Qua 1 thời gian chơi mấy cái đồ gỗ tầm bậy, mình đúc kết được xí đỉnh: Chơi đồ gỗ như Bác nói: Dụng nhân như dụng mộc. Cái tinh tế, hài hoà giữa người thợ - người có gỗ là điểm giao thoa giữa ý tưởng có thể thoáng qua, có thể đã suy tính, cân nhắc và đã được trao đổi, trau chuốt - Tuy nhiên nó vẫn phải tuân theo 1 tỷ lệ cho phép. Tuỳ thần thái, màu sắc vật liệu mà vận dụng cho tài tình, có thể buộc theo khuôn phép, có thể phá cách . Cái khéo của người thợ là ở chỗ đó - Cái thẩm mỹ của chủ nhân cũng ở chỗ đó. Bao nhiêu đồ gỗ đẹp mà chen nhau thì cũng như cái kho trưng bày. Một thế gỗ chỉ phác hoạ vài nét đục là nâng cao tầm giá trị còn bỏ vô đó cả 1 đống công đục thì lại mất đi vẻ đẹp hoang sơ vốn có = Giảm giá trị. 1 bức tượng dẫu bố cục đẹp nhưng lấy kẽ k kỹ, phun chảy - rỗ thì tự nhiên mất đi vẽ đẹp tỉa tót, cầu kỳ. 1 cái đáng phải phác hoạ thì lại cầu kỳ - cũng mất đi vẻ đẹp. Nếu được chỉ dạy thêm về hội hoạ, chắc Cua sẽ có những đồ gỗ ưng ý mình . Riêng cái tượng của bác thì Cua chưa thấy nó đẹp - cho nên cụ Huy TM vưỡn còn phân vân. Mong mọi người nhận xét nhiều để anh em tham khảo .