Cảm ơn thủy đã quan tâm . Đúng là chúng ta chỉ là dân đen. Nhiều khi lên tiếng không khéo lại "phải vạ". Hơn nữa người dân chúng ta thường rất ngại hệ lụy nên thường làm ngơ với những vấn đề này. Từ chuyện nhỏ dần dà kéo theo đó là vô vàn vấn đề tiếp theo. Chạy chức, chạy quyền... Rồi đến chạy án , chạy tội . Như vậy thì xã hội xẽ thành một mớ lộn xộn của những người mua quan bán chức.
..........................
Cu gáy tuyên quang ơi, trước đây khi mình đi học mình quan sát thấy một số điều rằng:
1- Ở nước mình khoa học tự nhiên được quan tâm nhiều và có vẻ được đánh giá cao hơn khoa học xã hội. Vì thế cho nên trẻ em được khuyến khích học Toán, và các môn khoa học tự nhiên nhiều hơn các môn Văn, Sử, Địa. Kết quả là kiến thức xã hội thường hạn chế hơn kiến thức về tự nhiên. Khi mình sang học, mình thấy các giáo viên nước bạn biết rất rõ về cơ cấu xã hội nước họ, về lịch sử nước họ vv. Nhưng nếu hỏi mình về lịch sử VN thì mình chỉ biết cười xấu hổ rồi chuyển chủ đề mặc dù hồi phổ thông điểm Lịch Sử và mấy môn học thuộc lòng của mình thuộc loại top nhưng toàn do học vẹt thôi :).
2- Ở nước mình người dân ít quan tâm đến chính trị và luật pháp, hoặc cho dù có quan tâm nhưng tiếng nói chưa đủ sức đóng góp, vv. và vv nên ngại tìm hiểu và bàn luận đến những vấn đề liên quan đến chính trị và luật pháp, vì mọi người vẫn nói vui là 'đấu tranh thì..tránh đâu'
, chỉ nghĩ cách làm thế nào cho công việc trôi thật nhanh. Tuy nhiên không phải tất cả ai cũng như vậy, chỉ là xu thế chung thôi
. Có những lần mình đi làm về dọc đường Quán Thánh, thấy có những nhóm các cụ ông cụ bà mặc quần áo in hình đằng sau là đi đòi đất, chắc là các cụ khiếu nại vượt cấp, nhưng lúc đó già rồi, hết quyền thì tiếng nói không biết thế nào.
3- Về cái chuyện chạy chức, chạy quyền thì báo chí cũng nói nhiều rồi, mình cũng chưa có nhiều kinh nghiệm về vấn đề này lắm. Ở nước ngoài cũng có, nhưng họ dùng các chiến thuật khác, mà lobby hay vận động hành lang là một ví dụ. Có vị trí cũng tốt nếu người đó có tâm và có ý định thực hiện những mục tiêu vì số đông, nhưng không nhất thiết lúc nào cũng phải có chức để có tiền
. Ví dụ ở các trường học nước ngoài, khi có một ví trì còn bỏ trống, thì khi cần tuyển người vào vị trí đó thì trường sẽ nêu các tiêu chí cần tuyển và để mọi người ứng tuyển công khai, vv, thế cho nên cũng hạn chế bớt được một số yếu tố tiêu cực nếu có.
Tóm lại những vấn đề này là vấn đề vĩ mô,
chỉ mấy dòng trên chưa nói lên được điều gì, mình nghĩ cứ cố gắng sống cho tốt, vui vẻ, và dành thời gian cho gia đình, cho cu gáy, hehe
.
P/S: Hãy để cho tâm hồn thăng hoa, và viết sẵn bài đi nhé