Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Tác giảChủ đề: Rớt nước mắt cảnh bé lớp 3 “khất thực” nuôi cha mẹ bệnh tật...  (Đọc 1135 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Lữ Khách

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 695
  • Thanks 116
  • Lời chia tay nói dễ sao em...!
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • http://www.cugay.org/diendan/
(Dân trí) - Đang học lớp 3, nhưng em đã phải gánh vác tất cả các công việc nặng nhọc nhất trong gia đình. Hằng ngày ngoài việc đi học, em phải đi “khất thực” để nuôi cha mẹ bạo bệnh và viết tiếp ước mơ được đến trường...

Gia đình anh Hiền chị Nhi giờ đây chỉ còn biết trông chờ vào hai đứa con 9 và 5 tuổi đi xin ăn. Anh em của anh Hiền cũng mang số kiếp nghèo nên chẳng giúp được gì, chính quyền cũng chỉ giúp đỡ trong giới hạn... (Ảnh: Hà Thanh)
Đó là em Phan Đình Hậu (SN 2001), học sinh lớp 3D tr ường Tiểu học Quỳnh Thạch (Quỳnh L ưu, Nghệ An) có hoàn cảnh vô cùng khốn khó.
Để được rõ hơn về câu chuyện một cậu bé chỉ mới lớp 3 đã là trụ cột của gia đình, đang phải gồng gánh hết sức mình nuôi cha mẹ mang bệnh hiểm, chúng tôi ngược về xóm 12, xã Quỳnh Thạch tìm gia đình em Phan Đình Hậu. Trước mắt là ngôi nhà ẩm thấp nằm khuất ở cuối thôn. Cố gắng cúi đầu chui qua cửa chính thấp lè tè, trong gian nhà tối, hình ảnh cha mẹ Hậu nằm bất động trên giường cũ nát, cơ thể người mẹ đang phồng lên vì căn bệnh hiểm, khiến người ngoài không khỏi kinh hãi và xót thương.

Gia đình anh Hiền, chị Nhi cần lắm đến sự giúp đỡ của cộng đồng (Ảnh: Hà Thanh)
Càng không thể cầm được nước mắt khi nhìn Hậu mang trên vai chiếc túi rách tả tơi, đứng thều thào nói với cha mẹ: “Bố mẹ ơi con đi ra chợ đây. Con đi xin chút gì về cho bố mẹ nha, giờ chắc bố mẹ đói lắm rồi. Bố mẹ cố gắng chờ con về nha...”. Nói đoạn Hậu chào chúng tôi rồi đi.
Trong lúc chờ Hậu đi ra chợ kiếm ăn, chúng tôi khó khăn lắm mới nói chuyện được với vợ chồng anh Phan Đình Hiền (42 tuổi) và chị Lê Thị Nhi (41 tuổi). Muốn tâm sự với chúng tôi nhưng cả hai vợ chồng anh chị chỉ nói được mấy câu rồi như đắng trong cổ, không nói thêm được gì.
Qua tìm hiểu được biết anh Hiền gia đình nông dân nghèo khó, bố mẹ mất sớm, sức khoẻ yếu nên mãi 30 tuổi mới lấy chị Nhi (lúc đó chị Nhi cũng đã mang bệnh phong). Họ có với nhau được hai mặt con là Phan Đình Hậu (9 tuổi - học lớp 3) và Phan Đình Thất (5 tuổi) đang học mầm non xã Quỳnh Thạch). Cuộc sống vợ chồng anh những năm đầu khá đầm ấm và hạnh phúc. Tuy nhiên, khoảng 2 năm trở lại đây, cả anh Hiền và chị Nhi đột nhiên sinh bệnh hiểm nghèo và nằm liệt gi ường. Chị Nhi sau khi sinh cháu Phan Đình Thất lại bị thêm bệnh khớp biến chứng vào tim khiến ng ười bị phù, bụng trư­ớng to, không thể đi lại đ ược.
Chưa dừng lại ở đó, cuối năm 2009 “may mắn” nhờ có sổ bảo hiểm của hộ nghèo, chị Nhi được đưa đi bệnh viện khám, các bác sỹ lại phát hiện chị bị ung thư buồng trứng. Tưởng chừng nỗi đau chỉ xảy ra với người vợ nhưng sau một lần đi khám ở bệnh viện, anh Hiền cũng được các bác sỹ cho biết anh đang mang một khối u ở ổ bụng và chẩn đoán là bị ung thư.
Bước ngoặt gia đình, cuộc sống vất vả, thiếu thốn trăm đường... bắt đầu định đoạt số phận bé Hậu và bé Thất từ đó.
Ở nhà là trụ cột gia đình, đến lớp là học sinh ngoan
Cô Hồ Thị Hồng, giáo viên chủ nhiệm của em Hậu, cho biết, đến lớp cháu là một học sinh ngoan, chăm học, tiếp thu nhanh, chữ viết rất đẹp. Hoàn cảnh gia đình Hậu hiện nay quả là rất éo le, nhà trư ờng đã nhiều lần tổ chức quyên góp tiền, sách vở, quần áo giúp em để em v ượt qua hoàn cảnh khó khăn, giúp em không phải bỏ học dở chừng. Ở gia đình giờ em Hậu là lao động chính, là trụ cột... tất cả mọi công việc đều đổ dồn lên đôi vai bé bỏng.

Hằng ngày hai anh em Hậu và Thất vẫn phải đi chợ xin ăn nuôi cha mẹ bị bệnh hiểm nghèo (Ảnh: Hà Thanh)
Từ sáng sớm, hai anh em Hậu hành khất ra chợ xin ăn để nuôi cha mẹ. Trước đây hai em hay đi xin ở chợ Quỳnh Thạch cách nhà khoảng 200m nh­ưng xin mãi ở chợ xép chẳng đư ợc là bao. Gần đây hai anh em phải ra tận chợ Quỳnh Văn cách nhà đến 3km để khất thực.
Những buổi ở chợ gặp ngư ời quen biết thương hoàn cảnh của hai anh em, họ thường cho nắm gạo, củ khoai, miếng thịt, con cá. Hết mỗi buổi chợ, hai anh em mang về nấu cháo cho cha mẹ.
Đi xin ăn về đã gần 12 giờ trư a. Cháu Hậu vội vàng nhóm củi nấu cháo cho kịp giờ học buổi chiều. Hậu cho biết bố mẹ chỉ ăn đư ợc cháo thôi, “hôm nay cháu xin đư ợc một ít thịt mỡ và da lợn, chắc bố mẹ sẽ ăn đ ược nhiều cháo hơn...”. Nghe Hậu nói mà nước mắt tôi tuôn trào, xúc động trước lời con trẻ hồn nhiên đến đáng thương.
Ông Nguyễn Văn Hạnh, xóm 12 Quỳnh Thạch, cho biết, gia đình anh Hiền chị Nhi thuộc diện nghèo khổ nhất huyện Quỳnh L ưu. Hai ngư ời đều bị bệnh hiểm nghèo, lại chỉ trông chờ vào đứa con nhỏ 9 tuổi hằng ngày phải đi ăn xin ở chợ. Tết vừa rồi các tổ chức đoàn thể trong xã, xóm đã quyên góp đư ợc ít tiền để anh chị và hai cháu ăn tết. Nh ưng lâu dài thì rất cần đến sự giúp đỡ của cả cộng đồng. Về phía xã Quỳnh Thạch cũng chỉ giúp đỡ được gia đình anh chị Hiền trong khuôn khổ hộ nghèo như bao gia đình khác.

trích dẫn nguồn từ : http://dantri.com.vn/c167/s167-39182...e-benh-tat.htm

Cu gáy tuyên quang

  • cugay.org tiêu khiển và bảo tồn
  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 266
  • Thanks 34
    • Xem hồ sơ cá nhân
Đúng là mỗi người một hoàn cảnh không ai giống ai nhưng hoàn cảnh của gia đình này đã vào bước khốn cùng.
AE trong diễn đàn chúng ta hãy làm một cái gì đó để giúp đỡ những người khốn khó này đi ạ.
Trên đời có bốn cái ngu
làm mai,gánh nợ,gác cu,cầm trầu.
Cu gáy. Niềm đam mê vô tận.

Lê Nam

  • Global Moderator
  • Hero Member
  • ****
  • Bài viết: 313
  • Thanks 103
  • Niềm vui bất tận.
    • Xem hồ sơ cá nhân
Mỗi con người đầu có một số phận và hoàn cảnh khác nhau. Cầu mong mọi sự bình an đến với gia đình em
SỐNG ĐƠN GIẢN CHO ĐỜI THANH THẢN.

Thông Xanh

  • Phó Tổng điều hành
  • Hero Member
  • ****
  • Bài viết: 1372
  • Thanks 697
    • Xem hồ sơ cá nhân
  Đây cũng chỉ là 1 hoàn cảnh đau thương trong nhiều hoành cảnh đau thương mà chúng ta còn chưa biết đến. Nhưng lại có những hoàn cảnh con người thì sung sướng phung phí.BUỒN
-----------Xin cảm ơn Người---------
-----------Xin cảm ơn đời------------

Lữ Khách

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 695
  • Thanks 116
  • Lời chia tay nói dễ sao em...!
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • http://www.cugay.org/diendan/
Rơi nước mắt chuyện cô bé lớp 8 bán tóc mua thuốc cho mẹ

Hoàn cảnh gia đình túng bấn, mẹ nằm liệt giường, bố bỏ nhà đi biệt tích, nên em đã giấu mọi người đi bán mái tóc dài chấm thắt lưng của mình lấy tiền mua thuốc chữa bệnh cho mẹ. Tấm gương hiếu thảo của cô bé học lớp 8 đã khiến không ít người rơi nước mắt.

Chuyện buồn của một người mẹ
 
Chúng tôi tìm đến để tìm gặp em Lê Thị Lâm (HS lớp 8, Trường THCS Thanh Thịnh, xã Đồng Văn, huyện Thanh Chương, Nghệ An) trong một căn chòi lợp bằng lá dừa nằm giữa đồng vắng. Mặc dù được nhiều người dân chỉ dẫn tận tình, nhưng chúng tôi vẫn không khỏi bàng hoàng khi chứng kiến tận mắt hoàn cảnh của bốn mẹ con.
 
Trong căn chòi rách nát, chị Trịnh Thị Vân, mẹ của Lâm khó khăn lắm mới tiếp chuyện được với chúng tôi, bởi ngoài căn bệnh tâm thần, chị còn bị viêm đại tràng, viêm cột sống và thoái hóa đốt sống lưng hành hạ hơn 7 năm nay. Không nén nổi những giọt nước mắt, chị kể lại cuộc đời như một mảng tối buồn của mình.
 
Sinh ra trong gia đình có 5 anh chị em ở xã Đồng Văn (huyện Thanh Chương, Nghệ An), từ nhỏ, chị đã chứng kiến những bất hạnh của gia đình khi người mẹ của mình mắc chứng bệnh thần kinh lúc mới ngoài 30 tuổi.
 
Đến lúc chị tròn 16 tuổi thì nỗi đau thực sự mới ập đến, khi người cha, trụ cột gia đình, mất trong một vụ tai nạn lao động. Chị Vân đành bỏ ngang giấc mơ làm cô nuôi dạy trẻ, vào Lâm Đồng làm thuê cho người bà con. Tại đây, chị đã gặp người đồng hương là anh Lê Văn Hồng, quê xã Thanh An. Anh Hồng đã có một người vợ và 2 đứa con, song cuộc sống vợ chồng không hạnh phúc nên hai người đã ly thân từ nhiều năm nay.
 
Chốn đất khách quê người, thiếu thốn tình cảm, chị Vân đã đem lòng yêu anh Hồng và hai người về ở với nhau mà không có bất cứ sự ràng buộc pháp lý nào. Sau 10 năm gắn bó với nhau, hai anh chị đã có 3 mặt con.
 
Hơn mười năm, hai người tích cóp được chút tiền, nhưng lại một lần nữa, bất hạnh giáng xuống đời chị khi anh Hồng đi làm bị ngã gãy chân, phải nhập viện điều trị hơn một tháng trời. Số tiền 10 triệu đồng tích cóp được bỗng chốc hết veo. Cơm áo gạo tiền bám riết khiến cuộc sống gia đình thêm nặng nề. Tủi cực hơn nữa, trong một lần cãi nhau, anh Hồng đã bỏ nhà đi.
 
Từ bấy đến nay, đã gần 7 năm trôi qua, anh bặt vô âm tín, chị có chồng như không, các con chị có cha mà như những đứa trẻ mồ côi. Không thể tiếp tục sống ở Lâm Đồng, chị Vân đưa các con về quê, hy vọng được sống cùng mẹ anh Hồng. Nhưng vì từng không đồng tình về mối tình của con trai và chị Vân từ trước, bà rộng tay đón những đứa cháu nội nhưng không chấp nhận chị Vân.
 
Chị Vân phải về quê nương nhờ các em của mình tại xã Thanh Thịnh. Vợ chồng người em gái thương tình cho chị mượn đất, anh em giúp đỡ dựng cho chị chiếc lều tranh để chị lại tiếp nối những ngày làm thuê. Ba chị em Lâm mặc dù được bà nội thương yêu, nhưng lực bất tòng tâm, bà không thể nuôi nổi các cháu. Chị Vân phải đón các con về cùng tá túc trong lều tranh, cơm cháo nuôi nhau. Ngày lại ngày, chị Vân vất vả làm lụng mà không đủ ăn. Bản thân chị sức khỏe yếu nên thường đau ốm.
 
Từ ngày chồng bỏ nhà đi, chị Vân buồn tủi, ức chế tâm lý nên đã đổ bệnh. Trước đó, chị cũng đã vài lần phải nhập viện song lần này, chị suy sụp hẳn, bệnh tật tấn công liên miên khiến chị ngã khụy. Đã nhiều lần, chị đã phải nhập viện điều trị căn bệnh tâm thần, viêm đại tràng, viêm cột sống và thoái hóa đốt sống lưng.
 
“Suốt nhiều năm, mẹ nó ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà, hết bệnh viện huyện rồi đến tỉnh, cứ thế nó đưa mẹ đi chữa bệnh, ruộng vườn, nhà cửa, tất cả đều đã bán sạch. Nhưng không thấm vào đâu…” - bà Năm, người hàng xóm cho biết.

Tấm lòng của đứa con hiếu thảo
 
Nhiều năm nay, trong căn chòi của mấy mẹ con em Lâm ở xóm 2 nhiều người đã không khỏi chạnh lòng trước cảnh vợ không chồng, con không cha, bốn mẹ con rau cháo nuôi nhau trong căn nhà chẳng khác gì “cái chòi” giữa đồng vắng. Khi chúng tôi đến nhà mới hay em Lê Thị Lâm vừa tham dự kỳ thi học sinh giỏi của huyện Thanh Chương (Nghệ An). Địa điểm thi cách xa trường gần 15 cây số, nhưng em vẫn phải gồng mình trên chiếc xe đạp cà tàng, tự mình vượt vũ môn trong gian khó để đạt được giấc mơ của mình.
 
Hai chị em Lâm và Lê Mạnh Hùng (SN 2001), học sinh lớp 5A Trường tiểu học Thanh Thịnh từ khi biết cắp sách đến trường đến nay năm nào cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi. Còn chị gái đầu là Lê Thị Giang (SN 1997, đang là học sinh lớp 10 Trường THPT Thanh Chương I), trong thời gian chị nằm viện điều trị bệnh tâm thần, Giang đã phải bỏ học để chăm mẹ, chăm em. Thế nhưng, Giang cho biết, nếu có điều kiện sẽ đi học lại, dù có muộn cũng còn hơn không.
 
Khi chúng tôi hỏi chuyện con gái bán tóc lấy tiền mua thuốc cho mình, chị Vân trào nước mắt: “Tôi đâu có biết nó đi bán tóc đâu. Nếu biết tôi đã không cho nó làm thế. Nó thương tôi lắm, lúc ấy cần tiền mua thuốc mà nhà không có nổi một nghìn bạc. Nó giấu tôi đi bán tóc cho người ta, đến lúc thấy tóc nó cụt ngủn, tôi hỏi thì nó chỉ bảo tóc bị cháy nên cắt đi cho ngắn thôi!”.
 
Mái tóc Lâm bây giờ đã đỡ thưa thớt vót nhọn hơn hồi em mới cắt để bán. Ngồi bên mẹ, em nức nở kể về hoàn cảnh gia đình; về bà nội và người bố đáng thương, đáng giận; về người mẹ ốm đau tội nghiệp khiến chúng tôi lặng đi vì xúc động.
 
Xúc động hơn khi Lâm kể việc bán cả mái tóc đẹp của mình với giá chỉ 150.000 đồng để lấy tiền mua thuốc chữa bệnh cho mẹ… Khi đó, mẹ em phải nhập viện tại Bệnh viện Tâm thần Nghệ An để điều trị. Sau 35 ngày nằm tại đây, dù bệnh tình chưa thuyên giảm, song không còn tiền để tiếp tục ở lại nên chị Vân đã tìm cách trốn về. Vì bỏ dở phác đồ điều trị nên trở về nhà, chị Vân vẫn không ngừng la hét, đập phá đồ đạc và đi lang thang.
 
Thời điểm này, chị gái học xa nhà, em trai nhỏ dại nên mình Lâm sớm tối chăm sóc mẹ, tận mắt chứng kiến những cảnh đó, lòng em đau đớn vô cùng. Để điều trị cho mẹ thì cần có thời gian và tiền bạc. Thời gian thì có, nhưng tiền bạc lên đến hàng trăm triệu đồng thì mấy chị em không biết chạy đâu ra. Nhà cửa thì chẳng ai mua. Mấy sào ruộng và đất canh tác trồng sắn thì bạc màu đã bán để chữa bệnh cho mẹ từ lâu.
 
Cuộc sống hàng ngày cùng với tiền thuốc men mấy chị em phải chạy vạy vay mượn bà con hàng xóm và đi làm thuê cũng chưa đủ. Nhà chỉ có mấy mẹ con, nếu mẹ cũng quỵ, sẽ chẳng còn ai làm chỗ dựa cho mấy chị em nữa.
 
Một lần, có người quen đến thăm, nghe họ nói chuyện với nhau, bệnh của mẹ em, chỉ cần cắt mấy liều thuốc nữa uống là sẽ đỡ ngay. Biết là vậy nhưng gia cảnh lúc bấy giờ, đến gạo còn không có để ăn huống hồ nghĩ đến chuyện cắt thuốc.
 
Cho đến một sáng nọ, khi Lâm nghe văng vẳng tiếng rao của mấy người đi thu mua tóc dài, không cần nghĩ ngợi nhiều, nhìn mẹ đang nằm trên giường bệnh, Lâm đã chạy ù ra đầu ngõ kêu người đi mua tóc. Khi nghe người này định giá mái tóc của mình được trả 150.000 đồng, Lâm mừng rỡ gật đầu đồng ý ngay, bởi với em, đó là số tiền lớn, đủ để mua thuốc chữa bệnh cho mẹ. Dù đã thỏa thuận là cắt ngang vai, song khi về nhà soi lại gương, thấy mái tóc dài của mình đã bị cắt ngắn cụt ngủn, một cảm giác tủi phận ùa đến, Lâm chạy ra góc sân khóc thầm.
 
Chị Vân, khi đã hiểu ra cơ sự, vừa thương lại vừa giận. Cầm số tiền từ việc bán tóc của con gái, người mẹ khốn khổ nghẹn đắng lòng mình, chỉ biết ôm con mà khóc trong tủi phận, đắng cay số kiếp. Lâm bảo dù đó là một quyết định rất khó khăn vì em rất yêu quý mái tóc của mình. Nhưng giờ chưa làm được việc gì kiếm tiền giúp mẹ, ngoài việc gắng học thật giỏi, em chỉ còn biết làm vậy. Không nỡ nhìn mẹ một mình chống chọi với bạo bệnh nên em muốn làm một việc gì đấy, dù rất nhỏ để cứu mẹ qua cơn khốn khó.
 
Trao đổi với chúng tôi, cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Mai, Hiệu trưởng Trường THCS Thanh Thịnh xúc động kể: “Ngày Lâm trở lại trường, mái tóc dài đen mượt của em biến mất. Khi nghe em cho biết sự tình, cô trò ôm lấy nhau trong nước mắt. Tin về cô bé học sinh bán tóc lấy tiền mua thuốc chữa bệnh cho mẹ làm xúc động bao người. Trường THCS Thanh Thịnh đã nêu gương em cho toàn trường học tập!”.
 
Cô giáo Mai cũng cho biết thêm, Lâm là học sinh nghèo nhất trong số những học sinh nghèo của trường, nhưng lại học giỏi toàn diện và ngoan ngoãn, nổi trội nhất là môn tiếng Anh, giải 3 vở sạch chữ đẹp, nên em được cô thầy bạn bè thương mến. Để động viên và nuôi dưỡng học sinh nghèo, học giỏi chăm ngoan, chính quyền địa phương và nhà trường đã dành nhiều sự giúp đỡ cho Lâm, như miễn các khoản đóng góp theo quy định của Hội đồng Nhân dân xã, quyên góp ủng hộ để em có điều kiện dự thi giải toán và tiếng Anh qua mạng. Kết quả các cuộc vận động "Ngày vì bạn tôi", nhà trường đã ưu ái nhiều hơn cho Lâm...
 
Theo cô giáo Mai thì mặc dù đã rất cố gắng, nhưng những sự giúp đỡ ấy của giáo viên, học sinh ở một vùng quê nghèo như xã miền núi Thanh Thịnh, huyện Thanh Chương cũng chỉ là nhỏ nhoi. Ưu ái dành cho Lâm trong cuộc vận động "Ngày vì bạn tôi" mới đây cũng chỉ là 100.000 đồng (những bạn nghèo khác là 50.000 đồng).
 
Món quà lớn nhất lâu nay mà em nhận được là 1.000.000 đồng phát động dành cho em tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn huyện mà em là đại biểu tham dự, cùng một chiếc chăn bông trị giá 500.000 đồng của doanh nhân Đình Lâm, Trưởng đại diện thang máy Thiên Nam tại Nghệ An gửi tặng em trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua.
 
Thương Lâm, cô Hiệu trưởng Mai ngỏ lời mời em tới ăn, ở học hành tại nhà cô, hằng ngày cô trò cùng đến trường, nhưng thương mẹ, chị và em, Lâm đã không chấp nhận sung sướng một mình.
 
“Một học sinh nghèo học giỏi và có tấm lòng như Lê Thị Lâm thật đáng quý!” - Cô Mai xúc động nói.

http://dantri.com.vn

Lữ Khách

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 695
  • Thanks 116
  • Lời chia tay nói dễ sao em...!
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • http://www.cugay.org/diendan/
Đám cưới rước dâu bằng... 20 con voi...

Lần thứ hai tại huyện Lắk tỉnh Đắk Lắk, lễ cưới độc đáo với đoàn rước dâu di chuyển bằng 20 con voi diễn ra trước sự chứng kiến và cổ vũ nồng nhiệt của đồng bào các dân tộc bản địa.
Cô dâu của lễ cưới này là em ruột của cô dâu từng được về nhà chồng trên lưng voi lần thứ nhất.

Nhân vật chính của buổi lễ là cô dâu Trà My (con gái ông Đàng Năng Long – người sở hữu nhiều voi nhất nước) và chú rể Trọng Bảo. Hiện tại, cả hai đều công tác tại TP HCM, Trà My làm kế toán ở công ty Điện lực, còn Trọng Bảo là nhân viên ngân hàng ACB.

Theo đó, nhà trai sẽ rước dâu từ huyện Lắk về TP Buôn Ma Thuột với "đội ngũ" ô tô lộng lẫy. Còn tại huyện Lắk quê hương của nhà gái, đoàn rước dâu trên lưng voi sẽ diễu hành suốt quãng đường xuyên qua thị trấn.

Trưa 11/5, đám cưới được tổ chức trang trọng tại Buôn Lê (thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk) theo nghi lễ truyền thống người bản địa với 700 khách mời. Mở màn cho đám cưới là những âm thanh náo nhiệt của cồng chiêng thay cho tiếng pháo.

Và giây phút được chờ đợi nhiều nhất có lẽ là màn rước dâu bằng voi dạo quanh thị trấn Liên Sơn. Cô dâu, chú rể mặc trang phục thổ cẩm đơn giản mà đẹp và lạ mắt, hạnh phúc vẫy chào công chúng đông đúc bên đường.

Trong lễ trao dâu tiễn con về nhà chồng, bà Nguyễn Thị Thu Ba (mẹ cô dâu) đã bện bộ vòng tay làm từ lông đuôi voi, đeo tặng con gái và con rể (mỗi người một chiếc), với mong muốn “trong cuộc sống luôn gặp may mắn, có sức khỏe và vợ chồng yêu thương son sắt trọn đời”.

"Tôn vinh bản sắc"
Ông Đàng Năng Long chia sẻ: Trước đây, đám cưới được người dân nơi đây tổ chức rất đơn sơ ngay tại sân nhà, bà con đến dự mang con gà, bình rượu là xong. Nay, theo xu hướng hiện đại nên mình cũng thay đổi, cùng với các lễ cúng truyền thống, phải dựng rạp, dọn tiệc cho long trọng.

Rước dâu bằng voi còn để tôn vinh bản sắc văn hóa và nghề nuôi voi truyền thống của đồng bào bản địa Tây Nguyên. Mặt khác, voi cũng là thành viên trong gia đình nên việc cưới hỏi không thể thiếu voi được.

Trước ngày diễn ra tiệc cưới, gia đình đã tổ chức lễ cúng voi, báo cho voi biết tin vui con gái đi lấy chồng. Việc rước dâu bằng voi vừa thể hiện truyền thống, vừa là tâm nguyện của con gái được một lần ngồi trên lưng voi về nhà chồng. Nhiều hộ có voi cũng tự nguyện mang voi đến để chia sẻ niềm vui chung với gia đình.
http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/120741/dam-cuoi-ruoc-dau-bang----20-con-voi.html

tranquanghd123

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 480
  • Thanks 76
    • Xem hồ sơ cá nhân
cuộc sống không điều gì suôn sẻ cả và cũng chẳng có gì là đường cùng , hãy cho đi để rồi được nhận lại , hay cho những thứ nhỏ bé với ta và lớn với ng dc nhận từ bây giờ , đừng để đến khi ta đầy đủ rồi mới cho vì lúc đó họ đâu cần nữa , một miếng khi đói bằng 1 gói khi no
p/s anh Huy ơi , câu chuyện cuối nhầm chủ đề topic rồi :d
người ta nuôi cu để xả tress còn mk lại bị tress thêm

Lữ Khách

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 695
  • Thanks 116
  • Lời chia tay nói dễ sao em...!
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • http://www.cugay.org/diendan/
                                                                   Nước mắt người cha

CATP) 14 tuổi, em Bùi Hoàng Hân phải sống những tháng ngày lây lất với căn bệnh tim bẩm sinh. Gia cảnh nghèo túng, kiếm bữa ăn trang trải cho cả nhà còn khó khăn nên Hân phải kéo dài sự sống trong sự chật vật của gia đình. Cố gắng vay mượn được chút đỉnh, anh Bùi Thái Bình (SN 1972) và chị Huỳnh Thị Thu Phương (SN 1974, cùng ngụ Tuyết Diêm 1, Bình Thuận, Bình Sơn, Quảng Ngãi) đều dồn hết tiền vào mua thuốc thang cầm cự tạm thời cho con. Mỗi khi lên cơn, Hân ngất xỉu khiến anh chị chỉ biết ôm con trong tuyệt vọng. Đã vài ba lần gom góp chút đỉnh đưa Hân đi bệnh viện ở Huế, Đà Nẵng để chữa trị, nhưng trước số tiền viện phí quá lớn, họ lại lầm lũi dắt con trở về căn nhà bé xíu rồi giấu những giọt nước mắt vào trong. Hơn 70 triệu tiền phẫu thuật cho Hân, anh chị biết kiếm đâu ra, trong khi tiền nợ từ vay mượn mua thuốc cho con vẫn còn đó. Bệnh tình Hân dần trở nặng. Số lần ngất xỉu của em cứ tăng dần khiến trái tim của bậc làm cha làm mẹ như rỉ máu. Họ đau đáu một nỗi lo làm sao có tiền để phẫu thuật gấp cho con.



 Có mặt tại tòa soạn Báo CATP, anh Bình rơi nước mắt: “Chúng tôi đã lâm vào cảnh đường cùng, không còn biết kiếm đâu ra tiền để chữa bệnh cho con. Giờ chỉ mong một điều duy nhất là con gái được cứu sống...”. Dù trong túi chưa còn đến một triệu đồng tiền tích cóp, nhưng với hy vọng mong manh ráng tìm điều kiện chữa bệnh cho con, anh Bình đành đánh liều đưa bé Hân vào Viện Tim TPHCM. Rất mong bạn đọc gần xa chung tay giúp đỡ cho trường hợp đáng thương của gia đình anh Bình, giúp trái tim của bé Hân lấy lại nhịp đập bình thường như bạn bè cùng trang lứa. Mọi sự đóng góp xin vui lòng liên hệ với anh Bình, ĐT: 01695861300 hoặc tòa soạn Báo CATP.

http://congan.com.vn/?mod=detnews&catid=1103&id=495615

 

Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent