(P2)
NHỮNG CHUYỆN KHÔNG NGỜ TỚI
Khu rừng cẫn chìm ngập trong không khí ban mai. Lũ khỉ vượn sau cơn ngái ngủ giờ đã náo nức nô đùa, chuyền cành từ nọ sang cành kia. Sóc đuôi cờ, đuôi đỏ ra khỏi tổ. Công đàn đã sà xuống bải cỏ. Những chàng công trống đã cất những tiếng kêu cảnh giác : " T.. ồ...! Tồ..! Tồ..!". Chúng đánh hơi thấy hơi người
Bỗng có tiếng kêu kéo dài: " Cho.. éc..!" tiếng con hoãng. Ông Giáp reo lên:
- Con hoẵng! chắc con Báo Vàng đã vồ được con hoẵng! Thả chó ra anh em ơi! Theo tôi!
Chó đàn được thả ra. Chú Bào và Chú Tín xách mác chạy theo Ông Giáp. Lên đến đầu đỉnh dốc họ nghe thấy tiếng người hò hét và tiếng chó sủa từ mái rừng phía làng Mít vọng tới. Bỗng tiếng con Báo Vàng, !!! đầu đàn săn hay nổi tiếng của ông Giáp, đang sủa vang lên mỗi lúc một gần về phía triền dốc. Còn tiếng chó đàn thì đang tụt lại sau xa. Cánh thợ săn vừa hò hét, vừa nổi cồng chạy tới eo núi mà họ đoán chừng con hoẵng sẽ vượt qua để sang làng Mít. Con hoẵng đụng đầu cánh thợ săn . Ông Giáp buông phóng một mác, nhưng hụt. Ngọn mác cắm vào thân cây ràng ràng, cán run lên bần bật. Con hoãng lao xuống dốc, bỏ xa đàn chó, xa cả con Báo Vàng. Chốc sau đã nghe tiếng chó sủa dọc theo con suối Nâu. Tốp thợ săn vẫn chạy đi chạy lại dọc triền núi. Một lúc lâu vẫn thấy tiếng chó rà quanh vùng suối Nâu. con Báo Vàng vừa sủa và tru. Thế này là con Báo Vàng rối hơi rồi ! Có thể con hoẵng lại chơi lối chặp hơi đây. Con Báo Vàng mũi rà sát đất như đếm từng lốt chân con hoãng, chạy lăm xăm về phía suối. Nó chạy đi chạy lại vài lần trên một đoạn đường dẫn xuống suối. Nó dừng lại bên bờ suối, ngẩng đầu lên, mũi phập phồng ngửi hít không khí, rồi hít hít lên các lá cây xung quanh. Nó quay lại, tìm luồng hơi trên suối . Ban đầu nó ngửi hít nước suối từ trên đổ xuống. Không có mùi hoãng. Nó lại rà mũi hít lên các tảng đá, các cành lá vươn ra suối. Vẫn không có mùi hoãng. con Báo Vàng trở lại chỗ cũ trong lúc đàn chó săn chạy quanh mái rừng sủa inh ỏi. Nó ngửi các mỏm đá và cành cây phía dưới suối. Bỗng nó cất tiếng sủa nhịp ba rất vang : "Âu ! Âu ! Âu ! " rồi nhảy phóc lên trên các mỏm đá, chạy xuôi suối mỗi lúc một nhanh. Ông Giáp reo lên:
Giỏi quá ! con Báo Vàng giỏi quá ! Nó lại tìm thấy con mồi rồi.
Lũ chó đàn nghe tiếng con Báo Vàng, cũng lao theo ra suối, chạy đuổi theo sau. Con Báo Vàng vẫn chạy xuôi theo suối, sau nó là chó đàn. Nó bơi về phía bờ suối dốc đứng, chỗ dòng suối gặp gò đất phải đổi dòng, bẻ ngoặt sang trái, khiến nước lũ đâm thẳng vào gò đất, làm thành bờ dốc thẳng đứng, nước còn xói sâu vào gò đất, khoét thành một cái hang rộng, để lại cửa hang một bãi đất bồi, lau lách và đót mọc kín. Chốc chốc con Báo Vàng lại táp nước, cất ba tiếng sủa. Khi con Báo Vàng tỳ mõm vào bờ đất, chưa kịp phóng lên thì con hoẵng từ sau hốc đất lao ra khỏi hang, leo ngược lên mái núi. Con Báo Vàng nhảy vọt lên, rượt theo. Khi chó đàn lên khỏi suối thì tiếng con Báo Vàng đã sủa réo rắt trên triền rừng
Tốp thợ săn tắt đường chạy lên đỉnh đốc, cố đón không cho con hoẵng chạy cắt sang phía núi bên kia. Nhưng không kịp nữa rồi, con Báo Vàng đang sủa đều đặn ba tiếng một đổ xuống dốc núi. Cùng lúc, ngược lại với tiếng con Báo Vàng đang xa dần thì tiếng chó đàn của ban săn bên làng Mít mỗi lúc nghe một gần. Ông Giáp chạy tắt tới, leo lên mô đất cao nhất trên đỉnh núi, đứng nhìn xuống các ngọn đồi mọc đầy cỏ tranh nôi nhau như bát úp chạy xuống tận chân làng Mít. Còn Chú Tín và Chú Bào vẫn theo bốn !!! đàn sau xa, đang leo lên phía eo núi, cùng lúc một con hoẵng khác bị đàn chó làng Mít săn, chờm chân chạy lên lối con hoẵng tốp ông Giáp săn vừa chạy qua. Nghe tiếng người nó vội quặt lại, đổ xuống làng Mít. Đàn chó săn của ông Giáp vừa tới nơi, gần như đụng đầu với con hoẵng ấy, liền bám theo rất sát, còn đàn chó làng Mít vẫn bám theo nhưng ở mãi phía sau. Chú Bào và chú Tín cứ theo tiếng bốn !!! sủa mà chạy rượt theo về dẫy rừng đầu làng Mít. Trong lúc đó, con Báo Vàng đã đuổi con hoẵng xuống cánh đồng trồng khoai cuối làng này. Từ trên cao nhìn thấy dưới xa kia, giữa cánh đồng làng Mít con hoẵng đang nhảy loi choi trên các luống khoai, con Báo Vàngchỉ còn cách nó chừng tầm đòn gánh là cùng. Các bà, các chị đang làm đồng, kẻ cuốc, người cào lăm lăm, hăm hở lao đến, hét hò inh ỏi. Nhưng đáng ra cần phải đón đầu con hoẵng, buộc nó chạy ra đồng thì họ lại đuổi nó trở lại vào rừng. Từ trên dốc cao, Ông Giáp gọi vọng xuống:
- Bà con ơi, cứ để cho nó ra đồng, ra sông !
Nhưng các bà, các chị làm cỏ khoai thì hiểu gì chuyện săn bắt. Bọn họ đua nhau kẻ thì hò hét, người thì la làng như cháy nhà. Khi ông Giáp xuống đến nơi thì con hoẵng đã mất hút vào truông rậm. Còn con Báo Vàng thì bỗng nhiên không hiểu vì cớ gì, đang ngồi xổm trên hai chân sau, nhìn về xóm vừa sủa, vừa tru từng chặp dài. Chợt có người xách cán cuốc chạy tới con Báo Vàng, vừa chạy người này vừa hô to:
- Bà con ơi, tránh xa ra ! Chó dại ! Chó dại !
Con Báo Vàng không ngồi mà sủa nữa, nó vùng dậy, lao ra ruộng khoai theo lối con hoẵng chạy lúc nãy, phóng đi như một mũi tên. Chốc sau đã lại nghe tiếng nó sủa gióng giả ba tiếng một trong truông rậm. Ông Giáp phân bua với bà con làng Mít:
Không phải chó dại đâu. !!! nhà tôi đấy. Nó vừa săn con hoẵng xuống đây. Nó là con Vàng Bớt đen của ông Kỳ Cẩm hồi xưa ấy mà.
Người vác cuốc định đánh nó lúc nãy như chợt hiểu ra. Anh ta ồ lên một tiếng, rồi nói:
!!! mà bác đổi của ông Kỳ Cẩm một con bê đấy à? Sao bây giờ trong nó lạ thế hả bác? Nó khôn lắm đấy ! Hay là nó nhớ chủ ? Ông Kỳ Cẩm đang ốm nặng mà.
Loài chó vốn nhớ đường, nhớ ngõ rất dai. Con Báo Vàng cũng thế, tuy đã xa làng Mít, xa nhà ông Kỳ Cẩm ngót nghét một năm, nhưng những đường đi, lối lại trong làng, cả trong rừng thuộc địa phận làng Mít nó vẫn còn nhớ như in. Hôm nay khi đuổi con hoẵng qua làng Mít, bỗng một ngọn gió đông nam thổi qua đưa đến mũi nó những thứ mùi quen thuộc từ ngôi nhà ông chủ cũ: mùi khói bếp, mùi chuồng lợn, mùi thuốc bắc mà ông Kỳ Cẩm thường uống mỗi lần ông bị ốm. Và cả mùi ông già, mùi mồ hôi dầu nhưng rất nặng như lâu ngày không tắm giặt, hơi ẩm ướt, có pha lẫn mùi ngải cứu, hành hoa, hương nhu... Đúng là mùi người ốm. Nó nhớ rất rõ, hễ bao giờ ông Kỳ Cẩm nằm đắp chăn, bất tỉnh nhân sự thì người ông tóat ra mùi này đây. Thế là trong phút chốc nó bỗng thấy vừa nhớ nhung quyến luyến chủ cũ, vừa sờ sợ. Nó lại đang đuổi theo con hoẵng, thành thử nó đành ngồi xuống gửi về nhà chủ cũ, gửi về cho mẹ và đàn anh em nó những tiếng tru kéo dài
Ông Giáp chạy theo con Báo Vàngvào tận trong truông rậm rồi cất tiếng :
Báo Vàng ! Huầy... huầy... huầy... !
Con Báo Vàngdùng phắt trong khoảnh khắc, quay sang nhìn ông chủ. Rồi như vui mừng và tin tưởng, nó nhảy lên, sủa réo rắt, rồi lại lao nhanh về phía trước.
Ông Giáp tắt đường chạy ra lối xóm để vượt lên đầu dốc truông rậm đón đầu con hoẵng, buộc nó chạy về phía sông. Chạy được một đoạn thì ông gặp cô con gái của ông Kỳ Cẩm, tay xách mấy cái gói bằng lá chuối khô, đang hớt hải đi ngược trở lại phía ông. Thấy ông Giáp, cô gái dừng lại, cô vừa khóc, vừa kể lể :
Thầy cháu ốm nặng lắm, sợ khó qua khỏi. May mà gặp chú, chắc số thầy cháu chưa... Nhờ chú quá bộ vào xem mạch cho thầy cháu...
Ông Giáp bỏ dở cuộc săn, theo cô gái vè nhà ông Kỳ Cẩm. Thấy ông Giáp, bà Kỳ Cẩm mưng mừng tủi tủi, nói trong nước mắt:
Ông nhà tôi cứ nhắc bác mãi. Thế là trời xui đất khiến may ra được gặp thầy gặp thuốc. Bà dẫn ông Giáp đến bên giường người bệnh, cầm tay chồng đặt lên tay ông Giáp - Ông có nhận ra ai đây không ?
Ông Kỳ Cẩm vẫn còn tỉnh táo, chỉ có tiếng nói hơi đứt quãng :
Thế là tôi... được... gặp... bác... Tôi biết thế nào... bác... cũng...
- Để tôi bắt mạch cho bác ! - Ông Giáp nói - Cố mà ăn uống, thuốc men vào. "Đói rau, đau thuốc " mà, đừng lo...
Ông Kỳ Cẩm vẫn thều thào trò chuyện :
- Bác... bác... gái cháu... Dũng khỏe... không ?
- Cám ơn bác lắm lắm ! Mẹ con bà nhà tôi khỏe.
Con Vàng Bớt... Đen... lúc nãy như tiếng nó... sủa...
Nó đang săn hoẵng ngoài truông.
Tôi... tôi... chắc... không... qua... khỏi...
- Bậy nào ! Cố mà thuốc men, ăn uống vào !
Ông Giáp bắt mạch cho ông Kỳ Cẩm xong, tay trái ông bóp lấy trán, còn tay phải thì nắm tay người ốm có vẻ đắn đo cân nhắc một điều gì đó. Rồi đến bên bàn mở gói thuốc bắc gói bằng lá chuối khô mà cô gái vừa mang về ra xem. Ông quay sang hỏi bà Kỳ Cẩm :
Nhà còn nhung hươu không bác gái ?
Không còn ! - Bà giá trả lời. - Còn một ít bán cho ông đồng bồ dạo tháng năm. Tưởng mùa săn này sẽ kiếm cái mới, ai ngờ...
- Bảo cháu ra nhà tôi mà lấy một ít ! Ông Giáp nhìn bà một lúc rồi nói tiếp. - Bác đừng hoảng hốt làm gì, chỗ bà con, người nhà tôi xin nói thật, bệnh tình của bác trai nguy kịch lắm. Đừng thuốc thang ở những thầy lang băm, cũng đừng cúng bái, đồng bóng mà tiền mất tật mang.
Bà già và cô con gái sụt sùi khóc.
Bịn rịn với người ốm, mãi tới lúc một thợ săn của làng Mít đến, ông Giáp mới sực nhớ tới chuyện săn hoẵng. Người thợ săn này nói :
- Anh em chưa biết tiến thoái cách nào thì có người mách rằng bác ở đây. Thế này ạ. Bốn !!! bên bạn săn chúng em, với bốn !!! bên bạn săn của bác cùng săn một con hoẵng. Con hoẵng đã đổ rồi, nhưng cả hai bạn săn còn lúng túng, chưa biết phân xử thế nào. Muốn nhờ đến bác ạ !...
- Chú chạy về trước đi, tôi ra ngay đây ! - Ông Giáp dặn dò bà Kỳ Cẩm cách sắc thuốc, rồi đến bên giường bệnh từ biệt ông Kỳ Cẩm. - Bác nằm nghỉ nhé. Tôi đi ra ngoài bờ sông với cánh thợ săn một lát.
Ông Giáp vội vã đi về phía bến sông. Từ xa thấy cánh thợ săn đang hoa tay múa chân có vẻ tranh cãi to tiếng. Ông gọi to :
- Chú Bào, chú Tín ơi ! Không phải con mồi của ta đâu ! Con mồi của ta con Báo Vàng đang theo. Con này là của anh em bên làng Mít.
Chú Bào và chú Tín chưng hửng một lúc, rồi xoa tay làm lành. Chú Bào nói :
- Bé cái nhầm ! Anh em thể tất cho nhé !
Cánh thợ săn tất thảy đều cười khề khề. Họ lôi đãy ( cái túi đựng trầu thuốc của đàn ông hồi xưa ) lấy trầu thuốc ra mời nhau. Bác chủ bạn săn làng Mít nắm lấy tay ông Giáp, nói
Giá anh nhận lời làm chủ bạn săn của chúng tôi thì hôm nay vui biết bao nhiêu. Thế nào cũng mời anh, mời anh em về chỗ chúng tôi đã.
Ông Giáp cám ơn, cố từ chối mãi vẫn chưa rút ra được. May sao lúc ấy con Báo Vàng từ đâu chạy xộc đến như một con báo. Đàn chó săn của bạn làng Mít dựng ngược lông gáy lên, xúm vào nhau, chìa những cái mõm đầy răng nanh ra gầm gừ. Nhưng con Báo Vàng không để ý, nó chạy tới ông chủ, cắn giật giật ống quần ông, lôi về hướng nó vừa chạy tới. Nó nhả ống quần ông chủ ra, chạy đi một đoạn rồi quay lại nhìn ông, hình như để xem ông chủ có đi theo không. Cánh thợ săn ngạc nhiên nhìn theo con Báo Vàng. Ông Giáp nói với bác chủ bạn săn làng Mít :
- Anh em cho hôm khác nhé ! Để chúng tôi đi theo con Báo Vàng xem có chuyện gì. Có thể nó đã cắn chết con hoẵng.
Ông Giáp và hai bạn săn của ông chào cánh thợ săn làng Mít, rồi chạy theo con Báo Vàng. Con Báo Vàng chạy men theo bờ sông, xuôi xuống mãi vạn Chài. Ở đấy có bốn chiếc thuyền mui đang đậu. Thấy tốp thợ săn từ xa, Bốn chủ thuyền ra khỏi mui thuyền, đon đả hỏi :
- Các bác đi săn à ? Có thấy con mồi nào chạy qua đây đâu ?
Con Báo Vàng chạy tới một chiếc thuyền, nó ngồi trên bờ, nhìn xuống sông sủa như sủa kẻ trộm ban đêm. Ông Giáp nhìn chủ thuyền, nói nhẹ nhàng nhưng nghiêm nghị :
- Các bác đã đập chết con hoẵng rồi còn gì ? Nào, đưa nó ra đây rồi anh em cùng vui, đi đâu mà thiệt.
Ông chủ thuyền vẫn chối, nhưng vẻ cười cợt cho dễ nói :
- Giấu các bác làm gì. Nào, xin mời các bác xuống thuyền uống nước đã. Nếu như con hoẵng đã chết thì đâu có đấy, vội gì.
Ông chủ thuyền lao đòn noi vào bờ, mời khách lên thuyền. Ông Giáp đang định xuống thuyền thì con Báo Vàng lao ra sông. Nó bơi quanh cái sào cắm neo thuyền vừa đớp nước vừa sủa. Bấy giờ ông chủ thuyền mới cười nhạt, đi tới bên cây sào cắm thuyền. Ông nói :
- Đâu có đấy mà. Thử !!! nhà bác một chút. Nó khôn thật !
Vừa nói ông vừa nhổ cái sào cắm neo thuyền lên. Khi gốc sào lộ lên mặt nước thì con hoẵng cũng nổi lên theo. Thì ra cánh chủ thuyền đã đập chết con hoẵng, họ buộc vào gốc sào, cắm neo xuống nước. Ông Giáp trách :
- Chỗ anh em, bà con cả, sao lại nỡ làm thế này. Khéo không các bác lại đập chết cả !!! quý của tôi chứ lại.
Ông chủ thuyền bên cạnh, nói xen vào, vẻ ăn năn :
- Chúng tôi biết nó là !!! của bác, không ai nỡ giết nó đâu. Quả là nó khôn thật. Hễ thấy ai đó cầm que hoặc cầm lấy sào thuyền là nó bỏ chạy rất xa. Nhưng hễ thấy tay không, nó lại xán lại, sủa liên hồi. Thực lòng anh em tôi không ai dám nuốt trôi con hoẵng của bác đâu. Nếu có máu tham thì chúng tôi đã chèo thuyền đi rồi !
Ông Giáp cười :
- Vậy thì cám ơn anh em. Được thế là ta hiểu nhau. Có điều nếu như các bác có chèo thuyền về biển, !!! này cũng bơi theo cơ đấy. Thôi thế này nhé. Chúng tôi xin con hoẵng và xin mời anh em cùng về nhà tôi, ta uống rượu cho vui. ( Nghe mà thèm quá )
Cánh chủ thuyền cám ơn nhưng lấy cớ đường xa, lại đã gần tối nên xin cáo.
Ông Giáp chào cánh chủ thuyền, rồi gióng một hồi ba tiếng cồng. Chú Bào và chú Tín kiêng con hoẵng lên vai đi trước, ông Giáp theo sau, chốc chốc lại gióng ba tiếng cồng. Con Báo Vàng vẫn đi dưới con mồi của nó, Đoàn đi săn vượt qua một con núi để trở về làng đúng vào lúc mặt trời gác núi. Có tiếng một con Sói lửa đực sủa gọi đàn trên đỉnh Hòn Sót. Lên đến đỉnh eo núi, con Báo Vàng quay lại, nhìn về làng Mít, cánh mũi phập phồng. Nó ngồi xổm xuống, sủa lên mấy tiếng âm điệu kéo dài và rất buồn.
Lửa thui hoẵng nổi lên. Cánh thợ săn xúm vào lo làm thịt hoẵng. Đàn chó như thường lệ, con nào con nấy đến bên ổ rơm, đi quanh nửa vòng tròn rồi nằm vào ổ.
Con Báo Vàng cũng đến bên ổ, nó nằm gác mõm lên vành ổ, cánh mũi luôn luôn phập phồng. Rồi nó lại đứng lên, ra khỏi ổ, đi quanh sân vẻ xốn xang. Nó trở lại vào ổ, nằm gác mõm lên thành ổ, mắt nhìn xa vời.
Thịt hoẵng đã làm xong. Cuộc vui của cánh thợ săn trước lúc chia tay nhau ra về bắt đầu. Vẫn như thường lệ, đàn chó săn được chủ ưu ái, cho ăn uống no nê. Riêng con Báo Vànghôm nay được Ông Giáp biệt đãi hơn, ngoài phần ăn thường lệ, nó còn được nhận thêm một đĩa thịt tái.
Cuộc vui bắt đầu được một lúc thì bác chủ bạn săn làng Mít đến, xách đến ba phần thịt. Phần thịt không nhiều nhưng tấm lòng nghĩa tình thì lớn. Đích thân bác chủ bạn săn đi tắt đường rừng mà đến, không phải là chuyện lệ làng bình thường. Ông Giáp mời khách cùng dự tiệc vui. Ông kể lại những chuyện về con Báo Vàng: chuyện nó ngồi xổm nhìn về nhà chủ cũ mà sủa, chuyện nó giữ con hoẵng mà cánh chủ thuyền đã giết chết ở Vạn Chài, cả chuyện nó bất chợt ngồi xổm trên đỉnh eo núi nhìn về làng Mít mà sủa.
Chuyện đang vui thì nghe tiếng con Báo Vàng sủa váng lên, giọng vui vẻ ngoài sân. Bà Giáp vội vã ra đón khách. Cô con gái ông Kỳ Cẩm đã vào đến hiên nhà. Cô cất tiếng trước giọng nghèn nghẹn.]
- Cháu chào các bác, các chú.
Ông Giáp buông đũa, bảo bè bạn:
- Các vị cứ tiếp tục cho. Tôi xin có việc một lát ! - Ông đứng lên, đến bên các hộc thuốc, gọi cô gái đến - Thế nào, bệnh tình thầy cháu thế nào ?
- Uống thuốc thang chú cắt được một nước, thầy cháu có vẻ tỉnh táo hơn. Đòi ăn và thầy cháu ăn được vài thìa cháo.
