong căn nhà gỗ rộng thênh thang nơi chốn đô thành chật chội - Phường 6, Tp.Cà Mau, những chiếc lồng cu làm bằng cọng dây thép, vải mành che khuất nửa phần lủng lẳng treo trên những cây đòn tay, bỗng đáp trả rộn ràng sau lời “cúc cu” từ miệng Ba Thành. Ba Thành năm nay đã trên 80 tuổi, ngồi tựa vào vách nhà mà “cúc cu”, tay búng chành chạch, nghe lại lời chào quen thuộc của những chàng “tù binh” mà lâu nay Ba Thành mỏi mòn những bước chân tìm bắt được. Ba Thành không nhớ trong suốt quãng đời chơi cu, mình đã gác được bao nhiêu con, cho ai, thả đi, nhưng tuyệt nhiên chưa một lần ăn thịt chim cu bởi cái đạo lòng của người gác cu tuyên án. Gần 20 con chim cu mà Ba Thành còn nuôi để hồi tưởng, thích nhất là con Đôi Rồng, bởi nó rất hay, bởi ông theo nó gần 8 năm trời mới bắt được, bởi nó theo ông đến nay đã trên 40 năm rồi, cùng ông chinh chiến biết bao nhiêu trận mạc, mà trận nào cũng thắng. Cái tình người và chim như chan hòa vào nhau, quyện chặt. Ba Thành sẽ buồn rười rượi mỗi khi Đôi Rồng bệnh, và Đôi Rồng cũng tắt tiếng mỗi khi Ba Thành đi đâu xa nhà mà không mang nó theo cùng. Ba Thành đã rơi nước mắt, ngồi rũ người khi trước đây do gia đình túng quẫn quá, phải bán Đôi Rồng cho người khác. Nghèo không chết, nhưng xa Đôi Rồng mà như thế này chắc ông chết sớm, nên gia đình gom góp tiền chuộc lại Đôi Rồng cho ông. Như một liều thuốc hồi sinh, ông và Đôi Rồng tươi tắn trở lại, người đã mua Đôi Rồng cũng đã chán ngắt vì khi về với chủ mới nó như mất hết sinh lực.
 
[img]http://www.baoanhdatmui.vn/vcms/media/photos/2007/7/cm431/15/2.jpg[/img]
Ba Thành và Đôi Rồng

