Theo mình.
Bạn nên xem thử con mồi lỡ của bạn như thế nào:
Trường hợp 1: chim bổi về mồi đấu gù từ 4 đến 6 sạc rồi chuyển qua xa cầu mấy cánh mặt kệ bổi có còn gù hay không loại này khó bắt được bổi. Con này có thể nói là yếu hậu, yếu gù. Có khi bắt một con bổi rất chịu đấu mà phải mất vài tiếng.
Trường hợp 2: chim bổi về mồi đấu gù cho đến khi bắt được bổi. Nếu bổi không gù thì chim xuống nước xa cầu mấy cánh cho đến khi bổi gù lại thì mồi lại gù đấu tiếp loại này nên nuôi vì nước dụ bổi rất hay, nhanh bắt được bổi.
Trường hợp 3: chim bổi là cu mái về mồi đấu gù vài sạc rồi chuyển qua xa cầu mấy cánh mặt kể bổi mái muốn là gì thì làm. Thì trường hợp này bạn nên xem lại nha vì nước dụ này là để bắt mái đó. Còn nếu là cu trống như trường hợp 01 thì bạn không nên dùng em này làm mồi.
Còn rất nhiều trường hợp nhưng bạn phải biết quan sát nước xa cầu mấy cánh con mồi của bạn áp dụng như thế nào, để biết mà phân biệt được chim hay và chim yếu gù.