Cu gáy cũng như nhưng chú chim hót khác thôi, nghĩa là một chú chim hay cu phải có 2 cái lồng. Một lồng để nuôi , một lồng để bẫy. Đây là số lượng lồng tối thiểu bắt buộc cho một chú cu yêu quý của bạn.Nhất là lồng đi bẩy cu thì nó khá đặc biệt. Tại sao nó đặc biệt hơn những lồng khác ? vì cu gáy là loại chim rất thông minh đấy các bạn à, nếu ai đã từng đi bẫy cu ở nhũng vùng mà nhiều người đi bẩy thì chắc chắn biết điều này!!!!!!!
Thứ nhất chim ở vùng đó đã quen với cu mồi , chim đã trãi qua trận mạc nhiều....
Thứ 2 thì khi chim đã trãi qua trận mạc ,chinh chiến nhiều thì nó nhìn và nhận biết cái lồng bẩy , do đó ta phải ngụy trang lồng bẩy thật đẹp, thật khéo thì mới lừa chúng được. Chim cu ở những vùng miền Nam (Bình Phước, Đắc Nông, ...) trận mạc kinh lắm. Tuy nhiên ở những Miền khác thì ít người đi bẩy và rừng nhiều chim thì OK. Ngày xưa ở quê, tôi cũng thường lấy lá ngâu , hay đùng đình bong cho lồng và xài vài tháng chưa hư. Nhưng ngày nay thì thay đổi rồi.... hihi
THứ 3 có những con chim đã bị trúng lồng hay lưới bị hụt thì khỏi chê, chú này thì phải cao thủ mới giải quyết được. Tôi đã từng gặp và cả nhóm quyết định không bẩy lục nữa mà gài giò.( Cái thú của bẩy cu là bẩy lục , khi đó bạn tha hồ thả hồn theo chúng....những bản nhạc giao hưởng nổi tiếng thế giới cũng kg bằng đâu...ý cha hơi quá rồi) .Nhưng có chú nhìn thấy giò thì né hoặc lấy mỏ gở giò... bó tay luôn chứ không vừa đâu. Đôi khi ta bố trí giò như ma trận , nhưng nó cũng phát hiện...Tôi nêu ra những tình huống trên để khẳng định lồng bẩy cu rất quan trọng, chưa nói đến cái lồng đó sát bổi nữa..
NHưng bạn không thể nuôi cu trong lồng đánh được , do đó phải có lồng nuôi riêng.
Lồng nuôi cũng có nhiều dạng khác nhau lắm: Lồng nuôi chim bổi khác vớii lồng nuôi chim mồi chứ. Tuy nhiên lồng cu gáy khi nhìn là biết ngay à.
Cầu chim không cao , lồng không quá rông hay cao mà thấp.Tại sao ư? Sẽ giải thích sau nhé! có ai có ý nào thì cho mọi người biết với nha.
Cu gáy là chim chân thấp, bay lượn chứ không nhảy nhót nhanh nhẹn như loại khác, mà khi xuống đất chỉ đi bộ thôi ... hoặc khi di chuyển cự ly ngắn ( 2m trở lại )dưới đất mà gấp thì nó cũng dùng đôi cánh bay nâng người lên chứ kg ít đi bộ xa, chỉ khi nào nó đi và ăn thôi.. do vậy đôi cánh cu đất rất khỏe và mạnh nữa.Có ai bị cu đất dùng cánh đập vào tay chưa? Đau lắm đó.... Coi chừng chấn thương so nao đấy.
Khi nhốt cu trong lồng thỉnh thoảng bạn thấy chú giang hai cánh và đập liên tục chưa? Nó đang mơ tưởng đến sự tự do đấy, hay là nói cho oách là nó tập thể dục đó.Do vậy phải cắt bớt lông cánh chúng thôi.
Cắt lông cánh thì an toàn cho cu của mình vì nó không bay được. Nếu nó bay đi thì bạn ân hận cả đời luôn đó. Tôi dám chắc điều này mà!
Thứ 2 khi cu đập cánh thì không vướng vào lồng hư chim...thức ăn hay phân không bay lung tung dơ bẩn...
Thứ 3 : khi bạn chăm sóc chim hoặc thỉnh thoảng bạn thả cho nó đi bộ trong nhà hay hè hoặc cho chúng ăn những món khác nhằm bổ nhiều thứ....sẽ nói sau.Thì chúng hổng bay mất. Điều này rất cần, vì ta cùng chim vui chơi tạo sự thân mật cho chim mau dạn. Nếu dạn rồi thì thân thiện sẽ tốt cho chim khi đi bẫy nhiều ngày liên tục...Vậy cắt cánh bằng cách nào??? Khi thấy cánh chim ra lông dài bạn đừng thả nhé mà hãy lấy cái mùng giăng ra rồi thả chú cu vào. Nó sẽ bay vài vòng trong đó là mệt liền à . Khi chúng mệt đứng xuống đất bạn chỉ cần kéo cánh ra và cắt lông tha hồ.... có con còn nhát thì bạn thao tác nhanh .Chứ đừng bắt trong tay cầm cắt lông. Có con nó chịu thì không sao, nhưng có con nó khiếp và chìm chim luôn và không gáy đấy. Đã nhiều người bị rồi... đừng thử nha. Nó cứ tưởng mỉnh tra tấn nên có con quẩy rụng lông tùm lum và sau này thấy ta là nó hoảng luôn...thế là công cốc .
Cắt lông đuôi thì quá dễ rồi, có thể dùng kéo cắt trực tiếp trong lồng...nhưng đường cắt kg đẹp nên phải chỉnh tới chỉnh lui...
Nếu không cắt lông đuôi ,lông dài quẹt vào lồng hư lông và làm đau chim.. mà đau chim thì chẳng khác nào ta đau đâu? mà đau thì không gáy ...hihi..
Như vậy ta đã HỚT TÓC cho chim xong rồi nhỉ.