CÁCH CHỌN LỰA CHIM BỔI
***
Phân biệt chim gáy đực, cái
Tạo hóa đã sinh ra loài vật, nếu không phải loài lưỡng tính thì phải có giống trống mái rõ ràng, dù có "cố giấu" hay " khó nhận biết" đi chăng nữa, thì nó vẩn có điểm khác biệt để cho ta thấy và biết, đa số loài vật con trống lúc nào cũng đẹp hơn con mái, (loài người thì ngược lại, phải không các bác). Quay về con chim gáy, nói thiệt về hình thể thì đây là loại khó phân biệt nhất.
*** Phân biệt trống - mái khi còn ở rừng.
- Muốn chắc ăn... các bác nên theo dõi những con chim gáy hay mà các bác đã "kết" từ rừng, nhớ phải chăm chú thật kỹ để khỏi phải bé cái nhầm thì ôn hận biết chừng nào, sau đây là những kinh nghiệm của tôi viết ra để các anh em cùng tham khảo và góp ý.
Những con trống, khi chung cội, thì lúc nào tiếng nó cũng cố gắng gáy đấu tiếng thật to để lấn át đối phương.
- Con mái thì ngược lại tiếng gáy đấu có vẽ nhường nhịn hơn nên có phần nhỏ hơn hoặt có khi không gáy gù chi cả mà chỉ chuyền từ cao xuống và nhảy, có con đấu ào ào, có con chỉ đấu sơ sơ, còn nhiều con im lăng luôn... nhưng điểm mà ta dễ nhận biết nhất là khi lên nhánh thế thì hầu như chim mái không gù đấu, hoặt gù một hay hai lèo rồi nằm luôn ở nhánh thế rỉa lông, các bác nhớ nhe “nằm trên nhánh thế rỉa lông” còn con mồi thì chuyển qua nước xa cầu mấy cánh... hứng lên thì tu tu vài tiếng rồi bài cũ tiếp diễn.... thì chắc chắn 100% là nàng.
+ Nhưng lầm hàng nhất vẫn là về đấu chung cây cả đôi, nếu cây treo lục thưa thì còn dễ nhận biết, còn nếu cây to, rậm thì rất dễ bị lầm hàng, đã vậy thông thường loại này đấu dai như đỉa, nên làm cho người gác mệt mỏi và dễ lơ là.... rồi em mái nhảy vào mà cứ ngỡ rằng "trúng quả" nhưng ai có ngờ....
+ Nếu để ý tí các bác cũng khám phá ra, thông thường trước khi con trống nhảy vào lụp thì ít nhất nó cũng gù đấu được vài sạc... chứ tự nhiên nghe đấu khang khang rồi sập lồng "phạch" chỉ có con mồi gù, chạy tới thấy một em bay ra thì các bác nên xét lại em nào đã dính bẫy, các bác nên chịu khó chiều hay chuyến tới xách mồi trở lại nơi ấy kiểm tra cho chắc ăn.... Có nhiều bác gặp nhiều con bổi hay, bắt nhầm con mái rồi về kể với bạn "cu", có nhiều người có nhiều kinh nghiệm nghe kể tình huống, và biết được địa điểm rồi sẽ quay lại "hốt" em trống thì tiếc lắm.
*** Quan sát để đánh giá cu gáy Trống – Mái.
Theo kinh nghiệm truyền lại thì khi còn nằm ổ nên chọn con nào thon người đầu hình quả vải, con nào đầu tròn thì đó là con cái.
Đối với chim trưởng thành thì có khó hơn bởi cả chim cái và đực đều gáy giống nhau có chăng thì chim cái gáy bé hơn một chút, song cũng có nhiếu trường hợp người chơi gặp những con chim cái rất nổi, gáy gọi, gáy trận, thậm chí gù như chim đực luôn thậm chí còn hay nữa, nhưng số lượng rất ít. Trở lại vấn đề chính, nếu muốn chọn một con gáy đực lúc trưởng thành bạn nên làm theo phương pháp sau.
+ Về ngoại hình bạn nên chọn con nào trông thon nguời, khi đứng trên cầu lưng phải hơi gù, mỏ gồ ngắn một chút. Diều to không quá trễ, cổ dài một chút. Hai cái xương ỏ hậu môn phải khít không quá rộng, nếu rộng thì là chim cái bởi còn đẻ mà. Đầu phải vuông không được quá tròn. Chân phải đậm không quá nhỏ. Khi gáy tiếng phải trong không có nhiều kim cho dù chim có giọng còi đanh hay còi pha.
+ Lông cánh con đực có dài quá thân, cộng thêm đuôi con đực bao giờ cũng dài hơn em mái, nếu là chim già quan trọng nhất là bạn đặt ngón tay vào ghim con nào ghim bé là đực còn em mái ghim đặt được gần ngón tay trỏ bạn nhé, nhưng cách xem ghim chỉ đúng với loại chim đã qua hai ba mùa sinh sản, còn đối với chim tơ mới lớn con mái chưa đẻ thì rờ ghim đích vô tác dụng không tài nào ta phân biệt được đâu là con trống, đâu là con mái.
+ Thêm một cách phân biệt trống mái nữa là nhổ cọng lông đuôi xem xét kỹ phần chân lông nếu có màu đen, đục là con trống còn màu trắng, nhạt là con mái.(chắc ăn nhổ luôn cọng lông cánh).
- Đối với chim con ta không phân biệt được bằng cách ấy nhưng con chim trống thường đứng với tư thế cao đầu hơn , hiên ngang hơn con mái và một điểm nữa con chim trống là con chim lớn. Ta chỉ cần biết bắt con lớn về nuôi là được.
*** Còn những mồi là chim mái thì sao?
Nếu mà mồi mái thì nó có những biểu hiện rất dễ nhận biết, nó rất sát bối, khi bổi về chung cội, đấu rất sơ sài, có khi nín luôn, rồi lâu lâu thúc vài tiếng rồi im lặng, nhưng hầu như những con bổi chết vì sự im lặng này... nếu các bác để ý tý thì lúc chim bổi đấu trong cây, nếu con mồi mái sung thì nó sẽ nằm xuống cầu và hai cánh nhịp nhịp, lâu lâu thúc một tiếng nhỏ để gợi tình... như vậy anh bổi nào lại không té, còn nếu con mồi mái không sung thì chị ta sẽ xoi lồng về hướng con bổi... làm cho chủ nhân cứ ngỡ chim mình hăng hay nóng chim quá nên xoi, chứ đâu có ngờ "mồi" ấy là mái, nhiều người có tính nóng còn chủi rủa con mồi om sòm... thiệt là không nên nết tý nào.
*** Nói tóm lại, nếu khả nghi chim mồi của mình là mái thì tôi có một mẹo nhỏ để xác định... Các bác nên tìm một cái lồng to và rộng, thả con mồi vào lồng rộng ấy chừng vài tiếng đồng hồ cho quen, rồi dùng một con bổi mới bắt ngoài rừng về (nhớ là bổi mới bắt hôm qua rồi xách nó cùng mồi bẫy cả ngày nên sáng hôm nay còn mệt và nhừ, lúc này dùng cho việc thử mồi trống hay mái là sướng nhất ). Thả con bổi vào lồng với mồi nếu con mồi đá con bổi vài tua rồi có cử chỉ âu yếm, tệ hơn nữa là nằm xuống chổng đít lên... chắc chắn là con mái. Còn nếu mồi là con trống thì nó sẽ gù chừng một hay hai lèo rồi trèo lên mình con chim bổi ngay....thì đó chắc chắn 100% là trống.... Nhiều người thấy nhiều con mồi có mã mái mà không dùng cách này để thử, mà dùng cách mổ thịt ra xem, kết quả giết chết oan uổng một con mồi. Đôi khi còn làm mất lòng anh em trong hội bởi một lời phán "mồi của chú mày là chim mái. Nếu không phải mất cái gì tui cũng chịu".
Chim bổi thế nào là đẹp.
Nói về thú chơi chim gáy, ai cũng mong muốn cho mình có một con mồi hay "trên cả tuyệt vời" để chu du khắp chốn núi rừng, cho thỏa lòng "nghiện ngập”, rồi bỗng một ngày đẹp trời xách con mồi "vừa đủ sài" vào chốn thâm sơn gặp ngay "anh hùng một cõi” giọng thổ đồng, tiếng gáy to như “loa làng” tiếng gù êm như suối chảy, tiếng thúc nhanh như "gõ cây" "mắc me" " gù đấu, gù chồng.... nói chung không thể chê vào đâu được... nên chủ nhân của con mồi "cà tàng" với tài mọn "kém cỏi" thầm khấn vái "thần núi" nồi chè xui cho nó trượt chân vào cái cầu sáng sáng, cong cong ! ... có lẽ "thần núi" bận đi canh lâm tặc nên không nghe lời khấn vái .... tối về chủ nhân than thở, nhớ về em không sao mà chợp mắt được, mong sao cho trời mau sáng để hy vọng gỡ ván "bài cào" này, rồi một ngày, hai ngày, ba ngày ... Với trăm phương nghìn kế, một ngày nào đó em nó nhập khẩu nhà ta. Đó là một trong những tình huống mà anh em chơi chim gáy nói riêng và các anh em chim gáy trong ABV nói chung, ít nhất một lần gặp phải. Phục được nó đã khó nhưng nuôi nó ra một con mồi hoàn mỹ theo ý nguyện càng khó hơn. Có con một hai năm, sẽ ra mồi, nhưng có con nuôi cả chục năm, thậm chí hơn vẫn hoài công, có con nuôi ra mồi rồi lại dở chứng “chịu đời không thấu”, tại sao vậy? Câu trả lời đơn giản là không phải tướng mồi, bởi thế chọn tướng chim gáy quan trọng biết chừng nào!.
Tôi may mắn được các tiền bối, bạn bè chỉ "nghề" và một chút đỉnh kinh nghiệm bản thân, hôm nay viết cách chọn lựa chim gáy bổi, hi vọng giúp các bạn mới chơi nâng cao tay nghề hơn trong việc chọn chim gáy.
XEM TƯỚNG CHIM GÁY
***
"Nhìn cái mỏ ta biết ngay con đó gáy nhanh hay chậm, nhìn cái lổ mủi ta biết nó gáy to hay nhỏ, nhìn bộ cườm ta biết ngay con đó gù nhiều hay ít, nhìn chóp mỏ + quy ta biết ngay con đó kèm hay không kèm ... nhìn cấp mình là biết ngay con đó có bền hay không ..."
Tại sao khi nhìn mỏ chim ta biết ngay con chim đó gáy nhanh hay chậm?
- Thường thường thì mỏ của chim cu cườm na ná giống nhau nhưng nếu bạn là người tinh tế thì bạn vẫn nhận ra được sự khác biệt mặc dù điều đó rất ... rất .... là nhỏ.
Ví dụ : Mỏ chim thường có màu đen nhưng vẫn có sự khác biệt đó là: đen bóng và đen mốc, ngoài ra còn có loại mỏ đỏ, mỏ trắng nữa nhưng mỏ đỏ và trắng thường rất hiếm. Khi nhìn vào mỏ chim nếu con nào có mỏ đen bóng là con đó siêng gáy nhưng không phải con nào cũng liền kèo (nhớ cho rõ điểm này kẻo lẫn lộn, con siêng gáy phải cộng thêm một điểm nữa mới trở thành liền kèo ...nhớ nghen!) .
Còn gáy nhanh hay chậm thì ta cũng coi ở mỏ chim nhưng nó lại nằm ở phần hình dáng của mỏ, có con mỏ to, có con mỏ nhỏ, có con mỏ dài, có con mỏ ngắn, có con mỏ hụt (thiếu mỏ), có con mỏ cong, có con mỏ thẳng ....vậy ta phải xem ở đâu đây?
Con nào mỏ to, bự Không phân biệt dài hay ngắn nhưng "lổ mủi gồ cao" (cái phần phù lên, cục gù của lổ mũi càng cao thì càng chậm) thì con đó gáy lớn tiếng, gáy chậm và không liền kèo.
Con nào mỏ vuốt nhỏ nhìn từ trong ra ngoài càng nhỏ, có người gọi là mỏ sẻ, có màu đen bóng thì con đó gáy nhanh, mau miệng. Nếu con nào mỏ nhỏ, gọn, ngắn, cộng với mỏ hơi cong, sống mũi cao hơn phần gồ của lỗ mũi thì con này gáy rất nhanh, khi có bổi về ta đếm không kịp, nhớ nghen.
Gáy to hay gáy nhỏ thì ta nhìn vào cái lổ mũi, nhớ nghen! cái lổ mũi chứ không phải cái cục gù của lổ mũi đâu nghen. Con nào mà lổ mũi hẹp, ngắn thì gáy nhỏ. Còn con nào lổ mũi dài và rộng thì gáy lớn tiếng.
Nhìn vào lổ mũi biết ngay con đó kèm hay không kèm, nhưng ta chỉ đoán được 70%, phải xem kỹ lông quy mới dám chắc 100% tại sao vậy? Nguyên xin thưa: khi nhìn vào chóp mỏ thấy nó hơi gồ cao y như đang ngậm hạt lúa thì ta biết ngay con đó là con chim kèm nhưng kèm nhiều hay ít thì ta phải nhìn vào đầu cánh, xem lông quy mọc ngay hàng hay không? Cái này khó nhìn đây nhưng nếu bạn cố học vẫn học được ...
Còn khi ta nhìn con chim ta biết nó bền hay không bền? (tức là có gáy liền kèo hay không? hay chỉ gáy 3 đến 4 kèo là nín 1 đến 2 kèo sau đó mới chịu gáy tiếp, hoặc chỉ gáy từ sáng sớm đến 9, 10giờ là gói cánh nghĩ mệt .... đến 3 giờ chiều mới gáy tiếp). Để ý nghen con nào ngực lép là không bền đồng nghĩa với không liền kèo ... Nhưng bộ ngực hơi thiếu mà lưng gù thì chơi được nhớ nghen “lưng gù” ... Con nào ngực to, có ức đôi (có đường kẻ sẻ đôi ức) hay nhìn bộ ngực don don nhưng mình dài đòn thì rất bền .... nhớ là thân càng dài càng tốt nghen!.
Việc chim gáy thừa (hậu đôi, hậu 3,...) có liên quan đến hình dạng đầu của nó. Nếu quan sát ngoài thực tế thì những chú chim nào gáy thừa đều có đầu vuông (phần đỉnh đầu kéo dài ra phía sau như người đội mũ kêpi vậy,... hì hì!)
Cườm nhỏ và nhiều nền đen thì khả năng lớn là khá nhiều gù, mà gù gắt nữa là khác. "chim cườm dắt, gáy gắt gù dai" là câu ca ứng vào với chú chim này đó. Thường chim bổi mới bắt về, khi các bác lại gần mà nó có động tác cúi cúi thân mình xuống như để tìm chỗ chui thay bằng bay thẳng lên thì có nhiều khả năng là sau này chú ta sẽ có nước sa cầu máy cánh. Nếu chú ta xù lông, rụt cổ lại khi ta đến gần thì đó là chú chim chắc chắn sau này sẽ có nhiều gù!
Mỏ chim cu có rất nhiều loại ta nên chọn loại mỏ nào đây?
1. Mỏ nhỏ và mỏng: tức là cái cuốn mỏ thì vừa phải nhưng sau đó nhỏ dần, nhỏ dần hay thon dần ra đến chóp mỏ, càng vót càng tốt. Loại này có người gọi là mỏ sẻ hay mỏ đinh.
- Loại chim có mỏ nhỏ như trên thường rất được nghệ nhân chọn nuôi vì:
+ Gáy trận rất nhặt hay có vùng gọi là gáy gọi rất nhặt ..... điều này làm cho bổi mau bay về.
+ Thúc dồn và gù dồn .... làm cho con bổi nôn nao... mau đá, mau bắt bổi.
+ Rất nhẹm xào, treo lên là gáy liền và gáy đủ bài bản.
Cũng chính vì những ưu điểm đó mà được các nghệ nhân chọn làm...."ưu tiên số một".
2. Mỏ trung bình: Không to cũng không nhỏ thì tùy vào từng con .... ai thích thì nuôi.
3. Mỏ rất to: Đa phần gáy gù đều chậm nên ít người chọn nuôi.
4. Mỏ ngắn: Rất mau mồm mau miệng .... nhưng về chiều khi bổi gù siết thì mồi thường bị hụt hơi, đa phần những anh có mỏ ngắn là kèm rất ác nhưng gù thì có hạn, đươc này thất kia.
5. Mỏ dài: Dài hơn bình thường những anh này rất bền bĩ, gáy hoài không biết chán, gáy từ sáng đến tối.
6. Mỏ quéo: Chẳng những dài mà còn cong xuống, nếu ta không cắt thì không ăn được, những con mồi có mỏ quéo đa phần rất hay ... nên chọn mà nuôi.
7. Mỏ cong: Nếu mỏ cong mà nhỏ thì hay vô địch nhưng nếu mỏ cong mà to là đồ vô dụng ... nhớ nghen!
Các bạn nên nhớ cho một điều: một con chim cu được đánh giá là hay thì phải kết hợp rất nhiều điểm lại chứ có cái mỏ tốt mà cườm lưa thưa vài ba hạt .... liệu nó có hay được không?
- Theo kinh nghiệm của tôi thì loại mỏ nào cũng có hay có dở cả vì vậy tùy vào người chơi mà thôi nhưng các bạn nên để ý rằng khi chọn mỏ nên chọn những con có cái mỏ màu đen bóng, óng ánh như ánh than vậy, mấy anh có loại mỏ đen bóng ấy thường rất siêng gáy và ta treo đâu nó cũng gáy còn những anh có mỏ màu **** trắng thì hãy né ra, nhớ nghen!
- Cách chọn mỏ chim cũng có sự khác biệt nhỏ giữa các vùng vì vậy có người cho rằng. Mỏ chim phải là khô, ta có cảm giác như là có thêm lớp bụi trắng ( ***** trắng) bám vào những con như vậy thì nhanh sào siêng gáy, còn con mỏ đen mà nom như phủ dầu bóng thì không chọn, họ gọi đó là mỏ ướt. Chim có mỏ ướt chậm sào, lười gáy và không được ưu tiên để chọn chim mồi.
Lại có ý kiến cho rằng: Mỏ *** trắng bụi là gáy nhiều mùa, gáy mỏ này càng nổi thì mỏ càng nhiều trắng bụi, mỏ đen là chim con mới trưởng thành. Gáy ở nơi núi thì mỏ thường màu "****" trắng bụi, gáy ở vùng nước mặn phèn thường mỏ đen. (gáy sống ở vùng nước phèn mặn xấu đủ thứ, không nên nuôi).
Gáy có nhiều dạng mỏ, có mỏ nhìn từ trên xuống có hình tam giác, phần mép rộng thì gáy to vô địch và rất dữ, nó dám đá và cắn lại người nuôi. Dù sao dạng mỏ đinh là đẹp nhất. Gáy nuôi lâu năm thì mỏ có màu khô trắng, gáy non thì mỏ đen. Đặc biệt dù đen hay trắng bụi, mà phần mũi nhăn và nhìn mềm -> mỏ da, thì nuớc gáy rất uyển chuyển, rõ ràng. Giọng chim gáy càng rền to thì yếm trước ngực càng rộng.
- Mỏ đinh thuôn đều từ trong ra ngoài, đầu mỏ phải hơi cộm lên (nhìn giống dính một chút đất vậy) chim như vậy thì đa phần là kèm nhiều. Chim có cộm ở mỏ dưới có nhiều nước hơn (khôn hơn) chim cộm mỏ ở trên. Nhưng nếu tìm được chim cộm cả ở trên và ở dưới (giống như đang ngậm một viên sỏi) thì không còn chê chỗ nào hết.
Tất nhiên là kèm thì phải có kèm trong và kèm ngoài điều này còn phải dựa vào đường chỉ mắt. Đó là kinh nghiệm mà tôi biết nhưng không đúng hoàn toàn. Có con chim mồi có đuờng chỉ mắt kéo dài, rồi bao quanh mắt (nguyên tròng luôn), kéo chếch ra phía sau một tí nhưng lại chẳng có kèm trong kèm ngoài gì hết. Chơi trơn ròng luôn.
Có thể do đặc điểm địa lí từng vùng khác nhau nên mỏ chim cũng khác nhau.Bạn hãy lựa chọn, chiêm nghiệm và rút ra kết luận nhé.
Chuyện cái chỉ mỏ (hay chỉ dàm) nghen.
( Câu chuyện thứ nhất)
- Một số nghệ nhân cho rằng chỉ dàm không quan trọng, to cũng được, nhỏ cũng được, dài quá khóe cũng được, chưa tới khóe cũng được, chỉ dàm phía cuối hơi ngã, cong xuống dưới, có con chỉ dàm nhỏ ở đầu mà to, nở ở đuôi ...v.v.
Nhưng theo tôi thì chỉ dàm vô cùng quan trọng, cái chỉ đó nói lên rất nhiều điều. Tại sao có người cầm con mồi trên tay và nói con này kèm ngoài khỏi chê, con kia kèm trong, kèm ngoài đều có cả là sao vậy?
Chỉ dàm nhỏ và thẳng, dài quá khóe. Tức là vệt đen đi qua cái khóe của con mắt thì anh này bền bĩ, bài bản, kèm ngoài cũng như kèm trong đều như nhau. Điểm đặc biệt của anh này mà mọi người thường không để ý đó là khi nó cất tiếng chiêu bổi sẽ bay đáp ngay vào tàn cây, chứ không bay vòng vòng rồi mới đáp vào tàn, nên nó đã được rất nhiều nghệ nhân chọn nuôi.
Chỉ dàm to và thẳng, dài quá khóe. Anh này cũng bền không kém anh ở trên nhưng giọng gáy không nhanh bằng vì loại chim có chỉ dàm to thường là sấm thổ hoặc thổ và rất già mồm, để bổi treo gần nó thì lâu mới nổi vì khi bổi vừa mở miệng là nó đè ngay.
3. Chỉ dàm chỉ có một chóp ở ngoài, cách một khoảng trống nữa mới đến con mắt. Anh này kèm ngoài khỏi chê nhưng khi bổi nhập tàn thì thèm dật cho nên loại này nuôi thành mồi người chơi dễ “mang bệnh tức”
4 . Chỉ dàm chỉ có một vệt sát con mắt còn phía ngoài trống trơn. Con này nước ngoài không phóng không rước nhưng hậu tạm chấp nhận được... nhìn chung là không hay.
5 . Chỉ dàm hơi cong xuống dưới. Anh này thích hợp làm mồi đánh đất. Ta để ý khi bắt được những anh bổi này thường thì khi đấu với mồi một lúc thế nào ảnh cũng xuống đất sau đó mới lên cây, hoặc ở dưới đất ăn bay lên cây.
6. Chỉ dàm hơi nở về đuôi. Chơi rất bền bĩ, không bao giờ bỏ bổi ....
Giờ thì các bạn hiểu vì sao lúc trước tôi nói chỉ mỏ rất quan trọng rồi chứ ạ!?
(Bổ sung)
- Cái chỉ mỏ ngoài nhỏ trong to < thì chim chơi hay nước trong (chung cội), tệ nước ngoài (nước xa), những con như vậy + cấp mình dài: chơi bền chim và sát bổi, và hầu như trở nước liên tục. Nếu cấp mình ngắm thì thường hay hụt hơi, ưa soái, nhưng khi hết soái... làm tiếp.... loại này chơi ngày càng hay, nhưng hơi hiếm.
- Ngoài to, trong nhỏ >dù cấp mình nó to, dài cỡ nào.... thì nước ngoài khá hay, nhưng nước trong ít trụ lâu được, và luôn bị xuống nước, vì điều này làm chủ nhân nó dể nhàm chán, đôi khi rất bực bực mình... nếu cái đầu nhọn cái chỉ mỏ nó chiếu thẳng vào tròng con mắt thì nó rất may bổi và bắt bổi rất nhanh... loại này chơi còn được, còn nếu nó chỉa xuống phía dưới con mắt thì dù con mồi hay cách mấy... cũng là con mồi không may bổi !!! .... đôi khi kêu bổi về cho mồi của thằng hàng xóm nó ăn thôi....
- Những con có cái chỉ mỏ ngắn (đoản chỉ) thông thường yểu tử và rất dễ bị đứt (bể, chết) nữa chừng... nên cẩn thận với những con mồi như thế này, bác nào có mượn thì cũng nên dành tý tiền ... để có mà đền
- Tiêu chuẩn nhất là con chim mồi có cái chỉ mỏ đậm, to, dài và phải thẳng + cấp mình tốt tốt tý thì rất hạp và rất bền chim. Có nhiều bật tiền bối còn cho rằng con có chỉ mỏ to đậm dài + cấp mình dài thì nước rước nước gù bao la và đấu với bổi rất thừa hơi... và gù rất thư thả khi có bổi.... còn con có cái chỉ mỏ như vậy + cấp mình cù (ngắn) thì lóc cóc gù miết ... nên ai mà đi chung với những chú này thì có nước húp cháo ....
- Chỉ mỏ dầy, đậm, thẳng+lông thật mỏng thì mười con hay hết chín con, dù trái gió trở trời nó cũng ăn nên làm ra hơn những con chim gáy có cái chỉ mỏ kém hơn.
Câu chuyện của đôi mắt nhé!
Con chim cũng kỳ lạ thật, chẳng có con nào có tiếng gáy giống con nào, cũng thổ, cũng sấm, cũng đồng, cũng son.... nhưng tôi chưa bao giờ nghe hai con bổi nào gáy y như nhau, mặc dù cha với con cũng khác, có chăng chúng chỉ hơi na ná với nhau mà thôi ... Từ giọng gáy đến dáng hình, điệu bộ, ngay cả con mắt là phần ta dễ quan sát nhất nhưng cũng chẳng có con nào giống con nào. Cũng từ sự khác biệt đó mà ta đã phân định được sự hay, dở ở trong đó. Người đời vẫn nói vui rằng "đôi mắt là cửa sổ tâm hồn" đúng vậy, khi ta vui, khi ta buồn, khi ta nóng giận ... tất cả đều thể hiện qua cái cửa sổ đó
- Tôi xin diễn giải về các loại mắt nhé:
- Hình dáng mắt (kiểu mắt).
+ Con mắt to và lộ: Loại này có tính nhát người, lì rừng khó thuần dưỡng, nuôi lâu lắm mới nổi, không ai chọn loại mắt to và lộ để nuôi thành con mồi cả. Cho nên khi ta gặp con "mắt to - lộ" là loại ngay đỡ tốn lúa.
+ Con mắt không lộ và không sâu: Tôi gọi nó là trung bình thì tài năng của nó cũng từ chữ trung bình đến khá mà thôi, cái này tùy ai thích thì nuôi.
+ Con mắt nhỏ và sâu hay thụt vào trong: Loại này tốt nhất nên chọn nuôi. Cực kỳ gan dạ và bền bĩ, nó không sợ bất cứ con gì, (khi bẫy dính con bìm bịp rồi mà nó vẫn gù). Khi ta treo nó ở cây rậm hay cây thưa, rừng sâu hay rừng chồi nó vẫn gáy, té xe rớt lồng treo lên nó vẫn gáy, nếu thấy nó là ta cho nhập hộ khẩu nhà mình ngay nhớ nghen!
+ Con mắt lé: Loại này nếu ta để ý sẽ gặp, có nhiều người chê vì cho rằng nó không đẹp, loại mồi có mắt lé này tinh khôn vô cùng, Tôi dám bảo đảm rằng nếu ai sở hữu được con mắt lé thì khi mang nó vô rừng nó sẽ làm cho ta hài lòng về nó (loại này lúc trước Tôi cũng từng có một con. Nó chỉ bắt có 4 con bổi sau đó nó qua đời, nó đã để lại cho Tôi một niềm đau khôn tả và mãi mãi không thể quên được “con mắt lé" . Các bạn có biết không 4 con bổi đó sau này trở thành 4 con mồi, con nào cũng hay cả)
+ Con mắt có khoen hay có quầng: Loại này nuôi uổng công ta nên loại ngay.
- Còn màu mắt thì sao? Màu mắt rất quan trọng vì nội lực của con mồi đều thể hiện qua màu mắt ấy. Một con mồi bị suy dinh dưỡng thì màu mắt thường là tái tái, khi ta nhìn sâu vào trong đôi mắt ấy không tìm thấy sự tiềm ẩn của sức mạnh bên trong.
+ Con mắt trắng dã: loại mắt này không nên nuôi vì nó không biết bắt bổi (mắt trắng + phao trắng thì hay cở nào cũng không bắt được bổi) các bạn nên nhớ kỹ cho điều này.
+ Con mắt vàng nhạt: Tạm, loại này nhác rừng. Ở nhà thì gáy gù không ai chịu nổi nhưng khi đem nó vào rừng thì nó cứ run run, sợ như sợ ma vậy. Cái đồ khôn nhà dại chợ, chỉ nuôi làm chim kiểng, chim khách mà thôi.
Con mắt vàng nghệ hay vàng đậm: Loại mắt này nên chọn nuôi, nó không bao giờ sợ rừng, thậm chí vừa tới bìa rừng là nó đã nghe hơi rừng, nếu lúc này ta dở áo lồng ra nhìn kỹ vào mắt nó sẽ thấy màu vàng ấy đậm hơn và có sát khí hơn ... (mà hình như loài chim cũng biết nghe hơi thì phải, nó biết chổ nào có bổi và chổ nào không có bổi). Nói nhỏ nghen cái điều này là Tôi quan sát thực tế từ con mồi của mình đó nghen (đây là con bổi bị con mắt lé bắt được đó), không ai chỉ đâu nhé.
+ Con mắt đỏ tươi: Khi ta nhìn nó như hai giọt máu long lanh, loại mắt này có tính sát bổi cao nhất trong tất cả các màu mắt. Nhớ kỹ nghen nếu gặp là nuôi ngay chứ đừng ăn thịt nhé.
+ Con mắt đỏ: thẩm y như con mồi của Quang DT (có hình bên dưới) loại này bền bĩ và gan dạ vô cùng nên chọn nuôi.
Những điều cần chú ý:
-Ta nên chọn những con có tròng vàng lớn, càng lớn càng tốt, loại này không bao giờ bỏ bổi cả, có tính sát bổi rất cao. Nếu bạn không tin hãy cho hai con mồi kè lại gù đấu bạn sẽ thấy ngay khi nó gù tròng vàng cứ to dần, to dần, tròng đen thâu nhỏ, nhỏ dần lai… nhỏ lại như cây kim vậy. Nếu gặp nên chọn mà nuôi .
- Con mắt hai bên không giống nhau, nhìn kỹ thấy kỳ kỳ ... chẳng hạn một bên tròng đen tròn còn một bên tròng đen bị méo . Ta gọi đó là "Lưỡng nhãn". “Lưỡng nhãn ắt kỳ tài”. Nên chọn mà nuôi.
-Con mắt lé: Lanh khôn, tinh quái nên chọn mà nuôi.
-Con mắt đen: Chỉ có tròng đen không có tròng vàng cái này tôi chỉ nghe nói chứ chưa bao giờ thấy.
Đánh giá chim gáy qua bộ cườm
Cái này là quan trọng nhất trong tướng con chim (bởi thế người ta mới gọi là cu cườm) nó là đại diện cho nước non của con chim gáy.Cu cườm không con nào giống với con nào từ giọng gáy đến quy, cườm, hình dáng ...mà chúng chỉ na ná nhau mà thôi cũng vì lẽ đó mà ta khó mà phân biệt được con nào trống, con nào mái, con nào hay, con nào dở ... Chẳng lẽ bó tay sao? Không đâu đối với những nghệ nhân thâm niên thì thường thôi còn đối với anh em mới vào nghề thì là cả một vấn đề nan giải, nhưng không sao cứ chịu khó đọc và tìm hiểu thì anh em sẽ có câu trả lời thôi.
Xét về cườm của chim cu đất thì có hai màu chính đó là: Đen và Trắng, ngoài ra còn có màu vàng đất hay đỏ đất. Đen là gốc, Trắng là ngọn cho nên con nào có gốc cườm đen nhiều thì con đó gù nhiều nhưng nuôi thì lâu lắm mới nổi. Ngược lại con nào có cườm trắng nhiều thì ta nuôi mau nổi nhưng gù không nhiều, khi ta nhìn vào bộ cườm con chim cu thì màu sắc đập vào mắt chúng ta là màu trắng, sắc trắng chói lòa, to có, nhỏ có làm sao phân biệt được đây? Xin thưa:
- Cườm trắng cũng chia ra làm ba loại:
+ Cườm to như hạt đậu xanh.
+ Cườm nhỏ như hạt mè, có khi còn nhỏ hơn nữa.
+ Cườm nát bấy, không phân biệt được hình dáng gì cả.
Dù to hay nhỏ thì hạt cườm cũng có hình dáng của nó. Cườm chữ u hay còn gọi là cườm vuông loại hạt cườm này chỉ có ở những con mồi gù vô địch, cườm chữ o hay cườm tròn loại này thường, cườm chữ v hay còn gọi cườm mưa rơi…. loại này ít thấy nhưng gù không thua gì loại cườm vuông(loại cườm chữ v này có người cho là không nên nuôi vì nhát rừng, gù kém và không bền chim ai từng nuôi hoặc biết thì xin hãy góp ý), cườm nát bấy không phân biệt được hình dáng loại này tùy thuộc vào khổ cườm (nếu khổ cườm vuông thì gù vô địch còn khổ cườm bầu bầu thì thua không nuôi ....nhớ nghen!)
- Cườm đen cũng chia làm hai loại:
+ Đen mốc. Khi ta nhìn vào đã không có cảm tình rồi thì làm sao mà chọn nuôi được.
+ Đen bóng loại này nhiều nghệ nhân chọn nuôi vì nó đẹp, óng ánh.
Nhìn chung con nào có vòng cườm đen bóng thì con đó nuôi lâu nổi nhưng khi nổi thì 10 con hay đủ 10.
Ở trên tôi chỉ phân tích hai sắc màu đen và trắng thôi. Còn đây mới là vấn đề quan trọng, tại sao quan trọng? nghe nè.
Vì sự khác biệt giữa hình dáng cườm mà các nghệ nhân đã phân ra làm nhiều loại: Cườm một dây, cườm hai dây, cườm ba dây, cườm nát ... thế cườm một dây nó ra làm sao?
- Cườm một dây là: Loại cườm mà khi ta nhìn vào thì chỉ thấy có một đường cườm từ trên ót chạy dài xuống vai, rõ ràng, mạch lạc, hết đường này đến đường kia, không chen lấn, xen lẫn với các đường khác.
Loại cườm này mà kết hợp với hạt cườm trắng to, cườm chữ u, cườm vàng đất cao quá nữa khổ cườm thì gù như điện (gù vô địch) nên chọn nuôi làm con mồi.
Cũng loại cườm trên mà kết hợp với cườm tròn, nhỏ hạt thì thường, đa số bị loại không nuôi.
- Cườm hai dây là: Loại cườm khi mới nhìn vào trông giống cườm một dây nhưng khi chim nhướng cổ lên ta thấy hai đường song song nhau chạy dài từ ót xuống vai, loại này thường thấy vì đa số con mồi được các nghệ nhân chọn nuôi đều có cườm hai dây (chim rất bền ...).
Loại cườm hai dây cộng với hạt cườm chữ u và cườm rựng cao quá nữa khổ cườm, loại này gù không nhiều nhưng cứ gù 4-5 tiếng mà gù hoài, xoay xoay lại gù, nghe hoài không chán nên được chuộng nuôi làm mồi.
- Cườm ba dây:Cũng giống như trên nhưng khi chim nhướng cao cổ ta nhìn thấy ba hàng cườm đi song song với nhau loại này hiếm thấy, triệu con có một, khi nó gù thì khỏi chê, ai có duyên lắm mới gặp.
Loại cườm ba dây này kết hợp với cườm chữ u hay chữ o gì cũng được, chữ nào cũng gù vô địch. Theo các bạn có nên chọn nuôi nó làm con mồi không?
- Cườm nát, bể, đóng lộn xộn: Không theo một trật tự nào cả. Loại này mà có khổ cườm rộng thì gáy nhiều giọng... nếu vòng cườm đen bóng thì gù nhiều còn đen mốc thì loại.
Nói tóm lại: Dù là cườm một dây, hai dây, ba dây hay bể nát đi chăng nữa ta phải chọn khổ cườm to, vuông vắn, trên thì cao quá ót, dưới thì xuống tận vai, nếu thòng hay sa về phía trước ngực thì càng quý nhưng cườm vàng đất hay đỏ đất phải đóng cao hơn nữa khổ cườm, nếu tới ót thì càng tốt, loại này dai như đĩa không bao giờ bỏ bổi nhớ nghen!.
Câu chuyện về cái cổ chim cu.
Khi chúng ta quan sát hay đánh giá một con mồi hay một con bổi chúng ta thường quên mất một điểm đó là cái cổ cu cườm, phần lớn chúng ta bị bộ hoa cườm làm cho hoa cả mắt vì chỉ có hai màu đen và trắng mà nó đã nói lên được biết bao nhiêu là chuyện. Nào là cườm một dây, cườm hai dây, cườm ba dây, cườm nát hay cườm bể .... Cũng cái vòng hoa cườm ấy mà nó đã làm cho biết bao nghệ nhân điêu đứng, mê mẫn. Nhưng nay tôi chỉ xin kể cho anh em nghe câu chuyện của cái cổ thôi nhé!
- Vị trí: nằm dưới đầu, kéo dài xuống, phía trước tiếp giáp ngực có màu lông hơi đỏ hồng hoặc nâu đỏ, phía sau tiếp giáp với lưng mang theo bộ hoa cườm có màu đen, trắng và hơi vàng hoặc hơi đỏ.
- Chim cu thì có loại to con và loại nhỏ con nhưng cổ chim thì được chia làm ba loại đó là: Cổ ngắn hay cổ lùn, cổ trung bình và cổ dài hay còn gọi là cổ lãi. Thế những cái cổ đó nói lên điều gì?
1. Chim có cổ dài hay cổ lãi: Đa phần gáy giọng đôi "cù cú cu, cu cu" hoặc giọng ba "cù cú cu, cu cu cu" chim cu gáy giọng ba, giọng tư rất hiếm.
2. Chim có chiều dài cổ trung bình: Đa phần loại này giọng chiếc (gáy đủ) tức là "cù cú cu, cu".Loại cổ này phổ biến nên thường gặp.
3. Chim có cổ ngắn hay cổ lùn: Đa phần loại này gáy giọng trơn tức là "cù cú cu", thỉnh thoảng cũng có anh dặm thêm một tiếng cu đằng sau nữa gọi là trơn lỡ tức là " cù cú cu , cù cú cu , cù cú cu , cù cú cu ..cu sau đó lại trơn tiếp nên gọi là trơn lỡ”.
Nhìn chung cả ba loại cổ trên thì chỉ có chim cổ lùn là gáy nghe đã nhất. Chiêu thì nhanh, thúc dồn nếu ta ở xa thì nghe y như nó đang gù, còn khi nó gù thì nghe dây dây, nhợ nhợ, gù dồn thì khỏi chê luôn.
Ưu điểm của những anh giọng trơn dòng là bắt bổi cực nhanh nhưng nhược điểm là về khuya thì hụt hơi.
4.Coi đầu tròn hay vuông: ta nên chọn loại nào đây?
- Con đầu tròn, nhỏ:
Ưu điểm: Rất nhẹm sào, treo đâu cũng gáy, gáy nhanh hay dồn "thúc dồn và gù dồn", gáy đủ bài bản y như câu thiệu "đầu tròn cổ ngẩn" nếu con bổi nào chịu đấu với nó là nó bắt tốc hành, không rề rà mất thời gian, loại này đa phần gáy giọng son và giọng đồng, dân chơi hay chọn loại đầu tròn nhỏ là vậy.
Khuyết điểm: Rất hay nhưng không bền, có con buổi trưa không gáy.
- Con đầu vuông:
Ưu điểm: Gáy tiếng chầm chậm nhưng bền bĩ, không nhịn bất kỳ con bổi dữ nào, nó có thể đấu với bổi từ sáng đến chiều, thậm chí ngày mai đấu tiếp.
Khuyết điểm: Chậm sào hơn chim đầu tròn, bắt bổi lâu, những ai nóng tính thì không chơi loại này được.
Loại đầu vuông thường gáy giọng thổ, sấm thổ và sấm đồng.
- Có một số người lại chọn con "đầu tròn cổ ngẩn" vì loại này gáy đủ bài bản. Gáy đủ bài bản là
"Xa chiêu - gần thúc - sáp gù" loại này tráo trở liên tục nghe đã tai và ghiền lúc nào cũng không hay.
Ví dụ: khi con bổi đậu ở xa thì con mồi chiêu "cù cú cu, cu cu" còn khi về gần thì có con sẽ gù phóng từ một đến ba đạc sau đó thúc "cúc cu, cúc cu ..." hoặc kèm mắt me "cúc cu ,cù cụ ... cúc cu, cù cụ" ... Khi sáp đến gần tí nữa hay sắp đến kèo thế thì nó gù lia gù lịa. Đang gù đấu tự dưng con bổi chuyển sang tư thế rĩa lông…. thế mới tức, đang phút gây cấn. Nếu là mồi bài bản thì nó sẽ chiêu tiếp "cù cú cu, cu cu" gọi con bổi khác đến coi như không có con bổi đang đứng trước mặt làm cho bổi ta nổi nóng mà xông vào...., cũng có khi con mồi đang nằm thúc "cúc cu, cúc cu" ... con bổi định bay đi hay vừa nhúc nhích là con mồi lại gù ngay, cứ như vậy "Chiêu - Thúc - Gù" thay đổi liên tục làm cho ta cứ đứng ngồi không yên là vậy, lâu ngày thành ghiền luôn.
- Cũng có rất nhiều nghệ nhân chọn chim theo tiêu chí : "Đầu tròn - mắt nhỏ - mỏ ngay. Cườm to - lông dầy - thấp gối ... Ức phình - đuôi lao ... ".
- Rồi lại có người nói : " Đầu tròn - cổ ngẩn - cẳng cao đem vô náu cháo xé phay cho rồi "... ôi thôi! đủ điều. .Tóm lại con đầu tròn hay đầu vuông cũng có cái hay cái dở của nó cả. Những người nhỏ tuổi thì chọn con đầu tròn vì nó bắt bổi nhanh, còn những người lớn tuổi thường chọn con đầu vuông đầu gồ, nghe đấu cho đã, từ sáng đến chiều cũng được.Đúng là chim gáy có tìm hiểu cả đời cũng không hết nhẽ phải không các bạn
Đây chỉ là quan niệm của tôi mà thôi còn hay cở nào thì phải kết hợp với những bộ phận khác nữa, ví dụ:
Con đầu tròn mà có mỏ thon nhỏ, đen bóng (có người gọi là mỏ đinh hay mỏ sẻ) nếu mỏ ngắn thì khi nó gáy dồn ta đếm không kịp, khi nó kèm ta nghe y như nó gù không vậy, nếu cộng thêm con mắt nhỏ và sâu, tròng vàng nghệ lớn, cộng lỗ mũi dài và to thì cái đầu ấy là 10 điểm đó.
Cách xem lông quy trên cánh chim.
- Lông quy là gì? Lông quy là phần lông nhỏ có, to có, lông mọc đầy trên hai cánh chim cu, coi vậy mà chúng cũng có rất nhiều hình dáng khác nhau, đã được các nghệ nhân đúc kết lại và đặt tên cho nó để dễ bề phân biệt nào là: Quy me, quy ốc, quy liễn, quy bìa tên, quy hổ…v.v đủ loại, tùy vào mỗi vùng mà có những tên gọi khác nhau nhưng nếu ta chỉ nhìn qua những cọng lông quy mà đánh giá đó là con mồi hay, hay con mồi dở là không đúng vì theo tôi nghĩ:
Lông quy chỉ tượng trưng cho bộ xương của con chim mà thôi, bộ xương ấy cấu tạo ra sao, có liền lạc hay không? Có vững trãi và rắn chắc hay không? Cũng y như khi ta bồng con gà nòi trên tay vậy, xương lườn gồ lên lòng bàn tay dài và sâu (lườn tàu) thân mình rắn chắc như cục sắt nguội ta biết ngay con gà này có nội lực rất tốt còn chim cu thì sao? Vì bộ lông của chúng quá bở nên ta không thể bồng chúng lên mà rờ mà nắn được nên chúng ta chỉ đánh giá chúng qua những cọng lông quy mà thôi.
Ở đây tôi không nói về những tên gọi của lông quy mà tôi chỉ đề cập đến sự sắp xếp, trật tự của những cọng lông ấy mà thôi.
Dù là quy me hay quy ốc, quy hổ hay quy bìa tên... loại quy nào nó cũng có một giá trị của nó cả. Miễn sao những lớp lông ấy chồng lên nhau, cái sau đè lên cái trước 2/3 là tốt.... nhưng lông phải đóng thật dày, thật khít, liền lạc từ trên xuống dưới đuôi cánh mới tốt.
Tuy vậy cách sắp xếp của chúng cũng có lớp có lang, có hàng ngũ rõ ràng được phân chia làm ba loại:
1. Quy rũ hay còn gọi là quy sụ.
2. Quy ngang.
3. Quy sổ.
Tại sao ta lại gọi nó là quy rũ hay quy sụ?
- Loại lông quy này đóng không theo một trình tự nhất định nào cả. Khi ta nhìn ngang cũng không được, nhìn dọc cũng không xong (có người gọi là loạn quy cho dễ hiểu). Chim có loại quy này thường rất hay ở dàn ngoài, kèm, bo lia lịa ... nước đưa chim bổi về rất hay, phóng kèm nghe mê li nhưng nước hậu thì lại dở. Khi bổi nhập tàn thì chỉ gù đôi đạc cho vui (hay còn gọi là tiền khoáng hậu bần hay trước hay sau dở). Loại này thích hợp cho những ai mới tập chơi và để làm chim bẹo thì khỏi chê vì treo đâu cũng gáy.
Còn quy ngang thì sao?
- Loại này khi ta nhìn ngang cũng được mà nhìn dọc cũng được, những cọng lông mọc gần như có hàng ngũ và song song với cánh. Những cọng lông bao cũng nằm ngang không ngã hay rũ xuống .... Loại này hay từ đầu đến cuối, phóng, kèm, bo… nước tiền cũng như nước hậu như nhau, càng về khuya càng hay nhưng loại này khó kiếm. Theo các bạn có nên chọn nuôi hay không?
Còn quy sổ là sao?
- Loại này không hiếm lắm khi ta nhìn từ vai hay từ phần chóp cánh thấy những hàng lông quy chồng lên nhau chạy sổ xuống thành một đường dọc, một đường, hai đường rồi ba đường, càng nhiều càng tốt. Nếu toàn bộ cánh mà có những đường sổ như vậy thì đây là con chim vô địch ...Nhưng nếu chỉ sổ vài ba đường còn các hàng khác thì đóng bình thường thì nó chỉ nằm hạng khá mà thôi. Vẫn biết nó gáy đủ bài bản, không bao giờ bỏ bổi nhưng không thể vô địch một vùng được.
Nhiều nghệ nhân coi chim đến đây thì đã hết biết rồi, không còn đánh giá được điều gì khác nữa nhưng xin thưa vẫn còn đó các bạn. Một con mồi được đánh giá là hay hay dở, bền hay không bền ... câu này đã làm đau đầu các bậc nghệ nhân tại sao vậy? Tại sao có con mồi chơi mới một hai mùa đã xuống chim không còn hay như trước nữa, mới đó mà bỏ bổi rồi, có con chơi được 5 đến 10 năm thì tuột dần phong độ, sa sút hẳn ... nhưng cũng có những con chơi vài chục năm, thậm chí cả đời người mà vẫn hay như thường, tại sao vậy? Xin thưa điểm then chốt vẫn nằm ở chỗ những loại lông quy trên, chúng được sắp xếp theo một trật tự rõ ràng, có lang có lớp nên được chia làm hai loại: Quy tam tầng (3 lớp), Quy tứ tầng (4 lớp).
- Quy tam tầng: Tức là trên bộ lông quy của con mồi được phân chia ra làm ba lớp rõ ràng. Lớp thứ nhất nhỏ, dầy và khít. Lớp thứ hai thưa hơn một tí. Lớp thứ ba nằm ở đuôi cánh.
Loại mồi có quy tam tầng thường thấy, cũng rất hay nhưng chơi không được lâu, con nào bền lắm là 7-8 năm thì xuống phong độ.
- Quy tứ tầng hay còn gọi là quy phủ bì:
loại này có 4 lớp lông quy mọc dầy đặc phủ từ trong ra ngoài không gián đoạn. Loại này vừa hay, vừa bền, nước gù thì khỏi chê nhưng hơi khó tìm cho nên ai mà sở hữu được con mồi quy 4 tần thì được cho là có duyên với nghề này. Bất cứ dạng lông qui nào cũng vậy, cũng có thể chơi được, nhưng đòi hỏi bộ lông phải "mỏng", càng mỏng càng tốt đó mới là tiêu chuẩn chọn chim. Nếu bộ qui 4 tầng chăng nữa mà dầy thì coi như bỏ không bởi vì khi mỏng thì con chim khi đấu tỉnh hơn, ít có chòi lồng nên nước đấu nước gù nhiều hơn, còn con chim có bộ lông qui dầy thì ngược lại... đa số nghệ nhân không chọn về bộ qui thôi không mà còn phải chọn về cườm, chân, đầu, sắc lông, màu cườm, to con, nhỏ con .... nói lên độ bền, hay... đã vậy còn tính tới những điểm "cấm kỵ" với nhau nữa, nào là cách chăm sóc, luyện tập....nên không ai dám tuyên bố “tôi đi chọn chim bền, hay là chỉ chọn bộ qui thôi”. Một con chim đẹp chưa chắc là con chim hay, một con chim hay chưa chắc đã đẹp.
Câu chuyện cái mình chim gáy.
Thưa các bạn!
Khi cầm con cu mồi hoặc con bổi lên thì có người nói: Con này có thân mình đẹp, a con này tốt đây, con kia xấu quá ...... tại sao họ biết được điều đó?
Như các bạn cũng đã biết chim cu nhìn bề ngoài thì có vẻ na ná giống nhau nhưng khi ta đem so sánh, để hai con mồi gần nhau thì vẫn có sự khác biệt dù chỉ là những điểm nhỏ mà thôi. Cũng từ những điểm nhỏ ít ai để ý ấy mà nó đã tạo nên một sự cách biệt giữa con này với con kia, cho nên thân hình của chim cu cũng vậy, có con mình dài, có con mình ngắn, có con mình trung bình, có con mình dẹp, có con mình vuông ... Ôi! nhiều loại quá ta phải làm sao đây?
Người xưa thường nói: "Trường - đoản song hành " cho nên cái đạo dài - ngắn, vuông - tròn được các nghệ nhân thảo luận rất nhiều, có người thích con chim có bộ mình dài, to, ức tròn trịa, đuôi lao ... lại có người chọn con mình nhỏ (chim sẻ), ức tròn, đuôi lao ... Nói chung thì mình dài hay mình ngắn đều có cái hay cái ưu việt của nó ví dụ:
1- Con mình dài, ức tròn trịa, đuôi lao:
+ Điểm mạnh: Rất bền bĩ, có thể đấu với bổi ngày này sang ngày khác, bắt bổi ngày hôm sau nhiều hơn hôm trước, đi đánh liên tục không xuống sức.
+ Yếu điểm: Tiếng gáy không nhanh.
2- Con mình ngắn, ức tròn, đuôi lao:
+ Điểm mạnh: Tiếng gáy rất nhanh, bắt bổi nhanh.
+ Yếu điểm: Không đủ lực đánh dài ngày.
Cũng từ đó mà ta có sự so sánh cái hay, cái dở của từng loại, ai thích hay sở hữu được loại nào thì chơi loại đó, tùy duyên mà thôi!
A. Chim có mình dài
1. Con chim có mình dài, tròn và đuôi lao:
Khi ta nhìn trực diện vào con chim thì thấy ngay con này không bình thường vì nó hơi dài đòn hơn những con chim khác, nhưng chỉ dài thôi thì chưa đủ mà thân mình ấy phải tròn trịa, cái này dễ phân biệt y như ta nhìn một người cao và ốm với một người cao mà mập ...điểm này có sự to - nhỏ cách biệt. Có một điểm nữa ta nên chú ý là bộ đuôi vót lại, càng nhỏ càng tốt (nhớ nghen đây là phần cốt lõi, thành bại là ở điểm này đó).
Thân hình chữ "V" hay thân hình giống bắp chuối loại này được các nghệ nhân ưu tiên số một vì các đặc điểm như sau:
- Rất liền kèo, kèo nào cũng gáy.
- Cực bền, bền bĩ vô cùng, rất thích hợp đi đánh dài ngày, càng chơi càng hay.
- Dụ bổi cực hay, không bao giờ bỏ bổi.
Ngược lại cũng con mình dài, tròn, nhưng có bộ đuôi xòe thì lại không hay, khoảng dụ bổi kém nên ít được chọn nuôi.
2. Con mình dài và lép hay dẹp:
Loại này hay thì rất hay nhưng không liền kèo, mười con chứng đủ mười... khi nó chịu mở miệng đấu với bổi thì nghe ưng cái bụng, bao nhiêu cũng không bán nhưng khi nó không chịu mở miệng thì ghẹo cỡ nào nó cũng im ru ... lúc này có cho cũng không ai lấy .... cho nên ít được chọn nuôi làm mồi là vậy.
3. Con mình dài và vuông:
Loại này ngực lép xẹp, nhìn từ phía trước trông nó góc cạnh .... gần giống hình vuông nên các nghệ nhân gọi là con chim mình vuông, thuộc loại dạng dị kỳ tướng đó nghen!
Chim có thân hình vuông thì rất hay nước ngoài (kèm ngoài khỏi chê) nhưng khi bổi nhập tàn thì thưa dần, dụ bổi không hay, có người cho nó là con "Tiền khoáng hậu bần". Càng về khuya càng kém và không được bền nên cũng rất ít người chọn nuôi.
B. Chim có mình ngắn
1. Con chim có mình nhỏ, ngắn - ức tròn - đuôi lao:
Đa phần là hay cả nhưng khi ta nhìn thì nó không được đẹp, nó không bệ vệ, không uy nghi như con mình dài.
Những con chim có cấp mình ngắn hay thì rất hay nhưng đa phần thiếu lực khi đấu đường dài nên những người chơi chuyên nghiệp họ mang con chim sẻ đi rừng đánh ngày đầu, ngày thứ hai cho nghỉ mệt, ngày thứ ba tiếp tục, cứ luân phiên như vậy.
2. Con mình ngắn - ức tròn - đuôi xòe:
Loại này rất hay ở dàn ngoài nhưng khi rước bổi nhập tàn thì đa phần lội đòi tung ra đá hoặc cắn ... nên rất khó bắt bổi cũng vì lẻ đó mà ít chọn nuôi.
3. Con mình ngắn - lép:
Loại này đa phần rất chứng , chơi không liền kèo hay có người gọi là chim chứng, loại ngay không nên nuôi.
4. Con mình ngắn - ngực lép -lưng gù:
loại này bù qua cấn lại, không hay chỉ tạm được .
Nhìn chung khi ta chọn bổi đem về nuôi hay ta mua mồi thì nên chọn hai loại như sau:
- Con mình dài - to con - ức tròn trịa - đuôi lao.
- Con mình ngắn - nhỏ con - ức tròn - đuôi lao.
Còn các con khác thì tùy vào mỗi người, thích gì nuôi nấy.
Đôi chân, vảy chân cũng là 1 phần quan trọng để chọn gáy.
1. Da của chân phải mỏng vảy của chân nhìn gần như chìm hẳn và nổi mốc khô lên càng tốt
2. Chân phải ngắn, 3 ngón xòe ra thấy góc vuông, vảy của 3 ngón phải nhiều và xếp thật nhặt, nếu có vẩy chẻ vuông góc thì chim có nước phóng, nước rước, con chim có vẩy giao long thì thiên về nước dặm (mắc me) nghe phê lắm, đôi chân như vậy mà có lông phủ xuống gối tý thì quá tuyệt, đa phần là chim hay, siêng.
3. Móng phải ngắn (móng mèo),
4. Vảy xẻ đôi và xếp hình chữ chi trên chân nhiều càng tốt, (giao long) đựơc coi là quý tướng
5. Chân ngắn, to, lông chân phủ xuống
6. Vảy của mặt sau chân có hình hoa thị hoặc lục giác ->tuyệt, con gáy có đôi chân như vậy ít xoi lồng và nhìn thấy rất oai vệ.
7.Chim có đôi chân màu đỏ nhạt... là chim thiếu chất khoáng, nên ít có sung, nên phải cho ăn bổ xung chất khoáng gấp.
8.Chân chim nhỏ, cao, vuông góc thì đừng nên nuôi, đa số chim như vậy thường là chim già, giẫy đêm, khó nổi, có nổi ra cũng chòi lồng, lúc nắng lúc mưa
9.Chân chim có "vẩy ướt" thì rất dễ bị nhậm mắt, không nên nuôi
Theo Vi ệt Chương " Chim cu thuộc vào loại tốt phải có những điểm đặc biệt sau:
- Nhứt Huỳnh kiên: Tức là chim có cườm màu vàng. Cườm này phải xuống tận vai, nhưng không đóng ở trên lưng. Loại này hiếm khi gặp được.
- Nhì Liên giáp: Tức là hình dáng của chim giống như một cái bắp chuối, hai đầu nhỏ, giữa phình ra, trông rắn chắc, gọn chặt.
- Tam Quá khoé: Có cái chỉ màu đen chạy dưới khoé mắt, dài quá khoé mắt một chút mới tốt.
- Tứ Chân khô: Có nghĩa là chân chim phải vuông cạnh, và khô. Vảy đóng hai hàng trơn, đóng chặt, nổi mốc lên.
- Ngũ Liên hoàn: Cườm phải đóng giáp vòng hết cổ mới thật tốt. Thường thì chim chỉ có cườm đóng ở phần trên cổ mà thôi, phần ức không có cườm.
- Lục Cườm rựng: tức là có cườm lót. Chim mà có cườm rựng là chim có gù hậu, tức là gáy dai dẳng.
Ngoài ra, cũng còn có những chi tiết quan trọng sau đây cũng phải lưu ý tới:
- Chim cu mà đuôi vót, tức là ở bắp đuôi thì lớn, chót đuôi thì nhỏ lại, mới là con chim tốt và khôn.
- Chim có gián cánh, tức là có lông trắng ở trên một cánh hay cả hai cánh. Đó là chim tốt nên chọn nuôi.
- Chim có móng trắng gọi là bạch đề: Chỉ cần có một móng trắng hay nhiều móng trắng, là chim quí hiếm.
- Chim có mỏ đỏ, là chim sát thủ, tức là chim rất dữ, chọn làm mồi thì rất may bổi.
Ngoài ra ta phải chọn chim có đầu nhỏ, có mỏ cong, có hình bầu, có cổ lãi(cổ cao), có chân thấp, đuôi nhọn, có cánh phủ mình hay cánh chéo, lông phủ đầu gối..."
CHIM GÁY CÓ DỊ TƯỚNG-ẨN TƯỚNG
***
Ngoài những chú chim có đặc điểm đặc biệt đã nói trên rồi tôi xin bổ sung thêm những chú chim có dị tướng đề phòng trong tay các bạn có những con chim có dị tướng mà lại bỏ đi thì cơ may hiếm khi trở lại thêm một lần đúng không các bạn!
Các cụ đã đúc kết trong việc chọn chim mồi ở câu ca dao:
Thứ nhất lông mũi mọc ra
Thứ nhì chéo cánh, thứ ba sa cườm
Một là: Chim có lông mũi. Đây là chú chim có đặc điểm đặc biệt, có một hoặc cả 2 lỗ mũi có lông (bằng sừng, nhỏ, dài và có thể có cầm và kéo dài ra. Khi buông tay ra thì lại được trở về vị trí cũ. Chú chim này bình thường thì lông mũi có thể không thò ra nhưng sẽ thò ra vào lúc đấu với chú chim khác hoặc bất chợt thò ra, phải quan sát kĩ mới thấy được các bác a!
Hai là: Chim chéo cánh. Là chú chim khi xếp cánh lại thì 2 đầu cánh bắt chéo nhau rõ rệt.
Ba là: Chim sa cườm (đỉnh cao là liên cườm) còn bình thường thì những chú chim có phần cườm gần ngực phải rộng, càng rộng càng tốt. Dễ nhận ra nhất là khi gáy, nó phồng lên trông thật chiến.
Bốn là: Chim có lông chân. Phần chân có vảy của chim thường thì không có lông nhưng trong trường hợp này chim có lông mọc lẫn trong vảy chân.
Trên đây là những chú chim dị tướng. Có thể đã có các bác khác đề cập tới, cũng có thể là chưa nhưng em cũng xin bổ sung để mọi người cùng biết theo kinh nghiệm của các cụ bô lão quê em.
Xin lưu ý các bác là: tất cả những chú chim kể trên phải đều là chim trống mới có giá trị trong chọn chim mồi ạ! Và ngoài ra thì còn có rất nhiều những chú chim khác như là: Mỏ đỏ (hay còn gọi là chim sát thủ), bạch đề (có móng trắng), gián cánh (có lông trắng ở cánh),hay Bạc má - loan đầu , sa cầu nhịp cánh..... hoặc là chim cu bạch. Tất cả những chú chim kể trên (chim trống) đều có giá trị cao trong việc nuôi chim mồi được các nghệ nhân quê em đều muốn có trong " sự nghiệp" chọn và luyện chim mồi của mình!
Chim có lông mũi là con chim mồi cực hay, đã có một người trong hội chơi chim của Thanh Hóa từng có được nuôi và được đánh nhưng sau đó cho người khác mượn và do chăm sóc không cẩn thận nên sau đó không còn nữa. Chim chéo cánh thì em đang nuôi một con bổi và mới chưa đầy 2 tháng nhưng đã có dấu hiệu rõ rệt của một chú mồi hay trong tương lai. Chim sa cườm thì các bác biết rồi, trong rất nhiều những con chim mồi hay được các bác post lên đều có rất nhiều chim sa cườm.
Và một điểm nữa xin các bác lưu ý cho là: Chỉ cần một đặc điểm nêu trên ở chim là đủ nó đã là một con chim hay rồi, các đặc điểm còn lại như: Cườm (trừ chim sa cườm), chân, mỏ, đầu, phao,... không cần quan tâm nữa đâu ạ (tất nhiên là có đủ càng hay, có lẽ nó sẽ bổ trợ cho đặc điểm chính chăng).
Trên diễn đàn các bác cũng bàn nhiều về đặc điểm phao chim, nhiều bác đều ưng chú chim có phao xám. Em chưa hoàn toàn nhất trí như vậy. Ở quê em đánh giá cao chú chim mồi phao đỏ (rất ít chú chim mồi có phao xám) chim mồi của em hiện nay toàn phao đỏ (có lẽ nó sẽ không bền chim chăng) nhưng có những chú chim mồi 17 năm rồi phao vẫn là phao đỏ. Chim phao đỏ lâu nổi chăng? Không ạ! 2 chú chim phao đỏ của em mới chưa đầy một năm là đã bắt đầu nổi rồi (có chú mới 2 tháng thôi). Hay là đặc điểm của chim Thanh Hóa là như vậy? Bởi thế quê Em mới có câu.
" Dù kim hay là thổ, pha.
Con nào đít đỏ tiếng ca hiền lành"
1. Ẩn tướng về giọng gáy:
Giọng gáy của chim cu thường na ná nhau về vần điệu, chỉ khác nhau về âm (thổ - kim - đồng - sấm) ... nên khi ta muốn phân định được ta phải thật tập trung lắng nghe thật kỹ thì ta vẫn thấy có sự khác biệt dù chỉ là điểm nhỏ thôi. Theo tôi chiêm nghiệm thì những con chim ẩn về tiếng gáy đều ở dạng khá hay (dù cho tướng mạo có xấu xí).
- Cục - cục - cù , cục - cục - cù .... gáy rất nhanh tôi tạm dịch là " chụp - chụp - ô , chụp chụp ô ", loại này đa phần rất hay.
- Cục - cú - cu - cu ... âm thứ hai "cú" cao vút, âm thứ ba và thứ tư thường tôi tạm dịch là "Tu quét ki ô", loại này con nào cũng xuất sắc và rất sung khi vào rừng, không sợ gì cả.
- Cục - cu - cú .... hai âm đầu bình thường, trung bình nhưng âm thứ ba thì cao vút ... cái này Nguyên chưa giải mã được.
- Gáy hai giọng: Lúc đầu thì gáy rất to nhưng khi bổi nhập tàn thì lại gáy nhỏ giọng…. có người lại cho là chim gáy "tiếng trống và tiếng mái" .... nhưng nghe thì không đã đúng không các bạn.
2. Ẩn tướng về giọng gù:
Chỉ có gù cà lăm (chồng đấu) là số 1 ... khi nó gù ta nghe như nấc nghẹn, nghẹn ngào cù, cù, cù ... cụ ... cái giọng gù này làm cho bổi tức hay nghe lạ lạ nên đến vây quanh rất đông.
3. Về tư thế khi gù:
Như các bạn cũng đã biết chim cu gù có các kiểu như sau:
- Gù cao đầu ... dơ cái đầu thật cao bửa xuống, phát nào ra phát đó.
- Gù thấp đầu hay gù gật gật .... cái đầu nhúc nhích vừa phải.
- Gù nghiên đầu ... khi nhìn nó cà lĩa, cà lĩa ... đầu dơ lên bổ xuống ko thành phương vuông góc với mặt đất mà xiên xiên như dấu huyền, dấu sắc.
Còn đây là những ẩn tướng khi gù:
- Gù thẳng đầu ... cái cổ thẳng đơ, suông được mà vẫn gù được.
-Gù dấu cổ .... khi nó gù cứ rút cái đầu, dấu dưới bụng, càng gù càng thò đầu sâu vào trong, co vào dưới lườn ... loại này may bổi vô địch.
- Khi gù dơ cánh, khi gù xòe đuôi …... hay dở tùy từng con.
Như các bạn cũng đã biết chim cu có rất nhiều ẩn tướng nhưng không phải hể có ẩn tướng là hay cả, cái này nó còn tùy thuộc rất nhiều điểm tốt trên bộ mình chim cu cườm nữa.
4. Ẩn tướng về màu sắc:
Thông thường thì màu sắc của chim cu hơi na ná nhau, có con có bộ lông hơi sậm một tí, có con sáng hơn một tí (nhiều nghệ nhân lớn tuổi lại cho rằng những con có màu sắc hơi sậm thì nuôi lâu nổi hơn và nó cũng thường bị bệnh đau mắt hơn ... sau một thời gian dài chiêm nghiệm thì thấy điều này không đúng. Chúng đau mắt là do vi khuẩn gây ra, nếu chúng ta vệ sinh lồng, cóng nước không sạch sẽ vi khuẩn có đk phát triển gây đau mắt chim chứ không liên quan gì đến màu sắc lông sậm của nó). Cũng tùy vào thổ nhưỡng của từng vùng mà chim có màu sắc lông và thân mình khác nhau. Cả ba miền Bắc - Trung – Nam chim đều khác nhau, bên cạnh đó lại xuất hiện những con chim có màu sắc lông khác xa với đồng loại .... cái này có lẽ do đột biến nhiễm sắc thể.... tạo hóa ban tặng những hình tượng vô cùng quý và hiếm như anh em trên diễn đàn gọi đó là "hàng độc".
- Chim có bộ lông trắng phau hay hơi trắng một tí: Những con chim được gọi là "Bạch tạng" này đa phần có mỏ và móng màu hơi đỏ ... . ai cũng cho rằng loại này là chim dữ, Không biết nó dữ cỡ nào nhưng đa phần khó bắt bổi, chỉ bắt được những con bổi thật dữ chứ bổi thường thì không dám lại gần, có lẽ do bộ lông "độc nhất vô nhị" của nó làm cho bổi mất hồn bay luôn.
- Chim có màu lông gần như đen: loại này sống trong rừng sâu, rất nhát nuôi rất lâu nổi.
- Chim có bộ lông hơi đỏ nhìn từ xa trông đỏ chót, loại chim này thường có ở Campuchia.
- Chim xám, chim bông ... hay dở tùy từng con.
Còn đây là những ẩn tướng của lông:
- Ẩn lông trắng nơi vùng đầu: loại này đa phần hay, gáy đủ bài bản, đổi giọng liên tục ...
- Ẩn lông trắng nơi cánh hay gọi là dán cánh. Những con chim dán cánh thường có nước gù dai dẳng (gù hậu tốt), càng về khuya càng gù dữ, loại này khi ở rừng thường làm bể mồi. Nhưng các bạn nên để ý con có lông trắng dấu hay ẩn vào trong thì hay hơn những con có lông trắng lộ toàn diện.
- Ẩn lông trắng nơi đuôi và trên mình thì bình thường.
- Ẩn những chấm lông đen tròn nhỏ như những nốt ruồi đen nơi phao, có người gọi đó là bông đít ... cái này Nguyên đã nhìn thấy nhưng vì nó là con chim mái nên không xác định được hay, dở ra sao.
NHỮNG SAI LẦM KHI NUÔI GÁY BỔI
***
Thứ nhất: Nhiều khi bẫy được chim bổi hay, nhưng chỉ vài ngày sau nó không thèm "ăn uống" rồi lăn đùng ra chết làm cho chủ nhân của nó tiếc "đứt ruột". Nhiều người cho rằng đó là chim khôn nên sống theo tôn chỉ "freedom or die" (tự do hay là chết). Không phải vậy đâu. Đó chỉ qua sự non kém nghề nghiệp mới để chết như vậy. Chẳng qua con chim không biết ăn uống ở cóng nên chết do đói khát thôi. Khi bắt chim bổi, chiều về khi ngang qua suối nhớ nhúng bị chứa "bổi " sâu khoản 2 cm, thời gian 5 phút đề cho chim bổi tự uống nước, nếu chứa chim bằng bị nhỏ cá nhân, thì cho uống từng con một, bằng cách đưa cóc chứa đầy nước vào mỏ chim từng con một, chúng sẽ uống ngay, cẩn thận hơn nhét vào miệng chim vài hạt ngô cho chắc ăn. Khi về nhà chứa ngay con chim bổi "độc" ra riêng 1 lồng. Buổi sáng hôm sau, lấy lồng hạ thố, bỏ lúa, bắp (ngô) vào cóng thật đầy sau đó bỏ dưới đất vài hột lúa hay bắp ở gần cóng lúa, thấy chim ăn dưới đất, hết lúa dưới đất, chim thấy lúa trong cóng chúng sẽ tiếp tục ăn.... nghĩa là đã thành công rồi đấy. Uống nước cũng vậy, cóng nước chứa đầy rồi dùng một tấm khăn sạch ướt nước, treo lên sao cho khi nước rơi xuống cóng từng giọt từng giọt một, lúc này con bổi sẽ thấy nước, và nó sẽ uống, nếu thấy nó uống nước trong cóng, thì con bổi sẽ không còn sợ chết vì "tự tử" nữa mà sẽ là con mồi hay trong tương lai.
Thứ hai: Chim đi ngoài, tôi cam đoan rằng nếu con bổi có bị đi ngoài thật sự, bịnh này rất khó trị và con bổi ấy sẽ chết ngay trong vòng ít ngày. Chim rừng tỷ lệ có sán lải rất cao; nên nhiều người mới phục về, thấy phân loãn, thường nghĩ rằng chim bị đi ngoài, nên dùng nhiều loại thuốc đông tây để "điều trị", nhưng không thiên giảm. Sán lải không giết chết chim, nhưng dùng sai thuốc có thể hại chim một cách vô tình và lâu dài. Khi chim có lải thông thương phao của nó lúc nào cũng "ướt ". Nếu vậy thì dùng thuốc xổ sán lải cho gia cầm, trị đúng liều lượng thì chúng sẽ hết sán lải trong vòng một tuần. Còn việc sai lầm khác nữa là chim nhẩy đêm cũng có hiện tượng đi ngoài, phân xanh. Nếu đúng vậy thì nên tìm cách "che chắn" cho chim khỏi nhảy đêm, được vậy phân sẽ không còn loãng, theo kinh nghiệm, khi chi hết nhảy đêm, thì chim sẽ "nổi" căng và chuẩn bị ra mồi rồi đấy. Bởi thế chim có hiện tượng đi ngoài thì nên theo dõi thật kỷ mà trị cho đúng bịnh. Nhiều người có kinh nghiệm chuyên sâu về con chim gáy, có thể nhìn con chim gáy rồi nhìn phân, có thể đoán được khi nào con chim ấy có thể ra mồi là vậy. Ví dụ: thấy chim bổi có bộ lông mướt, mắt hơi đỏ, phân to, không lỏng thì con chim ấy có thể ra mồi từ 3 đến 6 tháng sau.... đây là bí quyết để đi "mua" chim bổi
Thứ ba: Chuyện đấu chim, khi chim bổi có chiều hướng "sung". nhiều người nghĩ rằng dùng mồi thục đấu với bổi sẽ làm bổi "căng" hơn. Đây là một sai lầm rất nghiêm trọng. Chim bổi khi đang sung lên, là nó đang trong thời kỳ chuẫn bị tranh giành lãnh địa, nên nó chỉ gáy hơi nhiều và hơi căng thôi, chứ chưa nổi lắm, đấu chim, nó vẫn đấu dữ dội, nhưng khi hết đấu nó sẽ bị xuống theo thời gian, nhất là gặp những anh mồi già mồm thì bổi sẽ nằm liệt luôn, có xung lửa lại thì nó cũng dễ thành mồi lúc nắng lúc mưa sau này. Tệ hại hơn có nhiều bác cho nó đấu gù mới chết chứ... có khi gù đến tắc tiếng luôn .... muốn kích chim cho xung lửa hơn, nên để chim mồi thật xa, ít nhất là 100m cho đấu vài tiếng đồng hồ rồi đừng cho đấu nữa, làm như vậy chim rất dễ xung hơn. Còn khi nào nó xuống cầu, thúc gù với đôi cánh nhịp nhịp cả ngày, lúc này có đập chết cũng không hư... nói thì nói như vậy thôi .... tốt nhất là đấu những con mồi cở trung bình thôi. Bởi nếu gặp mồi hay quá (nhất là mồi già gù) dễ bị knock out thì tiếc lắm, dù gì nó cũng là con bổi thôi mà. Nếu có đấu thì nên đấu theo hình bật thang, hôm nay đấu con mồi tệ nhất, ít ngày sau đầu con mồi hay hơn ty.... cứ như vậy mà tăng lên. Nhưng nên nhớ đừng bao giờ đấu gần, và nhất là đừng cho gặp mặt gù quá lâu ... dễ bễ chim.
Thứ tư: Sự tham lam quá độ có thể làm hư một con mồi tương lai. Con chim mồi mới tiếng gáy còn "run run" nên rất sát bổi, nhiều khi gọi và bắt bổi nhiều hơn chim thuộc. Nên chủ nhân của nó hứng chí lắm nên quên rằng em nó là chim mồi tập nên cứ gặp, nghe chim rừng gáy....bẫy, đấu, bắt thoải mái... hậu quả đi vài chuyến là chim mồi "bẹp" luôn. Khi con mồi tơ mới đi tập, đừng nên bắt nhiều, khi gặp con bổi già rừng thì đừng bao giờ cho đấu lâu, chỉ vài chục phút nên xách lồng bẩy nơi khác. Nếu gặp những con già lồng đấu ít thôi, để vài ngày tới cho đấu lâu hơn. Khi mồi cứng rồi cho đấu thoải mái.
Tóm lại: Nếu những ngày đầu đi bẫy nên tìm những con chim bổi thường, bắt 1 hay 2 con bổi dễ bắt. nếu gặp những con bổi già lồng hay già rừng thì nên để dành đó khi nào con mồi "cứng" sẽ quay lại tính sổ với chúng. Đừng nên bắt quá nhiều chim bổi trong một chuyến, vì làm thế con mồi sẻ bị "rớt" trong thời gian ngắn vì ngán.
Thứ năm: Tập thói quen cho chim, như tập gù sào, chơi một buổi, cho chim nghĩ trưa.... đó là điều rất tệ hại cho chim mồi sau này. Khi chúng đã quen cách chơi như vậy thì sẽ rất khó trị. Khi tập chim bổi nên phải kiên nhẫn, trên mọi địa hình, Cây cao, cây rậm... làm láng hết. Nhưng tốt nhất là tập ở rừng già trước. Khi thuộc ở rừng già rồi thì bẫy bất cứ lúc nào, bất cứ địa hình nào vì chim chơi tốt ở rừng già sẽ chơi tốt hơn ở rừng thấp, láng ... còn ngược lại thì chưa chắc được như ý. Khi treo bẫy chim mồi tập, cội đầu tiên phải chờ cho nó gáy mới chuyển cội, dù phải chờ lâu, nếu không nó sẽ dễ bị "sượng" và lười sau này. Khi đi tập thì phải đi suốt ngày, kể cả buổi trưa nắng nóng, nếu không chim dễ có thói quen, gáy một buổi,sáng gáy, trưa nghĩ , chiều nghỉ luôn thì phiền.
Chú ý khi tập chim mồi, đừng bao giờ đi quá xa nơi bẫy chim, vì chỉ cần sơ ý tý...gặp chồn, cắt, kiến, bìm bịp... thì coi như……. công cốc.
TÌM GIẢI PHÁP THUẦN CHIM BỔI VỪA KHOA HỌC LẠI HIỆU QUẢ.
***
Cách thuần cu cườm bổi theo kinh nghiệm mà bạn Salệhà đã chia sẻ (dộc cho nhừ tử, hết nhảy nổi nữa thì thôi, hoặc cắt cánh, buộc chân con chim bổi rồi thả xuống đất, lấy chân mình hích hích cho nó đi bộ trong sân nhà...) tôi cũng đã từng được nghe một vài nghệ nhân có tuổi đề cập đến. Suy cho cùng thì nó cũng có lý. Xin được suy luận, lý giải theo vài dẫn chứng như sau:
Thứ nhất: Ông bà ta có câu “Thương con cho roi, cho vọt” đây là kinh nghiệm trong cách dạy dỗ những đứa trẻ bướng bỉnh, ngổ ngáo, bất trị. Thấy có hiệu quả nên một số nghệ nhân áp dụng luôn cho những chú cu cườm bổi thuộc hệ này.
Thứ hai: Ngày xưa, những bật chí nhân quân tử thường có nguồn gốc từ những kẻ hàn vi, vô danh tiểu tốt. Muốn “Văn võ song toàn” thì phải dùi mài kinh sử, tập luyện võ công, tự trầm mình trong bể khổ, trong môi trường khắc nghiệt nhất. Nói chung, muốn thành tài đều phải trải qua một quá trình khổ luyện, hành xác để trở nên cứng cỏi, bản lĩnh, nếu sau này gặp phải gian nan thử thách nhất định không dễ bị khuất phục (vì đã chai đòn).
Tất nhiên, kinh nghiệm của bạn Salệhà, có thể tôi hoặc những người khác áp dụng không thành công và ngược lại. Nhưng có thể nói đây cũng là một kỹ thuật cổ điển về thuần chim bổi để anh em cùng hội tham khảo.
Theo tôi, hãy nên thuần chim bổi theo cách hàng ngày tiếp xúc cho chim ăn đúng bữa, vừa đủ khẩu phần. Cách này vừa khoa học, vừa hiệu quả. Bởi là loài vật nên không thể bắt ép chim cu cườm thực hiện hành vi theo lý trí (mà thực ra chúng làm gì có lý trí). Muốn tập luyện, thuần dưỡng chúng, ta phải dựa vào bản năng và phản xạ có điều kiện của loài vật để dạy dỗ, thuần dưỡng. Bản năng mãnh liệt nhất của loài vật nói chung, loài chim nói riêng là hễ khi đói thì phải tìm cho được cái ăn, khát thì phải tìm cho được thức uống. Lúc đói, khát chim sẽ “quên” sợ sệt, hay nói cách khác là cái cảm giác đói, khát chiến thắng sự sợ sệt, nhút nhát. Chim sẽ thích nghi dần, dạn dần, từ từ tiến lại gần con người để có thể gắp mổ được thức ăn, nước uống, để có cái cho vào hầu dìu, vào bao tử, để khỏi bị cồn cào. Nếu không thì làm sao chịu nổi! Đúng không quý vị?
Còn phản xạ có điều kiện là cứ mỗi khi chủ nhân đến gần thì được ăn uống no nê, ngon miệng nên lâu dần thành thói quen hễ thấy người (chủ nhân) đến gần là chúng mừng rỡ, đón chào. Có nhiều con cu cườm tinh tướng, sau một thời gian ngắn được thuần dưỡng theo cách này, chúng đã dám giỡn mặt với con người, sẵn sàng mổ tay, đá tay, gáy gù khí thế mỗi khi thấy chủ nhân xuất hiện.
Nhiều con chim cu cườm được chủ nhân thường xuyên cho đi rừng đánh bẫy, lâu dần đã tạo thành phản xạ có điều kiện nên hễ nhìn thấy chủ nhân chuẩn bị đồ nghề cho một chuyến đi rừng là chú cu mồi sung lên, gáy gù phấn chấn, ý chừng như muốn thúc dục chủ nhân hãy mau mau lên đường cho chú ta có dịp thoả chí tan bồng, được đấu đá với những kỳ phùng địch thủ ở bên ngoài thiên nhiên, hoang dã.
Ông bà ta có câu: “Có thực mới vực được đạo”, điều này rất đúng và vận dụng rất hiệu quả trong việc tập cu bổi bằng cách tiếp cận cho ăn, cho uống hàng ngày để chúng quen dần với con người, mau dạn, nhanh nổi. Song, xin đặc biệt lưu ý với quý vị, thuần chim bổi theo cách này chỉ thích hợp với những người thường xuyên có mặt ở nhà và thật sự chú tâm còn với những ai thường xuyên đi làm vắng nhà (mà nhất là đi…nhậu) thì phải hết sức cẩn thận, lỡ quên cho chim ăn uống thì rất nguy khốn! Điều tối kỵ nhất là thiếu nước uống, chim mà bị bỏ đói một ngày thì vẫn gắng gượng được chứ chỉ cần bị bỏ khát trong vòng nửa ngày đồng hồ thì hết phương cứu chữa, chết không kịp trối!
Còn một điều nữa cũng cần phải hết sức chú ý khi ta bắt tay vào thuần dưỡng những con chim bổi mới bẫy về. Hãy nhớ: “Giục tất bất đạt”. Đừng vội áp dụng ngay các kỹ thuật tập cho chim dạn, bởi lúc này điều quan trọng nhất là làm cho chim bổi chịu ăn, chịu uống để có thể sống được cái đã, nhất là trong lúc chúng còn “hồn xiu, phách lạc”, khi chúng mới rời quê hương, xứ sở của chúng về ở với ta trong một môi trường sống hết sức mới mẽ, lạ lẫm. Trước hết phải bằng mọi giá dụ dỗ làm sao cho chim bổi chịu ăn thức ăn, uống nước uống do ta cung cấp. Có thể nói đây là giai đoạn khó khăn nhất trong quá trình thuần dưỡng một con chim bổi.
Theo chỗ tôi được biết, đã có nhiều nghệ nhân mất rất nhiều công sức, “chùn chân mỏi gối” mới phục bẫy được con chim bổi cực hay. Những tưởng có thể thuần và sở hữu được một con chim hay sau này. Chưa kịp thoả cơn hoan hỉ thì chỉ vài ngày sau đã thấy nghệ nhân này vừa khóc, vừa mếu đưa tiễn chú chim bổi cực hay kia về nơi chín suối! Hỏi ra mới biết, chú chim bổi xấu số kia coi khinh loài người, quyết chí tuyệt thực cho đến chết, dẫu cho chủ nhân dâng đầy đậu, mè, kê, lúa; nước lọc, nước khoáng và thậm chí cả Ken (!). Cứ tưởng như thế thì chim sẽ chịu ăn uống mà sống, nào ngờ vẫn không lay chuyển được lòng dạ sắt đá của con chim bổi cực hay này nên đành bó bột!
Thực ra, với những con chim bổi mới bẫy về mà không chịu ăn, uống, không phải là ta đã hết cách và đành chịu đứng nhìn nó chết. Điều cốt lõi là ta phải sớm phát hiện ra con chim bổi đang tuyệt thực để tập trung tâm lực cứu sống nó. Những ngày đầu tiên nên theo dõi chặt chẽ, nếu con chim bổi không chịu ăn uống, chỉ loi choi soi lồng tìm đường thoát thân, hoặc đứng im một chỗ, cú rũ, xù lông, rụt đầu, ngoẻo cổ, phân thì chỉ có một bệt trắng như vôi tường lẫn với một bệt xanh như mật gà thì biết ngay là nó đang tuyệt thực.
Lúc này ta nên nhốt con chim bổi vào một cái bội (lồng, giỏ) rộng, không có đáy, úp xuống đất như nhốt gà, nước uống nên đựng trong cái dĩa (đĩa) trẹt để chim dễ nhìn thấy, dễ uống, còn thức ăn thì vãi ra dưới đất, cả đậu, mè, lúa, kê, nếu chim quen khẩu vị nào thì chúng chọn ăn loại thức ăn nấy.
Cho đến nước này mà vẫn có những con chim không chịu ăn, uống gì thì đúng là khí tiết ngút trời. Xin quý vị hãy xuất luôn độc chiêu cuối cùng là bắt chim cầm trên tay, lấy thức ăn, nước uống dâng vào tận miệng cho nó liên tục trong thời gian mươi bữa, nữa tháng gì đó (như cách nuôi chim con 1 tuần tuổi). Tôi nghĩ, dẫu có chai sạn, bướng bỉnh cỡ nào đi nữa, những con chim bổi như vậy chắc cũng phải từ từ quy thuận, ngoan ngoãn tự giác ăn uống.
Nếu biết chắc đó là một con chim bổi cực kỳ hay thì ta nên có sự đầu tư công phu, tương xứng. Sau này khi nó đã trở thành con chim mồi thiện chiến thì đúng là ta đã không bõ công, và có như vậy thì mới được tiếng thơm là biết “chiêu hiền, đãi sĩ” và không bị mang tiếng là “vùi dập nhân tài”!
Chúc quý vị bằng hữu thành công!
CÁCH TREO CHIM GÁY!
***
Động tác cuối cùng của người chơi chim gáy là động tác treo lồng chim gáy lên và...chờ đợi tiếng gáy. Quá đơn giản phải không các bạn. Chính vì đơn giản như vậy nên nhiều người không để ý làm phí cơ hội thưởng thức chất giọng của con chim gáy. Hoặc làm con chim ức chế mà không nổi được hoặc hạn chế chất giọng và tiếng gáy.
Có thể chia cách treo lồng cu gáy làm 3 loại theo loại chim: Lồng cu gáy mồi, lồng cu gáy đấu trong nhà và lồng cu khiển.
- Lồng cu đấu treo như thế nào thật khó nói vì nó phụ thuộc nhiều yếu tố mà phải tay thợ lão luyện mới treo được đúng "điểm chết" của con chim trời. Có thể tổng kết ở vài yếu tố sau: địa hình bãi đánh, thói quen của chim trời, căn điểm về và nhảy của chim trời...
- Lồng chim đi dượt, đấu. Xách tới nhà bạn bè cũng phải biết cách treo để con chim của mình phát huy được hết phẩm chất của nó. Chim cu xách tới nhà khác đấu trong bóng đá gọi là "chấp hòa cho được" vì chim cũng như các con vật khác có tính chất "giữ thung". Bạn phải treo con chim ở chỗ có ánh sáng tốt, có thể theo dõi được đối thủ, tránh chỗ người hay qua lại, dưới quạt trần, gần chỗ có chó mèo...Quan trọng nhất là bạn phải treo như thế nào để con chim biết được địa hình của ngôi nhà đó để nó đỡ lạ lẫm thì mới đấu hay được. Treo chim phải nhẹ nhàng để nó cảm nhận được sự an tâm của người chủ dành cho nó. Tiếp nữa bạn phải treo thế nào để phát huy được hết âm điệu của con chim của mình. Tiếng còi nên treo hơi cao đặc biệt những con còi gắt treo ở chỗ nào khiến đối thủ phải thấy "đinh tai nhức óc", chim thổ thì phải treo sao cho âm thổ ra đều và tròn đầy (treo vào góc tường cao là tốt vì tăng thêm âm tuy nhiên không được lạm dụng vì khả năng chim của mình cũng choáng). Nếu chim có âm đồng, bầu, rền thì nên treo ra chỗ thoáng hơi xa một chút để cảm nhận được tiếng "vang" trong giọng gáy. Thực ra chim gáy nghe hay nhất vẫn là tìm chỗ đất trống tĩnh lặng vẫn là hay nhất.
- Lồng cu khách thì nên treo gần chỗ người hay đi lại, nhiều ánh sáng vì bọn này thiếu người là không chịu được. Được cái đôi lúc chúng thính nhạy không khác chó trong nhà.
Trong nhà có chỗ tốt chỗ xấu. Vấn đề ở chỗ bạn biết bố trí hợp lý để tiện sinh hoạt mà vẫn tốt cho chú cu của mình.
THẾ NÀO LÀ NGHỆ THUẬT BẪY CHIM GÁY
***
Như các bạn đã biết đất nước ta dài và rộng, cả ba miền Bắc - Trung - Nam đều có rất nhiều chim cu, cũng chính vì vậy mà đâu đâu cũng rất nhiều người đam mê chim cu, mỗi vùng, mỗi miền đều có những cách đánh bẫy khác nhau cũng từ đó mà người chơi cũng có nhiều vẻ, tùy vào sở thích của mỗi người mà có cách chọn lựa khác nhau. Có người chỉ thích đánh mồi cây, có người thích đánh mồi đất, có người chỉ thích giật lưới mà thôi ...
- Nếu bạn chỉ thích bắt thật nhiều bổi thì dùng lưới rập (cái này không được khuyến khích).
- Nếu bạn muốn chiêm nghiệm cái hay cái đẹp của nghệ thuật bẫy chim cu thì bạn nên chọn cách đánh mồi cây, dùng bẫy lụp hay bẫy đàn cò hay bẫy gáo chì phối hợp ... ở đây bạn sẽ nghe chim mồi và chim bổi đấu nhau hết bài bản, sự đối chọi qua lại, sự cò cưa ... sau mỗi cú nhảy, cú chuyền là ta lại nín thở hồi hộp và chờ đợi ... làm cho người chơi đam mê lại càng đam mê, thú vị thật đấy ...!
- Nếu bạn muốn hay thích cảm giác từ trên cao lao xuống của con bổi thì bạn hãy chọn bẫy mồi đất (có úp bảo vệ), ở đây bạn sẽ thấy con mồi và con bổi giằng co tranh nhau từng tất đất, cứ mỗi lần con bổi tiến đến gần vào hướng con mồi thì bạn sẽ thấy con mồi càng lúc càng gù dữ hơn làm cho con bổi phải vừa chạy vừa gù, vừa đi vừa gù, cũng vì lẽ đó mà người gác cảm thấy nôn nao trong dạ, rồi con mồi dẫn dụ con bổi đi vòng quanh cái úp, đi vào vùng tử địa như hai nhà quyền thuật đang quần thảo, thăm dò tìm chổ hở để tấn công đối phương …. thích thật đấy.
- Nếu bạn muốn thấy cảnh con mồi và con bổi đấu nhau đến đỉnh điểm cao nhất thì hãy chọn mồi dây đánh trần, ở đây bạn sẽ thấy hết cái hay cái tuyệt diệu và tài nghệ của con mồi thể hiện qua mỗi trận đấu, đây đúng là một trận thư hùng dưới đất.
Hai chữ nghệ thuật cứ được lập đi, lập lại rất nhiều lần.... nhưng nghệ thuật bẫy chim cu là gì? thiết nghĩ nghệ thuật được rút ra từ những lần thất bại, sau những lần thất bại ấy mới nẩy sinh ra kinh nghiệm và được những nghệ nhân "tâm huyết" đúc kết lại gọi là "kỹ thuật bẫy chim cu cườm" sau đó đưa nó vào cái đạo, cái đam mê có khi mù quáng mà người đời xếp nó vào cái ngu thứ ba.
Dù bạn là ai, bạn thích đánh mồi cây hay mồi đất, thậm chí giật cả lưới rập mà bạn không có một tí, kiến thức nào về kỹ thuật bẫy chim cu thì bạn chỉ là người giết thời gian mà thôi. Có ai mà lại mang con mồi đi từ ngày này sang ngày nọ, tháng này sang tháng nọ, đổ biết bao nhiêu là công sức, xăng dầu mà vẫn không bắt được con bổi nào, theo bạn có nản lòng hay không? người ta đi cũng như mình mà khi về có bổi treo ở đầu lồng còn mình thì cứ đi sao thì về vậy có buồn không? có muốn bỏ nghề gác cu không? vẫn biết rằng đây chỉ là thú vui thôi nhưng khi sáng bạn ra đi với tâm trạng như thế nào?... Ai ra đi cũng mong mang về được một con bổi hay để nuôi, để chăm sóc, để nghe nó gáy tiếng đầu tiên ... vậy mà khi về thì sao? mặc dù con mồi của bạn cũng rất hay ......
Ai trong chúng ta khi nuôi chim cu cũng mong sao cho mình có được một con mồi hay khi mang nó ra đi không thua bè thua bạn và cũng mong sao có bổi treo đầy nhà nhưng đâu phải ai ai cũng thực hiện được điều ấy. Một con mồi hay vào tay người chủ thiếu kinh nghiệm thì vẫn không sao bắt bổi được .... Thời buổi này đi gác chim cu đã khác xưa nhiều lắm rồi, chim cu bây giờ đâu đâu cũng trận, đâu đâu cũng khôn lanh lắm rồi, bắt được một con bổi đâu phải dể .... nhưng không phải là ta chịu thua nó đâu nghen!
Nếu bạn thích đánh mồi cây thì bạn phải biết chọn kèo, chọn thế ....con bổi đậu chổ nào, nhảy đến nhánh thế nào, nhánh thế có trống trãi hay không? nhánh thế có thuận tiện cho con bổi nhảy vào lụp hay không, nơi treo con mồi có thoáng đãng hay không? bổi nhập cây có nhìn thấy con mồi liền hay không? kèo nhảy có tức hay không .... nếu bạn đụng con bổi hay thì nó sẽ gù và di chuyển khắp các nhánh, nhảy đến nhánh nào nó cũng gù .... xoay qua cũng gù, xoay lại cũng gù .....cái này nghe mê lắm, nghe đã lổ tai ... ngồi không nhúc nhích, đôi khi tự hỏi sao con mồi nó nín thinh vậy hay là nó gù thua con bổi rồi, cảm giác lo sợ .... không biết nó có dụ được con bổi hay này không? thế theo bạn thì nghệ thuật nó nằm ở chổ nào? Nghệ thuật cỡ nào mà không bắt được con bổi trên coi như ta phải đi học nữa (có người nói tôi biết hết nhưng khi nghe bổi gáy dữ quá tôi treo đại, từ chổ treo đại mà thất bại ...)
Nếu bạn thích đánh mồi đất mà bạn không biết chọn chổ để thả mồi, bạn giăng dò không đúng cách ..... thử hỏi bạn có bắt được con bổi đó hay không? mặc dù mồi của bạn gáy muốn đứt hơi..... nhưng con bổi không thèm xuống đất ... tại sao vậy? có phải bạn thả con mồi vào nơi mà con bổi trên cao chỉ nghe tiếng gáy, mặc dù nó cũng bay qua bay lại tìm nhưng không sao thấy ... hoặc bạn thả mồi nơi gốc cây con bổi hạ cánh xuống tức quá (thế hạ từ cao xuống thấp, đằng này thả rơi tự do, hạ như trực thăng mới xuống được con mồi) cho nên nó cứ ở trên cao không thèm xuống ...cái này lổi do ai? Còn nói về đánh lưới rập cũng không dễ dàng gì đâu, nếu không tin bạn cứ đi đánh thử đi, cái lưới trông to thật đấy, chim sà xuống là ta giật lưới ngay, đường nào mà không bắt được, thấy thì thấy vậy thôi... nhưng nếu bạn không biết cách đóng lưới thì khi bạn giật 1 cánh bung lên ập xuống , còn một cánh thì cứ đứng sững ... nguyên cánh đồng rộng mênh mông ta đặt lưới chổ nào mới bẫy được chim đây? Nếu bạn thiếu kinh nghiệm, không có nghệ thuật thì bạn chỉ đem thân mình phơi nắng mà thôi ....
- Nói chung thì bạn thích bẫy chim theo hình thức nào cũng được, cái nào cũng có cái hay, cái dở của nó, cũng có điểm mạnh và điểm yếu ... nếu hiểu hết mọi vấn đề coi như bạn đã thành công.
“Bẫy chim gáy như thế nào là nghệ thuật?” Các bạn nghe nhé!
1,- Hầu như trong chúng ta ai ai khi đi bẩy cũng đều chung một mong muốn cuối cùng là có đem được chim bổi về không. Nhưng có một điều mà trong chúng ta ít ai để ý đến là mình bắt được con bổi đó có hãnh diện không?. Mình có thưởng thức được cái nghệ thuật của thú gác cu không hay chủ yếu là chỉ muốn bắt được con bổi bằng mọi cách... Theo mình để thưởng thức được trọn vẹn nghệ thuật, nét hay nét tinh tế của chú cu thì chúng ta nên chọn cho mình cách bẩy cu nghệ thuật nhất. Mình biết đến rất nhiếu dụng cụ để bẩy nhưng mình cảm thấy được rằng bẩy cu bằng lục là phương pháp bẩy cu nghệ thuật nhất bởi vì bẩy bằng lục thì chúng ta có cơ hội nhiều hơn để thưởng thức hết khả năng của từng chú bổi và con cu mồi của mình....khi cu bổi bay về thì đòi hỏi cu mồi có đủ khả năng đưa được chú bổi vô trong tàn của mình hay không đó củng là vấn đề, khi đưa được vào trong tàn thì mồi phải đòi hỏi phải bền chặt để đấu với chú bổi, bởi vì khi đấu với mồi thì đa số chim bổi đấu hết nước mới chịu tìm đến mồi để đấu vỏ cánh đánh giáp lá cà….
2,- Vấn đề nghệ thuật khi bẫy chim cu. Bẩy dò, bẫy đàn cò, bẫy lụp... thậm chí bẫy lưới mỗi cái đều có cái nghệ thuật riêng của nó. Ví dụ; Người đánh bẫy dò phải hiểu tánh nết con mồi, địa hình ra sao? cách đánh như thế nào cho hiệu quả và an toàn cho con mồi,.... nhưng cũng đôi khi gặp những con bỗi khôn, biết dò.... cũng làm cho người bẫy cũng hồi hộp, lấp ló, thập thò như ai. Người bẩy đàn cò cũng vậy, hôm nào tổ trác gặp phải con chim hay, biết được cái lòng đóng vào cây kia là cái đàn cò, nên cành nào cũng chuyền hết chỉ trừ cây đàn cò là không, làm nhiều phen hú vía, đến nổi chủ nhân của nó nhấp nhổm đứng ngồi không yên... Không phải họ tham tiếc vì con chim rừng, nhưng vì nghệ thuật nên họ mới yêu nghề, con chim rừng mới làm cho họ ấm ức, hậm hực.... làm cho họ sung sướng tới tột đỉnh.... Nghệ thuật là thế.
Còn đánh bẫy lụp thì các cũng viết nhiều nghệ thuật về nó rồi nên miễn bàn.
Bẫy lưới thì sao, không lẻ nó không có nghệ thuật à!? xin thưa, nó có đấy, nó cũng có cái nghệ thuật riêng của nó. Xưa kia ngoại tôi lâu lâu đi đánh bẫy lưới. Lớn lên tôi có hỏi “sao con thấy đánh lưới như ngoại chán vậy, không có nghệ thuật như chơi lụp của con tý nào cả?”, nào rước (phóng), dặm (mắt me) gù chồng, gù đấu.... hết nước bổi mới nhẩy lồng, vậy mới đã chứ! Ông trả lời “tại cháu không biết thôi, bẫy lưới phải biết cách căn lưới, phải biết cách đóng cục, phải biết nháy mời, quan trọng nhất là con bổi sạc qua là giựt lưới liền .... còn điểm này nữa, lúc sáng sớm mùa hè trời còn mát, cảnh quan yên lặng, chim rừng chưa ra, úc ấy kéo vài hơi (hút thuốc) nghĩ sự đời thì còn gì bằng ... nên nó cũng là nghệ thuật đó cháu.”
Nói như vậy, nó cũng có nghệ thuật thật, nhưng mình thì không khuyến khích. Nghệ thuật đối với những người lâu lâu dùng nó kiếm vài con để nhậu thì ok, Nhưng một số người dùng nó để "kiếm cơm" thì chả là nghệ thuật gì cả, lúc này nó trở thành "nghệ thịt" thì đã có. Một ngày nào đó cu gáy sẽ có tên trong sách đỏ . Lúc ấy chắc chắn rằng con cháu chúng ta sẽ không hiểu hết cái thú chơi mộc mạt, tưởng chừng như đơn giản này, mà chỉ nghe chúng ta kể lại trong sự tiếc nối..... mà nguyên nhân chính, là do lòng tham của thế hệ chúng ta và nhất là cái "nghệ thịt" này gây nên ....
3,- Theo mình nghĩ thì cái hay, cái đam mê của nghề chơi này đúng như là không phải việc bẫy được nhiều chim mà là có bẫy được chim hay hay không, với lại việc bẫy được nhiều chim hay chưa chắc đã là động lực thúc đẩy niềm đam mê vì ba lí do:
Một là: Bạn bẫy được quá nhiều chim bổi hay mà không có thời gian để luyện thành mồi, và theo thời gian những chú chim bổi này cũng lụt dần theo năm tháng bác cứ nghĩ xem như vậy có cần phải bẫy nhiều chim đến vậy không nhỉ?
Hai là: Nếu giả sử ở trong rừng có một chú chim rất hay và cực khôn như là chim gáy gọi mổ ba (gáy hụt), chu, lèo, dặm, vấp có đủ thêm vào nữa là nước gù vài chục tiếng một dạo, gáy trận nhặt như điện,... thì chúng ta có nổi máu tham lam đáng yêu của nghề chơi không nhỉ?! và chú chim này lại cực kì tinh khôn, không dễ gì bẫy được và làm cho bao người mất ăn mất ngủ vì nó. Năm này không bẫy được lại chờ đến năm sau,... tháng này chim chưa căng ta lại chờ đến tháng sau, ngày này chưa bẫy được ta lại phục chờ đến hôm sau mà điều kiện thời gian có thể bẫy được, rồi lại phải luyện mồi cưng để mà chinh phục chứ nhất nhất không chịu chơi bẫy lưới, bẫy giò hay bẫy bằng mồi đất (cái kiêu ngạo đáng yêu của nghề chơi kể cũng hay hay bác nhỉ!),... Rồi nếu mình không bẫy được thì bạn chơi bẫy được cũng tốt chứ sao! duyên ai người ấy được, nếu quý mến mình mà bạn chơi tặng lại thì càng tuyệt vời bởi lẽ cái tình trong nghề chơi đã đem mọi người xích lại gần nhau hơn, và khi ta bẫy được hoặc bạn chơi bẫy được hộ ta (được con bổi hay như vậy) ta lại bớt đi bẫy đi (vì trong rừng chim hay đâu có nhiều mà chim không hay thì cũng không nên đi bẫy phải không bác!) rồi dành nhiều thời gian cho việc luyện chú chim bổi thành chú mồi sát thủ....
Nếu các bạn giống mình trong sở thích là chơi mồi lồng thì chắc là cũng chỉ luyện cho mình vài ba con để chơi là được rồi vì thú thực là có nhiều hơn cũng chẳng có thời gian mà đi bẫy hết được chúng, chim gáy mồi mà không năng cho đi thì chúng sẽ không hay được đâu bác à! kinh nghiệm cho thấy chú chim mồi của sư phụ mình bẫy dư hàng ngàn trận, thu phục cũng ngót nghét hàng ngàn chim bổi vậy mà sau ba năm ít đi bẫy, đến khi mình được ông cho mượn để bẫy thì nó giãy, treo cả buổi không gáy và phải tập lại hàng tháng nó mới đạt trở lại phong độ của nó.
Ba là: Trong rừng phải có những chú chim hay để nguồn gen quý của nó sẽ di truyền cho con cháu nó, để lại cho chúng ta những chú chim hay và rồi thế hệ sau mới biết những huỳnh kiên, liên giáp, quá khóe, chân khô, liên hoàn, cườm dựng,...
Bẫy chim gáy! một thú vui tao nhã trong đời thường. Sẽ là tốt biết bao nếu người chơi còn biết bảo vệ loài chim này để cho mình, cho mọi người và cho tương lai. Mồi sẽ rất hay, rất tài hoa nhưng sẽ chẳng hơn một con chim chơi nếu chim rừng chẳng còn. Thương thay những cánh đồng không còn tiếng chim gáy để đến nỗi những người chơi ở một số nơi phải đi hàng trăm km mới có chim rừng để cho chim mồi thi thố tài năng. Vậy mà ở đâu đó vẫn còn có người sử dụng súng hơi, bẫy rập,… Còn bạn, quan điểm của bạn về vấn đề này thế nào, có giống tôi ko?