Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Tác giảChủ đề: Chim cu gáy_Tài Liệu tổng hợp!  (Đọc 134421 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Minhtri_cugay

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 808
  • Thanks 414
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Chim cu gáy_Tài Liệu tổng hợp!
« Trả lời #60 vào lúc: 10/10/2013 11:56:55AM »
Tiếp theo file cóp nhặt: :d

Kinh nghiệm chọn và nuôi chim cu gáy

Tuỳ mục đích nuôi chim gáy mà ta cần chuẩn bị lồng nuôi chim khác nhau. Bài viết này xin lần lượt đề cập những lồng nuôi chim gáy chơi (với mục đích nuôi nghe gáy), lồng nuôi và luyện chim mồi, lồng nuôi chim gáy sinh sản,...
I- Lồng nuôi chim luyện làm mồi, hay nuôi chim khách (chim khiển). Tuỳ điều kiện kinh tế và sở thích của mỗi người, ta có thể chọn cho mình những chiếc lồng nuôi chim khác nhau. Từ những chiếc lồng có giá trị kinh tế thấp đến những chiếc lồng bạc triệu. Tuy nhiên, khi mới nuôi chim mộc (chim bổi)- tức là chim mới bắt từ rừng mang về, chim non mới bắt từ ổ hoặc chim non mới ấp nở ra ta chỉ cần những chiếc lồng ít tiền hoặc những chiếc lồng tự làm được là cũng có thể nuôi chim được rồi.   Yêu cầu: lồng chắc chắn, không để chim xổng lồng, có móc treo lên cây dễ dàng.

- Nan lồng nên làm bằng vật liệu tre, trúc để giảm thiểu tối đa việc tổn thương cho chim khi chim bổi (nhất là lúc mới bắt từ rừng về). - Là loại lồng có thể lợp 3 mặt bằng lá cọ, hoặc phủ áo lồng bằng vải,... Bên trong lồng phải có những coóng nước hình chén, coong ăn bằng mây, tre đan hình chum và một coóng nhỏ đựng khoáng, sỏi hoặc cho ăn vừng, lạc bổ sung khi cần thiết. - Đáy lồng nên có một cái mẹt đan bằng tre, nứa để hứng chất thải của chim,... Thông thường, người sành chơi chim gáy thường chọn lồng quả đào để nuôi chim gáy. Đây là một số lồng nuôi chim gáy quả đào. II- Cách chọn chim gáy nuôi làm chim mồi 1. Cách phân biệt chim gáy trống, mái Dù nuôi làm chim mồi, hay chim chơi thì cũng đòi hỏi trong chú chim đó những tiêu chuẩn cao của nghề chơi chim gáy như: siêng gáy, giọng hay (thổ bầu, thổ rền, thổ sấm,.... kim vắt,...), có nhiều tiết tấu như: chu, lèo, dặm (dặt?), vấp, gù chồng đấu,... Càng tích hợp trong chú chim gáy này nhiều những đặc điểm quý trên thì chú chim càng có giá trị cao, càng làm chủ nhân thêm cao hứng và tự hào. Nhưng trong loài chim gáy, thì chỉ có chim trống là hay gáy, phong độ luôn ổn định nếu đựoc chăm nom tốt. (cũng có con chim mái gáy hay, hay đến nỗi có con còn làm chim mồi được nữa đấy nhưng lúc nó lòi ra vài quả trứng là lại không gáy hoặc ít gáy hẳn đi, người sành chơi không ai chịu nuôi chim gáy mái làm cảnh hay làm mồi dù có gáy hay đến mấy) Vậy làm thế nào để chọn chính xác một con chim bổi trống để nuôi?! Cách nhanh nhất là nhờ những người có kinh nghiệm chọn hộ bằng cách bẫy những con bổi tốt và nhường cho nuôi (Nhưng không phải ai cũng có điều kiện như vậy vì có khi không quen biết, ngại nhờ,...). Nên thông thường, đa số các bác đều chọn cách mua ngoài hiệu bán chim cảnh. Chim gáy thuộc họ bồ câu nên con chim trống đa phần đều có kích thước lớn hơn chim mái - Mỏ chim trống thường có phần lỗ mũi to hơn (nâng cao hơn ở phần cánh mũi). - Mắt chim trống dữ hơn (thông thường có phần viền vàng bên ngoài có diện tích rộng hơn, con ngươi như thu nhỏ lại) - Chim trống khi đậu trên cầu (hoặc trên cành) có lưng gù, đuôi cụp. - Chân chim gáy trống đa phần to mập hơn, chân chim mái mảnh mai hơn. Tuy nhiên, những dấu hiệu trên khi phân biệt cũng chỉ là tương đối. Trong thực tế, có những con chim mái có ngoại hình khá đẹp, thậm chí còn đẹp hơn chim trống nữa đấy mấy bác à!   2. Tiếng gáy của loài chim gáy. Theo các cụ nghệ nhân, giọng chim gáy thường chia ra nhiều cung bậc cao thấp khác nhau. Để cho dễ gọi các cụ đã đặt tên các loại giọng gáy theo âm vực như sau: - Giọng thổ: âm trầm. Trong giọng thổ, được chia thành các giọng: thổ đồng, thổ rền, thổ sấm (thổ hùm?!), thổ nhệ,... Thổ đồng: âm trầm ngân vang như tiếng chiêng cồng, nghe như trong tiếng gáy có độ rung (luyến láy), như có tiếng kim loại (đồng, vàng) ngân rung. Thổ bầu: âm trầm mà ồm to lên. (nghe "tròn" hơn tiếng thổ đồng) Thổ sấm: âm trầm mà rền như tiếng sấm. Thổ rền: âm trầm mà rỉ rả nỉ non . - Giọng kim (có nơi còn gọi là giọng còi, giọng son): âm cao. Trong giọng kim có kim đồng (kim chuông), kim vắt. - Giữa các giọng gáy trên còn phân chia làm kim pha, thổ pha. Việc nghe và xác định giọng gáy theo các thụât ngữ trên không thống nhất nhau giữa các vùng miền, vì thế nên có rất nhiều người ngại tranh luận trên các diễn đàn về giọng chim. Hoặc ngay giữa các cụ cao niên cũng có khi còn nhầm lẫn về các loại giọng này. Giọng chim gáy vì có sự đa dạng, phong phú như trên nên không ai dám nói là mình biết hết tất cả các loại. Nhưng sẽ rất thú vị khi tìm hiểu, và giữa không gian bao la của thiên nhiên chợt nghe vọng từ đâu tới một tiếng chim gáy của nhà ai đó, hoặc của thiên nhiên. Người chơi lắng tai nghe rồi đặt tên giọng gáy của chú chim này,... Và càng thú vị hơn khi có người còn ví von giọng gáy của loài chim này với các giọng ca của các ca sỹ. Đặc thổ (giọng hát ca sỹ nghệ sỹ ưu tú Trung Đức ) Đặc còi (giọng hát nghệ sỹ nhân dân Thu hiền) Thổ Pha (giọng hát ca sỹ Nguyễn Phi Hùng) Còi Pha (giọng hát ca sỹ Mỹ Tâm). Còn giọng thổ đồng xuất sắc là giọng của một MC nam dẫn chương trình Văn nghệ chủ nhật trên VTV3 trước đây mấy năm thì phải. 2. Tiết tấu của giọng gáy. Nói về gáy gọi (bổ, rao,..):: là tiếng gáy tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, nghe dõng dạc, khoan thai chim gáy hụt (mổ ba, trơn lỡ); chỉ gáy có ba tiếng: cục cú cu...u! Gáy đủ: cục cú cu....cu. Bổ hai: cục cú cu...cu...cu. Bổ ba: cục cú cu...cu...cu...cu. Có chú chim còn gáy gọi bổ bốn, bổ năm thậm chí con bổ sáu nữa. Tiếng gáy trận (thúc, ủ,...): là lúc chim gáy chiến đấu với nhau để tranh giành hoặc khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Chim gáy gấp gáp, thúc giục như tiếng trống giục xung trận vậy. cứ ba tiếng một: cục cù cù, cục cù cù, cục cù cù,.... liên tục vậy. Trong gáy trận có thể có những tiết tấu kèm theo rất quý sau: Tiếng chu: là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu thì thừa hơi và thêm 1 tiếng cu rất nhẹ (nhẹ nhàng, xa xăm) VD Cúc cu cu, Cúc cu cu..cu Cúc cu cu..cu Tiếng lèoà khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu con chim gáy thêm 1 nhịp cục cù cù hoặc cục cù gần giống với tiếng gù nhưng nhanh hơn. VD Cúc cu cu, Cúc cu cu… Cục cù cù. hoặc cục cú cu, cù cu! cục cú cu. cù cu...cù cu. Đa số chim thỉnh thoảng mới ra lèo rất hiếm con có lèo dặm tức là gáy Cúc cu cu, cục cù cù, Cúc cu cu, Cục cù cù liên tục (nếu ra lèo liên tục thì người ta gọi là con có dặm (dặt) thì phải). Tiếng vấp:Khi gáy tiếng trận, đột nhiên con chim ngừng như bị ai đó chẹp ngang cổ họng sau đó lại lên tiếng trận bình thường. Vd Cúc cu cu, cúc…….,cúc cu cu. Tiếng gù: Chim gù khi đã nói hết lời hơn lẽ thiệt với nhau bằng tiếng trận ở trên mà không anh nào chịu nhường anh nào cả và phải bật ra tiếgn gù thách thức, doạ nạt lẫn nhau: - gù: cù cu, cù cu, cù cu, cù cu. (cứ hai tiếng gù cù cu là kèm theo một cái gật đầu) - Gù chồng đấu: cù cu cục, cù cu cục, (ba tiếng một). có con gù chồng đấu ròng, có con gù lỡ (lúc chồng đấu, lúc gù bình thường) Được chú chim gáy giọng thổ có đủ chu, lèo, dặm, vấp, gù chồng đấu thì coi như là người chơi đã rất có duyên với nghề chơi chim gáy rồi vậy. 3. chọn chim gáy có ngoại hình tốt để nuôi chim mồi hay chim khách.   Vì sao lại phải chọn chim có ngoại hình tốt?! Bất kể chim chơi hay chim mồi, dù tiếng hay, giọng đẹp đến mấy ở ngoài rừng nhưng có ngoại hình xấu có khi nuôi rất khó nổi ( nổi = chim thuần thuộc, gáy ở nhà cũng như khi ở ngoài rừng vậy). Hơn nữa, còn gì quý hơn, tự hào hơn khi nuôi được một chú chim có cả thanh hay lẫn sắc đẹp. Như cô hoa hậu vừa đẹp người, đẹp nết mà còn hát hay nữa. ư Trong nghề chơi, các bác có kinh nghiệm hoặc các nghệ nhân rất quan tâm đến vấn đề ngoaị hình của chim gáy. Không thế mà còn có cả một khoa xem tướng đoán tiền vận, hậu vận cho chim gáy nữa đấy. Trước khi muốn chọn một con chim gáy có ngoại hình đẹp, mời các bác cùng làm quen với các thuật ngữ trong nghề chơi khi nói về các đặc điểm trên cơ thể chú chim gáy đã nhé. 3.1. Thuật ngữ, nghề chơi Đầu: có các kiểu Đầu bi (đầu tròn): Hình dáng đầu tròn. Đầu xà: Đỉnh đầu hơi bằng, trông có vẽ hơi vuông và có góc cạnh. Mắt Mắt đóng (mắt sâu): đây là kiểu mắt của con mồi chiến, chim mồi có kiểu mắt này rất bản lĩnh, gan dạ và tính chiến đấu rất cao. Mắt lộ: Chim có mắt lồi thì thường nhát nên ít người chọn nuôi. Hai mắt khác nhau: còn gọi là Lưỡng nhãn (lưỡng nhãn ắt kỳ tài) có người đánh giá rất cao cón chim mồi có mắt này. Bao hàm cả con chim mắt lé: một bên mắt bình thường, một bên mắt méo. Màu mắt: có màu đỏ (nhìn giống màu máu), con có màu mắt đỏ thì được cho là sát bổi, chim có màu mắt vàng nghệ (cũng đựoc cho là chim sát bổi), màu mắt vàng nhạt (nhìn như có màu trắng) chim không ra gì không nên nuôi. Mỏ Mỏ đinh: thẳng, nhỏ (chim có mỏ này thường được xem là nhặt nước tức là gáy nhanh, thúc dồn, mau miệng) Mỏ quặp: có nhiều con mồi mỏ quặp thì thấy rất hay, tuy nhiên không phải là tất cả. Mỏ sẻ: ngắn mỏ, mỏng mỏ (nhìn như to, rộng và mỏng vậy), con này mau miệng, nhặt nước, mau sào. Mỏ đỏ: chim có mỏ đỏ được xem là chim sát thủ, c


