hôm nay lang thang trên mạng tìm hình ảnh cái lụp Thái lan để làm mà chẳng thấy , nhưng bù lại đọc được bài viết của bác tdj_phan bên ABV thấy hay và rất có ích nên copy lại cho anh em bên ORG biết và sử lý nếu chẳng may gặp sự cố không mong muốn này ( Bài viết này là của bác tdj_phan bên ABV em chỉ mượn về cho a e ta bên này xài thôi nhé )
Rắn độc mối đe dọa của các cu thủ !
Bây giờ , tìm 1 con bổi có nước vừa vừa ý quả khó…số lượng chim hay giảm dần vì thế muốn có con bổi tốt cho vui cái thú chơi ko phải chỉ có mồi hay là đủ mà mồi hay chỉ là đk cần thôi….muốn bắt bổi hay phải băng rừng lội suối , lên dông xuống vực..rồi rắn độc và 1 số côn trùng nguy hiểm khác đôi khi mất cả mạng chứ chả chơi các bác nhể…hôm nay em xin đề cập đến 1 vấn đề đó là ”cách phòng và xử lí khi bị rắn cắn”
1.phòng tránh :
Khi tiến đến cội đánh ko nên vội vàng ; thật từ từ (của mình là của mình) nên chọn đi theo lối mòn ; nếu ko có nên cẩn thận dùng sào khua nhẹ vào các bụi cây bên lối đi để xua đuổi rắn…
Không nên ngồi trong các bui cây rậm thấp;trên các gò đống ;hang hốc
Mang ủng cao su …(cái này tránh vắt tốt) …ko nên mang bata tất trắng vì rắn nhầm tưởng con mồi…
2.Xử lí khi bị rắn cắn:
Khi gặp rắn nếu chưa bị tấn công nên chủ động né tránh…ko nên đuổi giết
Khi đã bị rắn cắn rồi thì yếu tố mấu chốt là phải giữ bình tĩnh để ko làm tăng nhịp tim giúp nọc độc nhanh chóng lưu thong
Xem vết cắn là của rắn độc hay rắn lành có 1 sự khác biệt là vết cắn rắn độc có 2 dấu răng nanh sâu hơn các dấu răng khác cách nhau khoảng 1>2mm còn dấu răng rắn lành đều nhau (ko có răng nanh)…sau đó dùng sợi tóc lướt qua vết cắn nhằm lấy răng nanh ra nếu có..và xư lí
Nếu bị nhóm rắn hổ cắn:
+ Bước 1: băng ép (garô): Phải nhanh chóng buộc garô (nơi nào có thể garô được) ở phía trên vết cắn 3-5cm. Garô bằng mọi thứ dây tự có tại chỗ như: dây thun, dây chuối, dây quai nón... Chú ý khi garô phải dùng dây bản to để giảm tổn thương nơi garô.
+ Bước 2: tẩy nọc bằng cách rửa sạch vết rắn cắn, sau đó đến cơ sở y tế rửa lại bằng thuốc tím 1‰,
cồn iôt 2%...
+ Bước 3: rạch rộng vết cắn hình chữ thập (+). Độ sâu qua da đến cơ chảy máu là được, rạch rộng dài khoảng 1-2cm. Trước khi rạch rộng phải sát trùng để tránh nhiễm trùng, tránh rạch đứt thần kinh, mạch máu và dây chằng.
+ Bước 4: hút máu tại chỗ rắn cắn.
+ Bước 5: dùng thuốc đơn giản rồi nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế mà ở đó có điều kiện cấp cứu hồi sức.
Nếu bị nhóm rắn lục cắn: việc cần làm là giải quyết vấn đề đau nhức, sưng nề, xuất huyết, tán huyết, hoại tử. Do đó không cần garô, rạch rộng, hút máu. Lý do là garô sẽ làm bệnh nhân dễ hoại tử hơn, rạch rộng sẽ làm chảy máu không cầm được. Chỉ cần băng ép, tẩy nọc và chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt…!
Xong trên thực tế chúng ta di chuyển quá xa vùng có điều kiện cấp cứu vì thế nếu bị rắn cắn khả năng tử vong là khá cao
Khi đánh gần các làng bảng dân tộc có thể ra hiệu cầu cứu…!
Dùng lá râu Răm với 1 ít muối nhai nuốt nước và đắp lên vết cắn…!
Em tìm hiểu trên net và chốt lại nhiêu đó chứ em cũng ko có kinh nghiêm …nay viết lên đây mong trao đổi với các bác tìm ra bài thuốc để đảm bảo an toàn cho chún ta trong nhũng chuyến đi rừng mong chia sẻ và mong cho các cu thủ chúng ta bình an với thú chơi cu cò !
Thân ; kính..!
trích dẫn từ ABV của tdj_phan