Triệu chứng lâm sàng dễ nhận biết sớm nhất là trước đó vài ba ngày, đàn gà có biểu hiện khác thường như xao xác, bay nhảy lung tung, mổ cắn nhau, liền sau đó xuất hiện các cá thể có triệu chứng nghẹo đầu, rúc mỏ vào cánh, có khi gục sang một bên. Gà có chiều hướng thích nằm, mắt lim dim, mỏi mệt và thường dồn về một góc chuồng. Gà xù lông, mệt mỏi, nghẹo đầu, kém ăn hoặc bỏ ăn, uống nhiều nước, mất định hướng dễ nằm, quẹt mỏ, lông bẩn, phân trắng loãng hoặc tàn nước. Có thể lúc đầu sốt, nhiệt độ tăng cao, sau giảm xuống và chết sau vài ngày. Về bệnh đặc trưng nhất dễ chẩn đoán phân biệt so với các bệnh khác là ở túi Fabricius và hệ cơ.
Túi Fabricius ở giai đầu sưng rất to, xung quanh túi có thủy thũng mạnh đặc biệt ở vùng cuống túi tiếp giáp với trực tràng, túi chuyển từ màu vàng sáng sang trắng đục, túi dễ cấu, dễ bục, các nếp múi khế sưng to không rõ nét, nhiều trường hợp túi xuất huyết ở dạng lấm tấm đinh ghim hoặc kéo dài thành vật ở niêm mạc túi. Điển hình tiếp theo là xung xuất huyết hệ cơ, nếu xung huyết khi lột da, cơ khô nhanh và có màu thẫm. Nếu xuất huyết, khi lột da và quan sát thấy có dạng vệt xuất huyết, có khi chạy dài thành từng tia xuyên suốt chiều dài sợi cơ. Ngoài ra lách sưng nhẹ, thận sưng căng nhưng bệnh tích ở thận không được coi là điển hình. Một điều cần chú ý là cá biệt có trường hợp thấy xuất huyết ở dạ dày tuyến nên dễ nhầm với bệnh Newcastle (bệnh gà rù). Do tính nguy hiểm của bệnh nên việc phòng ngừa để không tái nhiễm bệnh gumboro trên các đàn gà là rất quan trọng, cụ thể: