Bài viết này do em sưu tầm từ nhiều nguồn của nhiều người khác nhau, em post lên để mọi người tham khảo nhé.
Phân giọng cu:
Một con cu gáy hay trước tiên phải là con chim có nhiều tiếng ( Chu, vấp, dặm, dặm vặt, cục cù, và nhiều gụ vặt, gụ dài, gụ vấp...).
Chu: có thể có chu đơn, chu đôi, chu chồng, chu hồi. Ví dụ sau tiếng thúc (cục cù cu ) con chim thêm 1;2 huặc một hồi tiếng cu ( cục cù cu...cu...cu...cu...cu).
- 1Chu: là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu thì thừa hơi và thêm 1 tiếng cu rất nhẹ
VD Cúc cu cu, Cúc cu cu..cu,Cúc cu cu..cu
Vấp: là sau hặc trước tiếng thúc ( cục cù cu) có thêm 1;2; hoặc 3 tiếng cục ( cục cù cu...cục...cục...cục cù cu).
- Vấp: Khi gáy tiếng trận đột nhiên con chim ngừng như bị ai đó chẹp ngang cổ họng sau đó lại lên tiếng trận bình thường. Vd Cúc cu cu, cúc…….,cúc cu cu
Còn đôi lúc sau mỗi tiếng thúc có cả chu và cả vấp ( cục cù cu; cục...cu)
Lèo: là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu con chim gáy thêm 1 nhịp cục cù cù hoặc cục cù gần giống với tiếng gù nhưng nhanh hơn. VD Cúc cu cu, Cúc cu cu… Cục cù cù. Đa số chim thỉnh thoảng mới ra lèo rất hiếm con có lèo dặm tức là gáy Cúc cu cu, cục cù cù, Cúc cu cu, Cục cù cù liên tục.
Dặm: Khi gáy tiếng trận sau ba tiếng cúc cu cu chim thêm vào 1 hay 2 tiếng gù: cù… grù (vd: cúc cu cu, cù … grù cúc cu cu, cù … grù). Chim mồi gáy dặm nhiêù làm cho chim rừng rất mau nổi nóng.
Con chim gáy có nhiều tiếng dặm và nhiều tiếng dặm vặt thường là con chim rất vui lồng và quyến dũ người nghe ( cục cù cu, cù cu, cù cu) và có lúc cù cu thành một hồi dài ta thường gọi đó là con chim có nhiều dặm vặt; dài hơn dặm vặt là một hồi gụ gọi là gụ phóng. Còn có con chim sau một tiếng thúc còn có một tiếng cục rất bé ( tiếng cục này khác hẳn tiếng vấp và gần giống tiếng chu)người ta gọi là con chim có dặm thừa.
1. Một con chim gáy đực nuôi lâu (Chim thuộc) thường phải gáy đủ 3 loại tiếng sau:
Gáy gọi: Đây là tiếng gáy lúc sáng sớm, buổi trưa hoặc chiều. Giọng gáy này anh em ta vẫn gọi là bổ. Cuc cu cu...cu là bổ tứ. Cúc cu cu…cu..culà bổ ngũ v..v.. Tất cả chim gáy cả trống và mái đều gáy được kiểu này.
Gáy trận: Đây là tiếng gáy mà các nghệ nhân, hoặc người chơi chim gáy có kinh nghiệm dùng để đánh giá con chim hay dở. Chỉ chim trống mới gáy kiểu này cũng có những con mái sắp đẻ nuôi nhốt cũng gáy tiếng trận nhưng tiếng nhỏ và không sung. Một con chim gáy được đánh giá là chim hay khi phải có đủ: chu, lèo, vấp nhưng rất hiếm con gáy nào có cả 3 loại trên
Khi gáy trận chim nằm xuống sàn lồng chúc đầu xuống và máy nhẹ hai cánh và gáy: cúc cu cu, cúc cu cu liên tục có khi hàng giờ đồng hồ
là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu thì thừa hơi và thêm 1 tiếng cu rất nhẹ
VD Cúc cu cu, Cúc cu cu..cu Cúc cu cu..cu
Lèo: là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu con chim gáy thêm 1 nhịp cục cù cù hoặc cục cù gần giống với tiếng gù nhưng nhanh hơn. VD Cúc cu cu, Cúc cu cu… Cục cù cù. Đa số chim thỉnh thoảng mới ra lèo rất hiếm con có lèo dặm tức là gáy Cúc cu cu, cục cù cù, Cúc cu cu, Cục cù cù liên tục.
Vấp: Khi gáy tiếng trận đột nhiên con chim ngừng như bị ai đó chẹp ngang cổ họng sau đó lại lên tiếng trận bình thường. Vd Cúc cu cu, cúc…….,cúc cu cu
Chim trống gù chim mái hoặc đánh nhau. Đa số chim thường gù: cù …grù . Nhưng có những con chim gù ngắt ra thành 2 nhịp trong cùng 1 hơi gù: Cụ …grù..cù. Gù kiểu này gọi là gù chồng đấu
2. Hình thức phải đẹp,thân mình cân đối,lông sáng màu,đầu nhỏ,mắt bé,ko được lồi,con ngươi đen nhiều,chân cao màu đỏ son đặc biệt lông che kín xuống qua đầu gối,lông hậu nở kéo gần hết đuôi,cườm dầy,hạt đen nhỏ quấn gần như kín cổ thì là đích thị là con cu gáy có hình thức quá đẹp
Tiếng gáy ta có thể chia làm 2 loai chính:
Thứ 1 là chim gáy có tiếng Thổ có nghĩa là giọng trầm, ấm,(âm thanh ở tần số thấp)
Thứ 2 là chim gáy có tiếng Còi có nghĩa là giọng thanh ,cao (âm thanh ở tần số cao)
Còn chim gáy có tiếng gáy ở giữa 2 thứ giọng trên là gọi là tiếng Pha (Thổ nhiều Còi ít gọi là Thổ Pha hay Còi nhiều Thổ ít gọi là Còi Pha)
Thường thường mình thấy cu gáy tiếng Thổ bao giờ cũng gáy chậm ko nhanh như tiếng còi và hay có Dặt và Chu
Còn cu gáy tiếng Còi hay gáy mau hơn và ra nhiều tiếng Nhịu và Vấp
3. Gáy gọi: Đây là tiếng gáy lúc sáng sớm, buổi trưa hoặc chiều. Giọng gáy này anh em ta vẫn gọi là bổ. Cuc cu cu cu là bổ tứ. Cúc cu cu…cu là bổ ngũ v..v.. Tất cả chim gáy cả trống và mái đều gáy được kiểu này.
Những con gáy gọi 4 tiếng là phần nhiều, người ta coi như gáy gọi tiếng Đủ còn những con gáy gọi 5 tiếng thì coi là tiếng Thừa
Tiêu chuẩn này ko quan trọng để đánh giá 1 con chim hay
Nhiều người có cu gáy thấy nó gáy gọi 4 hay 5 tiếng ko biết cứ nói chim gáy của tôi gáy tiếng lèo 4 hay 5 tiếng
Khi gáy trận chim nằm xuống sàn lồng và máy nhẹ hai cánh và gáy: cúc cu cu, cúc cu cu liên tục có khi hàng giờ đồng hồ
Chỉ khi chim gáy thật căng mới có kiểu này,và đầu nó chúc hẳn xuống đáy lồng người ta hay gọi là Sà cầu máy cánh
Thường thì bất cứ giống chim nào cũng có thời điểm sung mãn và trùng,chim gáy ko ngoại lệ,khi mình nuôi thì gáy căng được như thế này chỉ có thời điểm nhất định thôi
Có một số kinh nghiệm làm chim gáy căng là,cho chúng ăn thức ăn chính vẫn là thóc nhưng thêm 1 ít hạt kê,đỗ xanh,vừng thỉnh thoảng 1 vài hạt lạc (khi thay đổi thức ăn thường là chim hay bị thay lông bất thường ,đừng lo khi cho chế đọ ăn ổn định thường xuyên thì ko còn hiện tượng này nũa) nói lại là cho ăn thóc là phần nhiều nhất(90%)
Thỉnh thoảng ta hạ thổ xuống cho chim được tiếp xúc với đất hay cát ẩm xong cho chim ra tắm nắng nhẹ độ nửa giờ.Chim gáy thường rất ít khi cho tắm như họa mi được nhưng tháng vài lần ta cho tắm theo kiểu phun mưa nhẹ vào chim hay là gặp trời mưa ta cho chim tắm tự nhiên là hay nhất(thời gian độ 10'>15')
Nuôi cu gáy đực gần 1 chị cu mái nữa là làm chim cũng căng lên nhiều,ta cho lồng cu đực gần lồng cu cái 1 vài hôm xong lại dật ra vài ngày lại ghép gần(mất vợ anh nào chẳng kêu ầm lên)
4. Tướng chim gáy hay:
Đầu phải tròn, lông đầu màu xanh xám, mắt dữ, vệt lông đen phải kéo dài qua khoé mắt
Thân hình dáng như bắp chuối, ức nở, chót đuôi thu nhỏ lại ( Đuôi vót) Lông ép sát mình, Chân khô (có nhiều vảy môc trắng) Chân màu đỏ tươi là chim non đấy.
Quan trọng nhất là cườm và phao
Nhìn qua cườm ta có thể đoán được khá đúng chất giọng của chim: các cụ có câu "Kim nổ, thổ vừng" Nổ tức là hạt cươm màu trắng trên cổ chim to tròn chim có cườm này thường gáy giọng kim Vừng là hạt cườm nhỏ li ti như hạt vừng chim có cườm này thường gáy giọng thổ. Chim mà nền lông đen trên cổ nhiều thì gù nhiêù. Chim mà có cườm giắt thường là chim hay. Những hạt cườm trên vai chim có màu vàng nhạt mà kéo càng cao lên phía trên cổ cũng OK
Phao: ( Vùng lông phía dưới đuôi che phủ khu WC)
có 3 loại phao chính: Xám, Hồng, Trắng ngoìa ra còn có loại phao pha trộng giữa 3 màu này
Chim phao xám lâu nổi nhưng khi đã nổi thì siêng gáy nếu chon làm mồi thì khi đi đánh bẫy không bỏ vệt (Lúc gáy lúc không)
Phao hồng: Chim phao hồng dễ nổi hơn phao xám nhưng không bền chim bắng lọai phao xám
Phao trắng: Nhanh nổi nhưng không bền chim
5. tiêu chí lựa chọn chim cu gáy:
1- Về mầu lông:
- Thường ban đầu quan sát mầu lông của cu gáy để chọn người ta kết hợp quan sát cả mầu lông mình chim và mầu lông phao chim. Mầu lông phao chim đã được bạn Lộc abc đề cập khá kỹ. Còn mầu lông mình chim người ta phân làm 03 loại:
+ Mã kẻ mực: Mầu lông xám tối, chim dở nhát giong không hay, không nên chọn
+ Mã phấn hồng: Lông có sắc phớt hồng như có phấn, chim mau nổi, giong thường được nên chơi.
+ Mã sậm tía: là mầu ở giữa 2 mầu trên, lông chim có sắc sẫm tía, chim nuôi lâu nổi nhưng đã nổi rất bền, chim gan, thường làm chim mồi bẫy, chim gáy bất kỳ lúc nào.
2- Cách phân biệt chim đực- cái:
- Chim đực:
+ Đầu nhỏ, tròn, lông đầu xanh.
+ Mỏ to, gồ.
+ Dáng đứng: khi đứng trên cầu đuôi hay cụp xuống (lưng gù, đuôi cụp).
+ Xương bụng phía dưới gần hậu môn chụm.
+ Khi gáy: Chim đực có khả năng đảo giọng.
3- Mầu chân chim:
- Thường người chơi cho rằng chim non là chân đỏ son. Điều này đúng nhưng không đủ, vì theo vùng có chim rất già nhưng chân vẫn đỏ son. Người chơi kỹ lại lấy tiêu chí chim già mà chân vẫn đỏ son để chọn.
- Chim có móng trắng, được cho là chim hay.
4- Hình dạng lông cách chim:
- Có hai loại chính:
+ Loại hình tròn (quy me?): chim nuôi mau nổi, không bền chim
+Loại hình nhọn đầu (quy tràng rên?): chim nuôi lâu nổi, những lại bền chim.
5- Đặc điểm của chim theo vùng:
- Thường người chơi (phía Bắc) chọn chim vùng: Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Nam Ninh (cũ). Chim ở miền Trung thường có mép cánh trắng, không phải không có chim có giọng gáy hay nhưng thật xuất sắc thường rất hiếm và chim thường không đẹp,lại nhỏ con hơn chim các vùng phía Bắc.
6. Cu thuộc vào loại tốt nhất ... phải có những điểm đặc biệt sau:
- Nhứt Huỳnh kiên: Tức là chim có cườm màu vàng. Cườm này phải xuống tận vai, nhưng không đóng ở trên lưng.Loại này hiếm khi gặp được.
- Nhì Liên giáp: Tức là hình dáng của chim giống như một cái bắp chuối, hai đầu nhỏ, giữa phình ra, trông rắn chắc, gọn chặt.
- Tam Quá khoé: Có cái chỉ màu đen chạy dưới khoé mắt, dài quá khoé mắt một chút mới tốt.
- Tứ Chân khô: Có nghĩa là chân chim phải vuông cạnh, và khô. Vảy đóng hai hàng trơn, đóng chặt, nổi mốc lên.
- Ngủ Liên hoàn: Cườm phải đóng giáp vòng hết cổ mới thật tốt. Thường thì chim chỉ có cườm đóng ở phần trên cổ mà thôi, phần ức không có cườm.
- Lục Cườm rựng: tức là có cườm lót. Chim mà có cườm rựng là chim có gù hậu, tức là gáy dai dẳng.
Ngoài ra, cũng còn có những chi tiết quan trọng sau đây cũng phải lưu ý tới:
- Chim Cu mà đuôi vót, tức là ở bắp đuôi thì lớn, chót đuôi thì nhỏ lại, mới là con chim tốt và khôn.
- Chim có gián cánh, tức là có lông trắng ở trên một cánh hay cả hai cánh. Đó là chim tốt nên chọn nuôi.
- Chim có móng trắng gọi là bạch đề: chị cần có một móng trắng hay nhiều móng trắng, là chim quí hiếm.
- Chim có mỏ đỏ, là chim sát thủ, tức là chim rất dữ, cọn làm mồi thì chỉ toàn gặp may.
Ngoài ra, ta phải chọn chim có đầu nhỏ, có mỏ cong, có hình bầu, có cổ lãi(cổ cao), có chân thấp, đuôi nhọn, có cánh phủ mình hay cánh chéo, lông phủ đầu gối..."
Còn về giọng gáy của chim Cu thì tác giả VIỆT CHƯƠNG viết:
"...chim Cu có cả thảy 5 giọng là giọng Trơn, giọng Một, giọng Hai, giọng Ba, và giọng Cà lăm.
- Giọng Trơn: Cúc cu cu ( mỗi lần gáy chỉ thốt ra ba tiếng đơn giản, cụt ngủn).
- Giọng Một: Cúc cu cu...cu ( có thêm một tiếng cu hậu ở dằng sau, nghe hay hơn).
- Giọng Hai: Cúc cu cu... cu cu ( có thêm hai tiếng cu hậu ở đằng sau, nghe càng hay hơn).
- Giọng Ba: Cúc cu cu... cu cu cu ( có ba tiếng cu hậu ở đằng sau, nghe càng hay hơn nữa. Ở đâu mà có con cu rừng nào hót hay như thế này thì dù có xa xôi cách mấy, người gác Cu cũng mò đến bắt cho bằng được, vì đây là chim quí khó tìm).
- Giọng Cà lăm: Con chim này gáy giọng khi thế này lúc lại thế khác, tiếng nọ xọ tiếng kia, nghe không ra làm sao cả...chỉ có đem thịt mà thôi.
Nghe giọng chim Cu gáy xong, ta còn phải xem cái âm của nó hay dở ra sao nữa. Đây là một việc cực kỳ khó khăn mà chỉ những người lão luyện trong nghề mới phân tích được kỹ càng, dù là tai họ chỉ mới nghe phớt qua.Còn người mới vào nghề thì chắc chắn không tài nào hiểu nổi.
Giọng chim Cu gáy có bốn loại âm chính: Âm thổ, âm đồng, âm son và âm kim.
- Âm Thổ: Chim gáy có âm thổ thì giọng trầm. Loại chim này được đánh giá là loại chm khôn nhất. Trong âm thổ còn có bốn âm sau đây:
1/Thổ đồng: âm trầm ngân vang như tiếng chiêng cồng.
2/Thổ bầu: âm trầm mà ồm to lên.
3/Thổ sấm: âm trầm mà rền như tiếng sấm.
4/Thổ dế: âm trầm mà rỉ rả nỉ non như tiếng dế gáy.
- Âm Đồng: Chim gáy có âm đồng thì tiếng ngân vang. Ân đồng cũng có nhiều loại như sau:
1/Đồng pha thổ(âm ngân vang nhưng lại trầm trầm).
2/Đồng pha son(âm càng lúc càng ngân vang)
3/Đồng pha kim(âm càng lúc càng nhỏ, nhưng vẫn vang xa).
- Âm Son: Chim gáy có âm son, có người gọi là âm chuông, vì giọng chim ngân vang như tiếng chuông rền, nghe có vẻ hùng tráng, oai vệ. Âm son cũng có nhiều loại như:
1/Son pha đồng(âm to mà rền vang như tiếng sấm).
2/Son pha kim âm khởi đầu rền vang như tiếng chuông ngân, nhưng sau cứ nhỏ dần...).
- Âm Kim: Chim gáy có âm kim thì tiếng nhỏ và vang xa. Trong âm kim cũng có nhiều loại như:
1/Kim pha son
2/Kim pha thổ
3/Kim pha đồng
Chim cu gáy có hai giọng gáy chính đó là THỔ và KIM
*Cách phân biệt về dáng (dùng để chọn chim bổi mộc)
- giọng thổ là những con ngực nở, bầu hơi ở cổ to. Cườm dầy, nhỏ, đều, nhiều cườm đen. cánh mũi(khe hỏe của lỗ mũi) khít .Hai vai rộng
- giọng kim là những con ngực lép vai hẹp, mình mỏng. Cườm thưa, to hạt nhiều hạt mầu trắng. Cánh mũi hở, bầu hơi nhỏ
*Nghe
- giọng thổ là giọng ấm, trầm và được chia thành thổ đồng, thổ ồm(thổ bầu), thổ gầm, thổ dền, thổ mềm(thổ bùn), thổ pha.
+ thổ đồng âm ngân vang, có độ rung phản hồi(cực hiếm)
+ thổ ồm(thổ bầu)giọng ấm, ồm, chậm, âm tiết đều đều"cục cù cùcụ cù cù"
+ thổ gầm giọng trầm, to tiếng thứ nhất trầm, nặng tiếng thứ hai cao, to hơn tiếng thứ nhất và thứ ba"cục cú cùcục cú cù"
+ thổ dền tiếng ấm chậm, kéo dài"cục cúc cù uuucục cúc cù uuu"
+ thổ mềm tiếng ấm âm tiết đều đều không có điểm nhấn"cục cù cùcục cù cù"
+ thổ pha là giọng pha giữa thổ và kim nhưng giọng vẫn ấm hoạc pha giữa giọng thổ nọ với giọng thổ kia(ồm với mềm, mềm với dền...)
- Giọng kim là giọng trong, cao, vang xa.
+ kim còi là tiếng trong, nhỏ, gắt và mau"cọc cóc cau, cọc cóc cau"
+ kim đồng tiếng trong, và có độ ngân, rung phản hồi.
+ kim pha là giọng trong hơn và vang hơn giọng thổ