Chữa suy, đau mắt, ké mép.
Con cu mồi bị suy nặng, bắt từ Đồng Nai về Đà Lạt (250km) hôm 20/5. Tình hình của nó khi mới về nhà như sau:
- Suy nặng, ốm, lông xù, sơ nhưng không bở,
- Hai bên mép có hai cục ké gần bằng hạt bắp, ké còn non,
- Đau mắt nặng, đau cả 2 mắt, mắt thường xuyên ngấn nước và chim đã dụi bét lông 2 bên vai.
- Chim lừ đừ, ăn uống ít và có vẻ khó khăn. Chim luôn đứng xù lông một chỗ.
Cách chữa của tôi:
Chữa suy: Nhốt riêng, cách ly, che áo lồng sơ lại (chừa trống 1/3 lồng). Cho uống nước sạch. Để 2 cóng thức ăn: 1 là cóng lúa, 1 là cóng hỗn hợp gồm gạo lức, kê, mè đen. Treo phơi nắng 1-2 tiếng/ngày, không hạ thổ, tuyệt đối tránh gió lùa.
Chữa bệnh: Ngày đầu tiên, bắt chim ra bôi thuốc mỡ tra mắt Tetracyclin 1% (mua ngoài hiệu thuốc Tây - 5.000đ/tuýp). Bôi trực tiếp vào mắt, bôi rộng cả xung quanh mắt. Bôi thuốc vào 2 cục ké, bôi cả vào mép chim, nặn một ít thuốc vào miệng chim (để thuốc ăn vào chỗ lở, ké trong miệng chin - nếu có). Bôi thuốc vào 2 vai - chỗ chim dụi mắt.
2 ngày sau chim tỉnh táo nhanh nhẹn hơn, ăn uống dễ dàng hơn.
Ngày thứ 3 bắt chim ra, bôi thuốc giống như ngày đầu.
Ngày thứ 5 - chim đã hết đâu mắt - không còn dụi mắt nữa, mắt vẫn còn ngấn nước, 2 cục ké mép đã gom, chai cứng.
Đến sáng ngày thứ 6, mắt chim đã khỏi hẳn - không dụi, không ngấn nước. Bắt chim ra mổ nặn ké - một cục bằng hạt đậu xanh, một cục bằng nửa hạt bắp - chim không bị chảy máu do cục ké đã chai già. Sau khi mổ xong thì bôi thuốc như mấy ngày trước. Vẫn bôi thuốc vào mắt nhưng không bôi vào vai nữa.
Ngày mổ ké, buôi sáng thấy chim xù lông, bỏ ăn do đau mép (vết mổ), buổi chiều chim tỉnh trở lại, ăn nhiều. Chim đi phân bình thường, bắt đầu loay hoay khám phá nhà mới ...
Vẫn đang tiếp tục theo dõi, ca này có vẻ khó ...