Chim cu gáy - Kỹ thuật chọn, nuôi và kinh nghiệm thuần dưỡng.

Chim cu gáy


MÔ TẢ
Cu gáy ( Streptopelia chinensis tigrina) là loài chim cỡ trung bình có trọng lượng từ 180 đến 200 g. Con đực và con cái có lông đầu màu xám tro, gốc cổ có vòng lông đen chấm trắng. Thời kì sinh sản ở con đực vòng này nổi lên rất rõ người ta gọi là cườm. Lưng và mặt trên cánh lông mà xám hung nhạt
, ngực và bụng xám phớt hung. Mặt dưới đuôi có mút lông đuôi màu trắng. Mỏ đen, mắt màu vàng cam hay nâu đỏ, giò đổ tím.

PHÂN BỐ
- Trên thế giới, cu gáy phân bố ở Trung Quốc ( Đông Nam Vân Nam và toàn bộ Đông Nam Trung Quốc), LÀo, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Xumaka và Việt Nam.
- Ở Việt Nam, cu gáy phân bố ở hầu hết các tỉnh miền núi, một số tỉnh vùng đồgn bằng và ven biển của nước ta không xa nơi trồng trọt.

NƠI SỐNG VÀ SINH THÁI
Cu gáy là chim định cư, đi thành đàn 5 đến 15 con và có khi nhiều hơn nữa, quanh năm không đi xa vùng làm tổ của mình. Chúng thường ở các dải rừng cây bụi, rừng thứ sinh ven đồng ruộng, rừng nương rẫy và các bụi cây, bụi tre quanh vườn làng và cả trong thành phố. Không gặp cu gáy trong rừng sâu.

SINH HỌC
- Thức ăn: Thức ăn chính của cu gáy là các loại hạt quả, quả cây, hạt cỏ và hạt các cây lương thực như lúa, ngô, đậu xanh, đậu tương, lạc, vừng,... khoai lang, sắn. ngoài ra chúng cũng thích ăn quả đa. Nhiều khi trong diều và dạ dạy còn thấy mối, ấu trùng côn trùng và ruồi nhặng.

- Sinh sản: Tới tháng 2 hàng năm, con đực tách khỏi đàn và cùng với con cái ghép thành từng đôi. Con đực, con cái theo nhau đi tìm nới làm tổ. Suốt thời gian ghép đôi con đực gáy rất nhiều. Con đực và con cái cùng hợp lực xây tổ. Tổ cu gáy xây rất đơn giản, đặt ở các chạc cây kín đáo như cây duối, bụi tre, cây vải, nhãn, găng,...Tổ chỉ là những đoạn thân cỏ khô hay các cành que nhỏ đan lại thưa thớt đủ để trứng khỏi rơi loạt qua.
Mỗi lứa cu gáy đẻ 2 trừng, vỏ trừng màu trắng ngà. Kích thước trung bình của 15 quả là ( 27,6 x 21,8 mm). Cả chim đực và chim mái cùng hợp lực tham gia ấp trừng. Chim đực thường tham gia ấp trứng vào buổi trưa và chiều. Có khi đang ấp, chim đực vẫn gáy. Thời kì sắp nở, con mái ấp thường xuyên hơn. Cu gáy con mới nở được nuôi bằng dịch "sữa" tiết ra từ diều bố mẹ giống như bồ câu nhà. Sau một tuần lễ chim non được nuôi giảm trọng lượng và tăng phần thức ăn bằng gạo, ngô, đậu, côn trùng.
Cu gáy con mới nở còn yếu ớt và trải qua thời gian chim bố mẹ chăm sóc , khoảng 2 tháng mới có đủ khả năng bay khỏi tổ đi kiếm ăn cùng bố mẹ.

- Tình trạng hiện nay của đàn chim gáy trong tự nhiên:
Nhìn chung chim cu gáy rất phổ biến ở nước ta, nhưng do mức độ săn bắn ở các địa phương mà số lượng của chúng nhiều ít khác nhau. Nhiều vùng ở Tây Bắc, Đông Bắc nước ta như Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,... và một số vùng thuộc Bắc và Trung Bộ do săn bắt bừa bãi nên số lượng cu gáy nhiều nơi đã bị giảm nhiều.

- Giá trị:
Cu gáy là đối tượng săn bắn phổ biến của nhân dân nhiều địa phương trong nước. Thịt cu gáy ngon, có thể làm món ăn đặc sản trong các nhà hàng ăn uống. Một con cu gáy thịt bán tự do ngoài chợ có giá từ 8 - 10.000 VNĐ.( Nguy hiểm quá phải không các bác, kiểu này thì đời sau con cháu chúng ta không có chim gáy mà chơi mất)

- Biện pháp bảo vệ:
Tuy số lượng chúng nhiều, nhưng do khai thác bừa bãi nên số lượng của chúng đã giảm đi nhanh chóng, thậm chí có nơi trở thành hiếm. Do vậy, chúng ta cần có kế hoạch khai thác và bảo vệ hợp lí để số lượng chúng hồi phục nhanh chóng, biến chúng thành đối tượng săn bắn thể thao, du lịch và là đối tượng có thể xuất khẩu. (!)

- Quá trình nuôi:
Nhiều địa phương, nhân dân ta vẫn le tẻ nuôi để nghe tiếng gáy và chơi trò chọi chim nhằm mục đích giải trí. Cu gáy nuôi dễ dàng. Thức ăn chủ yếu là thóc, ngô, các loại đậu,...Chúng ta có thể tiến hành nuôi đại trà chim gáy.


I. CHUẨN BỊ LỒNG NUÔI CHIM GÁY

Tuỳ mục đích nuôi chim gáy mà ta cần chuẩn bị lồng nuôi chim khác nhau. Bài viết này xin lần lượt đề cập những lồng nuôi chim gáy chơi (với mục đích nuôi nghe gáy), lồng nuôi và luyện chim mồi, lồng nuôi chim gáy sinh sản,...
I- Lồng nuôi chim luyện làm mồi, hay nuôi chim khách (chim khiển).
Tuỳ điều kiện kinh tế và sở thích của mỗi người, ta có thể chọn cho mình những chiếc lồng nuôi chim khác nhau. Từ những chiếc lồng có giá trị kinh tế thấp đến những chiếc lồng bạc triệu. Tuy nhiên, khi mới nuôi chim mộc (chim bổi)- tức là chim mới bắt từ rừng mang về, chim non mới bắt từ ổ hoặc chim non mới ấp nở ra ta chỉ cần những chiếc lồng ít tiền hoặc những chiếc lồng tự làm được là cũng có thể nuôi chim được rồi.
Yêu cầu: lồng chắc chắn, không để chim xổng lồng, có móc treo lên cây dễ dàng.
- Nan lồng nên làm bằng vật liệu tre, trúc để giảm thiểu tối đa việc tổn thương cho chim khi chim bổi (nhất là lúc mới bắt từ rừng về).
- Là loại lồng có thể lợp 3 mặt bằng lá cọ, hoặc phủ áo lồng bằng vải,...
Bên trong lồng phải có những coóng nước hình chén, coong ăn bằng mây, tre đan hình chum và một coóng nhỏ đựng khoáng, sỏi hoặc cho ăn vừng, lạc bổ sung khi cần thiết.
- Đáy lồng nên có một cái mẹt đan bằng tre, nứa để hứng chất thải của chim,...
Thông thường, người sành chơi chim gáy thường chọn lồng quả đào để nuôi chim gáy.
Đây là một số lồng nuôi chim gáy quả đào.



II- Cách chọn chim gáy nuôi làm chim mồi
1. Cách phân biệt chim gáy trống, mái
Dù nuôi làm chim mồi, hay chim chơi thì cũng đòi hỏi trong chú chim đó những tiêu chuẩn cao của nghề chơi chim gáy như: siêng gáy, giọng hay (thổ bầu, thổ rền, thổ sấm,.... kim vắt,...), có nhiều tiết tấu như: chu, lèo, dặm (dặt?), vấp, gù chồng đấu,... Càng tích hợp trong chú chim gáy này nhiều những đặc điểm quý trên thì chú chim càng có giá trị cao, càng làm chủ nhân thêm cao hứng và tự hào. rgreen:
Nhưng trong loài chim gáy, thì chỉ có chim trống là hay gáy, phong độ luôn ổn định nếu đựoc chăm nom tốt. (cũng có con chim mái gáy hay, hay đến nỗi có con còn làm chim mồi được nữa đấy nhưng lúc nó lòi ra vài quả trứng là lại không gáy hoặc ít gáy hẳn đi, người sành chơi không ai chịu nuôi chim gáy mái làm cảnh hay làm mồi dù có gáy hay đến mấy)
Vậy làm thế nào để chọn chính xác một con chim bổi trống để nuôi?!
Cách nhanh nhất là nhờ những người có kinh nghiệm chọn hộ bằng cách bẫy những con bổi tốt và nhường cho nuôi (Nhưng không phải ai cũng có điều kiện như vậy vì có khi không quen biết, ngại nhờ,...). Nên thông thường, đa số các bác đều chọn cách mua ngoài hiệu bán chim cảnh.
Chim gáy thuộc họ bồ câu nên con chim trống đa phần đều có kích thước lớn hơn chim mái
- Mỏ chim trống thường có phần lỗ mũi to hơn (nâng cao hơn ở phần cánh mũi).
- Mắt chim trống dữ hơn (thông thường có phần viền vàng bên ngoài có diện tích rộng hơn, con ngươi như thu nhỏ lại)
- Chim trống khi đậu trên cầu (hoặc trên cành) có lưng gù, đuôi cụp.
- Chân chim gáy trống đa phần to mập hơn, chân chim mái mảnh mai hơn.

Tuy nhiên, những dấu hiệu trên khi phân biệt cũng chỉ là tương đối. Trong thực tế, có những con chim mái có ngoại hình khá đẹp, thậm chí còn đẹp hơn chim trống nữa đấy mấy bác à!

2. Tiếng gáy của loài chim gáy.

Theo các cụ nghệ nhân, giọng chim gáy thường chia ra nhiều cung bậc cao thấp khác nhau. Để cho dễ gọi các cụ đã đặt tên các loại giọng gáy theo âm vực như sau:
- Giọng thổ: âm trầm. Trong giọng thổ, được chia thành các giọng: thổ đồng, thổ rền, thổ sấm (thổ hùm?!), thổ nhệ,...
Thổ đồng: âm trầm ngân vang như tiếng chiêng cồng, nghe như trong tiếng gáy có độ rung (luyến láy), như có tiếng kim loại (đồng, vàng) ngân rung.
Thổ bầu: âm trầm mà ồm to lên. (nghe "tròn" hơn tiếng thổ đồng)
Thổ sấm: âm trầm mà rền như tiếng sấm.
Thổ rền: âm trầm mà rỉ rả nỉ non .

- Giọng kim (có nơi còn gọi là giọng còi, giọng son): âm cao. Trong giọng kim có kim đồng (kim chuông), kim vắt.
- Giữa các giọng gáy trên còn phân chia làm kim pha, thổ pha.
Việc nghe và xác định giọng gáy theo các thụât ngữ trên không thống nhất nhau giữa các vùng miền, vì thế nên có rất nhiều người ngại tranh luận trên các diễn đàn về giọng chim. Hoặc ngay giữa các cụ cao niên cũng có khi còn nhầm lẫn về các loại giọng này.
Giọng chim gáy vì có sự đa dạng, phong phú như trên nên không ai dám nói là mình biết hết tất cả các loại. Nhưng sẽ rất thú vị khi tìm hiểu, và giữa không gian bao la của thiên nhiên chợt nghe vọng từ đâu tới một tiếng chim gáy của nhà ai đó, hoặc của thiên nhiên. Người chơi lắng tai nghe rồi đặt tên giọng gáy của chú chim này,...
Và càng thú vị hơn khi có người còn ví von giọng gáy của loài chim này với các giọng ca của các ca sỹ.
Đặc thổ (giọng hát ca sỹ nghệ sỹ ưu tú Trung Đức )
Đặc còi (giọng hát nghệ sỹ nhân dân Thu hiền)
Thổ Pha (giọng hát ca sỹ Nguyễn Phi Hùng)
Còi Pha (giọng hát ca sỹ Mỹ Tâm).
Còn giọng thổ đồng xuất sắc là giọng của một MC nam dẫn chương trình Văn nghệ chủ nhật trên VTV3 trước đây mấy năm thì phải.
2. Tiết tấu của giọng gáy.
Nói về gáy gọi (bổ, rao,..):: là tiếng gáy tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, nghe dõng dạc, khoan thai
chim gáy hụt (mổ ba, trơn lỡ); chỉ gáy có ba tiếng: cục cú cu...u!
Gáy đủ: cục cú cu....cu.
Bổ hai: cục cú cu...cu...cu.
Bổ ba: cục cú cu...cu...cu...cu.
Có chú chim còn gáy gọi bổ bốn, bổ năm thậm chí con bổ sáu nữa.
Tiếng gáy trận (thúc, ủ,...): là lúc chim gáy chiến đấu với nhau để tranh giành hoặc khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Chim gáy gấp gáp, thúc giục như tiếng trống giục xung trận vậy.
cứ ba tiếng một: cục cù cù, cục cù cù, cục cù cù,.... liên tục vậy.
Trong gáy trận có thể có những tiết tấu kèm theo rất quý sau:
Tiếng chu: là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu thì thừa hơi và thêm 1 tiếng cu rất nhẹ (nhẹ nhàng, xa xăm)

VD Cúc cu cu, Cúc cu cu..cu Cúc cu cu..cu
Tiếng lèoà khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu con chim gáy thêm 1 nhịp cục cù cù hoặc cục cù gần giống với tiếng gù nhưng nhanh hơn. VD Cúc cu cu, Cúc cu cu… Cục cù cù. hoặc cục cú cu, cù cu! cục cú cu. cù cu...cù cu. Đa số chim thỉnh thoảng mới ra lèo rất hiếm con có lèo dặm tức là gáy Cúc cu cu, cục cù cù, Cúc cu cu, Cục cù cù liên tục (nếu ra lèo liên tục thì người ta gọi là con có dặm (dặt) thì phải).
Tiếng vấp:Khi gáy tiếng trận, đột nhiên con chim ngừng như bị ai đó chẹp ngang cổ họng sau đó lại lên tiếng trận bình thường. Vd Cúc cu cu, cúc…….,cúc cu cu.
Tiếng gù:
Chim gù khi đã nói hết lời hơn lẽ thiệt với nhau bằng tiếng trận ở trên mà không anh nào chịu nhường anh nào cả và phải bật ra tiếgn gù thách thức, doạ nạt lẫn nhau:
- gù: cù cu, cù cu, cù cu, cù cu. (cứ hai tiếng gù cù cu là kèm theo một cái gật đầu)
- Gù chồng đấu: cù cu cục, cù cu cục, (ba tiếng một). có con gù chồng đấu ròng, có con gù lỡ (lúc chồng đấu, lúc gù bình thường)
Được chú chim gáy giọng thổ có đủ chu, lèo, dặm, vấp, gù chồng đấu thì coi như là người chơi đã rất có duyên với nghề chơi chim gáy rồi vậy.


3. chọn chim gáy có ngoại hình tốt để nuôi chim mồi hay chim khách.



Vì sao lại phải chọn chim có ngoại hình tốt?!
Bất kể chim chơi hay chim mồi, dù tiếng hay, giọng đẹp đến mấy ở ngoài rừng nhưng có ngoại hình xấu có khi nuôi rất khó nổi ( nổi = chim thuần thuộc, gáy ở nhà cũng như khi ở ngoài rừng vậy). Hơn nữa, còn gì quý hơn, tự hào hơn khi nuôi được một chú chim có cả thanh hay lẫn sắc đẹp. Như cô hoa hậu vừa đẹp người, đẹp nết mà còn hát hay nữa. ư
Trong nghề chơi, các bác có kinh nghiệm hoặc các nghệ nhân rất quan tâm đến vấn đề ngoaị hình của chim gáy. Không thế mà còn có cả một khoa xem tướng đoán tiền vận, hậu vận cho chim gáy nữa đấy.
Trước khi muốn chọn một con chim gáy có ngoại hình đẹp, mời các bác cùng làm quen với các thuật ngữ trong nghề chơi khi nói về các đặc điểm trên cơ thể chú chim gáy đã nhé.
3.1. Thuật ngữ, nghề chơi

Đầu: có các kiểu
Đầu bi (đầu tròn): Hình dáng đầu tròn.
Đầu xà: Đỉnh đầu hơi bằng, trông có vẽ hơi vuông và có góc cạnh.

Mắt
Mắt đóng (mắt sâu): đây là kiểu mắt của con mồi chiến, chim mồi có kiểu mắt này rất bản lĩnh, gan dạ và tính chiến đấu rất cao.
Mắt lộ: Chim có mắt lồi thì thường nhát nên ít người chọn nuôi.
Hai mắt khác nhau: còn gọi là Lưỡng nhãn (lưỡng nhãn ắt kỳ tài) có người đánh giá rất cao cón chim mồi có mắt này. Bao hàm cả con chim mắt lé: một bên mắt bình thường, một bên mắt méo.
Màu mắt: có màu đỏ (nhìn giống màu máu), con có màu mắt đỏ thì được cho là sát bổi, chim có màu mắt vàng nghệ (cũng đựoc cho là chim sát bổi), màu mắt vàng nhạt (nhìn như có màu trắng) chim không ra gì không nên nuôi.

Mỏ
Mỏ đinh: thẳng, nhỏ (chim có mỏ này thường được xem là nhặt nước tức là gáy nhanh, thúc dồn, mau miệng)
Mỏ quặp: có nhiều con mồi mỏ quặp thì thấy rất hay, tuy nhiên không phải là tất cả.
Mỏ sẻ: ngắn mỏ, mỏng mỏ (nhìn như to, rộng và mỏng vậy), con này mau miệng, nhặt nước, mau sào.
Mỏ đỏ: chim có mỏ đỏ được xem là chim sát thủ, các cụ quan niệm là có chú chim này thì chủ nhân của chim sẽ hay gặp những điều may mắn vậy.

Chỉ dàm
Vết có màu đen, sâu kéo dài từ khoé mỏ đến mắt.
- Chỉ dàm nhỏ, nét: được con là chim mau nổi.
- Chỉ dàm sâu, đậm: lâu nổi hơn
- Chỉ dàm ngoài nhỏ trong to (hứa hẹn con chim có nhiều nước hậu)
- Chỉ dàm ngoài to trong nhỏ (nước trước nhiều, nước sau hạn chế)
- Chỉ dàm mà kéo dài ra quá mắt, kéo dài ra ra mãi ra đường sau thành một vệt dài như vệt mắt của chim Hoạ mi thì đựoc xem đây là một trong những con chim tài hoa ( Đệ tam chim: Tam quá khoé).

Cườm
Đây được xem là bộ phận quan trọng số một của chim gáy, không thế mà người ta con gọi chim cu gáy là chim cu cườm là gì.
- Có nhiều loại cườm khác nhau, cườm gì cũng tốt miễn là chim gáy có khổ cườm lớn: trên thì đóng cao lên gần đỉnh đầu ( tốt nhất là chim có cườm mũi gươm, hay còn gọi là cườm nón), dưới thì sa xuống dưới ngực. các cụ có câu: nhất huỳnh kiên (chim có cườm màu vàng- huỳnh ở đây là màu vàng, nhì liên giáp: chim có thân hình bắp chuối liền lạc, tam quá khoé: chim có chỉ dàm đóng quá khoé mắt, tứ chân khô: chân có vảy đóng nhặt, nổi mốc lên như ruộng hạn, ngũ liên hoàn: chim có vòng cườm đóng kín cổ, lục cườm dựng (rựng): chỉ chim có cườm lót. đây là 6 con chim mà theo các cụ truyền lại là những con chim gáy tài hoa vậy.
-Các cụ còn dạy rằng: " Kim nổ, thổ vừng", có nghĩa là chim giọng kim thì có nhiều cườm màu trắng, chim giọng thổ thường có cườm màu vàng như màu hạt vừng vậy. Nhưng trong thực tế thì màu vàng của cườm liên quan tới độ ngân rung của giọng gáy, chim có viền cừơm màu vàng sát với cổ thì đa phần có giọng ngân, rung (như kim đồng, thổ đồng, thổ bầu,... vậy).
Chim mà có có hạt cườm vừng: hạt cườm nhỏ, (có nơi gọi là cườm kê) là chim hay. Chim có cườm có nên đen nhiều, cườm trắng (hay vàng) như loáng thoáng rắc vào thì nuôi hơi lâu nổi, nhưng khi đã nổi rồi thì gù nhiều, nhiều nước hậu, bắt bổi rất tốt. Chim có cườm nát nhưng khổ cườm to, trên thì cao tới đỉnh đầu, dưới mà sa thì có rất nhiều nước lạ, nhưng hình như có tật xấu là hay giãy đêm. Các cụ nói rằng: những chú chim này ngoài rừng rất khôn, một đêm chuyển chỗ ngủ 3 lần nên khi mang về nuôi hay có thói quen bay đêm là vì vậy, nhất là những đêm có trăng sáng.
Chim cườm trắng nhiều thì mau nổi. Chim có cườm thô thì nuôi không ra gì. Chim mà có cườm lót (nhìn tinh ý sẽ thấy có chỗ cườm gián đoạn, nhưng thực ra không phải vậy mà là nó có những lông cườm mọc chồng lên nhau thì có gù đón, gù rước,... hình như đây còn gọi là chú chim có cườm rựng thì phải?!)

Ức (ngực chim)
Ngực mà nở, nhìn chú chim rất to, rộng phần ngực thì chứng tỏ thể lực sung mãn, bền hơi
Túm lông phía trên ức (phần cổ) mà nom như xếp lộn xộn, lại là rất tốt vì gọi là chim có lông cổ (ức) rối: chim có đặc điểm này thường rất siêng gáy, thêm vào bộ ngực nở, cấp mình tốt thì trên thực tế có con có thể gáy đấu từ sáng tới chiều gần như không nghỉ vậy.

Cánh:
Lông cánh: đây là phần lông mà khi chim xoè cánh ra mới nhìn thấy hết), chim mà có lông trắng (một hoặc nhiều cái (gọi là chim gián cánh) thì được cho có tài gù hậu nhưng có nhược điểm là hay chứng (khi treo ra rừng mà chim rừng gáy trước, chủ nhân chậm chạp không tìm được chỗ treo lồng) thì nó sẽ không gáy cả ngày vì tức tối quá đấy mà. Nhưng khắc phục đựoc, khi hết chứng chơi rất hay, rất tuyệt vời.
Phần lông quy: lông nhỏ, xếp như mái ngói trên cánh mà có lông cặp là chú chim biết bắt bổi (nuôi làm chim mồi khi thuần thuộc sẽ bắt đựoc bổi)

Chân chim.
Màu phải đỏ tươi, đỏ tím khô, to mập chân hoặc chân vuông mới tốt. Loại bỏ những con chim chân ướt, chân tôm.
Vảy chân chim phải nhiều, đóng nhặt mới tốt, nếu có thêm vảy chẻ, vảy nhân tự ( có người gọi là vảy giao long) thì rất tốt. Chim có vảy chẻ đựoc xem là khi gáy sẽ có lèo vậy.
Chim mồi phải là những chú chim gáy có chân thấp (ngắn chân) hoặc chân quỳ (dài chân nhưng khi đứng thì có trọng tâm cơ thể thấp như người tập võ đang xuống tấn vậy).
Chim mà có móng trắng gọi là chim bạch đề, người nuôi chim này theo quan niệm của các cụ để lại là luôn gặp may mắn vậy.


Phao: là phần lông nằm bên dưới, như ốp với đuôi vậy,

Chim phao màu xanh, xám là chim đẹp, được xem là chim bền, có tuổi mồi cao. Nhưng chú chim gáy có tuổi thọ hàng chục năm, như 15, 20, 25, 30 năm mà vẫn làm mồi tốt là những chú chim có phao màu xanh xám.

Chim phao xanh
Chim có phao màu đỏ (phao cánh sen) mau nổi nhưng nuôi không được lâu bằng chim phao xanh, nếu người nuôi không có kinh nghiệm nó hay có tật gù với người (chim khách) mà không làm mồi đựoc nữa.
- chim phao trắng: ít ngưòi thích nuôi.

Đuôi:
Chim đuôi vót: cực kì tinh khôn, bẫy đựơc nó không phải dễ, khi bẫy được rồi thì nuôi làm mồi sẽ rất tinh khôn.

Màu lông:
Chim có lông màu đỏ thường nóng chim, đỏ như màu bã trầu thì bỏ không nuôi vì khó thuần duõng. Chim có màu xám trắng là chim dữ và thường có nước gù vô địch, chim màu xanh xám chì là chim rất dễ thuần, nên chọn được mà nuôi làm chim mồi rất tốt.
- Chim có lông mỏng thì khi đấu với chim ngoài thường rất hay, chim khôn, tỉnh táo và có nhiều nước lạ dụ chim rừng.

Cấp mình:
Mình liên giáp: giống cái bắp chuối vậy (chú chim này có độ bền khi thi đấu thì vô địch, càng chơi càng hay cho mà xem)
Mình dài: cũng là chú chim có độ bền, nếu kết hợp có thêm cái lưng gù nữa thì quá ổn.

4. Kinh nghiệm chọn chim bổi (khi chưa bắt được, chim vẫn ở ngoài rừng) để bẫy bắt và nuôi làm chim mồi lồng.

- Chọn con chim có giọng hay: giọng thổ (nhiều người ưa chuộng lắm đấy), tại sao? vì đa phần con chim giọng thổ có giọng du dương, sức bền tốt mà êm tiếng (gáy trận và gù) dễ bắt chim bổi. ( có khả năng bắt được chim có nhiều giọng khác nhau: từ kim (các cụ có câu: thổ bắt kim), kim pha, thổ pha đến các giọng thổ khác.
- Chọn chim có lèo, có chu, có vấp, có gù chồng đấu,...
- Chọn chim có tiếng gáy gọi mổ ba (trơn ròng, trơn lỡ); ngày xưa các cụ gọi nó là con mồi "kim bất hoán" - (Vàng không đổi). Thông thường những chú chim này có nước gáy trận rất nhặt (nhanh, gấp gáp)
- Chọn con có gù đón, gù rước: khi đấu với chim khác mà chỉ cần thoáng nghe tiếng, thoáng thấy bóng chim ở xa xa là gù đón, gù rước ngay.
- Chọn chim có gù cướp: khi thấy chim khác gù nó không gù mà chờ đợi, khi chim rừng gù gần hết sạc gù thì nó cướp gù luôn,
- Chọn con chim có giọng thổ, có tiếng trận phía sau kéo dài trầm ấm, thường chú chim này hay nấp trong tán lá rậm gáy mà không (hoặc ít di chuyển), gần như không chịu sự tác động của chim mồi hoặc chim rừng (có người gọi là chim thổ nhệ). Rất khó bẫy được con chim này, nhưng khi bẫy được tập mổi thì rất quý vì độ bền bỉ, dẻo dai của nó. Nó chính là con mồi sát thủ nhưng thời gian bắt chim rừng rất lâu, những người có độ chín nhất định trong nghề chơi rất thích vì "tính nghệ thuật" của nó khi đi bẫy.
- Chọn con chim mà khi bay (hoặc đậu trên cành) có cái đuôi dài, xếp gọn nhỏ như ngón tay: là con chim tinh khôn.
- Chọn con chim mà khi nó cất tiếng gáy lên là cả rừng, chỗ nào có chim gáy hết thảy đều lên tiếng (chú chim có giọng đắt khách)
- Chọn chú chim mà khi nó cất tiếng gáy lên, chim cắt hoặc chim tu hú, chim ăn thịt tới liền (kinh nghiệm cho thấy, những con chim may cắt như vậy là con mồi tương lai vô cùng sát bổi)
- Chọn con chim chiêu đồng (gáy gọi có tiếng sau cùng rung, ngân, vang như tiếng chuông, tiếng khánh, tiếng cồng, tiếng chiêng trong không gian Tây nguyên hùng vĩ chẳng hạn rgreen: ), thúc thổ: tức là gáy trận có giọng thổ, gù kim là giọng gù kim, ( nhỏ) hoặc gù êm. Đây chính là đệ nhất chim mồi trong tưong lai vì tính sát bổi.
- Chọn chú chim mà khi đấu với chim rừng thì gù rất thấp đầu. Thông thường chim gù với nhau, ngẩng rất cao đầu như người cấm búa bổ củi vậy, những chú chim mà khi gù cứ dí sát cái đầu xuống thì sẽ là một nước dụ chim rất hay của chim mồi lồng.
- Chọn những chú chim mà khi đấu làm cho mồi dù hay đến mấy cũng phải khát nước vì nó rất nhiều nước chơi, bền bỉ.
- Chọn những chú chim mà khi thúc (gáy trận) nhanh như điện (nhặt nước, gấp gáp).
- Chọn chim "bánh tẻ" tức là không già, không non quá. Chim non thì kinh nghiệm chiến đấu ở rừng ít, chim già quá thì khó nuôi, khó nổi, khi nuôi nổi thì tuổi mồi ít rất phí công nuôi.
Gần như bất kì một con chim gáy trống nào, nếu nuôi nổi được thì đều có thể làm mồi lồng nhưng mồi hay, mồi sát bổi hay không còn do tố chất của nó cùng với kinh nghiệm luyện tập của chủ nhân và kinh nghiệm trận mạc của nó nữa . Những chú chim có các đặc điểm trên đây đều có thể là những con mồi hay cả đấy các bác ạ! Càng tích hợp đựoc nhiều đặc điểm hay trong cùng một chú chim mồi thì sẽ càng làm cho chủ nhân của nó thêm tự hào vì thành tích của nó!

5. Cách thuần dưỡng chim bổi mới bắt được

Khi dùng mồi lồng bắt được bôic rồi thì việc thuần dưỡng nó đòi hỏi sự kiên trì của người nuôi. CÓ những con bổi khi mang về không ăn uống gì mà chết nên các bác phải cẩn thận cho.
Có những cách mà nuôi bổi sống 100% vậy.
- Cách 1: Bỏ ngay vào với chim bổi một con mái non, mái sẽ dạy nó ăn và uống. (he he, vận dụng chiến thuật máu gái của các đấng mày râu)
- Cách 2: Nhốt bổit vào lồng nhỏ, trùm kín bằng những thứ gì có thể trùm được như bao tải, áo cũ có màu tối, rãi thóc, kê, vừng, ngô (mỗi thứ 1 ít) xuống sàn lồng, cho vào ống uống nước một cái lông chim gáy.
- Cách 3: thả chim gáy vào một cái lồng không đáy đặt xuống đất rồi cũng rãi thóc và các loại hạt trên vào ,...
Treo hoặc nhỗt chim gáy ở những nơi yên tĩnh, ít người qua lại. Thời gian đầu phải quan sát hàng ngày (hàng buổi) để xem chim có ăn hay không. Cái này các bác chỉ cần quan sát phân chim thì biết, nếu nó không ăn thì phân xanh như tàu lá vậy, phải bắt nó ra mà đút thức ăn cho nó kẻo nó tèo.
Khi chim bổi đã ăn và uống rồi thì giai đoạn đầu các bác phải phủ vải kín 3 mặt lồng (kể cả bên trên nữa) chỉ để hở phàn mặt lồng quay về phía ta hay đi ngang qua. Lúc cho ăn thì ta phải hắng giọng trước khi đến với nó đê nó biết trước, mọi thao tác cho ăn, cho uống, lấy và treo lồng cần hết sức nhẹ nhàng để chim quen dần với ta. Kinh nghiệm cho thấy nên treo chim ở những nơi có 2 mặt tường (góc chữ A), treo ngang tầm ngực của ta hoặc đặt xuống đất chứ không nên treo chim mới nuôi cao quá thì chim sẽ chóng thuần.
Mõi ngày bỏ ra lấy vài lần, mỗi lần vài ba phút đến với nó để nó quen hơi, cái này rất quan trọng, có người còn lấy áo lót cũ của mình để che phủ lồng nuôi làm chim quen hơi chủ vậy.
Thời gian sau, chim sẽ bắt đầu gáy lại. Khi mới gáy giọng thường nhỏ và run. Khi đã tương đối thuần thuộc thì chú chim này sẽ gáy chăm hẳn lên. Khi nào chim bắt đàu gáy có tiếng trận, ta xách lồng chim nhẹ nhàng mà chim không giãy nữa thì đã thành công bước đầu, lúc này có thể mang đi tập mồi được rồi đó.
* Tập chim ở ngoài rừng:
Buổi đầu đi tập mồi có thể các bác phải trùm kín. Ra cây treo và chờ đợi, nếu chim gáy vài tiếng là tốt rồi, nên mang chim về và hôm khác đi tập tiếp. Cứ tiếp tục mang ra rừng, hôm nay treo cây này, mai treo cây khác cứ treo nó gáy là có thể chuyển chỗ treo chờ nó gáy hôm treo cao, hôm treo thấp. Chim mang ra rừng mà gáy là bước hai chúng ta đã thành công rồi.
Lưu ý là nếu có chim rừng đến thì phải đuổi nó đi, không nên cho chim gáy bổi của ta đấu nhiều vì có khi bị chim già rừng doạ là lại phải nuôi lai từ đầu đó. (tuỳ từng chú chim nhưng thông thường giai đoạn này kéo dài hàng tháng trời đấy)
* Tập chim đấu với chim rừng:
Khi ở ngoài rừng chú chim của ta đã gáy thạo, có tiếng trận khi thấy chim ngoài, chim ngoài đến gần có khi đã gù thì ta mới chuyển sang bước này. Chờ cho chim rừng đến đấu với chim mồi lỡ (chim gáy bổi của ta bây giờ có thể gọi là chim mồi lỡ rồi), cho chúng đấu với nhau nếu thấy chim rừng căng quá, đâu vượt trội chim của ta thì ta phải đứng dậy, vỗ tay, hò hét để đuổi chim rừng đi. Chim rừng bay đi, chim mồi gáy gọi, nó lại bay về, ta lại để cho hai con đấu với nhau chừng ít phút rồi lại đuổi chim rừng bay đi,... cứ vậy nhé! làm nhiều hôm như vậy làm chú chim mồi lỡ của ta ngày một tiến bộ vượt bậc. Đi tập như thế này thì chim mồi lỡ mau nổi lắm. (tuỳ từng chú chim nhưng thông thường giai đoạn này cũng kéo dài hàng tháng trời đấy)
- Lưư ý: chỉ chọn những con chim rừng non tuổi rừng, không chọn con chim già rừng đấu với mồi lỡ để tập mồi., nếu các bác không muốn chim mồi lỡ của ta bị bể đòn.
* Cho mồi lỡ bắt bổi: đây là bước quyết điịnh, thành hay bại trong việc tập chim mồi là lúc này. Vì vậy các bác phải hết sức cẩn thận. Ta nên chọn chú chim rừng non tuổi, hiếu chiến để mồi lỡ dễ bắt. Chọn hôm có thời tiết tốt, chim mồi trong giai đoạn căng lửa (không thay lông), chọn thung có con chim rừng non (không phải chim rừng đã bị người ta bẫy hụt nhiều lần chưa được mà chú chim rừng này chưa ai bẫy tới nó, nó chưa bị trận).
Nếu buổi sáng sớm, ta nên chọn cây treo lồng bẫy đứng độc lập (cây độc mộc), buổi trưa ta nên treo lồng bẫy trong những khu vườn tương đối nhiều cây mọc gần nhau nhưng trong trường hợp nào thì cũng phải là cây không quá cao (hoặc đứng gần những cây quá cao).
Chọn một cành thế thật đẹp. Nếu chim mồi rừng giọng kim, kim pha thì cành thế cách cầu bẫy của lồng bẫy khoảng 35- 40Cm, nếu chim rừng giọng thổ, thổ pha thì cánh thế cách cầu bẫy khoảng 15-20 Cm là tốt nhất và xin nhớ cho là cành thế phải cao hơn cầu tử khoảng 15 -20 cm, nếu chọn được cành thế dáng xiêu ( he he vận dụng kiến thức của cây thế vào đây đấy các bác ợ!) thì tuyệt vời.
Cứ theo dõi xem chim rừng đấu với chim mồi lỡ, có thể lâu, có thể mau nhưng nếu thấy chim rừng mà vừa đấu, vừa chuyền hết cành này đến cành khác thì cứ để nguyên mồi đấy, sơm muộn gì nó cũng bắt được, còn nếu nó cứ đấu xa xa khong chung cây thì phải thu xếp thời gian cho nó bẫy buổi khác vậy.
Khi may mắn chú chim gáy mồi lỡ của ta mà đã bắt được bổi rồi thì các bác hãy khoan chạy lại vội, cứ để chim rừng sa lưới giãy dụa khoảng 30 phút rồi mới nhẹ nhàng hạ lồng và cũng không bắt vội chú chim rừng ra , hãy cứ đề nguyên vậy mang về nhà rồi hãy bắt.

6. Thức ăn cho chim gáy nuôi

6.1 Thóc: các bác nhớ chọn loại thóc nhỏ hạt, không có râu mà là thóc mới. Bỏ thóc vào bao tải rồi dùng chân đạp mạnh nhiều lần (mục đích làm cho những đầu nhọn của hạt thóc (nếu có) gãy bớt đi, tránh làm tổn hại đến hệ tiêu hoá của chim gáy), sau đó thả thóc vào chậu hoặc xô rồi cho nước vào, làm như vậy những hạt lép nổi hết lên ta loại bỏ hết đi còn lại thóc chắc để nuôi chim. Sau đó ta chắt hết nước còn lại mình thóc ướt, dùng khoảng một nắm muối nhỏ bỏ vào trong thóc rồi chà xát nhiều lần để giúp cho thóc thật sạch, rửa lại bằng nước sạch vài lần rồi phơi thật khô, cất kín cho chim ăn dần.

6.2 Vừng: là loại hạt bổ sung thêm Protein (đạm) và Lipit (chất béo) cho chim gáy. Nên chọn vừng mới không ẩm, mốc hạt chắc, nếu được loại vừng đen nữa thì càng tuyệt vời. Khoảng một tuần thì cho chim ăn một thìa canh hoặc một chén mắt trâu là vừa đủ.

6.3 Lạc: cũng nên chọn loại hạt chắc các bác nhớ chọn lựa kỹ và loại bỏ những hạt mốc nhé, vì trong hạt lạc mốc có chứa chất aflatoxin gây ung thư gan (ở người), nếu chim ăn phải sẽ khó mà qua khỏi đấy, việc dùng lạc làm thức ăn cho chim cũng nên dùng ít, nếu cho ăn vừng đều rồi thì cũng khong cần cho ăn lạc nữa.

6.4 Kê: chọn loại kê hạt nhỏ mà vào dịp tết Đoan Ngọ bà con ở vùng nông thôn hay dùng để thổi xôi kẹp với bánh đa giết sâu bọ ấy, cũng nên cho ăn kê vào dịp đi bẫy (đàu mùa) và cũng không nên dùng để thay thóc. Chim ăn nhiều kê, nếu là chim giọng đồng sẽ rất "nóng" chim, hay tung lồng, máu chiến quá khó dụ chim rừng sa lưới.

6.5 Khoáng chất: Nếu có điều kiện thì nên làm khoáng chất bổ sung cho chim.
Cách làm: dùng đất sét lấy trong tổ mối đem về phơi khô tán nhỏ, cho một chút muối pha với nước sạch (nếm vào miệng thấy nhạt là được, nhớ là nhạt hơn canh ta ăn), ra hiệu thuốc thú y mua một túi Premix cho vật nuôi trộn vào với đất tổ mối, kiếm một vài vốc sỏi son (sỏi đồi) hạt nhỏ cỡ như viên đá lửa là tốt nhất. Tất cả các nguyên liệu trên ta cho trộn đều rồi cho nước muối nhạt vào luyện cho thật dẻo, viên thành bánh to bằng quả quýt nhỏ phơi thật khô cho vào lồng nuôi để chim tự sử dụng bổ sung khoáng chất dần dần.


6.6 Thóc trứng - thức ăn tốt nhất khi chim thay lông.



Thông thường, chim gáy thường thay lông trước mùa sinh sản một chút theo nhịp sinh học (có dịp tôi sẽ đề cập tới vấn đề này sau). Các bác chỉ cần nhớ là vào dịp khoảng giữa mùa xuân và cuối mùa thu là giai đoạn chim gáy thay lông, ngoài ra còn một số dịp khác nữa! việc thay lông của chim gáy cũng còn bị ảnh hưởng của chất lượng thức ăn, hoặc các yếu tố khác của thời tiết nữa!
Để làm thóc trứng, ta có thể tiến hành như sau:
- Chọn loại thóc tốt (đã nói ở phàn trên). Khoảng 1 ống bò sữa thóc/ một chú chim gáy
- Chọn loại trứng gà tươi không có nguồn bệnh (nên mua loại trứng gà của người quen, chuyên nuôi gà đẻ và đàn gà của họ sạch bệnh). Nên mua khoảng 1 quả trứng/ một chú chim gáy
- Mâm nhôm: 1 cái
Để nguyên cả lòng trắng và lòng đỏ của trứng gà bỏ vào trong bát rồi dùng đũa đánh cho tan (một số người loại lòng trắng đi, khi làm thóc trứng thì độ kết dính của trứng vào thóc không cao). Ta trộn thóc với trứng cho thật đều rồi rãi mỏng hỗn hợp thóc và trứng vào mâm nhôm phơi cho thật khô rồi cất kín cho chim ăn dần (phải phơi vào mâm nhôm vì nếu các bác phơi trên các vật liệu khác như gỗ, giấy báo thì chúng sẽ hút mất trứng của chim vào trong đó mất). Tận dụng luôn vỏ trứng bằng cách xay nhỏ trộn vào hỗn hợp thóc trứng rồi mới phơi nhằm bổ sung thêm canxi trong khẩu phần ăn của chim gáy trong dịp thay lông!

* Cách chăm sóc chim gáy thay lông:
- Thức ăn: thóc trứng (không hạn chế), vừng (ăn thường xuyên ngày 1 thìa cà phê), nước uống có bổ sung thêm Vitamin B1 (nên dùng loại dung dịch tiêm cho người để cho vào ống uống thì tốt hơn), bổ sung khoáng chất đầy đủ.
- Tắm nắng ngày từ 20-30 phút cho chim
- Phủ áo lồng kín đáo, treo chim nơi yên tĩnh tránh nắng nóng, mưa rơi hoặc gió lùa để chim được nghỉ ngơi thoải mái nhất. Nên phủ áo lồng kín luôn, hoặc treo vào chỗ tối trước 17 giờ hàng ngày để chim đi ngủ sớm!

* Kinh nghiệm chăm sóc để chim gáy có phong độ ổn định

- Về chế độ dinh dưỡng: một số người hay mắc sai lầm khi không giữ cho chim gáy chế độ thức ăn ổn định mà thay vào đó là chăm sóc chim gáy kiểu tuỳ hứng. Nghĩa là: lúc nào thích thì chăm chim với chế độ dinh dưỡng đặc biệt, rồi khi thiếu đièu kiện thì lại bỏ rơi chim gáy chỉ cho ăn cầm chừng.

Kinh nghiệm của gần 10 năm nuôi chim gáy của NAMNHI thấy rằng cần cho chim gáy một chế độ dinh dưỡng ổn định thì mới giúp chim gáy (bổi) mau nổi, khi nổi rồi thì phong độ luôn ổn định. Chế độ dinh dưỡng cho chim thì không cần cầu kỳ quá mức. Thóc là thức ăn chủ yếu hàng ngày (Trong thực tế đi bẫy của mình thấy rằng: chim gáy chỉ chọn nơi ở, làm tổ và sinh sản ở những nơi gần ruộng lúa. Mặt khác, chim gáy chọn mùa sinh sản vào lúc mùa lúa chín. Từ đó có thể suy ra rằng ngoài tự nhiên, lúa là thức ăn rất quan trọng trong khẩu phần của chim gáy). Hằng tuần nên bổ sung thêm một lượng vừng khoảng đong đầy một chén mắt trâu (loại chén mà các cụ ngày xưa dùng uống rượu).

- Về vi ta min và khoáng chất: khoảng 15 ngày đến 1 tháng, nên cho chim uống vi ta min B 1 loại dung dịch dùng để tiêm cho người là tốt nhất, định kì 4- 6 tháng cho chim ăn thêm dầu gấc, hoặc dầu gan cá để bổ sung vi tamin A. Nếu không làm được khoáng chất (như đã giới thiệu ở phần 6.5 Khoáng chất ở trên) thì các bác nên hạ thổ để chim tự nhặt sỏi, nhặt vở sò, vỏ hến, vỏ trứng để tự bổ sung khoáng chất.
- Về chế độ tắm nắng: Theo kinh nghiệm của tôi thì việc tắm nắng cho chim rất quan trọng, quan trọng bậc nhất của việc nuôi chim gáy. Hắng ngày cho chim tắm nắng là tốt nhất. thời gian tăm nắng khoảng từ 15-30 phút và nên tắm vào buổi sáng (khoa học đã chứng minh, ánh nắng buổi sáng là tốt nhất cho mọi sinh vật kể cả con người). Theo tôi, chim được tắm nắng sẽ giúp chim trừ được bọ mạt hại lông, giúp thân thể được vệ sinh sạch sẽ tạo cảm giác sảng khoái cho chim, Tắm nắng con giúp chim gáy chuyển hoá vi ta min nữa thì phải (?!), nếu chim được cung cấp đủ vi ta min A và được tắm nắng đầy đủ thì sẽ giúp cho chim có thể lực tốt, sức đề kháng cao và miễn dịch được với nhiều loại bệnh mà chim gáy cũng như các loài gia cầm mắc phải. Chim gáy đủ nắng sẽ sung sức gáy, giọng gáy được phát huy tối đa, bền hơi, thích gáy hơn.

Qua gần 10 năm nuôi chim gáy, với việc áp dụng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc như trên, tránh cho chim bị gió lùa, mưa ướt, nắng nóng mà chưa hề có con chim nào mình nuôi bị bệnh cả. Âu đó cũng là cái duyên của người nuôi chim chăng?! Đàn chim nhà mình do được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng ổn, ít thiếu nắng, thiếu khoáng, thiếu vitamin các loại nên luôn sung sức, chim mồi thì đủ sức để bắt bổi trận, chim bổi thì chóng nổi và siêng gáy và nhất là chống chịu được với các loại bệnh chim. Có chút ít kinhh nghiệm của mình trong thời gian qua nuôi chim gáy, xin chép ra đây để hầu chuyện các bác, những người đam mê sinh vật cảnh. Chúc các bác nuôi được những chú chim gáy hay, sung sức để làm thành giàn đồng ca mùa hạ trong nhà!

* Kinh nghiệm nuôi chim bổi mau nổi.

Khi đã chọn được những con chim bổi đẹp rồi thì ai cũng mong muốn nó mau nổi để thoả mãn thú vui và đáp ứng niềm mong đợi của chủ nhân. Vậy làm cách nào để nuôi chim mau nổi vậy. Xin thưa các bác! ngoài những cách chăm sóc chim ăn uống, bổ sung khoáng chất, vi ta min, tăm nắng, hạ thổ,... như đã nói ở trên, hôm nay tôi xin giới thiệu với các bác vài cách nuôi giúp chim bổi mau nổi!
Công tác chuẩn bị:
- Bác dùng lồng quả đào, lồng mui (lồng bẫy cổ truyền), hoặc lồng nhỏ tròn tương tự như vậy thôi để nuôi chim bổi. Trong lồng nên có coóng đựng thức ăn chính (ngô, thóc), coóng đựng cát, sỏi son, kê, vừng (coóng này nhỏ thôi, cho ăn theo định kì bác à, duy chỉ có sỏi son, cát là bỏ vào thường xuyên thôi), coóng nước uống (tốt nhất là coóng thuỷ tinh để chim dễ thấy nước) nếu là chim mới bắt về thì bác nên cho vào coóng nước một cái lông nhỏ của chim gáy để nó mới có thể phát hiện ra nước uống đấy nhé (kinh nghiệm xương máu của nhiều ngươì rồi đấy các bác à!). Như vậy là có ít nhất 3 coóng trong một lồng nuôi vậy!
- Dùng áo lồng che phủ kín cả lồng nuôi, chỉ khi nào cho ăn, cho uống mới hé ra cho chim ăn, uống thôi, các bác nhớ nhé!. Nếu nhà có vườn, ban ngày treo chim ra vườn thì bỏ khay đựng phân đi cho thoáng, tối mang vào mới lắp để hứng phân. Mình ghét nhất cái khay đó he he, nếu để lưu cửu thì nó chính là tác nhân gây bệnh cho chim đấy,...
- Nếu có điều kiện bác nuôi thêm con mái (mái mà gáy thạo thì quá tốt) treo gần nhau cho nó nghe tiếng, thi thoảng tách nhau ra xa để chúng cất tiếng tìm nhau, đây cũng là một cách giúp chim mộc (bổi) mau thuần thuộc.
- Bước 1: Tập cho chim chịu lồng: Khoảng 6 tháng đầu, bác cứ nuôi chim theo kiểu treo kín vậy! Tại sao lại phải che chim kín mít đi! Thưa các bác! việc che chim kín giúp chim không bị tác động của ngoại cảnh (các bác nhớ là chim mộc mới mua về là do họ bẫy bắt, thời gian dài chim bị stress), việc che chim kín là để chim chỉ việc làm quen với không gian hẹp, mau chóng thích nghi với lồng nuôi (người chơi gọi là chim chịu lồng).
- Bước 2: Tập cho chim quen dần với môi trường xung quanh: Khi chim đã chịu lồng, lúc này chim đã gáy tương đối dạn dĩ rồi các bác mới tiến hành tập cho chim làm quen với môi trường bên ngoài lồng nuoi bằng cách hé dần áo lồng. Những hôm đầu có thể chim sẽ tông lồng nên các bác phải rất nhẹ nhàng khi thao tác hé áo lồng, mỗi ngày cũng chỉ nên hé cho chim dăm tiếng đồng hồ thôi, sau đó lại phủ áo kín lại, các bác nhớ là làm gì cũng vậy " Dục tốc bất đạt" mà!
Một số lưu ý khi nuôi chim bổi:
- Tâm lý người nuôi thường muốn chim mau thuần thuộc nên toàn làm ngược lại những điều hướng dẫn trên và thường dẫn tới kết quả không mong muốn.
- Che kín lồng nuôi lại giúp cho chú chim luôn tò mò tìm kiếm hướng ra ngoài thiên nhiên như người ta háo hức làm một việc gì vậy, khi đã thích rồi thì sợ gì mà không làm được nhỉ! chim cũng vậy, thích tìm hiểu thế giới bên ngoài áo lồng thì chắc chắn nó cũng nhanh chóng thuần thuộc thôi. Hơn nữa, việc he kín áo lồng tránh cho việc chim gáy nhìn thấy nhau trong trường hợp các bác nuôi nhiều chim gáy, việc này cũng tạo nên "tâm lý" độc tôn ở chim gáy giúp chim mau nổi! Âu cũng là ứng dụng hiệu ứng của đặc điểm độc tôn ở chim gáy trong việc nuôi chim chóng nổi vậy!

......................


Phenguyen

  • Giao lưu và học hỏi
  • Sr. Member
  • ****
  • Bài viết: 135
  • Thanks 20
  • Thích gac cu
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Chim cu gáy_Tài Liệu tổng hợp!
« Trả lời #61 vào lúc: 11/03/2014 10:12:25AM »
Thấy các bài viết hay tôi muốn thanks mọi người những không biết bấm vào đâu xin các bác chỉ giúp em với thanks mọi người
Sưu tầm giọng gáy sdt 0903779786

Đồngquê

  • Ads Manager
  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 556
  • Thanks 376
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Chim cu gáy_Tài Liệu tổng hợp!
« Trả lời #62 vào lúc: 11/03/2014 02:35:56PM »
Thấy các bài viết hay tôi muốn thanks mọi người những không biết bấm vào đâu xin các bác chỉ giúp em với thanks mọi người

Chào bạn Phenguyen

Bạn xem phía bên trái tên đăng nhập ( Nick name ) của mỗi bài viết , phía dưới thể hiện chữ : Thanks đó bạn .
Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người ở lại ...!

Phenguyen

  • Giao lưu và học hỏi
  • Sr. Member
  • ****
  • Bài viết: 135
  • Thanks 20
  • Thích gac cu
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Chim cu gáy_Tài Liệu tổng hợp!
« Trả lời #63 vào lúc: 12/03/2014 11:53:29AM »
Cảm ơn ace có những bài chia sẽ rất hay thanks các bác nhiều
Sưu tầm giọng gáy sdt 0903779786

cugaycucu

  • Jr. Member
  • **
  • Bài viết: 17
  • Thanks 1
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Chim cu gáy_Tài Liệu tổng hợp!
« Trả lời #64 vào lúc: 17/05/2014 10:38:47AM »
Đúng là những tài liệu bổ ít.

cu gáy_ Tây Nguyên

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 1118
  • Thanks 346
  • CUGAY.ORG TIÊU KHIỂN & BẢO TỒN
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Chim cu gáy_Tài Liệu tổng hợp!
« Trả lời #65 vào lúc: 17/05/2014 05:44:43PM »
 :)) :)) Cu thủ MT sưu tầm đâu ra tài liệu này vậy chị ơi.  :)) :)) chỉ em biết với  :)) :))
Thú chơi dân dã suốt bốn mùa.
Chỉ vì những tiếng cúc cù cu.

Bảo Xuyên

  • Jr. Member
  • **
  • Bài viết: 20
  • Thanks 8
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Chim cu gáy_Tài Liệu tổng hợp!
« Trả lời #66 vào lúc: 19/05/2014 12:24:35AM »
Cảm ơn bài viết! rất hay và bổ ít cho a e

phamcaonguyen67

  • Chính thức
  • ***
  • Bài viết: 36
  • Thanks 0
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Chim cu gáy_Tài Liệu tổng hợp!
« Trả lời #67 vào lúc: 21/05/2014 09:32:26PM »
phải thú thật là, em mới biết chim cu gáy, và khi đọc xong bài của bác em giống như nhặt đc 1 kho vàng vậy, đa tạ đa tạ ^:)^ ^:)^

Hoài Nhân

  • °ஜ۩۞۩ஜ°
  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 378
  • Thanks 58
  • Hội cu mồi ORG
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Chim cu gáy_Tài Liệu tổng hợp!
« Trả lời #68 vào lúc: 16/06/2015 10:00:59AM »
phải thú thật là, em mới biết chim cu gáy, và khi đọc xong bài của bác em giống như nhặt đc 1 kho vàng vậy, đa tạ đa tạ ^:)^ ^:)^
Bài hay vậy mà sao để quên lâu vậy ta ?
Úp lên cho anh em mới chơi đọc chơi chứ.
ஜ۩۞۩ஜ Ngu - Ngu nữa - Ngu mãi ஜ۩۞۩ஜ

alias_no_13

  • Sr. Member
  • ****
  • Bài viết: 154
  • Thanks 11
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Chim cu gáy_Tài Liệu tổng hợp!
« Trả lời #69 vào lúc: 18/06/2015 10:17:50AM »
mặc dù cũng chơi bọn này được khá khá thời gian rồi + đọc cũng khá nhiều tài liệu mà do tai trâu + đầu óc nó ko linh hoạt cho lắm nên ko nắm rõ + nhận biết được hết các loại giọng + nước chơi của con chim cu nên cứ phải đọc đi đọc lại mãi.................buồn ghê gớm, may có mấy bí kíp này con lưu truyền trên đây để mà tham khảo.
thanks all

 

Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent