Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Tác giảChủ đề: Cuộc sống và những câu chuyện tiếp nối....!  (Đọc 27935 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

chipchip

  • Thủ Quỹ
  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 1046
  • Thanks 560
  • Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy....!
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Cuộc sống và những câu chuyện tiếp nối....!
« Trả lời #120 vào lúc: 30/11/2014 10:06:03PM »
Cha ơi, con quên…
sưu tầm

Vợ sinh. Tôi đón cha lên thành phố. Nếu nói là đón mẹ lên thì thích hợp với hoàn cảnh hơn. Nhưng mẹ tôi đã xa cõi đời từ lúc tôi lọt lòng. Sự ra đi của mẹ, trong thâm tâm tôi vẫn luôn là một sự đánh đổi quá nghiệt cùng của tạo hóa, mà nỗi đau đớn còn dành lại một vị đắng ở đầu môi. Và người ở lại phải sống tốt cho cả hai phần đời. Tôi đã có thật nhiều cố gắng.

Cha tôi, người đàn ông lam lũ. Cha gầy, gầy lắm, mà không phải chỉ gầy do sức khỏe, mà thời gian đã ngấm dần trong từng thớ thịt cha, già cỗi và yếu ớt. Người đàn ông cô độc ngần ấy tháng năm của tôi.

 Bao nhiêu lần ôm cha ngủ. Từ bé, lúc lớn lên đi xa trở về, hay khi tôi đi làm có tiền thường gọi điện cho ông: “Cha, lên thành phố với con, con lo được mà”. Ông hỏi dò “có thiệt không đó, cu con, không để tiền cua gái hả?” Rồi ông cười khà khà. Hôm sau đã có mặt ở nhà tôi. Mang nào gà, nào vịt, nào trái cây. Và không quên mang theo một cúc rượu để cha con nhâm nhi. Nhưng sao lần này, nằm cạnh ông, nhìn ông ngủ, tôi …tôi không diễn tả nỗi cảm xúc của mình. Nước mắt ở đâu cứ như nước sôi đang đun trào, cứ thế đẩy vung mà ra. Chắc vì tôi mới được làm cha, chắc lẽ thế.

Tôi lấy vợ rất muộn. Vợ là người thành phố, con nhà danh giá. Nhưng với nỗ lực và cố gắng của mình, tôi độc lập về kinh tế, không phải dựa bóng nhà vợ.

Khi mọi người quây quần quanh thằng Mỏ (con trai yêu quý của tôi), nhìn nó kháu khỉnh đáng yêu quá. Nhà vợ rất đông người tới. Ai cũng đòi được bế thằng Mỏ nụng nịu. Bà ngoại thằng Mỏ(là người rất khó tính) nói “ông Nội bế cháu đích tôn một chút này”, cha đưa tay ra định bế thì bà ngoại khựng lại.


“Trời ơi, tay ông nội sao thế, thế thì hỏng da của cháu mất….”. Bà ngoại giữ thằng Mỏ lại trong lòng, vừa nói vừa nhìn bàn tay cha tôi dò xét.

“Ờ….vâng, tôi lỡ…để tôi…đi rửa..”. Cha tôi ấp úng rồi đi ra nhà sau để rửa tay.

“À, chắc ông mới làm than đó má”. Tôi nói đỡ, rồi theo cha ra sau. Mọi người lại xúm lại đòi bế thằng Mỏ. Cha tôi rửa tay, và đúng là ông làm than thật. Tức là ông phơi mớ than củi mang từ quê lên để cho vợ tôi nằm hong, khỏi nhức mỏi đau lưng sau này. Nhưng ông làm xong từ sáng sớm rồi kia mà, lẽ nào cha tôi đã già nên lẩm cẩm rồi, chẳng còn nhớ mà rửa tay nữa. Cha ơi…

Thấy ông đứng cặm cụi rửa tay, khó nhọc. Tôi tiến lại “Cha, để con rửa cho cha”.

“Thôi đi cu con, hồi bé cha rửa tay rửa chân cho mày, giờ học đòi à, nhưng chưa đến lúc đâu….”.

“Đưa con coi nào”, tôi giằng lấy tay ông. Trời ơi, hai bàn tay ông chai sần, những lớp da bị tróc mẻ, nham nhỡ đỏ lừ.

“Cha bị sao thế, cha đừng rửa bằng xà bông nữa”…Tôi nói.

“Ờ, hồi trước, hồi trẻ ấy, cha mày đi xây, bị xi ăn, bị dị ứng. Hôm qua tao thấy trước sân nhà mày có chỗ bị hỏng, tao hòa ít xi gắn lại. Ai ngờ lâu thế mà nó cũng bị lại…”.

Ông nói rồi lững thững đi vào. Vừa đi vừa chùi chùi hai bàn tay vào áo, cái dáng còng còng như oặn trĩu bởi yêu thương. Cha bước đi không còn vững nữa rồi, năm tháng ơi.…..

 *****
Là trưởng phòng kinh doanh một công ty, tôi đi tối ngày, tranh thủ chạy về lúc trưa, lúc tối muộn. Nên cha làm gì, mọi người làm gì tôi cũng không rõ hết. Nhà tôi ở ngoại ô. Có một khoảng sân nhỏ, trồng một ít cây cối. Trong những tháng ngày này, được làm cha, được sống trong cảnh gia đình sum vầy thế này. Tôi ngỡ cuộc đời như một giấc mơ. Hay đúng hơn là cuộc đời ai rồi cũng đến lúc sống đúng như một giấc mơ, khi đã cố gắng thật nhiều.

Từ chuyện bàn tay, mà cha chưa bế cháu Mỏ một lần nào. Không chỉ vì ánh mắt e dè của bà ngoại thằng Mỏ. Mà có lẽ ông tự ái (bệnh người già mà), ông muốn mọi người được vui. Và hơn hết ông thương thằng Mỏ, như bà ngoại nói “da cháu còn nhạy cảm, như thế là không tốt”. Tôi cũng chỉ im lặng. Vì nghĩ mọi thứ đều hợp lý. Hay tại vì cha là đàn ông (yêu thương để trong lòng), ít ra cha cũng không như bà ngoại, khi một ngày không ẵm thằng Mõ vài lần nũng nịu là ăn cơm không nổi.

Thế là cha tôi, ngày ngày lầm lũi ngoài khoảng sân nhỏ. Ông nấu nước Vằng (một loại lá cho người đẻ uống rất tốt), ông quét sân, thỉnh thoảng qua chỗ mấy ông già cùng khu phố ngồi chơi. Rồi lại thỉnh thoảng về ngắm thằng Mỏ. Vợ tôi còn bảo “ở nhà ông còn giặt cả tả, quần áo cho Mỏ”. Mặc dù có bà ngoại, hay mấy cô em vợ tôi, mà họ toàn giặt máy. Nhưng khi chưa kịp bỏ vào máy là ông lại bê đi giặt tay. Bà ngoại cũng không muốn ông phiền lòng, nên cũng đành im lặng. Nhưng tôi biết sau đó bà ngoại lại lén bỏ vào máy giặt lại, may mà bà không để cha biết….

Thời gian cứ thế trôi đi, cuộc sống bình lặng êm đềm. Nhưng tình cảm trong tôi đang dậy sóng, vì từ Cha thiêng liêng, mỗi lúc vợ hay bà ngoại bế thằng Mỏ đều chỉ vào tôi bảo “Gọi ba đi, ba ba, ba ba”. Thằng bé chỉ nhìn rồi cười, đáng yêu vô vàn vô tận.

Cho đến một ngày, khi tôi đang đi công tác tỉnh, vợ gọi điện “Chồng, về nhà đi, ông nội vào viện rồi”. Tôi về ngay, về liền. Cha tôi đứng lên chiếc ghế đẩu để phơi tả cho thằng Mỏ, bị trượt ngã. Khi tôi về đến nơi ông đã tỉnh, bác sĩ bảo chỉ bị chấn thương nhẹ, cần điều trị vài ngày là hết. Tôi thở phào. Bà ngoại và vợ nhìn tôi ái ngại.

Tôi về nhà lấy đồ cho cha. Tôi lục túi của ông. Một ít quần áo, một tút thuốc quê đã hút phần nữa. Và…một cuốn sổ, nhỏ bằng lòng bàn tay, màu nâu cũ kỹ, một chiếc bút được kẹp ở giữa. Tôi tò mò, tôi mở nó ra, mở ngay trang đang kẹp bút. Tôi đọc:

“Vậy là cháu nội tôi đã chào đời được một tuần. Nhìn con trai vui, mới biết mình đã già, đã sống hết phần đời mình mất rồi. Buồn vui lẫn lộn. Khi về bên kia gặp vợ, có thể an lòng. Nhưng mà sao già này buồn quá. Muốn được ôm thằng Mỏ vào lòng quá. Mà….Già này nhớ những tháng ngày xưa, khi vợ bỏ lại hai cha con ra đi, một mình nuôi con trai. Một mình bế nó trên tay, một mình cho nó uống sữa, một mình ru nó ngủ, trong đêm thâu. Ôi mới như hôm qua đây thôi, mà sờ lên mái tóc đã bạc trắng mất rồi. Con trai à, cháu Mỏ à, già này yêu hai cu lắm….Bàn tay chết tiệt này, sao mày lại giở chứng đúng lúc thế….”.

Tôi lật tiếp những trang viết đầu, những ngày tháng đầu:

“Vợ, anh nhớ em, nhớ nhiều…anh không có gì để ví được”….Em yên lòng, anh sẽ nuôi con, anh sẽ sống cho cả hai cuộc đời, anh sẽ làm được… “Vợ, anh không chịu được nỗi đau này…..” “Vợ ơi…”

Dài lắm, tôi đọc mãi, đọc mãi, đến lúc những dòng chữ ngoệch ngoạc của cha nhòa đi bởi nước mắt tôi nhỏ xuống. Tôi mới dừng lại. Cha viết nhật ký. Ông giấu tôi kỹ quá, giấu tài quá. Đàn ông như cây Lim cây Táu, mà tâm hồn ông như Liễu như Mai, rũ xuống vì yêu thương, rũ xuống vì tình cảm, rũ xuống vì cô độc. Ôi, cha già của con!

“Anh ơi làm gì lâu thế, đi đưa đồ vào cho nội thay đi, anh còn ngủ ư”. Vợ tôi kêu vọng lên lầu.

“Ờ…anh biết rồi….”. Tôi quẹt nước mắt. Gấp nhật ký của cha, bỏ lại cẩn thận. Tôi phải lén đi ra, bởi không muốn ai nhìn thấy mình đang khóc, rồi phi ngay xe tới bệnh viện. Cứ tưởng được làm cha, cảm thấu được nổi thương xót khi cha mình đã ở tuổi xế chiều. Nhưng mà, thực sự giờ tôi mới nghiệm ra một điều, là với cha mẹ, dù mình có đi mòn cả lối đời cũng không thể nào thấu hết những tình thương yêu mà họ dành cho con cái. Không thể hết được đâu. Cho nên, dù ở vị trí nào, cũng chỉ biết sống cho tốt, cho thật tốt, thế mà vẫn cảm tưởng như tình cảm mình đáp lại cho mẹ cha cũng chỉ là gáo nước giữa đồng khô nắng cháy mà thôi. Những hình ảnh về cha hiện lên trong đầu, mắt tôi đỏ ngầu hoen lệ, chứa chan.

“Cha…”, tôi mở cửa phòng bệnh viện.

“ Gì đấy cu con, cha đây mà, cha có trốn đi đâu chớ, cái thằng này”. Cha vẫn gọi tôi như thế. Cả phòng bệnh đông lắm. Cha tôi ngồi dựa vào tường, tay đưa gói bánh cho đứa trẻ con ai ở giường bên, cha bụm bụm vào má nhóc con đó.

Tôi chạy lại, mặc kệ ai nhìn, mặc kệ là gì đi nữa, tôi ôm lấy cha. Tôi quay mặt vào tường, cho những giọt nước mắt lăn chảy không ai thấy, tôi nói trong tiếng nấc: “Cha, xin lỗi cha, con đã quên……”

Bệnh viện âm thanh ồn ả vốn dĩ, mà sao tôi nghe yêu thuơng đập đầy nơi tim...
SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG ~:>

Phenguyen

  • Giao lưu và học hỏi
  • Sr. Member
  • ****
  • Bài viết: 135
  • Thanks 20
  • Thích gac cu
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Cuộc sống và những câu chuyện tiếp nối....!
« Trả lời #121 vào lúc: 01/12/2014 10:23:19AM »
Bài văn hay quá bạn đọc xong cam thấy tội nghiệp ông ấy quá
Sưu tầm giọng gáy sdt 0903779786

chipchip

  • Thủ Quỹ
  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 1046
  • Thanks 560
  • Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy....!
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Cuộc sống và những câu chuyện tiếp nối....!
« Trả lời #122 vào lúc: 12/06/2015 07:32:40PM »
Câu chuyện về cậu bé đánh giày. Vẫn có một lúc nào đó, vẫn có những suy nghĩ.... :(

Ông nhà giàu dạo bước – Trên phố quen hoàng hôn

Gặp chú đánh giày buồn-Lam lũ gầy khổ sở

Chú nhóc năn nỉ mời – Ông đánh giày cho con

Để kiếm vài đồng gầy – Mua cơm nuôi em nhỏ

………………

Chạnh lòng thương trẻ khó – Ông lơ đãng gật đầu

Có đáng là bao nhiêu – Vài ba đồng tiền lẻ…

Giày xong ông móc ví – Đưa tờ 200 ngàn

Chú bé cầm ngần ngừ – Ông chờ con đi đổi

5 đồng thôi ông hỡi – Đủ bữa tối hôm nay

Anh em con gặp may – Xin ông chờ một chút…

………………..

Đã qua 30 phút – Cậu bé không trở về

Ông lắc đầu : chán ghê – Trẻ nghèo hay gian lắm…

Cơm tối xong đứng ngắm – Trăng mới mọc gió hiu

Trong vườn hoa thơm nhiều – Quên bực mình trẻ gạt…

………………..

Chuông cửa reo, tiếng quá – Đi chỗ khác mà xin

Nghèo khổ biết phận mình – Lộn xộn tao bắt nhốt…

Ông thong thả cất bước – Thấy một nhóc gầy gò

Đang mếu máo co ro – Giống tên đánh giày đó…

……………….

Có việc gì đấy cháu – Từ từ nói ta nghe

Anh bảo vệ yên nha – Đừng làm trẻ con sợ …

Thằng bé con ấp úng – Hồi chiều nay anh tôi

Cầm tiền của ông rồi – Băng qua đường đi đổi

…………….

Chẳng may bị xe cán – Gãy mất chân rồi ông

“Một trăm chín lăm đồng” – Bảo tìm ông trả lại !

Anh tôi giờ nằm liệt – Chỉ muốn xin gặp ông …

Một lần nữa chạnh lòng – Rảo bước theo thằng bé

………………

Đến ổ chuột xập xệ – Gặp thằng anh đang nằm

Mặt xanh tái như chàm – Thở ra tuồng hấp hối

Nói gấp hơi như vội – Xin ông thương em con…

Cha mẹ đã không còn – Con đánh giày nuôi nó…

……………

Nay không may con khổ – Chỉ xin ông việc này :…

Cho em con đánh giày – Mỗi ngày cho ông nhé …

Kiếm lấy vài đồng lẻ – Mua cơm sống mà thôi …

Chợt thằng anh duỗi tay – Hơi thở lịm như tắt …

………………..

Ông già trào nước mắt – Ta sẽ lo em con

Cho ăn học bình thường – Như bao đứa trẻ khác

Cứ bình tâm an lạc – Bệnh viện tiền ta cho…

Thằng anh đã xuội lơ – Hồn bay về thiên giới

……………….

Nhân cách nghèo cao vợi – Môi nhợt thoáng nụ cười

Nó sống trọn kiếp người – Dù nghèo nhưng tự trọng

Bao người giàu-danh vọng – Đã chắc gì bằng đâu ! …

St.
SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG ~:>

Minhtri_cugay

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 808
  • Thanks 414
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Cuộc sống và những câu chuyện tiếp nối....!
« Trả lời #123 vào lúc: 13/06/2015 04:54:22PM »


  Chết mất thôi, đọc xong bài thơ ở trên thấy thương chú bé đánh giày quá. Chỉ tiếc là giờ thật giả nhiều khi khó phân biệt, muốn thương mà không biết tình thương đặt có đúng chỗ không?

donaldluc

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 637
  • Thanks 122
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Cuộc sống và những câu chuyện tiếp nối....!
« Trả lời #124 vào lúc: 14/06/2015 03:04:48PM »
Xã hội này bao nhiêu người nhìn bề ngoài hào nhoáng, sang trọng nhưng nhân cách thì có mấy người được như đứa trẻ đánh giày?
Cần gì phải kí.

Nguyên_mecugay

  • Cúc cù cu...
  • Sr. Member
  • ****
  • Bài viết: 169
  • Thanks 171
  • Cty TNHH CCR
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Cuộc sống và những câu chuyện tiếp nối....!
« Trả lời #125 vào lúc: 31/05/2017 01:33:25PM »
Đám cưới anh, em sẽ ném một viên gạch thật lớn vào hôn lễ, đúng lúc anh trao nhẫn cho cô dâu", ý tưởng này xuất phát từ một clip ca nhạc em từng xem. Nhưng, viên gạch ném đi, lỡ ai đó bị thương, chắc chắn lương tâm em không phút nào yên ổn, lỡ làm anh bị thương, em sẽ thấy trái tim mình nhỏ máu. Viên gạch vô tình rơi vào cô gái đang mỉm cười trong khăn voan trắng kia, em có thấy nhẹ nhàng hơn không? Cô ấy cũng như em, cũng yêu anh bằng cả tâm hồn mình, chỉ có điều, cô ấy là người cùng anh đi đến suốt cuộc đời, còn em thì không thể.
Hay là em sẽ trang điểm thật xinh, ăn mặc thật đẹp, nở nụ cười thật tươi đến chúc phúc cho anh? Em sẽ bình thản như một người bạn, như một người chưa từng có những kỷ niệm ngọt ngào cùng anh, như một người chưa từng vì anh mà khóc âm thầm trong bao nhiêu đêm không ngủ. Em thích ý tưởng này nhất. Nhưng cảm xúc luôn phản bội lại em. Em sợ bắt gặp sự quan tâm trong mắt anh khi anh nhìn cô dâu, em sợ bắt gặp nụ cười hạnh phúc của hai người, thế nào em cũng khóc.
Hay là đám cưới anh, em sẽ đến cùng người con trai đang theo đuổi mình, để có ai đó sánh vai đi bên em, để những người bạn chung của chúng ta không phải nhìn em với con mắt cảm thông, ái ngại. Nhưng, em lại không thể để cho sự ích kỷ và hiếu thắng của bản thân làm tổn thương một người luôn quan tâm đến em, luôn ở bên em, đưa khăn giấy cho em những khi em khóc vì anh.
Hoặc chọn cách là đám cưới anh, em sẽ uống rượu thật nhiều bởi em không thể phớt lờ sự quan tâm thái quá của những người bạn từng biết về mối quan hệ của anh và em, bởi em không thể không nhìn thấy nụ cười viên mãn của cô dâu và ánh mắt rạng ngời của chú rể. Em đã học được bài học cần yêu thương chính mình trước khi đòi hỏi sự quan tâm và yêu thương từ người khác. Anh vẫn nói: "Anh muốn luôn nhìn thấy em như ngày đầu chúng mình gặp gỡ, dịu dàng và cứng cỏi, bình yên và sâu lắng".
Cuối cùng em không trang điểm thật xinh, không uống rượu, không gây gổ và cũng không im lặng, bởi em.... ở nhà, ngồi tưởng tượng và viết blog, bận rộn với những việc chẳng đáng bận rộn cho qua một ngày vắng anh. Dù sao, em đang mơ giấc mơ làm cô dâu, đi bên anh trong một ngày nhiều nắng như hôm nay......
Chào bạn - hello - bonjour - привет - ¡hola - مرحبا - hallo - नमस्ते - Բարեւ Ձեզ - Hej - ສະບາຍດີ - 你好 - ciao  - こんにちは - merhaba - 안녕하세요 - здраво - γεια σας - cześć !

 

Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent