-Xin lỗi bác Hiếu trước tôi nói nếu có gì ko phải mong bác bỏ qua, và hoàn toàn mang tính góp ý còn bác đọc có " Vừa " mắt bác ko thì do bác. Bác nên luyện nghe thật nhiều chim ngoài những con chim của nhà bác đi.
-Để nghe âm cu gáy cần 1 cái tai chuẩn và định hình âm đảo của từng con chim vì không phải con nào nó cũng gáy rõ tiếng : CỤC CÚ CU SANG CỤ CÙ CÙ, CỤ CU CÙ cho bác nghe rõ mười mươi cả.
. Bác chú ý nghe kỹ lại ở những giay 07-0.12 , từ 0.24- 035, 0.42-0.47, tư 1.04-1.35. Ngoài ra còn nhiều đoạn nữa cũng ra lèo. Còn gù CHỒNG ĐẤU thì nghe quá rõ rồi. Bác có thể nghe ko ra bởi đảo âm trong tiếng khác của con này giữa : CỤC CÚ CÙ - SANG CỤC CÙ BÙ HOẠC CỤ CU BÙ. rất khó nghe.
- Phân tích âm cung vậy phải nắm cho vững gốc âm của con chim như con này tại sao phan tích âm của nó tôi lại nói nó hơi ghé 1 chút của thổ bầu? bởi vì âm cuối của nó hơi tròn âm : CÙ BUÙU. nhưng cốt âm của nó lại nặng ĐỒNG. Còn nơi nó là thổ rền thì con này còn khuya mới được gọi là Rền. Nhưng tiêu chí mỗi vùng mỗi khác, mỗi cái tai của mỗi người cũng khác. Cho nên theo định âm của phía Nam có thể gọi nó là: SẤM THỔ ÂM ĐỒNG được rồi còn khắt khe theo tiêu chuẩn âm Miền Bắc thì âm của nó được giảng giải là : THỔ GHÉ BẦU( Tức là con chim giọng chính thuộc thổ nhưng " hơi " bầu tiếng - ÂM ĐỒNG. Hay gọi chung là: THỔ PHA - ÂN ĐỒNG ĐỊNH MỨC ÂM CHO CON CHIM NÀY LÀ CHIM CÓ ÂM TỐT.
- Nói thẳng vậy nên mong bác Hiếu đừng tự ái. Ko ai trong chúng ta dám nhận mình giỏi hơn người khác mỗi người 1 thế mạnh cũng như chơi chim mồi. Nói về kỹ năng, kinh nghiệm thì tốt nhất là trật tự ngồi nghe và học hỏi a.e phía Nam, vì sao? vì chơi,luyện, chế đồ đi gác mồi là truyền thống và thế mạnh của a e trong đó rồi.