Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Tác giảChủ đề: Lụp nghệ thuật và Lụp bắt Bổi  (Đọc 3831 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Nhớ Rừng

  • Chính thức
  • ***
  • Bài viết: 32
  • Thanks 4
    • Xem hồ sơ cá nhân
Lụp nghệ thuật và Lụp bắt Bổi
« vào lúc: 02/01/2014 08:30:03AM »
"Sorry các Mod EM không biết post nó vào chổ nào nên đành cho vào đây, có gì chuyển giúp Em."

Hôm qua Em đọc bài về họp cuối năm có nói đên vụ Lụp nghệ thuật và Lụp bắt bổi, hơi...bị choáng tí.
Nhờ các sư Cu phân tích dùm vì trước giờ E toàn nghe nói đến vụ Mồi này Mồi nọ chứ Lụp thì đây là lần đầu.

Theo Em thì lụp nào mà chẳng dùng để bắt bổi...chắc qua nó đẹp, xấu khác nhau.

Ngoài ra Em có thêm điều này nhờ tư vấn giúp là.
Hôm qua không đi làm. Đi 8 Cu cò thì gặp 1 cậu nói là cách nuôi nó làm cho con Cu gù nhiều hay ít đi (So với bản năng thực của nó) Và Cu gù không phải do bộ cườm hoàn toàn.

Theo các Bác như vậy có đúng không? không do cườm thì do đâu?

Cảm ơn !

TIENGQUE

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 581
  • Thanks 155
  • CugayLamHa
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Lụp nghệ thuật và Lụp bắt Bổi
« Trả lời #1 vào lúc: 02/01/2014 11:08:21AM »
Đang rảnh nên cũng 8 với bác nè:
giờ bác lấy vàng 9999 mang ra tiệm kim hoàn kéo thành nan làm lụp, cộng thêm là chạm trổ long lân quy phụng vô, rát ít rubi, kim cương vào, lá cũng rát bằng vằng cho tiệt màu..., size có thể cự bự hoặc nhỏ xíu như vỏ trứng gà, múc đích là thể hiện được độ tinh hoa của nghệ thuật không đề cao việc có bắt được chim hay không ->lụp nghệ thuật.
Ngược lại lụp chỉ cần đơn giản, gọn nhẹ và khoa học, bắt chim hiệu quả -> Lụp bắt bổi.
Tuy nhiên thường thì khi làm ra một sản phẩm người ta thường hướng đến cả 2 mục đích trên -> Lụp nghệ thuật bắt bổi  :)).
Bác có con chim nào bài bản tốt, già gù rồi cứ không che chắn gì hết treo mấy con như thế gần sát nhau khoảng 1 năm, cho ăn uống, đi bẫy thất thường là biết ngay ý 2 có đúng không thôi  _khotro_

truongnth

  • Chính thức
  • ***
  • Bài viết: 35
  • Thanks 31
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Lụp nghệ thuật và Lụp bắt Bổi
« Trả lời #2 vào lúc: 02/01/2014 01:23:48PM »
Anh TIENGQUE trả lời đủ rùi, mình chỉ bổ sung thêm một số hình ảnh để bạn dễ phân biệt nhé.
Đa số những người chơi cu gáy dùng từ Lụp cu để phân biệt giữa công cụ bắt được bổi và công cụ để nuôi, thuần dưỡng hoặc tác phẩm trang trí. Lụp cây thường được tạo ra với kết cấu cơ bản như là một căn nhà có một mặt tiền, có sân nhà và bộ công cụ để bắt được con bổi có thể là lưới + cành cây để bổi đậu (cầu tử) hoặc sợi dây rút chân + cành cây để bổi đậu. Căn nhà thường được bao phủ và che kín bởi lá cây tươi, lá khô, lá nhựa. Mặt tiền không che và được bảo vệ để chim bên trong không bay được ra ngoài và chim bổi hoặc những loại chim ăn thịt không thể tấn công vào bên trong. Thoạt nhìn qua, nếu một công cụ chơi cu gáy như thế người ta gọi là Lụp cây. Tuy nhiên, một vài người chơi cũng thiết kế ra căn nhà như thế nhưng không có mục đích bắt chim bổi, vẫn có nhà, có sân, có lưới nhưng lại không có cầu tử vì thế mình gọi chúng là Lụp nghệ thuật.

* Đối với lụp cây bắt bổi người miền trung luôn sử dung là loại này, tiêu chí hiệu quả và tiện dụng đặt trước tiêu chí về mỹ thuật:

Đây là loại lụp mang tính cơ động hiệu quả và hiện đại hơn lụp chơi cu khi xưa của cha ông ta vì hầu như làm bằng sắt và thép.

* Đối với Lụp cây nghệ thuật, thường người chơi đặt tiêu chí mỹ thuật và mộc mạc lên trước và sau đó là chất lượng của chú chim bên trong, không tồn tại tiêu chí hiệu quả.

[img]http://www.dzvn.com/cugay/lup_HP.jpg[/img]

Đối với quan điểm của cá nhân tôi, có thể nghệ thuật chơi cu gáy của ông cha xưa không nhất thiết phải bắt được chim rừng, vì thế cái lụp cây mới bỏ đi bộ phận cầu tử như hai chiếc lụp ở trên. Mặc dầu nó quá đơn giản đề nghệ nhân đưa vào hoặc có đưa vào cho đẹp nhưng không cần phải vén lưới và cài bẫy.

Điều thú vị là ở đó, một khi người chơi đã đưa cái gọi là cầu tử vào chiếc lụp, điều đó cũng đã nói lên rằng trong tâm tư của người chơi đã có ác ý (cho dù không dùng đến nhưng đã tạo ra một bộ phận như thế). Vậy tấm lưới của chiếc lụp đó dùng để làm gì, theo tôi chúng được dùng để trang trí và bảo vệ cho chú chim bên trong vì nếu không có nó chiếc lụp nhìn sẽ thiếu sự cân bằng và kết dính. Ngoài ra, bên bị tấn công từ bên ngoài thì vẫn thiếu một vành đai bảo vệ thêm cho chú chim ở bên trong.

Vậy vì sao người ta không dùng chiếc lồng nuôi để chơi cho mục đích ở trên mà lại dùng Lụp loại này nhi? Câu trả lời chỉ có người chơi mới trả lời được đúng không anh TIENGQUE!
« Sửa lần cuối: 02/01/2014 01:30:51PM gửi bởi truongnth »

Hoàng ĐL

  • Global Moderator
  • Hero Member
  • ****
  • Bài viết: 372
  • Thanks 351
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Lụp nghệ thuật và Lụp bắt Bổi
« Trả lời #3 vào lúc: 02/01/2014 02:21:26PM »
[/color]
... Lụp nghệ thuật và Lụp bắt bổi, hơi...bị choáng tí.
...
Theo Em thì lụp nào mà chẳng dùng để bắt bổi...chắc qua nó đẹp, xấu khác nhau.
...

Bạn nghĩ giống rất nhiều người chơi cu mồi. Tôi cũng nghĩ như thế.
Nhưng mà nếu có nhiều lụp để chọn thì tôi luôn luôn sẽ chọn cái đẹp hơn, cái đẹp nhất ... nếu tôi có lắm tiền thừa thì tôi sẽ chọn cái khủng nhất (theo cảm nhận của tôi).
Nghệ thuật hay không, thì không chỉ có vài người đánh giá mà nên được đâu. Một cái lụp chỉ trở thành một tác phẩm nghệ thuật thực thụ khi nó được rất nhiều người, ở nhiều nơi đánh giá cao vì tính thẩm mỹ, công dụng, độ bền, nét riêng độc đáo ... 
Nghệ thuật hay không nó còn phụ thuộc vào cảm nhận của cá nhân mỗi người. Có thể bạn đang cầm một cái lụp - chẳng ai thích nó cả, nó bình thường với mọi người, nhưng trong mắt bạn, nó thực sự là một tác phẩm nghệ thuật ...

[/color]

... 1 cậu nói là cách nuôi nó làm cho con Cu gù nhiều hay ít đi (So với bản năng thực của nó) Và Cu gù không phải do bộ cườm hoàn toàn.


Tôi đồng ý chăm phần chăm với bạn này.

Nhớ Rừng

  • Chính thức
  • ***
  • Bài viết: 32
  • Thanks 4
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Lụp nghệ thuật và Lụp bắt Bổi
« Trả lời #4 vào lúc: 02/01/2014 02:44:54PM »
Tks Các Bác, đọc xong rồi thì có khai sáng cho Em được tí nhưng vẫn lăng tăng nhiều.

Nói như Bác TIENQUE thì đơn giản và dễ hình dung thật... nhưng lại đơn giản quá, đến mức không hiểu nổi.
Dụ như nuôi Mổi...nuôi theo như Bác nói thì không phải là người chơi Mồi.

Nói như Bác truongnth dài dòng nhưng tiếp thu được...EM chấp nhận.

Còn như Bác Hoàng ĐL thì Em đồng ý, nhưng vụ Gù gù có thể cho Em tí kiến thức không ạ. Chứ chỉ nói vậy,  Em mất công mở topic rồi :d

« Sửa lần cuối: 02/01/2014 05:32:28PM gửi bởi Nhớ Rừng »

Hoàng ĐL

  • Global Moderator
  • Hero Member
  • ****
  • Bài viết: 372
  • Thanks 351
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Lụp nghệ thuật và Lụp bắt Bổi
« Trả lời #5 vào lúc: 02/01/2014 03:27:57PM »
Tôi nuôi chim thì cứ hướng theo kinh nghiệm thực tế, mày mò các kiểu rồi theo dõi quan sát là chính chứ không theo hướng nghin cú, nên những cái mình biết thì đơn giản là biết thế, chứ không dám gọi là kiến thức cao siu chi mô ...
Tôi đồng ý chăm phần chăm với "... 1 cậu nói là cách nuôi nó làm cho con Cu gù nhiều hay ít đi (So với bản năng thực của nó) Và Cu gù không phải do bộ cườm hoàn toàn" vì:
- Nếu mình nuôi không tốt, chăm không ổn thì con cu nó thở còn không nổi chứ nói chi gù -> vậy cách nuôi nó ảnh hưởng đến gù hay không!
- Nhà chật mà nuôi nhiều chim mồi chai, chim thuộc mà không che lại, không treo xa nhau - cứ xáp với nhau cho chúng đấu, gù, leo, cự ... mái thoải thì sớm muộn gì, chim hễ nổi lên, ở nhà thì nằm vỉ thúc đều, ra rừng thì nằm rỉa lông phơi nắng, gặp chim về gù sơ sơ lấy lệ rồi nằm vỉ thúc đều ... con nào cũng sẽ bị như thế. Tôi thì chưa bị cái tình trạng này, nhưng tôi nghe nhiều người nói rồi. -> vậy cách nuôi nó ảnh hưởng đến gù hay không!
- Chim mồi mà cứ xáp cho đấu gù miết, đấu tới khi phân thắng bại mới thôi. Hoặc là ngày nào cũng xáp vô cho gù 5 phút lấy ra ... cứ thế làm miết ... thì khi ra rừng con chim gặp bổi nó cũng sẽ dễ bị tình trạng gù chừng 5 phút rồi thôi, cho dù khả năng nó có thể đấu gù hàng giờ. -> vậy cách nuôi nó ảnh hưởng đến gù hay không!
Dân chơi gà đòn có câu "Gà linh nuôi dở không bằng gà phở nuôi hay". Con cu nó gù cỡ nào thì không chỉ phụ thuộc vào khả năng vốn có của nó, mà còn phụ thuộc vào cách nuôi của chủ nó nữa. Tôi nghĩ vậy áh.

Nhớ Rừng

  • Chính thức
  • ***
  • Bài viết: 32
  • Thanks 4
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Lụp nghệ thuật và Lụp bắt Bổi
« Trả lời #6 vào lúc: 02/01/2014 05:38:10PM »
....



Vâng cảm ơn Anh nhưng mới có vế đầu thôi...Còn vế sau nữa Anh...tiếp luôn Cho Em học hỏi.

 :-bd :-bd :-bd

tactraichu cucru

  • Chính thức
  • ***
  • Bài viết: 48
  • Thanks 5
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Lụp nghệ thuật và Lụp bắt Bổi
« Trả lời #7 vào lúc: 07/01/2014 03:17:15PM »
cườm tốt mà chân nhỏ như cu mái, tướng mỏng như châu chấu gù hai hơi là thở thác lác rùi cụ ah =))

lehoanglan

  • Chính thức
  • ***
  • Bài viết: 88
  • Thanks 10
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Lụp nghệ thuật và Lụp bắt Bổi
« Trả lời #8 vào lúc: 08/01/2014 10:02:00PM »
Cái vụ chim gù nhiều hay gù ít thì em củng thua
Những có vấn đề này em thấy được, muốn chia sẻ cho vui : trong nhà mà nuôi quá nhiều chim, trong độ 1 thời gian dù chim không thấy nhau chim củng bị lì đi : Em đi đánh chim với anh bạn, nhà anh nuôi nhiều chim lắm, thấy chim anh có hiện tượng rất lạ
Khi con chim anh gáy gọi, chim bổi trả lời : Dù chim bổi ở ngoài thúc ầm ầm mà ở xa, thì nó ở trong lồng chỉ gáy gọi mà thôi.
Còn mổi chỉ chơi khi thấy chim bổi. mà gặp mấy con bổi ít chuyền, nó cứ chơi một hồi, rồi lại gáy gọi tiếp, mặc dù còn bổi ở ngoài vẩn thúc buồn buồn. Em nghĩ tinh thần chiến đấu của nó không còn nhiều, mặc dù sức lực dồi dào.
Cái này bác nào nuôi gà đá đòn, gà nòi là thường thấy nhất.


hoanglech

  • Chính thức
  • ***
  • Bài viết: 63
  • Thanks 14
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Lụp nghệ thuật và Lụp bắt Bổi
« Trả lời #9 vào lúc: 09/01/2014 10:03:01AM »
   1 cậu nói là cách nuôi nó làm cho con Cu gù nhiều hay ít đi (So với bản năng thực của nó) Và Cu gù không phải do bộ cườm hoàn toàn.
Nói như cậu này vấn đề 1 con cu gù nhiều hay gù it không phải do bọ cườm hoàn toàn?gù nhiều hay gù ít cái này mới đáng nói đây,gù nhiều ở đây là gì mà gù ít ở đây là gì,nếu bạn nói 1 con chim được nuôi bài bản căng lửa gù nhiều tức khi đấu chim hay mang đi mồi nó gù nhiêu,nhiều ở đây là nó gù hết hơi này xong rồi nó lại gù hơi khác liên tục như vậy mà không nghỉ,con con chim mà nuôi không bài bản như các bạn đã đề cập tới như là nuôi mà cho nó gù đấu liên tục đến phân thắng bại hay nuôi mà không che lồng rồi cheo sát nhau 1 năm chẳng hạn trắc trắn 1 điều là em này mang ra đấu hay mang đi bẫy sẽ gù 1 hay 2 hơi rồi rỉa lông hay nằm phơi nắng,cái này tất nhiên là do người nuôi rồi làm gì có liên quan tới cườm,mình sẽ đồng tình câu nói đó của anh bạn và điều này là 100% khỏi bàn.
   Còn nói nhìn vào bộ cườm mà biết được con chim gù nhiều hay gù ít,con này có cườm này gù nhiều,con kia có cườm đấy gù ít.Đấy lại là vấn đề gù nhiều hay gù ít,gù nhiều ơ đây là gì mà gù ít ở đây là gì.Một con có cườm đen nhiều thì gù nhiều,gù nhiều ở đây là con cu đó khi đấu nó gù một hơi hay 1 lần gù cục..grù,Cục...grù...cứ như vậy 15 đến 30....cái hoạc nhiều hơn thế chẳng hạn mới hết một hơi gù của nó,người ta nói nó là gù nhiều.còn con có cườm trắng nhiều thì gù ít,gù ít ở đây là nó gù một hơi hay một lần gù cục...gru,cục...gru...từ 4 cái tới 7 cái chẳng hạn là hết một hơi gù hay một lần gù của nó thì người ta gọi là gù ít.
  Một con cu gù nhiều 15 tới 30..vvv ai nói có thể nuôi nó gù ít xuống một hơi gù hay một lần gù từ 4 tới 7 cái..?ai?,chỉ có cách là mỗi lần nó gù đứng bên cạch đếm đủ 4 hay 7 cái lấy tay thọc nó hay vác con mèo tới hù nó thì được  =))
  Cho hỏi đây có có phải bản năng thực của một chú chim hay không hay là do người tập?nếu như nói gù nhiều hay ít như mình nói dưới đây thì mình sẽ chẳng đồng tình với anh chàng kia một tẹo nào.
Nhất huỳnh liên
Nhì liên giáp
Tam quá khóe
Tứ chân khô
Ngũ liên hoàn
Lục cườm rựng

TrungKiên72

  • Global Moderator
  • Hero Member
  • ****
  • Bài viết: 300
  • Thanks 144
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Lụp nghệ thuật và Lụp bắt Bổi
« Trả lời #10 vào lúc: 09/01/2014 12:52:55PM »
Trong topic nhiều anh em có đề cập một vấn đề mình rất quan tâm ! Do điều kiện nhà ống ở TP vì vậy diện tích treo chim hơi bị eo hẹp, đam mê nuôi nhiều cu gáy chính vì vậy muốn hỏi anh em xem cách treo mồi ở nhà như thế nào mà mồi không bị biết thành chim đấu, hoặc khi đi bẫy nhìn bổi về chung cây nó chỉ  gáy gù vài câu, hoặc đứng rỉa lông.
Treo một mình nó ở một chỗ cách xa các con cu khác ?
Treo chung tất cả cùng một chỗ ?
Treo chung một vài ngày rồi tách ra ? 
Mấy câu hỏi  trên nó sẽ xảy ra như thế nào với chim mồi khi đi bẫy cu ?
Rất mong được các anh em có kinh nghiệm chia sẻ.
Trân trọng cảm ơn !  ^:)^ ^:)^ ^:)^ ^:)^

Hoàng ĐL

  • Global Moderator
  • Hero Member
  • ****
  • Bài viết: 372
  • Thanks 351
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Lụp nghệ thuật và Lụp bắt Bổi
« Trả lời #11 vào lúc: 09/01/2014 02:38:11PM »
Trong topic nhiều anh em có đề cập một vấn đề mình rất quan tâm ! Do điều kiện nhà ống ở TP vì vậy diện tích treo chim hơi bị eo hẹp, đam mê nuôi nhiều cu gáy chính vì vậy muốn hỏi anh em xem cách treo mồi ở nhà như thế nào mà mồi không bị biết thành chim đấu, hoặc khi đi bẫy nhìn bổi về chung cây nó chỉ  gáy gù vài câu, hoặc đứng rỉa lông.
Treo một mình nó ở một chỗ cách xa các con cu khác ?
Treo chung tất cả cùng một chỗ ?
Treo chung một vài ngày rồi tách ra ? 
Mấy câu hỏi  trên nó sẽ xảy ra như thế nào với chim mồi khi đi bẫy cu ?
Rất mong được các anh em có kinh nghiệm chia sẻ.
Trân trọng cảm ơn !  ^:)^ ^:)^ ^:)^ ^:)^

Nhà tôi không được rộng rãi thoải mái lắm nhưng cũng nuôi nhiều chim: vài con mồi, vài con nổi, vài con lỡ, vài con bổi ...
Chim mồi với chim đã nổi căng mà có ý định cho đi dợt rừng thì tôi treo cố định, rất ít khi đổi chỗ treo, hai con cách nhau khoảng 2m. Chim lỡ với chim bổi thì để gọn vào 1 chỗ, con nào nổi căng mà có ý định dợt thử thì mới cho ra lụp, treo riêng còn không thì cứ mặc cho căng ... Chim mồi với chim đã nổi căng thì nên hạn chế đổi chỗ treo để tránh chúng tập trung đấu đá nhau. Khi chim đã nhàm nhau rồi thì không nên thay đổi nữa.
Thực ra chim nhà ở mãi với nhau rồi thì chúng cũng nhàm nhau, thi thoảng cao hứng đấu nhặng xị một tí rồi lại việc ai nấy mần ... Chim bổi với chim lỡ cũng vậy. Con nào máu sớm thì cứ tự nhiên nổi sớm, bọn còn lại không ý kiến gì - không bị đè hoảng cũng chẳng phấn khích hơn là mấy.
Tôi với bạn chơi cu đều nuôi như vậy và cảm thấy ổn. Có nhiều người nhà chật chội nhưng cũng bố trí được chục con cu, trong đó có 2 con mồi.
Bạn nào có kinh nghiệm thực tế khác xin chia sẻ thêm.

 

Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent