Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Tác giảChủ đề: Nghe cu gù, mà nhớ...  (Đọc 2453 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

lexuyen

  • Phó Tổng điều hành
  • Chính thức
  • ****
  • Bài viết: 55
  • Thanks 1
    • Xem hồ sơ cá nhân
Nghe cu gù, mà nhớ...
« vào lúc: 12/11/2010 11:47:42PM »

    Ông bà xưa trong những lúc trà dư tửu hậu, gặp chuyện buồn tình, buồn đời thường than thở: Trong đời có bốn cái ngu - làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu. Nhưng ngẫm ra đây lại là bốn việc làm cao quý, chỉ những ai uy tín, được dân trong vùng nể trọng mới được giao, được nhờ làm những “trọng trách” này. Và trong bốn cái “ngu” ấy, gác cu là một việc làm nhàn nhã, phong lưu, nhưng cũng lắm phần gian nan, vận vào người, vào đời, có khi không rứt ra được, và còn mang tính truyền thống.
Gặp Dương Thanh Tân tại quận Gò Vấp - Tp.HCM. Biết Tân là người Cà Mau, đồng hương nên lân la làm quen, để rồi lạc vào một “thế giới cái ngu thứ ba”. Qua lời giới thiệu của Tân, tôi quầy quả trở về Cà Mau, vội tìm đến Ba Thành, một tay lão luyện trong giới chơi cu ở Cà Mau.
 
[img]http://www.baoanhdatmui.vn/vcms/media/photos/2007/7/cm431/15/1.jpg[/img]
Giờ đây, hiếm hoi lắm mới thấy được hình ảnh này

TÌNH NGƯỜI VÀ CHIM
    Người nhà bảo Ba Thành chơi chim cu riết rồi hót như chim. Quả vậy, trong căn nhà gỗ rộng thênh thang nơi chốn đô thành chật chội - Phường 6, Tp.Cà Mau, những chiếc lồng cu làm bằng cọng dây thép, vải mành che khuất nửa phần lủng lẳng treo trên những cây đòn tay, bỗng đáp trả rộn ràng sau lời “cúc cu” từ miệng Ba Thành. Ba Thành năm nay đã trên 80 tuổi, ngồi tựa vào vách nhà mà “cúc cu”, tay búng chành chạch, nghe lại lời chào quen thuộc của những chàng “tù binh” mà lâu nay Ba Thành mỏi mòn những bước chân tìm bắt được. Ba Thành không nhớ trong suốt quãng đời chơi cu, mình đã gác được bao nhiêu con, cho ai, thả đi, nhưng tuyệt nhiên chưa một lần ăn thịt chim cu bởi cái đạo lòng của người gác cu tuyên án. Gần 20 con chim cu mà Ba Thành còn nuôi để hồi tưởng, thích nhất là con Đôi Rồng, bởi nó rất hay, bởi ông theo nó gần 8 năm trời mới bắt được, bởi nó theo ông đến nay đã trên 40 năm rồi, cùng ông chinh chiến biết bao nhiêu trận mạc, mà trận nào cũng thắng. Cái tình người và chim như chan hòa vào nhau, quyện chặt. Ba Thành sẽ buồn rười rượi mỗi khi Đôi Rồng bệnh, và Đôi Rồng cũng tắt tiếng mỗi khi Ba Thành đi đâu xa nhà mà không mang nó theo cùng. Ba Thành đã rơi nước mắt, ngồi rũ người khi trước đây do gia đình túng quẫn quá, phải bán Đôi Rồng cho người khác. Nghèo không chết, nhưng xa Đôi Rồng mà như thế này chắc ông chết sớm, nên gia đình gom góp tiền chuộc lại Đôi Rồng cho ông. Như một liều thuốc hồi sinh, ông và Đôi Rồng tươi tắn trở lại, người đã mua Đôi Rồng cũng đã chán ngắt vì khi về với chủ mới nó như mất hết sinh lực.
 
[img]http://www.baoanhdatmui.vn/vcms/media/photos/2007/7/cm431/15/2.jpg[/img]
Ba Thành và Đôi Rồng

NÉT ĐẸP VÀ SỰ CAO QUÝ CỦA NGHỀ
    Ba Thành nhớ lại hồi mới giải phóng, ông cùng những người bạn về vùng nông thôn gác cu, hay chỉ chệch ra ngoại ô. Ai trông thấy cũng ghét, cho rằng mấy ông này quá rảnh rỗi, không lo làm ăn, cả ngày rình mò, lấy thú chơi chim làm tiêu khiển, rồi chửi ngu. Sau này lờn mặt, thấu hiểu tấm lòng của người gác cu và tận mắt chứng kiến những lần “lâm trận”, thấy hay nên bà con cũng tháp tùng đi theo, giúp đỡ nhiều mặt, như: chỉ chỗ có chim, cho nước uống, cơm ăn… Nghề gác chim cu quả lắm công phu: Phải có chim mồi thật tốt, tìm được lãnh địa của chim cần gác mà đặt lồng, biết cách gác… Mỗi vùng, miền đều có cách gác khác nhau tùy điều kiện tự nhiên. Vùng đồng bằng sông Cửu Long thì gác dừa, vùng Đông Nam Bộ thì gác cao, nhưng khi gặp con nào quá cao tay, tất cả đều buộc phải gác đất - Đây là điều tối kỵ đối với người đi gác cu, vì hành động này chứng tỏ họ đã thua cuộc, lòng chỉ còn mong có được chim, cái thanh cao và lòng kiêu hãnh của người đi gác đã trôi tuột. Có người thiếu kiên nhẫn vì theo những con chim này hàng mấy năm trời, sau buộc lòng phải dùng chiêu gác đất bắt được hay dùng lưới chụp, về trằn trọc mãi, lòng không yên, rồi cũng phải thả chim về vườn. Có làm nghề gác chim cu thì mới thấu hiểu niềm đam mê và lòng kiên nhẫn của người chơi. Ba Thành kể rằng xưa kia rừng rú, cọp beo nhiều, có người nằm nín thở chờ chim mồi dẫn dụ chim rừng vào rập đập mà bị cọp tha đi mất, bạn bè không hay; còn chuyện mắc tiểu phải rán nhịn, đói không dám ăn, khát không dám uống là chuyện thường. Nghề này không chơi thì thôi, chơi rồi là nghiện, không bỏ được - Ba Thành kết luận. Ba Thành khẳng định là nghề này chỉ dành cho những ai có tính tình nóng nảy, sau thời gian chơi, tính tình sẽ hiền hòa trở lại, điềm đạm và bình tĩnh trước những sự việc bức xúc; bởi thực tế lúc chim mồi cùng chim vườn đang đá nhau, dẫn dụ vào rập đập là cả một quá trình lâu dài, diễn biến rất phức tạp, người gác cu mà nóng tính là hỏng, nên chơi riết tính tình sẽ trở nên nhẫn nại hơn. Cái hay của người đi gác cu là “vật khinh hình trọng”, có tài thì trọng. Trọng những con mở miệng ra là gáy dập, gáy bo, gáy thúc như người có học thức, mở miệng ra là “xuất khẩu thành thơ” dù hình dạng, màu sắc, lông không đẹp. Theo đó mà bạn bè tốt với nhau là có thể tặng không những con cu mồi chiến, ai xấu dù mua bao nhiêu cũng không bán.

HỒI TƯỞNG

    Những người làm nghề gác cu mà tôi gặp, nay đều đã về vườn. Thôi gác không phải vì lớn tuổi, không phải máu yêu nghề thôi âm ỉ chảy trong lòng, mà vì bây giờ bóng chim cu tăm cá mịt mờ. Nhớ khi xưa, chim cu kéo nhau đi ăn từng bầy trên những đồng lúa, đậu rợp cả cây dừa, cây so đũa, cánh vỗ phành phạch như gió bão vào nhà tranh, và cao hứng chúng đồng ca vang động cả góc trời. Sau khi chuyển dịch, những cánh đồng lúa bạt ngàn, những vườn dừa xanh um nay xác xơ. Không chỗ làm tổ, không thức ăn nên chim cu di trú nơi khác, hay dần hết thời, mất giống. Lại thêm những kẻ ngoại đạo dùng phương thức chụp lưới, bắt từng đàn đem bán cho những quán nhậu - chim cu dần bị diệt vong. Nhưng dù vậy, Ba Thành và những người gác cu một thời vẫn giữ lại những con chim mồi chiến trong nhà, một phần để khỏi nhớ nhung những ngày len lỏi khắp quê cùng ngõ hẹp ở các nơi trong tỉnh, phần hy vọng nó sẽ là của hồi môn cho cháu con, dù hiện tại không đứa nào yêu thích cái nghề này, tụi nó suốt ngày bận bịu với cuộc sống thường nhật, hơi đâu. Ba Thành luyến tiếc và trầm giọng kể lại rằng ông là thế hệ thứ tư trong gia đình theo nghề gác chim cu, không phải vì cuộc sống mà vì yêu cái đẹp, cao quý, thanh tao và giá trị truyền thống gia đình. Thời chiến tranh, chính nghề gác cu là phương thức mà những người làm cách mạng ngụy trang qua mắt địch, đi khắp nơi truyền bá chủ nghĩa yêu nước.
 
    Ngày Tân rời quê Cà Mau, tài sản mang theo yêu quý là chiếc lồng cùng con cu mồi chiến nhất mà Tân cùng Ba Thành rình hàng mấy tháng trời mới bắt được ở An Xuyên. Con này nổi tiếng lắm, sau những lần chiến thắng ngoạn mục tại Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai… Những bạn gác cu hỏi mua, giá lên trên 40 triệu mà Tân đâu có bán. Cái tình là ở đó, chứ một con cu đất mà giá cao ngất ngưởng như thế ai mà không thèm, nhất là những người phải tha hương cầu thực như Tân, nhưng cái thèm hơn là tiếng gù dập chết người: cúc cù cu…cu…cu… Ngẫm lại câu nói người xưa, có người bảo Tân ngu. Còn tôi, tôi không bàn luận gì vì mình là một kẻ ngoại đạo, nhưng nay bỗng khoái đến nhà Ba Thành ngồi nghe tiếng cu gù, mà nhớ quê hương, nhớ về một thời, một đời người theo nghiệp gác cu, rồi hy vọng rằng những cháu con của ông khi rảnh rang xách lồng cu đi gác, dù đó chỉ là một chuyến đi chơi thử.
 
THANH MINH, datmui

Hồng Sâm

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 555
  • Thanks 116
  • ------(@_@)------
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Nghe cu gù, mà nhớ...
« Trả lời #1 vào lúc: 13/12/2010 10:57:04PM »
 _hoanho_
Niềm vui đẵng cấp và nghệ thuật--------(@_@)-------  lồng lụp lá
                     Tìm hoài một chú chim
             Mail: hongsamnt_86@yahoo.com
          ĐOÀN KẾT (@_@) GẮN KẾT TÌNH THÂN
TÀI CÁN TA BAO NHIÊU MÀ SAO CỨ NÓI NHIỀU HE HE

 

Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent