Khác với Sắc Nhật - một loài chim Di được phát triển thuần hóa và cho sinh sản từ nước Nhật mà từ đó chết tên gọi trên cả thế giới (dù hoang dã chúng đến từ Đông Nam Á, Trung Quốc), chưa ai tìm được lí do vì sao loài chim họ bồ câu xuất xứ Châu Phi này lại được người VN ta âu yếm gọi tên là cu .... Pháp !? (Bác Trelang gọi là Cu nhẫn, chắc có cái nhẫn ngay cổ nhỉ!)
Ringneck Dove là loài chim cảnh khá phổ biến ở Châu Âu và Châu Mĩ.
Một trong những lí do khiến nhiều người nuôi chúng là chúng hiền hòa, dạn người. Nuôi từ nhỏ có thể dạy cho đậu, cho ăn thoải mái trên tay, hay có thể gọi bay đến theo hiệu lệnh chủ.
Tuy thuộc họ bồ câu, nhưng kích thước nhỏ hơn và bay kém hơn nên Ringneck Dove thường được chuộng nuôi trong aviary (Bác Trelang nhà ta thì nuôi Cu gáy cũng trong Aviary), trong lồng lớn chứ không nuôi thả đua như bồ câu đưa thư --> Nó được nuôi giống như bồ câu cảnh.
Trứng chim - kích thước bằng trứng chim cút. Quá trình phát triển sinh lý, thời gian ấp, mớm y hệt chim bồ câu
Ringneck Dove cũng là loài chim được nhiều nhà điểu học quan tâm nghiên cứu lai tạo giống. Bởi lợi thế của loài này là đẻ đều và nuôi con giỏi, lại dễ bắt cặp nên dễ lai tạo nhiều màu sắc. Đến nay, ghi nhận có hàng chục màu chuẩn (standart colour) khác nhau để người nuôi sưu tập loài chim này.
Ngoài nuôi kiểng, chim còn được ưa chuộng sử dụng trong các tiết mục ảo thuật nhờ vóc dáng nhỏ, tính lành hiền nên khi được luyện tập rồi thì rất chịu đứng yên một chỗ, dễ đem giấu dưới các lớp vải, khăn hoặc trong các khe, hộp nhỏ đồ nghề của nhà ảo thuật.
Màu trắng và kem nhạt là những màu được ưa chuộng. Song, được đánh giá cao là khi màu thân thì càng nhạt mà vẫn giữ được viền cổ đặc trưng thật rõ, như thế này:
[img]http://static-p4.fotolia.com/jpg/00/08/82/11/400_F_8821136_42Xwtj5OD2z9gHJ5VM4PFVtJznpa7QJ1.jpg[/img]
Ngoài ra, các nhà điểu học còn thử nghiệm lai ghép Ringneck Dove với một số loài cu hoang dã để nghiên cứu kết quả di truyền phục vụ nhiều mục đích khoa học.
Ringneck Dove mái trắng đem ghép với Trống cu cườm (Cu gáy) hoang dã - Kết quả thế hệ F1, chỉ biết gù, không biết gáy gọi, gáy trận --> ẩn gen:
Đem ghép trống F1 này với Mái cu cườm hoang dã lần nữa, ra thế hệ F2:
Màu trắng gen ẩn ở thế hệ F1 đã được thể hiện ở thế hệ F2, biết gáy gọi, gáy trận và gù.
--> Nên các bạn thích cu gáy hàng độc rất cần cẩn thận khi sở hữu những con cu gáy có màu trắng trên thị trường hiện nay. Có thể chúng là dạng cu cườm hoang dã đột biến, mà cũng có thể chúng là kết quả lai ghép giữa cu cườm với các cá thể ringneck dove.
Chim làm tổ đơn giản trong các hốc rộng, dạng tổ mở (open), tha rơm rác lỏt tổ như bồ câu. Mỗi lần đẻ 2 trứng. Đa số trường hợp giới tính chim con ra đời 1 trống, 1 mái. Cá biệt các trường hợp lai ghép trùng gen có thể cho ra toàn mái hoặc toàn trống
Nuôi từ nhỏ các cá thể chim sống với nhau khá hòa thuận. Vào thời kì trưởng thành chim trống có thể đánh nhau để tranh giành mái. Hoàn toàn có thể nuôi tập thể trong chuồng rộng, nhưng cần thu xếp các ngăn riêng cho các cặp chim làm tổ.
Ghi nhận trong điều kiện nuôi riêng từng chuồng, các cặp chim sinh sản tốt hơn nuôi chung