Ông cắt một vài lát nhung mỏng, gói vào giấy bản đưa cho cô gái, dặn :
- Nhung không cốt để chữa bệnh mà cốt giữ sức. Nếu thầy cháu ăn được cháo rồi thì thái mỏng vào cháo. - Ông đưa cho cô gái một cái gói nhỏ khác - Còn đây là một ít sâm. Nếu thầy cháu quá mệt thì cắt một lát bằng nửa miếng cau, hãm độ nửa chén uống rượu nước, cho thầy cháu uống. Cẩn thận, đừng cuống quýt mà đổ cả nước sôi lẫn bã sâm vào mồm ông già đấy.
Bà Giáp nài nỉ cô gái ở lại, nhưng nom cô xốn xang như kiến bò trên chảo nóng. Cô nói rấm rứt :
- Thầy cháu mệt lắm. Cho cháu về để kịp thuốc thang cho thầy cháu.
- Này, cháu ! - Bác chủ bạn săn làng Mít bỗng gọi. Chờ bác, bác đưa về. Không được đi đường rừng một mình.
Bác chủ bạn săn làng Mít đứng dậy, sửa soạn ra về. Ông Giáp nhìn khắp lượt bốn bạn săn của mình. Chú Tín như hiểu ý, nói :
- Để tôi cùng đi, nhân đưa phần cho mấy bác chủ thuyền.
Chú Tín xách lấy cái nạnh lưng con hoẵng. Còn ông Giáp thì trao cho bác chủ bạn săn một chai rượu cao hổ cốt, bác nói :
- Anh em mình bây giờ đôi khi đã thấy đầu gối long long. Xin biếu anh, khi nào thấy xương cốt nhức nhức thì uống.
Vợ chồng ông Giáp tiễn ba người ra tận cổng. Con Báo Vàng chạy theo chân cô gái tới tận cuối cánh đồng mầu, ông Giáp gọi mãi nó mới chịu quay lại. Cuộc vui lại tiếp tục, nhưng không khí hăng say, náo nức của một ngày săn thắng lợi buổi đầu bữa tiệc, giờ được thay vào sự đằm thắm, sâu lắng, ân tình. Nhân chuyện con Báo Vàng đã cách biệt hàng năm ròng vẫn còn nhớ về chủ cũ, ông Giáp chợt nhớ đến, nghĩ đến chuyện đời, chuyện con người mà ông từng thấy. Ông trở lại với chuyện chém chết con hổ bạc mày cướp lại xác bạn - Ông Cầu - Và chuyện ông Trương Báu phản bạn
Bấy giờ ông Giáp cùng hai người bạn là ông Cầu và ông Báu chung nhau làm một cái rẫy. Rẫy lúa của hộ tốt lắm. Khi lúa bắt đầu chín, họ làm ba cái chòi ở ba góc rẫy để canh lợn rừng. Chòi rất cao, hổ không thể nhảy tới, lại có cửa đóng mở mỗi lần chui lên chui xuống. Đêm đến họ giao hẹn nhau hễ chòi này cất tiếng đuổi thú hoặc đánh một hồi mõ thì hai cái chòi kia phải lên tiếng đáp lại để báo cho nhau biết. Nếu chòi nào im lặng có nghĩa là chủ chòi đã gặp nạn, hai chòi kia sẽ đến ứng cứu. Một hôm ba bạn rẫy vẫn đi gác lúa như thường lệ. Đêm gần về khuya, ông Giáp đã ngủ say. Bỗng !!! cắn lấy tay áo ông giật mạnh. Ông choàng dậy nhìn xuống chòi, vì chòi đang rung lên như bị bão. Dưới chòi con hổ bạc mày đang từng nấc, từng nấc leo lên cái cột ngay chỗ cửa lên xuống. Thông thường thì hổ chỉ biết trèo cây lúc còn bé. Riêng con hổ này thì leo trèo như mèo. Một tay Ông Giáp giật lấy mác, tay kia xúc một gàu lửa than trong cái bếp bên cạnh, nâng cửa chòi lên, nhằm cái mặt có hai con mắt ánh vàng như *** chai, trút xuống. Con thú kịp hất mặt, gầm lên, nhảy phịch xuống đất rồi biến mất. Ông vớ lấy dùi mõ gõ một hồi. Hai bạn chòi gióng mõ đáp lại. Ông bước ra ngoài sân, nói vọng sang hai chòi bạn:
- Anh em ơi ! Xem chừng cửa giả cẩn thận đấy. Hổ vừa leo lên cột chòi của tôi. Đừng ai xuống đất đấy. Tôi đã đuổi nó đi rồi.
Ba người chuyện trò với nhau một lúc nữa rồi trở vào chòi. Ông Giáp lại gieo mình xuống dát chòi, rồi ngủ thiếp đi. Khi tỉnh dậy ông thấy !!! đang quay đầu về phía chòi Ông Cầu sủa liên hồi. Ông xách mõ gióng một hồi. Có tiếng mõ ở chòi ông Báu đáp lại. Còn chòi ông Cầu thì im ắng. Ông lại gióng mõ lần nữa. Vẫn chỉ có chòi ông Báu đáp lại. Ông sinh nghi, ra khỏi chòi gọi vọng sang chòi ông Cầu:
- Bớ anh Cầu ! Anh Cầu có thức không đấy ? - Vẫn im lặng không có tiếng đáp lại. Ông Giáp lại gọi sang ông Báu. - Bớ anh Báu, đến chòi anh Cầu với tôi. Tôi nghi có chuyện chẳng lành. !!! của tôi nó nhìn sang chòi anh ấy sủa gay gắt lắm.
- Vâng ! - Ông Báu đáp - Tôi xuống ngay đây.
Ông Giáp giật cái mác bằng, lưỡi dài chừng hai gang tay, bằng thép mỏng, to bản, sắc như nước, cán dài như cán dao phát bờ, bế !!! đầu đàn xuống chòi. Ông vỗ vỗ lên đầu !!! ra hiệu bảo nó im lặng rồi đến bên gốc cây, nơi đã giao hẹn gặp từ trước, đứng chờ ông Báu. Chờ một lúc chẳng thấy ông Báu đâu cả. Bây giờ ông mới chợt hiểu " Hừ, cái thằng khốn nạn đã bỏ bạn ".Đúng là ông Báu đã xuống chòi trước ông lặng lẽ lén về làng rồi. Đứng dưới gốc cây một lúc nữa, một nỗi căm giận kẻ phản bội trào lên trong ông. Giờ một mình có nên liều đến với con thú dữ đang say mồi trong đêm tối không? Ông lắc đầu, gạt phắt ý nghĩ hèn nhát ấy đi, xách mác bằng đi về phía chòi bạn. Cái chòi ông Cầu đang rung lên bần bật. Đêm đầu tháng, trăng đã lặn, trời tối nhờ nhờ, ông nghe thấy tiếng nước nhỏ tí tách trên lá chồi, lá lúa. Ông đưa bàn tay ra hứng rồi đưa lên mũi ngửi. Có mùi tanh. Máu của bạn ông đã đổ. Vừa thương bạn, vừa giận kẻ phản bội và căm thù con thú dữ, người ông nóng ran lên. Ông ẩn mình vào cụm chồi cây tốt bên cái cột chòi sát cửa, mác bằng giơ cao, chực sẵn. !!! biết ý, cũng chui vào bụi chồi cạnh ông. Ông chắc mẩm thế nào con hổ cũng tụt xuống cột chòi này. Nhưng không. Nó lách cửa chòi, ném xác ông Cầu xuống trước, rồi từ trên chòi nhảy phốc xuống. Ông đang nghĩ rất căng để tìm cách khác. Còn con hổ thì đang ham mồi, không để ý đến xung quanh. Vừa nhảy xuống đất nó đã chồm lên xác người chết. Rất nhanh, ông Giáp giơ mác bằng quá đầu, giáng một nhát sấm sét xuống, tiện ngang sống lưng con hổ. Con hổ nằm vật xuống đất. Bỏ con hổ đã chết ở đấy, ông lau nước mắt, vác xác bạn về nhà...
Chuyện !!! mến chủ, chuyện con người phản bạn lúc hoạn nạn đến với ông. Nhen lên cùng một lúc bao nhiêu tình cảm trái ngược nhau : cảm phục, mến yêu, óan ghét, trách móc. Nhân có chén, ông nói với các bạn thợ săn :
- Tôi có bài thơ, đọc anh em nghe nhé ! - Rồi ông đọc :
" Khuyển nhi mãi khứ cánh vô than
Do phụ y y cựu chủ nhân.
Đa thiểu đắc tân vong khứ cựu.
Nhân tình bất cập khuyển tình chân "
Ông giảng giải :
- Ý tứ bài thơ là thế này : " Chó đã bán đi rồi, chẳng còn chút ràng buộc gì, vậy mà nó vẫn đinh ninh nhớ chủ cũ. Còn con người, bao nhiêu kẻ được mới nới cũ, tình con người không bằng tình !!! là chuyện có thật ! ". Thế đấy. Con người phải sống cho phải đạo để vượt lên trên con thú không phải dễ.
Cánh thợ săn gật gù tâm đắc. Chú Bào đặt đũa xuống, cầm lấy chén rượu, nâng lên một lúc, còn ngẫm nghĩ điều gì mãi mà chưa nhấp. Rồi chậm rãi, chú nói
- Một lời chê trách, một lời khuyên răn, vừa ngọt ngào nồng ấm, vừa cay đắng thấm thía, hơn cả rượu nồng.
Ông Giáp cười hiền lành :
- Chú quá khen. - Rồi ông nói - Này, ta ngồi quá lâu rồi đấy. Thôi ta ngừng kẻo đàn bà, con trẻ mong
Tối ấy Ông Giáp và cậu con trai ngủ rất say. Thằng Dũng bật dậy khi nghe một tiếng chó tru dài ngoài sân. Cậu đỡ cửa bước ra ngoài. Giữa sân, con Báo Vàng đang ngồi trên hai trên chân sau, đầu cất cao, nhìn ra cổng mà tru từng chập. Thằng Dũng mắng con Báo Vàng:
- Báo Vàng, vào ổ !
Con Báo Vàng ngoan ngoãn vào ổ. Thế là không phải có thú dữ rồi. Thằng Dũng nghĩ thế. Có khi động trời. Đến hoãng, chó sói, hổ, báo... động trời cuũn phải kêu cơ mà.
Dũng trở vào nhà ngủ lại. Còn Ông Giáp thì nhân có chén rượu say, ông ngủ li bì cho đến sáng. Sáng ra, ông mở cửa ra sân sớm. Thấy cái ổ con Báo Vàng trống không, ông hốt hoảng gọi con trai:
- Con Báo Vàng đâu rồi hả con ?
- Con không rõ. - Thằng Dũng ngồi bật dậy đáp. - Hôm qua nghe tiếng nó tru, con mở cửa ra thì thấy nó đứng giữa sân. Con đã bắt nó trở lại vào ổ rồi cơ mà.
Ông Giáp chạy ra vườn rồi ra cổng. Cánh cổng mở toang. Ông hú gọi mãi chẳng thấy con Báo Vàng đâu. Trở vào nhà, ông trách con :
- Mày vô tâm quá. Sao hôm qua không gọi bố ; lại quên cả cài cổng. Không khéo hổ bắt mất !!! rồi.
- Không có hổ đâu bố ạ. - Thằng Dũng quả quyết - Chó đàn vẫn nằm nguyên trong ổ rơm cơ mà.
Cả hai bố con Ông Giáp cùng chạy bổ đi tìm con Báo Vàng. Họ ra khỏi cổng, cúi gập xuống nhìn kỹ ở các luống ngô quanh vườn xem có lốt chân hổ không, không thấy có lốt hổ. HAy là nó ngửi thấy hơi hoãng về gần làng, đã lẻn đi săn một mình. Ông Giáp nghĩ thế, rồi bảo con :
- Thôi ! Có lẽ nó đi săn rồi! Ta vào nhà.
Quả là thỉnh thoảng con Báo Vàng cũng trốn nhà đi săn một mình thật. Còn nhớ hôm đầu tiên xảy ra chuyện con Báo Vàng trốn đi, Ông Giáp cũng đã hốt hoảng tìm kiếm nó suốt buổi, cứ tưởng nó trốn về nhà chủ cũ. Mãi đến trưa có mấy người đi rừng về mách với ông rằng, họ nghe thấy tiếng chó săn hoẵng ở trên Hòn Cấm, bấy giừo ông mới yên tâm. Và thật không ngờ, tối hôm ấy lúc cả nhà ông đang mong ngóng con Báo Vàng trở về thì bỗng ông Cò và ông Đông xóm Vạn khiêng một hoẵng đi vào cổng nhà ông. Sau họ là bọn trẻ con cười reo ầm ỹ. Hai người đặt con hoẵng xuống sân cùng lúc con Báo Vàng chạy xộc vào, vẫy đuôi mừng rối rít, quẩn quanh bên chân ông chủ. Ông Giáp ngạc nhiên, chạy ra hỏi thay lời chào khách :
- Hoẵng đâu thế hả các bạn?
- !!! của anh săn đấy. Chờ mãi chẳng có người đến nhận.!!! lại cứ bám lấy. Mãi sau bọn trẻ chăn trâu mách mới biết !!! nhà anh.
- Thế mà chẳng thịt đi. Tôi có công cán gì mà khiêng con mồi vào đây?
Bậy nào? - Ông Cò nói - !!! nhà anh săn lại không phải của anh là thế nào? Chả lẽ con hoẵng điên, chạy đến cho chúng tôi đập chết chắc?
Chủ và khách cùng cười vui vẻ. Ông Giáp bảo
- Thôi, đã thế thì thế này, nhóm lửa lên, thui đi! Hai anh một nửa, tôi một nửa. Bên Vạn, ai có phần săn thì tuỳ hai anh
Lần khác nó theo bọn trẻ chăn trâu bỏ biền biệt suốt cả ngày. Bấy giờ vào thời kỳ sói lửa, còn gọi là chó rừng, ghép đôi. Hôm ấy một cặp sói lần vào rẫy vồ và cắn chết một con bê sáu tháng tuổi. Trong khi lũ trẻ chăn trâu bò mải bận bịu với con bê xấu số thì con Báo Vàng lao theo cặp sói lửa. Cặp sói vùng chạy. Con sói lửa đực chạy trước, con sói lửa cái đang chạy, chốc chốc lại quay nhìn con Báo Vàng. Cả ba con vật im lặng đuổi nhau vào rừng. Mãi một lúc rất lâu bọn trẻ mới nghe một tiếng sói rú trên Hòn Cấm. Bọn trẻ hốt hoảng bảo nhau quành trâu bò ra đồng trống. Nhưng chúng lại quên khuấy chuyện con Báo Vàng đuổi theo đàn sói lửa. Chiều đến con Báo Vàng về nhà, lông lá bù xù, đầu và vai xây xát, nó cắn lấy gấu quần Ông Giáp, lôi đi. Ông Giáp và cậu con trai xách mác đi theo nó vào tận Hòn Cấm. Đây là một khu rừng đầu nguồn nước, được khoanh vùng, cấm chặt phá nên cây cối rậm rạp, nhiều cây to. Con Báo Vàng dẫn bố con Ông Giáp đến một bãi đất cạnh cây lim bộng. Họ kinh ngạc thấy một con sói lửa đực lực lưỡng đã bị nó cắn chết nằm dài trên bãi cỏ
Nhưng lần này, mãi không thấy con Báo Vàng trở về
Mất ba ngày liền tìm kiếm hết rừng ngang núi dọc vẫn không thấy tăm hơi con Báo Vàng. Thế là mùa săn này lại đành treo cồng, gác mác. Cho đến bao giờ mới lại tìm được một !!! đầu đàn hay? Cánh thợ săn buồn lắm
Sáng ấy đi chợ về, bà Giáp mua về một thẻ hương, một chai rượu. Vừa đặt thúng xuống, bà đã trao các thứ cho chồng. Bà nói:
- Mình vô tình quá. Mải tìm chó tìm mèo mà không biết ông Kỳ Cẩm đã qua đời
Đang ngồi co chân trên chõng, ông Giáp nhảy xuống đất, đỡ lấy thẻ hương, chai rượu, hốt hoảng hỏi
- Nhà nói gì thế? Ông Kỳ Cẩm mất rồi à? Bệnh ông già có nặng thật, nhưng bệnh già, không thể chết nhanh thế được
- Thì người làng Mít bảo thế. Ông ấy mất đã ba hôm rồi. Hôm nay là ngày dựng nhà mồ cho ông cụ
Ông Giáp thở dài
- Tội nghiệp chưa! Tôi cũng tâm bất tại thật
- Thẻ hương, chai rượu đây. - Bà Giáp nói. - Đã không gặp, không đưa ông ấy ra đồng được, thì nhà vào viếng mộ ông ấy gọi là cho trọn tình, trọn nghĩa
Cơm nước xong ông Giáp khăn áo lên đường. Mãi chiều tối ông mới về, và một chuyện thật không ngờ. Lúc ông về nhà thì có cả con Báo Vàng về theo. Có điều !!! gầy dốc đi, như sau một cơn ốm. Bà Giáp vội vàng đổ cơm ra âu cho nó ăn. Bốn !!! đàn xúm lại, vây lấy nó, vẫy đuôi mừng rối rít. Còn con Khoang, !!! cái tơ có bộ lông mượt mềm mại thì đôi mắt ánh lên long lanh một niềm vui, đưa lưỡi âu yếm liếm lông cho nó
Nghe tin ông Giáp đã tìm thấy con Báo Vàng, bốn chú thợ săn chạy đến. Con Báo Vàng bở dở cơm, chạy ra đón mừng. Khi nó trở lại âu cơm, cánh thợ săn ngồi cả xuống chõng tre, vừa uống nước vừa trò chuyện. Ông Giáp giọng xúc động kể lại câu chuyện chính ông chứng kiến nhưng lại thật lạ lùng, khó mà hiểu nổi. Khi ông Giáp cùng bà Kỳ Cẩm ra thăm mộ ông già, thì thật sửng sốt, ông thấy con Báo Vàng nằm khoanh trong nhà mồ, phía dưới chân người chết. Con Báo Vàng thấy ông Giáp, nó uể oải đứng lên, bốn chân run rẩy, đuôi vẫy lờ đờ, đôi mắt buồn rầu nhìn ông như hối lỗi. Thắp hương viếng ông Kỳ Cẩm xong, ông Giáp ôm lấy đầu con Báo Vàng ghì vào lòng, vuốt ve nó từ đầu đến lưng. Còn bà Kỳ Cẩm thì vừa khóc vừa kể lể. Tối ấy cô con gái mang sâm và nhung về nhà chưa kịp sắc thì ông Kỳ Cẩm đã qua đời. Mọi người tang gia bối rối, chạy ngược chạy xuôi khắp làng báo tang, lo liệu việc ma chay. Ở nhà quê bấy giờ người ta rất kiêng cho chó, mèo lảng vảng gần giường người chết đang nằm. Mấy !!! nhà, bà Kỳ Cẩm đã cho buộc cẩn thận dưới nhà bếp. Người nhà thay nhau ngồi túc trực bên giường ông Kỳ Cẩm suốt đêm. Những người ngồi túc trực vào lúc về khuya vì quá mệt mỏi nên ngủ thiếp đi, lúc chợt tỉnh họ thấy một !!! lạ ngồi dưới gầm giường phía chân người chết, đang rên ư ử như bị rét. Những người túc trực hốt hoảng, hồn vía lên mây. Họ cho là điềm gở, là ma hiện hình. Họ gào thét inh ỏi. Chốc lát cả nhà gậy gộc, đuốc đèn xua đuổi !!!, biến tiếng khóc than thành tiếng la ó. Nhưng !!! không chịu chạy xa, hết vòng ra sân, xuống nhà bếp rồi nó lại vòng lên. Cuối cùng nó chui hẳn xuống dưới gầm giường ông Kỳ Cẩm. Đến bây giờ cô con gái mới nhận ra nó là con Vàng Bớt Đen. Cô kêu lên trong tiếng khóc
- Mẹ ơi, các chú, các bác ơi, đừng đánh nó! !!! Vàng Bớt Đen đấy. Nó về thăm chủ nó đấy. - Cô gọi con Báo Vàng tới, ôm lấy đầu nó, cô khóc: - Bố ơi, con Vàng Bớt Đen về với bố đây. - Rồi cúi xuống !!!, cô nỉ non - Vàng ơi, mày về không kịp nữa rồi, thầy tao không còn nữa
Con Báo Vàng vẫn ủ rũ. Khi cô gái buông nó ra, nó lại tới bên chân giường ông già, giém chỗ nằm xuống đấy. Bây giờ thì không chỉ riêng cô con gái, mà ai nấy đều cảm động, không nỡ đuổi nó ra khỏi nhà nữa
Từ giờ phút ấy con Báo Vàng nằm ở chân giường, buồn bã nhìn mọi người ra ra vào vào. Khi người ta đưa ông già ra đồng, nó ra theo. Rồi nó nằm lại bên mộ ông già. Đói quá thì nó về nhà một lúc. Cô chủ hoặc bà chủ cho nó ăn. Ăn xong nó lại ra mộ ông già nằm. Ăn uống thất thường nên nó gầy rạc đi như một !!! ốm
Ông Giáp vuốt ve con Báo Vàng. Khi cáo biệt vong linh ông Kỳ Cẩm ra về, ông gọi con Báo Vàng về theo. Bà chủ nhà và cô con gái khóc lóc. Bà nói
- Hay là bác cho mẹ con tôi hoàn lại con bê, để con Vàng ở lại đây. Sợ đời ông nó đã đôi lần không phải với nó
Ông Giáp vốn hay cả nể. Không biết từ chối thế nào, đành nói
- Chuyện đổi chác lại thì chả phải tính đến. Nếu nó không chịu ở với nhà tôi, mà quay về nhà bác thì tôi cũng đành chịu. Thôi thì thế này: bây giờ hãy tạm để lại nó ở đây với mẹ con bác đã, sau hãy tính
Bà già ngậm ngùi nói
- Thế thì mẹ con tôi chả đành
Bà sai cô con gái đổ cơm và thức ăn ngon vào một cái chậu, thết con Báo Vàng một bữa. Bà lấy cái tròng cổ ra, định tròng vào cổ nó cho ông Giáp dắt. Nhưng ông Giáp xua tay ngăn lại
- Chả cần bác ạ. Bác cứ để mặc nó
Khi chào chủ nhà ra về, ông vuốt đầu con Báo Vàng như tạm biệt nó. Nhưng !!! bước đến ngửi lên quần áo bà chủ, cô chủ rồi lon ton chạy ra sân. Đợi ông Giáp ra khỏi cổng, nó quay lại nhìn mẹ con bà Kỳ Cẩm lần nữa rồi chạy theo ông. Mẹ con bà Kỳ Cẩm nhìn theo nó, khóc thút thít
Nghe ông Giáp kể chuyện !!!, mấy chú thợ săn, cả bà vợ và cậu con trai của ông đều im lặng xúc động