NÉT ĐẸP VÀ SỰ CAO QUÝ CỦA NGHỀ
    Ba Thành nhớ lại hồi mới giải phóng, ông cùng những người bạn về vùng nông thôn gác cu, hay chỉ chệch ra ngoại ô. Ai trông thấy cũng ghét, cho rằng mấy ông này quá rảnh rỗi, không lo làm ăn, cả ngày rình mò, lấy thú chơi chim làm tiêu khiển, rồi chửi ngu. Sau này lờn mặt, thấu hiểu tấm lòng của người gác cu và tận mắt chứng kiến những lần “lâm trận”, thấy hay nên bà con cũng tháp tùng đi theo, giúp đỡ nhiều mặt, như: chỉ chỗ có chim, cho nước uống, cơm ăn… Nghề gác chim cu quả lắm công phu: Phải có chim mồi thật tốt, tìm được lãnh địa của chim cần gác mà đặt lồng, biết cách gác… Mỗi vùng, miền đều có cách gác khác nhau tùy điều kiện tự nhiên. Vùng đồng bằng sông Cửu Long thì gác dừa, vùng Đông Nam Bộ thì gác cao, nhưng khi gặp con nào quá cao tay, tất cả đều buộc phải gác đất - Đây là điều tối kỵ đối với người đi gác cu, vì hành động này chứng tỏ họ đã thua cuộc, lòng chỉ còn mong có được chim, cái thanh cao và lòng kiêu hãnh của người đi gác đã trôi tuột. Có người thiếu kiên nhẫn vì theo những con chim này hàng mấy năm trời, sau buộc lòng phải dùng chiêu gác đất bắt được hay dùng lưới chụp, về trằn trọc mãi, lòng không yên, rồi cũng phải thả chim về vườn. Có làm nghề gác chim cu thì mới thấu hiểu niềm đam mê và lòng kiên nhẫn của người chơi. Ba Thành kể rằng xưa kia rừng rú, cọp beo nhiều, có người nằm nín thở chờ chim mồi dẫn dụ chim rừng vào rập đập mà bị cọp tha đi mất, bạn bè không hay; còn chuyện mắc tiểu phải rán nhịn, đói không dám ăn, khát không dám uống là chuyện thường. Nghề này không chơi thì thôi, chơi rồi là nghiện, không bỏ được - Ba Thành kết luận. Ba Thành khẳng định là nghề này chỉ dành cho những ai có tính tình nóng nảy, sau thời gian chơi, tính tình sẽ hiền hòa trở lại, điềm đạm và bình tĩnh trước những sự việc bức xúc; bởi thực tế lúc chim mồi cùng chim vườn đang đá nhau, dẫn dụ vào rập đập là cả một quá trình lâu dài, diễn biến rất phức tạp, người gác cu mà nóng tính là hỏng, nên chơi riết tính tình sẽ trở nên nhẫn nại hơn. Cái hay của người đi gác cu là “vật khinh hình trọng”, có tài thì trọng. Trọng những con mở miệng ra là gáy dập, gáy bo, gáy thúc như người có học thức, mở miệng ra là “xuất khẩu thành thơ” dù hình dạng, màu sắc, lông không đẹp. Theo đó mà bạn bè tốt với nhau là có thể tặng không những con cu mồi chiến, ai xấu dù mua bao nhiêu cũng không bán.

HỒI TƯỞNG

    Những người làm nghề gác cu mà tôi gặp, nay đều đã về vườn. Thôi gác không phải vì lớn tuổi, không phải máu yêu nghề thôi âm ỉ chảy trong lòng, mà vì bây giờ bóng chim cu tăm cá mịt mờ. Nhớ khi xưa, chim cu kéo nhau đi ăn từng bầy trên những đồng lúa, đậu rợp cả cây dừa, cây so đũa, cánh vỗ phành phạch như gió bão vào nhà tranh, và cao hứng chúng đồng ca vang động cả góc trời. Sau khi chuyển dịch, những cánh đồng lúa bạt ngàn, những vườn dừa xanh um nay xác xơ. Không chỗ làm tổ, không thức ăn nên chim cu di trú nơi khác, hay dần hết thời, mất giống. Lại thêm những kẻ ngoại đạo dùng phương thức chụp lưới, bắt từng đàn đem bán cho những quán nhậu - chim cu dần bị diệt vong. Nhưng dù vậy, Ba Thành và những người gác cu một thời vẫn giữ lại những con chim mồi chiến trong nhà, một phần để khỏi nhớ nhung những ngày len lỏi khắp quê cùng ngõ hẹp ở các nơi trong tỉnh, phần hy vọng nó sẽ là của hồi môn cho cháu con, dù hiện tại không đứa nào yêu thích cái nghề này, tụi nó suốt ngày bận bịu với cuộc sống thường nhật, hơi đâu. Ba Thành luyến tiếc và trầm giọng kể lại rằng ông là thế hệ thứ tư trong gia đình theo nghề gác chim cu, không phải vì cuộc sống mà vì yêu cái đẹp, cao quý, thanh tao và giá trị truyền thống gia đình. Thời chiến tranh, chính nghề gác cu là phương thức mà những người làm cách mạng ngụy trang qua mắt địch, đi khắp nơi truyền bá chủ nghĩa yêu nước.
 
    Ngày Tân rời quê Cà Mau, tài sản mang theo yêu quý là chiếc lồng cùng con cu mồi chiến nhất mà Tân cùng Ba Thành rình hàng mấy tháng trời mới bắt được ở An Xuyên. Con này nổi tiếng lắm, sau những lần chiến thắng ngoạn mục tại Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai… Những bạn gác cu hỏi mua, giá lên trên 40 triệu mà Tân đâu có bán. Cái tình là ở đó, chứ một con cu đất mà giá cao ngất ngưởng như thế ai mà không thèm, nhất là những người phải tha hương cầu thực như Tân, nhưng cái thèm hơn là tiếng gù dập chết người: cúc cù cu…cu…cu… Ngẫm lại câu nói người xưa, có người bảo Tân ngu. Còn tôi, tôi không bàn luận gì vì mình là một kẻ ngoại đạo, nhưng nay bỗng khoái đến nhà Ba Thành ngồi nghe tiếng cu gù, mà nhớ quê hương, nhớ về một thời, một đời người theo nghiệp gác cu, rồi hy vọng rằng những cháu con của ông khi rảnh rang xách lồng cu đi gác, dù đó chỉ là một chuyến đi chơi thử.
 
THANH MINH, datmui

7
Tổng quan về chim cu gáy / Lên núi gác cu
« vào lúc: 12/11/2010 11:43:38PM »

Chú Sáu Cờ, năm nay đã 70 tuổi, là người chơi chim có tiếng ở xã Hòa Hiệp Trung (huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên). Khi tôi đề nghị đi gác (nhử) cu, ông đồng ý ngay. Miền Trung mùa này bắt đầu có gió nam săn, nhử chim không phải dễ nhưng chúng tôi vẫn lên đường đến hòn Bà Hộ nằm trong dãy đèo Cả…
Chọn nơi treo bẫy
[img]http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/images201882_22a.jpg[/img]
Treo lồng cu mồi lên cành cây nhử bẫy.

Từ trung tâm xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, chúng tôi phóng xe máy băng qua những đám ruộng khô khốc ở xứ Đồng Bé, đến sát chân núi.

Cả vùng này chỉ có 3 ngôi nhà nhỏ. Gởi xe tại đây, chúng tôi men theo lối nhỏ do những người đốt than chạy mòn, chỉ đủ một người đi, bắt đầu lên núi. Trong khi tôi... bùng tai vì leo dốc thì chú Sáu chỉ tay về phía trước, bảo: “Có tiếng cu gù phía đó”.

Chúng tôi lội qua con suối Cái nước trong vắt và mát lạnh, tiến theo hướng chú Sáu vừa chỉ. Tiếng cu gù càng lúc càng gần hơn. Dọc đường, chú Sáu bẻ những nhánh lá của một loài cây có tên khá lạ: cây đủng đỉnh, để thay vào lớp “áo” đã khô bên ngoài chiếc lồng, nơi nhốt chú cu cườm mồi.

Cũng nên nói một chút về chú cu mồi của chú Sáu. Nó có bộ lông vi dày, trên cổ rất nhiều cườm, vảy chân chữ nhân kéo dài liên tục đến gối, thấy người lạ không sợ. “Đặc biệt, khả năng giữ và gù câu con mồi của nó rất khá” - chú Sáu nói và cho biết thêm, con cu mồi này có giá 1 triệu đồng. Nhiều cu mồi liệt vào hàng “hay đặc sắc” thì có giá cao hơn nhiều, đến 5 triệu đồng.

Khoảng 8 giờ sáng, mặt trời đã lên khá cao. Chú Sáu nghiêng ngó rồi chọn một vị trí mà ông cho là “đắc địa”. Đó là một cây duối cao khoảng 6m, có bóng râm mát, xa lối mòn mà chúng tôi đã đi để cả cu mồi lẫn cu bổi (chú cu bên ngoài) tự do “nghênh chiến”.

Lúc này, tôi mới để ý kỹ chiếc sào móc lồng. Đúng là dụng cụ của dân chơi chim chuyên nghiệp. Cây sào làm bằng inox, có thể kéo dài các phần phía trên giống như chiếc anten của radio. Ở phần trên cùng đính một lưỡi liềm nhỏ dùng để kéo các nhánh cây cho thoáng đãng khu vực chuẩn bị móc chim mồi.

Chú Sáu cho biết: “Phải dẹp bớt cành cây cho thoáng đãng để con cu bổi nhanh chóng “tấn công” cu mồi và nhào vào bẫy, còn không con chim bổi cứ chuyền cành mãi, chờ lâu lắm”.

    Căng thẳng
[img]http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/images201880_22b.jpg[/img]
Chú Sáu Cờ kẹp lá cây ngụy trang cho lồng cu mồi. Ảnh: Đức Thông

Chừng sau 10 phút thì mọi công việc chuẩn bị đã hoàn tất. Chú Sáu gài bẫy xong, móc chiếc lồng có chú cu mồi lên nhánh cây cao. Chúng tôi chọn vị trí phía sau tảng đá lớn nằm dưới một cây da thấp, cách nơi treo lồng chừng 5-6m, ẩn nấp để theo dõi “trận chiến” sắp diễn ra.

Thật lạ, chú cu mồi nín thinh khi cùng chúng tôi tung tẩy trên đường, nhưng vừa “an vị” trên cành cây giữa rừng là cất tiếng khiêu khích đối phương ngay. Chú bắt đầu gióng chậm rãi, “cúc cù cu... cu”. Ngay lập tức, phía bên kia cũng đáp trả bằng những tràng “cúc cù cu... cu”.

Chừng vài phút sau, một chú cu bổi bay về phía chúng tôi. Chú đậu trên một cây da cách lồng chim mồi chừng 7-8m. Chú chim mồi của chúng tôi, với “kinh nghiệm dụ dỗ” trên 10 chim bổi sập bẫy, ngay lập tức chuyển qua giai đoạn “lèo” (còn gọi là gù đấu).

Chú đứng yên, mặt hướng về phía cu bổi, gù “cục cúc cu”. Cứ bên này gù một, bên kia lắng nghe xong, đáp trả một. Nhưng sau đó, cả cu mồi lẫn cu bổi “đấu” nhau bằng những tràng “cục cúc cu, cục cúc cu, cục cúc cu” liên hồi, chẳng ai chịu nhường ai. Chú cu mồi của chúng tôi vừa gù vừa nhảy nhót trong lồng, trong khi con cu bổi -một chú cu cườm rất đẹp- xáp lại gần hơn và cũng nhảy nhót, nghiêng ngó. Cả hai chú cố hết sức rướn cổ lên thi nhau gáy, gù.

Được một lúc, hình như thấm mệt, chú cu bổi “tạm nghỉ” vài phút. Chỉ chờ có vậy, chú cu mồi của chúng tôi chuyển sang giai đoạn “dặm”, cùng với “cục cúc cu”, chú kéo thêm hai âm tiết “cù cụ” nữa. Chú Sáu nói thầm vào tai tôi, đó là dấu hiệu nghênh chiến cuối cùng để thu hút đối phương vào bẫy.

Chú cu bổi sau thời gian nghỉ ngơi bắt đầu gù lại. Chú nhảy chuyền liên hồi từ cành này sang cành khác khiến chú cu mồi trong lồng cũng nhảy tưng tưng. Con cu rừng nhảy đến cành cây gần với chiếc lồng, nhìn rất rõ đôi mắt nóù như có lửa. Chúng tôi như nín thở, không dám đụng cựa, dù bị kiến đất bò nhột nhạt dưới chân và cắn nhoi nhói, để chờ thời điểm quyết định: dây bẫy sẽ tung đánh “phựt” và chú chim bổi sẽ giãy giụa trong lưới lồng.

Nhưng mặc dù chú cu mồi tăng nhịp độ khiêu khích, chú cu bổi vẫn không sập bẫy. Nghỉ. Lại gù. Tiến gần. Lùi xa. Rồi lại gần... Tâm trạng của tôi cũng “trồi thụt” theo chú cu bổi, lúc căng thẳng, hồi hộp, lúc thất vọng. Cuối cùng, sự hồi hộp, căng thẳng của hai chú cháu tôi kết thúc bằng sự... thất vọng.

Lỗi tại tôi. Do không chịu nổi sự tấn công của lũ kiến đất, tôi đứng dậy giũ áo quần khiến chú cu bổi lập tức vụt bay. Con cu mồi gù thêm vài hồi rồi... nghỉ. Tôi ân hận. Chú Sáu cười xòa: “Có khi mới treo lồng là có ngay cu rừng sập bẫy. Nhưng cũng lắm lúc đi cả ngày lại xách lồng cu mồi trở về. Không nhử được cu cũng là chuyện bình thường thôi”.

Chúng tôi quảy lồng xuống núi. Ngồi trong chòi của ông Năm dưới chân núi uống nước, chúng tôi gặp anh Khoa và anh Vụ, cũng lên hòn Bà Hộ nhử cu cườm và cũng thất bại như chú cháu tôi. Anh Vụ là người Hòa Tâm, khá am hiểu vùng rừng núi này. Anh bảo: “Ngày trước ở vùng chân núi này cu cườm nhiều lắm, nhưng giờ thì càng ngày càng hiếm. Lũ cu còn lại thì nhát cáy nên những người có thú gác cu về tay không là lẽ thường tình”.

Nguyễn Quốc Khương, SGGP

8
Hình ảnh & Video chim cu gáy / Cu ai mà gáy lạ quá ri hè
« vào lúc: 12/11/2010 02:03:19AM »
Cách gáy này lần đầu mình nghe đây, thúc dặm rất chi là lạ. Cám ơn bạn thuanthuynguyen đã chia sẻ. Mời bà con nhận xét về con cu này. Con này nếu không phải cu khách thì có lẽ thuộc loại hiếm, tiếc là không nghe được cách gáy chiêu...của nó. Nhìn cái lồng cũng đủ thấy nghệ nhân rồi _gjob_


9
Việc đăng ký không có gì khó cả, chủ yếu là để thống kê thành viên tham gia diễn đàn. Nếu đăng ký bạn sẽ xem được toàn bộ diễn đàn, có những mục như Chim của thành viên, thông tin liên lạc của thành viên, kinh nghiệm chọn mồi hay...bạn phải là thành viên mới xem được.

Việc đăng ký cũng không có gì rườm rà. Bạn click vào đăng ký trên menu, sau đó sẽ có 1 bảng hiện ra nói hằm bà lằng chi đó (bài bản nó vậy), click vào "I accept the terms of the agreement". Nó sẽ hiện ra 1 bảng để bạn điên thông tin vào

Tên truy nhập:
Email:
Mật khẩu:  bạn phải nhớ cho kỹ
Xác nhận mật khẩu:  giống như trên mật khẩu (chỉ xác nhậnn lại cả bạn đánh nhầm)
Nick Yahoo của bạn (nếu có)
Địa chỉ: 
(nếu cần)
Giới tính:

Trước khi bấm đăng ký bạn phải xác nhận đúng ô chữ phía trên ví dụ như: PAEYCG bạn nhớ bấm Caps lock hay bấm phím Shift khi đánh hàng chữ này. Cái này là bắt buộc vì để hạn chế những "người ảo" tức là không phải người vào đăng ký rồi quảng cáo bậy bạ...

Cuối cùng nếu bạn thấy khó quá thì liên lạc với chúng tôi qua liên hệ-góp ý trong trang chủ 
( Ở đây ) để ban quản trị đăng ký cho bạn

Trang: [1]
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent