Chào bạn!
Đính chính lại cho bạn. Loại 2 : Cố định ở phần đầu , đễ dây ở phần đuối
Loại 1: xuất hiện rất lâu từ thời xa xưa. Với loại 1 miền Trung hay dùng, tuy nhiên bây giờ đã cải tiến khá nhiều.
Loại 2: ra đời sau
- Vậy bạn hiểu tại sao nó ra đời sau? ----> Ko thể nói loại 1 nhạy hơn loại 2 bởi những lý do sau:
+ Thông thường con chim nhảy cách xa mặt lụp chiếm tỉ lệ cao nhất...Trường hợp này loại 1 chắc chắn ko nhạy
+ Con chim nhảy xuống sân lụp mà ko nhảy vào cầu...loại 1 chịu thua
---> Tại sao hầu hết những con bổi chiếm tỉ lệ cao nhảy cầu tử (cách xa mặt lụp nhất) bởi nó phòng thủ...nhằm để tránh đối phương tấn công khi cự ly mình quá gần, hướng thế ko song song với cầu tử...--->con bổi phải nhảy cầu tử ở khoản cách xa nhất mặt lụp mới êm hơn (Áp dụng với những cội đánh thế ko đẹp...sử dụng thế Mẹ bồng con, Cầu vòng khuyết,...)
- Loại 2 có những ưu thế gì? --->Nó giải quyết được những khuyết điểm của loại 1, những con chim nhảy bướm, lụp cũng có cơ hội bắt cao hơn.
- Loại 2, cầu tử càng dài ưu thế bắt bổi dễ hơn, nó ngược lại với loại 1
Tóm lại: Theo phương án loại 1, bắt bổi chắc chắn ...nhưng hơi khó trong thời buổi hiện nay (nhiều khi ko có cơ hội rút kinh nghiệm), loại số 2 ko nên lạm dụng đưa cầu tử dài quá...thì chúng ta vẫn có được trận đấu đẹp mắt...cùng với chiếc lụp thon gọn và thẩm mỹ
Thân!