Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Tác giảChủ đề: một số kỹ thuật khi đi gác cu.  (Đọc 5918 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

cugay_evn_ngc

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 226
  • Thanks 17
  • 0914-800-225
    • Xem hồ sơ cá nhân
một số kỹ thuật khi đi gác cu.
« vào lúc: 09/04/2013 05:31:07PM »
đọc bên ABV thấy bài này hay nên up nên cho ae cùng chia sẻ
[/color
Nhánh thế và một số kỹ thuật khi đánh lụp cây.
Trong thú chơi chim cu thì bẫy lụp cây là đỉnh của nghệ thuật, tuy nhiên để bẫy được con bổi bằng lụp cậy là một điều không đơn giản, nhất là trong điều kiện chim bổi trận như hiện nay.
Để bắt được con bổi ta cần 3 yếu tố đó là tài nghệ của con mồi, trình độ của người chơi và các yếu tố bên ngoài tác động vào (độ căng của con bổi, các yếu tố về thời tiết......)
Trong yếu tố trình độ của người chơi tôi muốn đề cập đến vấn đề tạo nhánh thế khi đánh lụp cây. Bằng kinh nghiệm non kém và trình độ hiểu biết hạn hẹp của mình tôi tạo Topic này viết ra một số kinh nghiệm để mọi người tham khảo, góp ý và bổ sung thêm cho thú chơi thêm phong phú.
1/ Thông thường đối với người mới chơi khi đi bẫy chim mà gặp chim bổi thì thường nôn nóng treo ngay mồi lên mà ít để ý đến nhánh thế làm như vậy cho dù con mồi có hay, con bổi có căng cũng ít khi bắt được. Đối với người có kinh nghiệm thì không như vậy, người ta phải quan sát xem có thể tạo được nhánh thế để bắt con bổi hay không, nếu không có thì người ta không đánh vì mất thời gian và con mồi bị con bổi quần cho nhừ tử mà không bắt được
2/ Dụng cụ tạo thế : Là một cây sào ở đầu có một cái câu liêm. Cây sào phải cứng và nhẹ. Câu liêm phải làm bắng thép ( Được làm bằng lưỡi cưa là rất tốt ), câu liêm phải mỏng và rất bén, hình dấu hỏi ( Ta không nên làm câu liêm cong quá, không tạo răng cưa vì móc cành không ngọt và hay bị vướng ). Câu liêm tạo xong khi móc cành to bằng ngón tay cái mà đứt ngọi, cây không bị rung nhiều, không tạo tiếng kêu lớn là đạt tiêu chuẩn . Các bác nên nhớ đối với dân đánh lụp cây thì cây sào là một yếu tố rất quan trọng.
3/ Nhánh thế cơ bản : Nhánh thế cơ bản là nhánh thế cao hơn cầu tử từ 30 đến 40 Cm, xa cầu tử khoảng 40 đến 80 Cm. Khi treo lụp ta không nên để cầu tử song song với nhánh thế mà nên bẻ lụp cho cầu tử hơi nghiêng vào nhánh thế thì khả năng bắt bổi cao hơn vì khi con bổi nhảy mà có trượt thì theo quán tính nó thường đâm vào mặt lụp và bị bắt.
4/ Những nhánh tối kỵ cần loại bỏ khi đánh lụp cây ;
-Nhánh phía trước mặt lụp và vuông góc với cầu tử, nếu các bác không loại bỏ nhánh này thì con bổi thường đứng ở đó đấu với con mồi mà không nhảy, hoặc nếu có nhảy cũng không bắt được.
-Nhánh ngay sau lưng lụp , nếu không bỏ nhánh này thì nhiều con bổi hay đứng đó để đấu với mồi, không bắt được bổi
-Nhánh phía trước mặt lụp, song song với cầu tử nhưng nhưng thấp hơn cầu tử, nếu không bỏ nhánh này thì nhiều con bổi hay đứng đó để đấu rồi nhảy ( nhảy bướm ) khả năng bắt được rất thấp, thường chỉ được mấy cọng lông đuôi.
5/ Chọn cây để tạo nhánh thế : Ta nên chọn cây bên ngoài hơi rậm nhưng bên trong lại thóang và có nhiều cành. Ưu tiên cho nhưng cây đứng riêng lẻ ( Cội độc lập ). Cây quá ít lá không nên chọn vì lụp bị lộ, chỉ bắt được những con bổi chưa bao giờ bị bẫy và không biết chim mồi và cái lụp là gì . Cây quá rậm thì khó tạo thế, tối quá nhiều con mồi và bổi không giám chơi.
6/ Thời tiết ảnh hưởng đến việc đánh lụp cây :
-Nếu trời nắng : Không được quay mặt lụp ra hướng nắng vì chim mồi bị nắng nhanh mệt, bị chói mắt cho nên đấu với con bổi không ngon, khi cao hứng nên thì nắm phơi nắng rỉa lông, lúc đó các bác chỉ còn cách lấy thuốc lá ra hút để mà đợi.
-Nếu trời gió : Thí dụ gió thổi từ hướng đông sang hướng tây thì ta treo lụp ở phía tây của cây thế và ngược lại. Treo như thế đỡ bị xoay lụp vì gió thổi, khi bổi về dạn nhảy hơn vì nhánh thế khuất gió ít bị đu đưa.
Còn nữa …..Trân trọng

Cua_QB_GL

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 325
  • Thanks 360
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: một số kỹ thuật khi đi gác cu.
« Trả lời #1 vào lúc: 10/04/2013 09:01:54AM »
"Nhánh trước mặt và vuông góc với cầu tử " = Trời sinh ra cái móc lụp đã cấu tạo xuay được - Tại sao ta lại không xoay cho nó hết vuông góc mà phải cầu kỳ cắt bỏ ?
" Chọn cây ngoài rậm, trong thoáng " ... Rất đồng ý nhưng nó lại có cái hạn chế là đôi khi mất đi cái thú nhất của gác cu là nhìn thấy bổi chuyền, bổi đấu .
Có những cái cơ bản là thế nhưng khi đi oáng thì nó muôn hình vạn trạng. Không có thế thì có thể tạo thế, Cua vô bãi mì ( Sắn ) k có cây treo thì lấy dây rừng buộc néo cây mì lại tạo thế. Gặp cây cành nhỏ, dựng đứng thì bẻ, vít, néo ... . Gặp bãi trống, có cây ngã cũng có thể đánh luôn sát đất chứ k cần cầu kỳ .
Mong các bác chia sẽ thêm nhiều thế đánh sáng tạo .
« Sửa lần cuối: 10/04/2013 09:03:51AM gửi bởi Cua_QB_GL »
Trích dẫn từ: Cua_QB_GL

........Tái xuất..........

Cu gay Thodong

  • Chính thức
  • ***
  • Bài viết: 76
  • Thanks 37
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: một số kỹ thuật khi đi gác cu.
« Trả lời #2 vào lúc: 10/04/2013 09:20:45AM »
Thế đánh mà bạn copy bên ABV là các thế cơ bản để cho mọi ngườì đều hiểu được cái căn bản.
Cấp Tiểu học nên học cái đó mà đừng bỏ đi cái gốc vững trãi này nha...
Bài đó còn nhiều mà bạn. nhưng bạn cũng nên cẩn thận khi sử dụng tài nguyên không phải của mình.

Khi đi đánh rừng thì phải Cao học như bác Cua kìa... Thế rừng đâu có sẵn mà thao tác, muốn thế-thần hay phải Nhân tạo chứ. Nhân tạo ở đây là tùy cơ ứng biến...
Thế nên câu nói các cụ xưa cấm có sai: Học đi đôi với Hành/.
« Sửa lần cuối: 10/04/2013 09:22:56AM gửi bởi Cu gay Thodong »

quyents83

  • Thích cu gáy
  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 414
  • Thanks 106
  • mê cu gáy
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • http://www.cugay.org
Re: một số kỹ thuật khi đi gác cu.
« Trả lời #3 vào lúc: 10/04/2013 11:50:49AM »
Về thế đánh cu , những cu thủ quá rõ rồi, tìm cành thế nào mà thuận tiện cho bổi nhẩy là được . Tôi thường đánh thế cầu tử song song với cành thế , độ cao chênh lệch tầm 40 cm là ổn. Còn tùy vào con bổi giọng gì? thổ gần, kim xa, đồng vừa phải .Nói chung là thiên biến vạn hóa do mình quan sát trận đấu như thế nào? để kết quả cuối cùng là cho bổi vào túi rút thôi . Còn lý thuyết vẫn chỉ là lý thuyết , đọc nhiều xem nhiều rồi tẩu hỏa nhập ma, thời gian ngồi đọc nghiền ngẫm, như tôi thà vác mồi đi gác nhiều mở mang nhiều tự mình rút ra đúc kết kinh nghiệm đi gác cu. Mà đầu óc còn thảnh tơi thả hồn vào không gian , thỉnh thoảng còn rộn ràng tiếng cu gù.... gru ..gru....Chúc anh em có những chuyến gác cu thú vị và tràn ngập niềm vui.
Chưa có tài đã đánh mất tâm,vừa có chút tâm đã bài xích tài

 

Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent