Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Tác giảChủ đề: hình ảnh quê hương tôi " NÚI ẤN SÔNG TRÀ " ( Quảng Ngãi )  (Đọc 4230 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

AnhTưQn

  • Sr. Member
  • ****
  • Bài viết: 105
  • Thanks 6
    • Xem hồ sơ cá nhân
Don ở sông Trà (Quảng Ngãi) ( tôi xin phép được sửa lại tiêu đề cho có tính khái quát nha bác )
Hưởng ứng chuyên mục hay, mình xin giới thiệu 1 góc đặc trưng dân dã Quảng Ngãi quê mình.
Món này là đặc sản Quảng Ngãi nhưng chưa chắc đứa con Quảng Ngãi nào cũng đã từng biết và thưởng thức qua. Nó là đặc trưng sản phẩm ở dọc sông Trà, con sông biểu tượng của vùng quê hiền hòa Quảng Ngãi, không náo nhiệt như chốn đô thị phồn hoa. Kính mời thượng khách 1 tô don khi đã dùng chân tại Quảng Ngãi!

(Sưu tầm)
(QNĐT)- Nhà thơ Thanh Thảo có câu thơ ngồ ngộ: “Là con don tôi ở sông Trà”. Chỉ có sông Trà mới có loài thủy sản đặc biệt này. Nhưng đó là loài vật có hình thù ra sao để nhà thơ phải ví mình như nó? Và sự mê hoặc của dòng sông Trà như thế nào để con don xem đó như lãnh địa duy nhất của mình? Đi tìm câu trả lời về con don không quá khó vì những ai ở Quảng Ngãi là “ra ngõ gặp don” ngay, nhưng lại không hề dễ vì coi chừng nhầm hến với don.

“Độc quyền” của sông Trà

Trên hành trình 130 km, bắt nguồn từ dãy Ngọc Linh thuộc tỉnh Kon Tum, đến phía cuối nguồn thuộc địa phận huyện Sơn Tịnh, sông Trà như một vận động viên băng băng về đích. Trước khi nhập vào biển Đông, dòng sông hào hển thở và không quên để lại hai bờ của nó điệp trùng những cánh đồng màu mỡ phù sa.
 
Dụng cụ cào don.
[img]http://i1230.photobucket.com/albums/ee491/vutran684/images403165_Don1.jpg[/img]
Dụng cụ cào don.

Ngoài việc bồi đắp thường niên một lượng phù sa rất lớn, dòng sông Trà còn dâng tặng cho cư dân ven sông những sản vật không nơi nào có. Đó là những chú cá bống chỉ to bằng đầu đũa, có một hương vị rất riêng; đó là những nàng thài bai, lớn hơn đầu tăm một tẹo, lại mang một hương vị không trộn lẫn với bất cứ loài thủy sản nào.

Nhưng có lẽ đặc biệt hơn cả là con don, loài hải sản “độc quyền” của sông Trà mà không một dòng sông nào ở miền Trung có được.

Khi những trận lũ cuối cùng ở miền Trung vừa dứt thì cũng là lúc mùa xuân bắt đầu gõ cửa từng nhà. Đó cũng là thời điểm “hồi hương” của một số loài thủy sản ở sông Trà sau một mùa cuồng lưu phải đi lánh nạn nơi bờ tre gốc rạ để tránh tai ương bị cuốn phăng ra biển. Dòng sông chợt hiền lành như chưa từng biết mình đã từng gây bao thảm cảnh suốt một mùa lũ dữ.

Cùng với những bãi cát vàng ươm mà dòng sông kịp để lại hai bờ, phấn hương của các loài thảo mộc nơi thượng nguồn cũng đã kịp lắng lại nơi cuối dòng sông. Đó là nguồn thức ăn vô tận của loài don.

Chúng vùi mình sâu trong cát để làm phận sự duy trì nòi giống đồng thời tận hưởng những “sản vật” mà dòng sông để lại nơi cuối nguồn trước khi sông nhập vào bao la biển cả. Chính nguồn thức ăn đặc biệt từ phấn hương của các loài thảo mộc nơi nơi Trường Sơn đã làm nên hương vị của con don.

Don cào, hến xúc

Tỉnh Quảng Ngãi có ba con sông lớn là sông Trà Bồng, Trà Khúc và sông Vệ nhưng làm nghề cào don thì chỉ có ở những cư dân sống ven sông Trà. Vì chỉ sông Trà mới có con don, còn hến thì sông nào cũng có. Hến sống hoàn toàn vùng nước ngọt còn don thì sống nơi nước lợ ở ngay cửa sông.
 
Luộc don.
[img]http://i1230.photobucket.com/albums/ee491/vutran684/images403168_Don2.jpg[/img]
Luộc don.

Nhìn động tác của những người bắt chúng đủ để phân biệt đâu là don còn đâu là hến: “Don thì cào, còn hến chỉ xúc”. Ông Nguyễn Tiến Trung, quê Phú Thọ xã Nghĩa Phú huyện Tư Nghĩa, một chuyên gia của nghề “cào don” giải thích: “Con hến sống vùng nước ngọt, chúng nằm hẳn trên mặt cát dưới nước nên chỉ cần một cái rỗ chuyên dụng là cứ thế mà xúc, còn con don sống vùng nước lợ, lại vùi sâu dưới lớp cát nên phải dùng nhủi để cào thì mới bắt được”.

Ông lưu ý: “Nếu đứng trên cầu Trà Khúc mà nhìn thấy người dưới sông đang cầm trên tay một vật dụng nào đó ở tư thế xúc về phía trước thì đích thì là xúc hến rồi. Phải xuôi sông Trà thêm dăm cây số nữa, tới vùng nước lợ thì mới gặp cảnh cào don”.

Còn anh Hai Chì, quê xã Nghĩa Hà thì cặn kẽ hơn: “Phải đan một cái nhủi chuyên dụng, làm sao đó khi “nhủi” thì cát rớt lại xuống sông còn don thì nằm trên nhủi. Có một cái đụt (giỏ) đặt trên chiếc phao, cột vô thắt lưng, hễ mình nhủi đến đâu thì chiếc đụt “theo” đến đó. Khi thấy hòm hòm đầy đụt thì dừng tay mang lên bờ, trút don vô bao tời. Ba giờ sáng là phải “xuống sông” rồi, đến 10 giờ trưa mới xong việc. Mỗi ngày cào được chừng 100 lon don, giá bữa nay khoảng 200 ngàn”.

Nghe anh Hai nói vậy, tôi nhẩm phép nhân của một người “cào chữ” chứ không phải cào don: “Mỗi tháng anh kiếm đến 6 triệu lận à?”. Hai Chì cười rung rốn: “Thôi đi chú em! Chỉ cào được những ngày nắng ấm thôi. Còn những ngày mưa phùn và lạnh giá như bữa nay, chỉ cần ngâm mình dưới nước một tiếng đồng hồ là tất cả mọi thứ trong người mình nó cũng thun lại như con don vậy”.

Hít hà… hết

Đó là những âm thanh phát ra với những ai lần đầu thưởng thức món don. Sau khi bắt về, đem ngâm cho don nhả hết bùn ra rồi mới cho vào nồi luộc chín, sau đó đãi ra lấy ruột (thịt don). Ruột don chỉ to bằng cái móng tay út của trẻ con nên để có một tô don, có khi phải mất hàng trăm con như thế! Nước luộc don một lần nữa lại đem nấu với số ruột  vừa đãi.
 
Bán don dạo.
[img]http://i1230.photobucket.com/albums/ee491/vutran684/images403169_Don3.jpg[/img]
Bán don dạo.

Sở dĩ người ăn phải “hít hà” là do tô don vừa nóng lại phải vừa ăn với một loại ớt đặc biệt, dân miền Trung gọi là ớt tép, hoặc ớt chỉ thiên, lớn hơn đầu tăm một chút. Ớt này không quá cay, lại rất thơm, ăn với don là… số dzách!

Ngoài chất “phụ gia” là ớt tép, tô don còn được rắc lên một ít hành lá và bánh tráng, một loại lương khô khá phổ biến ở Quảng Ngãi. Những ai không phải là dân Quảng Ngãi, khi lần đầu ăn don thường ngộ nhận điều này: ăn hết tô don mà cứ ngỡ đó chỉ là “khúc dạo đầu”, vì thịt don rất ít, nước trong tô lại lễnh loãng, ngồi đợi bà chủ quán bưng món don “chính thức” ra. Chủ quán cũng ra nhưng không phải bưng món don chính thức như suy nghĩ của khách mà là ra để … tính tiền.

Bấy giờ, vị cay của ớt, mùi thơm của don, chất đậm đà của hành và bánh tráng mới bắt đầu ngấm. Khách vừa tính tiền, vừa vỡ ra rằng mình vừa ăn xong một loại đặc sản. Cái lạ của don là khi anh cảm nhận được vị ngon của nó thì cũng là lúc phải … đứng dậy tính tiền!
 
Xin mời ăn don!
[img]http://i1230.photobucket.com/albums/ee491/vutran684/images403170_Don4.jpg[/img]
Xin mời ăn don!

Có phải vì “lạ” như thế không mà nhà thơ Thanh Thảo đã ví mình như con don ở sông Trà? Vì ông cũng là một nhà thơ hết sức đặc biệt vậy.


Bài và ảnh TRẦN ĐĂNG
« Sửa lần cuối: 02/08/2011 09:15:37PM gửi bởi cugayquangngai »

Bác Gấu

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 469
  • Thanks 67
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Don ở sông Trà (Quảng Ngãi)
« Trả lời #1 vào lúc: 01/08/2011 05:32:40PM »
Con don là mốn chỉ có ở quê miền Trung Quảng Ngãi, sống vùnh nước lợ,trong nam gọi là nước chè 2 đó. về Quảng ngãi quê tôi bạn sẽ có 2 thứ mà các bạn không quên đó là món don xào xúc bánh trán ( miền bắc có bánh đa, miền trung có bánh trán) và một loàii cá chỉ có ở sông Trà khúc là cá bống sông Trà, món nầy la kho keo mặn ngọt đóng hủ, khi trời lạnh ăn thì tuyệt vời. chỉ cần vớt ra cho vào chén khi nấu cơm gần chín cho vào nồi cho nóng lấy ra ăn tuyệt vời. Hoạc ăn với cháo trắng, nếu vùng khác ăn cháo trắng lá dứa với thịt kho mặn, hột vịt muối, phát thảo thì quê tôi ăn với loại cá nầy. có dịp các bạn hãy về và thưởng thức nhé
Bác Gấu
Bán giò và bội bẫy cu gáy Gò Công các loại
SĐT: 0909 86 00 83
http://www.mediafire.com/convkey/731a/8s4qu9y1qwf2hxd6g.jpg

AnhTưQn

  • Sr. Member
  • ****
  • Bài viết: 105
  • Thanks 6
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Don ở sông Trà (Quảng Ngãi)
« Trả lời #2 vào lúc: 02/08/2011 09:47:11AM »
Don ko nên xào xúc bánh trán, cái đó là hến xào trong nam cũng nhiều lắm, con don khác con hến ah.

cugayquangngai

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 1840
  • Thanks 526
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Don ở sông Trà (Quảng Ngãi)
« Trả lời #3 vào lúc: 02/08/2011 09:05:34PM »
chào anh em !
gửi anh em link về quê hương quảng ngãi thân yêu nha (xin được giới thiệu với anh em gần xa  về quê hương tôi )
http://www.quangngai.gov.vn/quangngai/tiengviet/DL/102504_309/]

Đặc sản cá bống sông TràQuảng Ngãi có 4 câu ca về đặc sản vùng đất: Chim mía Xuân Phổ/Kẹo gương Thu Sà/Cá bống sông Trà/Mạch nha Mộ Đức. Riêng cá bống sông Trà với hương vị độc đáo khiến nhiều người ăn một lần nhớ mãi

Cá bống sông Trà - đậm đà hương vị xứ Quảng THƯƠNG MẠI THỦY SẢN - Số 127 | Tháng 7/2010
Cá bống thì ở đâu chẳng có, nhưng có lẽ chỉ ở Quảng Ngãi, nơi cá bống được đánh bắt từ dòng sông Trà Khúc và chế biến theo cách riêng của người dân nơi đây, mới tạo ra hương vị đặc biệt như trong câu ca dao: “Anh đi anh nh ớ quê nhà/Nhớ con cá bống sông Trà kho tiêu ”.

Story toolE-mail this storyPrint this story Câu ca dao ấy đã khiến tôi trong một lần về Quảng Ngãi công tác quyết định dành thời gian để tìm hiểu và nếm thử món ăn dân dã này xem nó có hương vị đặc biệt gì mà người ta lại ca ngợi đến vậy. Trên xe đò về Tp. Quảng Ngãi, bác tài đã cho tôi biết, ở đây tiệm cơm nào cũng có món này, nhưng ngon nhất phải kể đến tiệm cơm Cây Gòn cũ ở 14 Bà Triệu...

Kỳ công kho cá


…Bà chủ quán Cây Gòn nhiệt tình dẫn tôi ra căn bếp và giới thiệu tôi với người em thứ sáu của mình là bà Trần Thị Liên đang đảm trách việc kho cá. Tay liên tục đảo nhẹ cá trong chảo, bà Liên cho biết, muốn có món cá bống kho tiêu ngon thì phải mua được cá còn búng (còn sống). Cá mua về cho vào rổ tre, trộn thêm ít muối tinh rồi dùng tay chà đi xát lại cho bật hết vảy. Sau đó rửa kỹ bằng nước lã 6-7 lần cho sạch vảy và nhớt rồi để ráo nước. Tiếp đến, cá được đem nêm nếm (ướp gia vị) với với đường, nước mắm, muối, tiêu, bột ngọt, bột điều (để gây màu). Thường một chảo (1,3 kg cá tươi) được ướp với khoảng 300g đường, 50g muối, 100ml nước mắm, 2 thìa bột ngọt. Cầu kỳ nhất là dùng mắm hảo hạng Kỳ Tân, đường trắng An Thới, tỏi Lý Sơn, là những đặc sản nổi tiếng ở xứ Quảng. Thời gian ướp khoảng 15 phút.

Cho 400ml dầu ăn vào chảo đun nóng rồi cho tỏi giã nhỏ vào phi cho dậy mùi, sau đó mới cho cá vào đảo nhẹ tay cho khỏi nát. Sau vài phút khi cá đã ngấm dầu thì đổ nước sôi cho ngập cá rồi đun to lửa. Khi đun không đậy vung để bay mùi tanh và thường xuyên hớt bọt lẫn tạp chất nổi lên thì cá mới bảo quản được lâu.

“Vì phải làm nhiều để bán cho khách nên phải dùng chảo chứ dùng nồi đất, đun củi hoặc rơm thì chỉ kho được ít và thời gian kho lâu hơn” – bà Liên cho biết. Món cá bống kho tiêu này bà Liên được mẹ mình truyền nghề cho từ cách đây hơn 3 chục năm. Sức nóng từ mấy bếp ga to lửa khiến căn bếp vốn nhỏ hẹp càng ngột ngạt. Tuy vậy, nó càng làm cho không gian đặc quánh hương cá, hương tiêu, hương nước mắm quyến rũ tỏa ra từ món cá đang đun trên bếp, làm cho người đói bụng càng cồn cào, người ăn no cũng thèm ăn thêm vài miếng. Người nấu phải liên tục trông chừng để tiếp thêm nước sôi (không dùng nước lã vì sẽ làm cá có mùi tanh) và đảo nhẹ tay để cá ngấm đều gia vị.

Sau khi đun được khoảng 2 giờ thì bắc ra để nguội rồi đun tiếp cho đến khi cạn nước. Lần đun thứ hai này mất khoảng 30 phút và không cho thêm nước. Bà Liên cho biết, trước đây khi chưa có bếp ga, phải đun củi thì còn nóng bức nữa, nhưng không ai dám đun bằng bếp than tổ ong vì phải ngồi lâu cạnh bếp và liên tục hít phải hơi than nên rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Con cá khi được đặt lên bàn ăn phải săn chắc, không cứng, cũng không dai và không khô, vị mặn hòa quyện với vị ngọt, bùi và béo của cá. Cá nhỏ cỡ đầu đũa, con lớn nhất không lớn hơn ngón tay út, màu nâu thẫm. Mỗi con cá vừa đủ để ăn cùng một miếng cơm. Mùi thơm của cá cùng với vị đậm, ngọt, bùi và béo chỉ có thể cảm nhận hết khi ta nhai chậm cùng miếng cơm gạo tám thơm nấu hơi khô một chút. Nếu ngon miệng mà ăn nhiều thì chắc chắn sau bữa ăn bạn sẽ phải uống đầy mấy bụng nước cho đỡ khát. Ngoài ra, cá bống kho tiêu còn được ăn với cháo trắng nấu bằng gạo thơm. Có lẽ cách ăn này cũng khá hay vì cháo nhạt sẽ làm trung hòa vị mặn của cá.

Món cá bống kho tiêu của tiệm cơm Cây Gòn đã được Sở Y tế cấp chứng nhận đảm bảo VSATTP. Nói là món ăn dân dã nhưng giá chẳng mềm chút nào. Cá cỡ nhỏ được đóng hũ nhựa nhỏ trọng lượng tịnh 300g, giá bán 60.000 đồng/hũ, cá cỡ lớn hơn một chút đóng trong hũ lớn 500g giá 120.000 đồng/hũ, có thể bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 1 tháng. Những người đi xa ghé qua mua về làm quà cho người thân để họ được thưởng thức một chút hương vị của miền đất xa xôi mà không phải ai cũng có dịp đặt chân đến trong đời.

Quà tặng từ dòng sông

Bắt nguồn từ dãy Trường Sơn và đổ ra biển, dòng sông Trà Khúc chỉ dài khoảng 40 km, cá tôm không nhiều cũng không to nhưng con nào ăn cũng ngon. Cá bống đánh bắt ở đây ngon nhất vào mùa hè. Có hai cách đánh bắt cá bống. Cách thứ nhất là dùng ống tre dài khoảng 1 m cắt thủng 2 đầu chỉ chừa lại mắt ở giữa. Buổi chiều mát, cho mồi trùn (giun) vào trong ống, lấy cọc nhọn buộc ngang và cắm ở những khúc sông sâu ngập thắt lưng, ống nằm cách đáy khoảng 30cm. Mỗi ống đặt cách nhau chừng 2m. Sáng sớm hôm sau, nhẹ nhàng ngụp xuống lấy hai tay bịt đầu ống, nhấc lên khỏi mặt nước và đổ từng đầu ống vào cái vịt (giỏ đặt nổi trên mặt nước) kéo theo bên mình, xong lại cắm vào chỗ cũ. Mọi động tác phải thật nhẹ nhành để tránh làm động nước để cá ở trong những ống bên cạnh khỏi bơi ra mất.

Cách thứ hai là dùng lưới mắt nhỏ. Ban ngày, mỗi đầu lưới buộc một cây sào, hai người mỗi người nắm một đầu sào kéo sát đáy sông để cá mắc vào. Cũng có thể dùng cần câu để câu cá nhưng cách này hiện ít người dùng vì đâu còn nhiều cá lớn nữa mà câu.

Đừng nghĩ cá bống đắt giá thế thì người bán kiếm được nhiều tiền lắm. Những người đánh bắt cá đều là người nghèo, mỗi người cả đêm cũng chỉ đánh bắt được từ vài lạng đến 1 kg. Cá đánh bắt được có người mua gom ngay trên bờ với giá 130.000-140.000 đồng/kg. Ra chợ, bạn chẳng mấy khi mua được cá, hoặc phải mua với giá đắt hơn nhiều.

Bài và ảnh Nguyên Khải
« Sửa lần cuối: 02/08/2011 10:04:02PM gửi bởi Tre làng »
" Núi Ấn Sông Trà Muôn Chim Hót
  Ta cùng Mồi Cây Gác  Say Xưa  "
   ĐTLH: 01285 568 648 Mr: Duy

Tre làng

  • Administrator
  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 1234
  • Thanks 450
  • Bamboo
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • http://omega-7.org
Re: hình ảnh quê hương tôi " NÚI ẤN SÔNG TRÀ " ( Quảng Ngãi )
« Trả lời #4 vào lúc: 02/08/2011 10:10:28PM »
Thì ra mỗi nơi đều có những đặc sản mà nơi khác khó  mà có, đọc xong mấy bài này thì mình lại muốn về thăm Quảng Ngãi  ngay.

Nhưng nói tới Quãng Ngãi, mình nhớ nhất là mỗi lần đi qua ga Quãng ngãi thì sẽ thấy mấy em nhỏ bán gà luộc vàng hươm nhìn rất đẹp, thấy ngon nhưng phần nhiều mua xong ăn không được vì đã qua nhiều ngày không bán được  nên nó  =)) Cái này là thời ở SG hay về quê, không biết sau này có còn không. Có gì sorry anh em Quảng Ngãi, cái này mình thấy sao nói vậy =))

Bác Gấu

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 469
  • Thanks 67
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: hình ảnh quê hương tôi " NÚI ẤN SÔNG TRÀ " ( Quảng Ngãi )
« Trả lời #5 vào lúc: 03/08/2011 09:43:43AM »
chào anh TuQN món don có thể làm nhiều món, em thì chỉ thích em nó xào rồi lấy bánh tráng nương xúc thôi, mới nói đã thèm rùi. Còn món làm có nước và cho bánh tráng vào em ko thích hihi.
Em đính chính cái vụ mà anh Tre nói, chuyện nầy không có gì lạ cả buôn gian bán lận ở đâu cũng có không chỉ riếng QN đâu anh, ngày xưa nổi tiếng ở đây là món gà ta nhưng vì thế mà bán gian dối là khi tàu gần chạy mới ra bán và khi khách đã trả tiền thì chỉ nhận dc cái cổ gà. Ở vùng khác thì bánh chưng toàn lá, có vùng thì bánh bao nhân toàn rau......vùng nào cũng có bác à. em thì không thích cách buôn gian bán lận vậy. Em dân Quảng Ngãi ở Đức Phổ chứ đâu.và từ lúc 5 tuổi theo ba 3 tháng hè đi xe vào Cần thơ buôn bán, lên SG làm thợ mộc. Xong 3 tháng hè 2 cha con lại về QN đi học và ba đi dạy nên đã ném trãi đủ các kiểu lừa rồi hihi
Bác Gấu
Bán giò và bội bẫy cu gáy Gò Công các loại
SĐT: 0909 86 00 83
http://www.mediafire.com/convkey/731a/8s4qu9y1qwf2hxd6g.jpg

Duy Hùng

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 411
  • Thanks 39
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: hình ảnh quê hương tôi " NÚI ẤN SÔNG TRÀ " ( Quảng Ngãi )
« Trả lời #6 vào lúc: 03/08/2011 09:48:03AM »
Quảng cáo thấy ngon quá khi nào có dịp ghé qua thưởng thức xem!
Cu cu ăn đậu, ăn mè,
Bồ câu ăn lúa, chích chòe ăn khoai

nguyentanba

  • Newbie
  • *
  • Bài viết: 3
  • Thanks 0
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: hình ảnh quê hương tôi " NÚI ẤN SÔNG TRÀ " ( Quảng Ngãi )
« Trả lời #7 vào lúc: 08/08/2011 10:45:35PM »
Nghe Anh Tư kể về món don làm em nhớ quê hương da diéc

cugayquangninh

  • Hội cu gáy đấu org QNinh
  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 938
  • Thanks 473
  • 0978795666
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • www.youtube.com/sonhacoi
Re: hình ảnh quê hương tôi " NÚI ẤN SÔNG TRÀ " ( Quảng Ngãi )
« Trả lời #8 vào lúc: 21/11/2011 01:08:06AM »
Quê tôi QUẢNG NGÃI tôi ở huyện Nghĩa Hành ,và đang sống ở QUẢNG NINH chân thành cảm ơn ,anh Tư ,và anh Duy thật nhiều ,đã cho tôi 20 phút bồi hồi trầm lặng nhớ mẹ ,nhớ nhà  ,vì cuộc sống tha phương cầu thực ,đã lâu lắm rồi ,tôi chưa vê thăm được.ở nơi xa ,con chúc mẹ luôn mạnh khỏe ,mẹ nhé
Sống ! Không chỉ nhận cho riêng mình .
Sơn- Hà Cối
https://www.facebook.com/cugayquangninh.son

 

Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent