Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Tác giảChủ đề: Cách nuôi cu gáy đẻ  (Đọc 71968 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Tre làng

  • Administrator
  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 1234
  • Thanks 450
  • Bamboo
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • http://omega-7.org
Cách nuôi cu gáy đẻ
« vào lúc: 03/12/2010 01:15:51AM »
Như đã hứa với bạn Huy là sẽ viết 1 bài về cách nuôi chim gáy đẻ và thả được, dưới đây là 1 bài để bạn tham khảo qua, rồi mình sẽ viết một bài tóm gọn kinh nghiệm nuôi cu gáy thả.

----------------------------------------------------------------

Ở ngoài trời chim gáy chỉ sống khoảng 5 – 6   năm, nuôi trong lồng chim gáy có thể sống tới 40 năm. Tìm được con chim   gáy là vô giá, quan trọng hàng đầu nuôi chim là phải có kỹ thuật chăm   sóc, không đơn giản như nhốt gà. Nếu chăm không tốt, chim sẽ yếu dần rồi   mắc bệnh mà chết thì uổng công. Chọn được chim hay mới là cơ bản, người   chơi phải có nghệ thuật luyện chim mới đạt được ước mơ.


      Đặc điểm của chim gáy là khi thấy nóc lồng   thủng thì tìm đủ mọi cách chui ra và bay mất, không kể đã lâu năm hay   quen người. Ngược lại, đáy lồng thủng chim không bao giờ chui đầu xuống   mà bay ra. Vì vậy, người ta mới gán cho loài chim này có tính cách quân   tử, không chịu cúi đầu.
 
  Chọn chim:
      Phần đầu:   Trước tiên là xem cườm, vì cườm là biểu hiện phẩm chất chính của một con   chim gáy, nhìn cườm biết được con chim gáy ấy dòng âm nào.
  “Cườm vừng là thổ, bỏng nổ là kim”, tức là hạt cườm   nhỏ và màu vàng như hạt vừng là giọng thổ quý nhất. Hạt cườm nhỉnh hơn   chút ít và màu trắng như bỏng nổ là gọng kim. Đây là hai dòng chính, còn   hai dòng trung gian là âm đồng và âm son thì cườm liên hoàn là quý hiếm   thứ hai. Chiều rộng của cườm lớn trải từ gáy xuống vai lại gọn gàng,   không tràn xuống lưng là quý hiếm thứ ba. Cườm đầy chồng chất lên nhau   gọi là cườm rắc (như rắc hạt vừng) là quý hiếm thứ tư. Con nào có sợi   chỉ màu đen chạy dưới khoé mắt càng kéo dài càng tốt. Cần chọn con cổ   cao, đầu nhỏ xanh, mỏ cong, đít xám. Con nào có mỏ đỏ là chim dữ, chọn   làm chim mồi là tốt.
 
      Phần mình: Chọn   những con có hình bầu, giống như bắp chuối, giữa phình ra, hai đầu nhỏ   lại, rắn chắc, ngực nở, mắt to, lồi, cườm sáng, chân to, đuôi dài, đầy   lông. Hai cánh phải phủ mình mới hay, nếu hai cánh chéo còn hay hơn nữa.
 
      Phần đuôi: Những con có đuôi dài và thon, gốc đuôi rộng, chót đuôi thon là chim tốt và khôn.
 
      Chân: Nhìn   chân chim phải thấp, có cạnh, có vẩy mốc lên, lông phủ kín đầu gối là   chim hay, con nào có móng trắng là chim quý đặt biệt, nhân giống được   chim này là hái ra tiền, khách thường tìm đến để mua chim non.
 
      Tiếng chim: Trước   hết, sự huyền diệu là nghe tiến gáy của nó, nhưng không phải con nào   cũng giống con nào, mà là muôn hình muôn vẻ, người chọn phải dày công   tìm kiếm, tuyển chọn. Phân biệt qua nghe âm thanh thì chim gáy có bốn   giọng gáy khác nhau, trong đó có hai giọng cơ bản, âm thổ và âm kim.
  Âm thổ: Là loại   quý nhất, giọng trầm, đầm ấm, trong âm thổ có bốn âm khác nhau. Thổ   đồng, âm trầm bầu, âm trầm mà ồm ồm, âm u như có âm bội do hiện tượng   cộng hưởng tạo nên; thổ sấm, âm trầm mà rền vang như tiếng sấm; thổ dế,   âm trầm mà rỉ rả, nì non như tiếng dế gáy.
  Âm kim: Tiếng   gáy thanh và cao vang xa, trong âm kim có người gọi là âm còi. Vậy cò ba   loại khác nhau: kim pha son âm trong trẻo càng nghe càng vang xa như   tiếng chuông rền; kim pha đồng – âm thấp hơn kim pha son, nhưng độ vang   và ngân thì kéo dài hơn; kim pha thổ - âm có phần trầm hơn hai loại trên   nhưng nghe vang xa.
  Ta nghe kỹ số tiếng trong một nhịp gáy: chim gáy   nhọn, hay bổ gáy. Gáy gọn chỉ có ba tiếng đơn giản cúc cù cu; gáy bổ từ   cúc cù cu… cu, chỉ có thêm một tiếng “cu” ở đằng sau, ta nghe hay hơn.   Hàng trăm con chim gáy may ra mới chọn được một con bổ tư.
  Giai điệu gáy gồm có: chu, lèo, vấp…
  Gáy chu: là gáy một mạch, chỉnh chu như một ca sỹ lão luyện, âm thanh vang lên đều đều yên bình như tiếng gió thổi qua ống tre.
  Gáy vấp: trong mạch gáy có chỗ vấp ngắt quãng ngưng lại như một nốt lặng ngưng chậm chạp.
  Gáy mở: nhịp gáy chậm chạp, tiếng nhẹ nhàng xa xa như lưu luyến.
  Gáy lèo: thêm một tiếng “cu” thả nhẹ và thấp hơn một nhịp.
  Gáy lái: đang gáy xuôi nhịp, bỗng gáy đảo ngược lại, gáy thừa tiếng, thêm một tiếng lạ bất kỳ vào giữa một nhịp gáy.
  Gáy đủ: mỗi lần gáy, chim gáy đủ các phần trên đã nói.
  Gáy đảo: gáy   trình tự, từ hồi một đến hồi sáu, rồi lại gáy từ hồi sáu đến hồi một, cứ   thế đảo đi đảo lại nhiều lần, thời gian gáy dài vài ba tiếng đồng hồ.
 
      Tiếp theo nghe tiết tấu như nghe âm nhạc, đây   là đỉnh cao siêu của một giọng gáy. Cụ Nguyễn Du có câu “Nghề chơi cũng   lắm công phu”. Vì vậy ta nghe tiếng chim phải say sưa, thấy thú vị mới   tận hưởng được cái hay của nó. Lúc gáy thần tốc như xung trận, lúc gáy   khoan thai như chào đón khách; lúc gáy thiết tha da diết như cảnh biệt   ly, lúc gù, lúc gáy dồn dập như vồ vập, mừng rỡ bất ngờ gặp lại người   bạn thân.
  Xin dẫn chứng một câu chuyện vui: Say mê chim gáy   đồng quê, nhớ nhà, nhớ quê hương khi xa tổ quốc, một Việt Kiều từ Châu   Âu về quê vào đúng trư hè gặt chiêm, nghe xa xa có tiếng chim gáy ở rặng   tre đầu làng vọng lại. Ông dừng xe ngồi trên thảm cỏ say sưa lắng nghe   chim gáy từng hồi và xúc động đến ràn rụa nước mắt. Kỳ lạ thay, nghe   tiếng chim gáy buổi trưa hè sao huyền diệu đến thế, mơ màng quên cả mình   đang ngồi ở đâu nữa… cái thú chơi và đam mê là thế đấy.
 
  Chọn chim gáy ghép đẻ:
      Màu sắc: Chọn được loại mã ngỗng, mã sáng, bất đắc dĩ mới dùng loại mã sẻ
      Vóc dáng: Ngực nở, chân mảnh, thấp; mắt to, lồi; tiếng chim gáy phải to, pha thổ là tốt hơn.
      Chim đực: Yêu cầu chim đực phải ơ thời kỳ khoẻ nhất, gáy mở mỏ to tối đa, biết xa cầu nhấp cánh, biết gáy dỗ mái…
      Chim mái: Yêu cầu ở thời kỳ sung sức, gáy rất nhiều, gụ như gáy đực, có hiện tượng theo trống.
  Chọn đôi gáy đối nhau: dù để ở đâu nghe tiếng gáy   của nhau đều gáy đôi, gáy gọi, gáy dỗ, có biểu hiện theo nhau (như đi   tìm hiểu). Khi ta để hai lồng gần nhau thì chim đực xa cầu nhấp cánh,   chim mái ở lồng bên men đến rỉa mỏ đó là động tác ưng thuận có thể ghép   được.
      Cần chú ý thêm: Nhất thiết chim mái phải đẻ ra   hai lần hai trứng mới ăn chắc là loại gáy biết đẻ. Trước khi đẻ chim mái   rất hăng vì tức trứng và gáy gọi chim đực. Ta treo hai lồng gần nhau,   một thời gian làm quen thấy quyến luyến nhau ta thả chim mái vào lồng đẻ   trước, chuồng đẻ phải thoáng, tĩnh, nhưng phải gần người, tránh gió mùa   đông, tránh nắng hướng tây, có mái che nắng mưa, tránh các công trình   chăn nuôi khác, kích cỡ lồng 1,5m × 2m × 2m. Dưới nền trải cát phẳng,   trong chuồng đặt cây tươi có cành bò ngang, hoặc cây khô cũng được để   chim đậu, tiện bay nhảy lên xuống. Chuẩn bị ổ: đan rổ bằng tre, phải   thưa thoáng.
  Chú ý:Nuôi chim   gáy đẻ không phải dễ, ổ phải đặt nơi kín đáo, không để lộ thiên, không   được che bớt ánh sáng mặt trời ban ngày và ánh điện ban đêm. Tránh tiếng   động làm chim sợ. Khi chim ấp, tránh người đi qua lại. Không được sờ   tay lên trứng làm mất dấu ổ hoặc chuyển ổ chỗ khác. Đôi khi trống mái   hay xung đột quậy phá để chim ấp không yên tâm, trứng sẽ bị ung, chim bỏ   ấp là hỏng.
      Chim đẻ từ hai đến ba ngày được hai trứng, ấp   trong mười bốn đến mười lăm ngày là nở hết. Chu kỳ chim đẻ từ ba mươi   lăm đến bốn mươi ngày một lứa. Quy luật chúng thay nhau ấp, chim đực   ấptừ khoảng chín giờ sáng đến ba giờ chiều, chim mái thay từ ba giờ   chiều đến chín giờ sáng hôm sau. Cũng có thể sẽ dịch chút ít thời gian,   có khi chim đực ấp nhiều hơn, có khi chim mái ấp nhiều hơn.
 

  Chăm sóc gáy non:
      Chim non nở từ 4 – 5 ngày thì kiểm tra ổ xem có   sâu bọ dưới đáy ổ không, nếu có thì khắc phục ngay. Gáy non được mười   ngày thì bắt ra nuôi bộ để quen với người. Cho gáy non ăn gạo xay, lạc,   vừng, cám tổng hợp. Nhai mớm cho chim ngày hai đến ba lần và cho uống   nước sạch, thiếu nước chim sẽ yếu dần và lử đi, khi chim non biết mổ,   ngày cho ăn thêm một lần, cần để gáy con tự mổ thức ăn, thường uyên kiểm   tra khi nào ăn mạnh thì không phải bón nữa.
 
  Phòng chữa bệnh:
  Phòng bệnh: Vào   các giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi, thường phát sinh bệnh tật   lây lan, cần cho uống phòng các bệnh thông thường như gia cầm vậy.   Phương pháp chủ yếu là cho thuốc vào nước uống hàng ngày của chim, mỗi   đợt cho uống phòng từ hai đến ba ngày, liều lượng theo hướng dẫn của bao   bì thuốc.
  Chữa bệnh: Chim   bị đau mắt, nhìn thấy ướt bẩn ở hai vai và mi mắt to ra là hiện tượng   đau mắt. Cách chữa: rữa mắt bằng nước muối loãng và tra thuốc mỡ đau mắt   của người, mỗi ngày cho ăn hai đến ba quả ớt chỉ thiên là bệnh giảm và   khỏi.
  Bệnh chim gáy bị đi ỉa:   Cho chim ăn nhìn thấy phân lỏng, nhiều nước xanh đỏ có mùi hôi đó là   bệnh đường ruột, cần chữa sớm sẽ mau khỏi. Dùng thuốc Hupabolocxin kháng   sinh tổng hợp chữa gia cầm. Liều lượng dùng từ thấp đến cao, nếu quá   liều hướng dẫn sẽ chết ngay (xem kỹ hướng dẫn ở bao bì vỏ thuốc).
  Trên đây là kinh nghiệm nuôi gáy đẻ tại gia đình   tôi, cũng là hướng kinh doanh sinh vật cảnh tốt, cần được khuyến khích   nhân rộng trong các hội viên. Gia đình tôi đã nuôi sinh sản chim Hoàng   Yến và chim gáy thành công, đạt hiệu quả thu nhập cao.
  Chúc các hội viên sinh vật cảnh thực hành thắng lợi.
 
TheoTrần Thế Bảy- PCT Hội SVC Bắc Giang
Nguồn: Việt Nam Hương Sắc

Nuôi cu gáy đẻ

Cách đây khoảng 5 năm, anh Đoàn Thọ Giang (ngụ ấp Phú Thới, xã Quới Thiện,   huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long) được tặng 1 cặp chim cu gáy. Nuôi vỗ vài   tháng sau, chim cu bỗng chịu... đẻ. Và cũng trong dịp tình cờ này, anh   Giang phát hiện chuyện lý thú: nuôi chim cu ấp trứng nở con cũng dễ như   nuôi gà vịt.

Ngôi   nhà nhỏ nằm trong vườn cây um tùm vùng cù lao sông nước lúc nào cũng   nghe tiếng chim cu gáy liên tai. Dẫn khách đi một vòng, anh Giang khoe,   tới nay ngoài số chim cu tặng cho bạn bè thì anh còn 10 con chim cu,   toàn là "chim được ấp nở" không phải chim thiên nhiên. Lúc xin cặp chim   cu một mái một trống về nuôi, anh cũng cho ăn thức ăn côn trùng như bao   người chơi chim khác, thế mà không hiểu sao chim lại đẻ. Thấy chim nuôi   đẻ được cũng hơi ngồ ngộ nên anh cho chim mái ấp. "Tôi thấy chim cu lạ   lắm, trứng mà bị chạm tay vào là chúng tìm cách mổ trứng bể hoặc hất   văng ra khỏi tổ, có nhặt trứng để vào chúng không ấp mà tiếp tục phá   trứng". Sau mấy lần thấy chuyện lạ đó, anh để ý, không đụng tay vào quả   trứng nữa thì chim mới chịu ấp, không quậy phá tổ. Thường chu kỳ đẻ của   chim cu được cộng thêm 5 hay bớt đi 5 ngày trong tháng, con mái thường   đẻ 2 trứng, ấp độ 15 ngày trứng nở. Chim cu đẻ "trong lồng" vẫn không   khác mấy so với chim hoang, lông mượt và đẹp, tính nết vẫn hung hăng,   chỉ nghe tiếng gáy của chim cu chuồng bên thôi là chúng ngóc đầu rồi   tranh nhau gáy ầm lên. Thả một con chim cu lạ vào lồng là sẽ có một trận   tử chiến xảy ra cho đến khi có một con chịu thua mới thôi. Vì thế nên   "cùng mẹ cùng cha" nhưng vẫn phải nhốt riêng.

Anh Giang kể, chim   cu trống biết "nịnh vợ" lắm, thấy chim mái nằm ấp trứng hơi lâu là con   trống nhảy vào ấp thế cho con mái ra ngoài rỉa lông, tắm nắng. Và dù là   chim hoang hay chim sinh ra trong lồng chúng cũng chung tình vô cùng.   Nếu một trong hai con chẳng may chết sớm thì con còn lại cam chịu sống   một mình, không... "bay" bước nữa. Đợt trước, một cặp cu của anh có con   chết, anh thả chim cu khác vào thì chúng không chịu xáp lại bắt cặp mà   mổ nhau cho đến khi con thua chịu bỏ chạy.

Với đà tận diệt của   những người săn bắt chim cu để bổ sung thực đơn cho các nhà hàng với giá   20.000đ/con thì việc anh Giang nuôi thành công chim cu đẻ ít ra cũng an   ủi được cho những ai quan tâm đến số phận của loài chim hoang dã này;   và việc ấy cũng gợi mở cho người kinh doanh chim cảnh, làm kinh tế gia   đình một kiểu làm ăn mới.

Báo Thanh niên
(2008-05-31)
« Sửa lần cuối: 03/12/2010 01:50:00AM gửi bởi trelang »

Tre làng

  • Administrator
  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 1234
  • Thanks 450
  • Bamboo
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • http://omega-7.org
Re: Cách nuôi cu gáy đẻ
« Trả lời #1 vào lúc: 03/12/2010 05:42:44AM »
Bạn có nick là dragon999 trong  chimcanh có ghi lại 2 video khi về thăm nhà bác Liêm ở Nam hà, người nuôi cu gáy đẻ thành công. Tre làng copy 2 video này lại và upload lên youtube (vì ở photobucket không load được  lên diễn đàn www.cugay.org) để chia sẽ cùng bà con. Cám ơn bạn dragon999 nhiều.

-----------------------------------------------

Hôm chủ nhật 20/4 em về Hà nam bẫy Chích chòe, tiện em về ghé thăm Bác Liêm chuyên nuôi cu gáy đẻ ở Hà Nam.
 
  Dưới sự dẫn dắt chỉ đường của bác Ánh ở Phủ Lý, thành viên của diễn đàn   hướng dẫn chỉ đường và cho số điện thoại của Bác Liêm, cuối cùng thì e   cũng tìm được ra nhà bác. Qua bài viết này em chân thành cám ơn bác Ánh   nhé.
 
  Đúng là đi 1 ngày đàng, học 1 sàng khôn các bác a. Về nhà bác Liêm e   thấy những lồng bác nuôi Cu gáy đẻ kín cả sân. Điều đặc biệt hơn là bác   thả gáy ra vườn như chim bồ câu vậy. Chim đậu trên cây, ngoài chuồng,   vừa gáy vừa gù rất là thích. Em thích quá liền đặt bác mấy chú Cu non để   về ghép với 2 chú Cu nhà em vừa mới chớm nổi.
 
  Em quay lại 2 clips này về để chia sẻ giới thiệu cho các bác, vừa dùng   để kích 2 con ở nhà cho nổi hẳn. Cứ lúc nào em bật lên là 2 chú Cu gáy ở   nhà vừa gáy, vừa gù ầm ĩ cả nhà lên các bác ạ.
 
  Dưới đây là 2 clips em tải lên Trang upload file, bị convert clips của e   thành định dạng *.flv chứ ko phải định dạng *.mp4 nguyên bản của em nên   ko đc rõ nét lắm, các bác thông cảm nhé.

cugay, www.cugay.org


cugay, www.cugay.org



Bác Liêm ở thôn Phú Lộc - xã Liêm   Phong - huyện Thanh Liêm (Trên đường từ Phủ Lý về Nam Định, đến Phố Động   rẽ trái hỏi vào nhà bác Liêm ai cũng biết).
  Cẩn thận nhầm với xã Thanh Phong là trên đường Hà Nội - Ninh Bình đấy   bác nhé. Em lại mất số điện thoại của bác ấy rồi. Khi nào về nhắn tin em   chỉ đường cặn kẽ cho.

                               Số điện thoại nhà bác Liêm: 0351881201
  Bác nào có nhu cầu về thăm quan mô hình nuôi gáy đẻ, gáy thả nhà bác   Liêm liên hệ theo số điện thoại trên và hỏi đường theo như em đã chỉ dẫn.

nguồn: chimcanh
« Sửa lần cuối: 01/04/2011 10:40:52PM gửi bởi Tre làng »

Tre làng

  • Administrator
  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 1234
  • Thanks 450
  • Bamboo
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • http://omega-7.org
Re: Cách nuôi cu gáy đẻ
« Trả lời #2 vào lúc: 03/12/2010 06:20:12AM »
Mình không đi vào chi tiết như trên chỉ tóm qua một số nét chính trong việc nuôi cu thả và đẻ.

1. Lồng chim: Phải đủ kích thước, tối thiểu là dài 1 mét, cao 1 mét, rộng tối thiểu 0.6 mét. Lồng nên có nhiều ngăn để nhốt chim trống và chim mái nếu nó chưa chịu ở chung với nhau. Như lồng dưới đây mình nuôi cu gáy nhẫn (một loại gần như cu cườm) nó đã đẻ 2 lứa rồi. Nếu nuôi thả thì nên cấu trúc có các lỗ như chuồng bồ câu để chim chui ra chui vào thuận tiện.

[img]http://cugay.org/modules/mod_slidergallery/gallery/Chuong%20cu%20gay%20nuoi%20de.JPG[/img]

2. Vị trí đặt lồng nuôi:
Thoáng mát nhưng kín đáo, có mái che nắng che mưa, vị trí nuôi nên ở gần một số cây để chim bay ra đậu, rỉa lông...Không nên đặt lồng ở nơi tống trải nhiều người qua lại sẽ làm chim dễ bay đi luôn =))

3.Thức ăn: Thức ăn thì lúa, gạo, đậu, mè...thức ăn không có gì đặc biệt miễn đầy đủ dinh dưỡng cho chim ngay cả khi nó không bay ra ngoài.

4. Nước uống: Nước uống là một trong những yếu tố làm chim không bay đi, hồi xưa nhớ nuôi chim con, người ta bảo cho nó uống nước miếng thì nó sẽ mến mình và không bay đi. Có lẽ nước miếng của người chắc có một số muối trong đó, hay có mùi vị gì đặc biệt nên hơi mằn mặn mà chim ghiền =)) . Theo như kinh nghiệm thì nên cho chim uống nước có thêm 1 tí muối, cho uống hoìa như vậy chim sẽ ghiền, nên khi bay ra ngoài nó không tìm thấy nước mặn nên sẽ quay về chuồng (đây chỉ là 1 yếu tố thôi, nếu bắt con chim ngoài trời về cho uống 1 năm muối hay nước đường e nó cũng khó mà quay về =)) ), như kiểu ăn mặn quen rồi ăn nhạt sẽ thấy khó chịu. Như người mình mà giờ ăn cá hay thịt không có muối là thua =)) .

5. Làm tổ: Nên làm vài ba tổ cho nó lựa chọn, tổ nên làm bằng tre nứa đơn giản, cho thêm vài cọng cỏ khô

6. Chọn chim: Đây mới là yếu tố then chốt, chọn chim non mới ra ràng hay vừa viết ăn đem về nuôi cho nó ăn, uống như trên trong một thời gian dài cho đến khi nó biết đẻ trứng và khi nở con thì bắt đầu mở chuồng, ban đầu nên mở thử nghiệm một con trống hay mái thôi, nhớ là lồng chim có nhiều ngăn nên thả con trong ngăn nhất định nào đó thì con khác không ra được. Nếu nó bay ra quanh quẩn và tối bay trở về là bạn đã thành công. Thả tiếp con khác, nhốt con này lại, nếu tối hay ngày mai nó bay về thì...OK rồi.

7. Chú ý: Khi nuôi chim từ nhỏ thì mình hay chơi với nó để nó không còn sợ mình nữa (nhưng đôi khi nó vẫn sợ người lạ đó). Theo mình vị trí nơi đặt lồng là quan trong nhất, phải vừa kín đáo vừa có phong cảnh đẹp. Nhớ rằng những con mồi hay thì không nên thả.

Tóm lược như vậy, bà con có gì thắc mắc hỏi cụ thể, nếu biết mình sẽ trả lời ngay. Hy vọng một ngày nào đó sẽ thấy những chuồng cu gáy nuôi thả. Hiện nay ở VN đã nuôi thả khá nhiều, đây là 1 hình thức bảo vệ chim gáy ngày một cạn kiệt do đánh bắt làm mồi nhậu đặc sản của nhà hàng VN.
« Sửa lần cuối: 03/12/2010 06:23:34AM gửi bởi trelang »

duccansportvn

  • Jr. Member
  • **
  • Bài viết: 23
  • Thanks 0
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Cách nuôi cu gáy đẻ
« Trả lời #3 vào lúc: 11/03/2011 02:27:12AM »
Cho em hỏi trong diễn đàn mình đã có bác nào ghép đôi đc chim gáy đẻ chưa vậy. Em muốn xin ít kinh nghiệm. Hiện h em đang có em gáy mái đẻ trứng, đang ghép với chim đực mà chưa thành công. Mong các bác giúp đỡ.

cugayquangngai

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 1840
  • Thanks 526
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Cách nuôi cu gáy đẻ
« Trả lời #4 vào lúc: 11/03/2011 04:54:28PM »
có anh trelang đó bạn .
anh ấy kinh nghiệm giữ lắm đó .
" Núi Ấn Sông Trà Muôn Chim Hót
  Ta cùng Mồi Cây Gác  Say Xưa  "
   ĐTLH: 01285 568 648 Mr: Duy

dungvoihp

  • Chính thức
  • ***
  • Bài viết: 63
  • Thanks 2
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Cách nuôi cu gáy đẻ
« Trả lời #5 vào lúc: 16/03/2011 08:38:19PM »
Mình cũng đang nuôi thử ghép đẻ với một dàn vú em gáp pháp nếu ko ấp hyhy ,,,chúc bạn thành công
 _friend_

Tre làng

  • Administrator
  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 1234
  • Thanks 450
  • Bamboo
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • http://omega-7.org
Re: Cách nuôi cu gáy đẻ
« Trả lời #6 vào lúc: 18/03/2011 05:11:47AM »
Hiện Tre làng có 1 đôi đang làm tổ, hy vọng hè này nó đẻ, vì bên Mỹ chỉ có mùa hè là ấm còn lại rất lạnh nên cu không đẻ quanh năm như nuôi ở VN.

BigBird

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 230
  • Thanks 39
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Cách nuôi cu gáy đẻ
« Trả lời #7 vào lúc: 21/05/2011 09:23:37PM »
Bác Tre làng ới, nick dragon999 là em năm xưa đó ạ. Giờ em thành Chim Tó rồi cho nó khủng  =)) Em vừa đc bác mayrau9018 giới thiệu sang bên này giao lưu với các bác xong :D

Tre làng

  • Administrator
  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 1234
  • Thanks 450
  • Bamboo
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • http://omega-7.org
Re: Cách nuôi cu gáy đẻ
« Trả lời #8 vào lúc: 21/05/2011 10:34:04PM »
Cám ơn bạn Chim to (cu to)  =)) đã ghé thăm và 1 lần nữa cám ơn 2 video của bạn _gjob_
« Sửa lần cuối: 21/05/2011 10:36:21PM gửi bởi Tre làng »

MayRau9018

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 789
  • Thanks 69
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • Nội quy diễn đàn www.cugay.org
Re: Cách nuôi cu gáy đẻ
« Trả lời #9 vào lúc: 21/05/2011 11:02:01PM »
Chào mừng bác Long (chim to) tham gia diễn đàn, mong bác có nhiều bài viết hay để góp phần xây dụng diễn đàn ngày càng lớn mạnh.
Hãy lắng nghe những câu chuyện nhỏ, để thấy trái tim ta biết yêu thương!

***
*

BigBird

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 230
  • Thanks 39
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Cách nuôi cu gáy đẻ
« Trả lời #10 vào lúc: 23/05/2011 09:20:28PM »
Em tìm thấy bài Gáy đẻ trong đống dữ liệu lưu trữ về Chim cò của em, bài này là sưu tầm của bác nào đó trc đây, giờ em xin phép post lại bổ xung thêm nhé.

CÁCH NUÔI CU ĐẺ:

Gáy đẻ cho ăn thêm cám cò nó sẽ đẻ đúng lứa hơn nhưng nên cho ăn đúng thời điểm và vẫn phải lấy thóc làm thức ăn chính, bổ sung cám cò và các loại thức ăn khác nữa (đậu, vừng, vỏ trứng nghiền, cát, sỏi, khoáng chất....). Khi có chim mái, nếu có hứng thú nuôi gáy đẻ nên chọn lấy 1 chú đực (nên chọn con đực già tuổi hơn và tốt nhất là đực đã thuần rồi) sau đó nhốt con đực cạnh lồng con mái định ghép cho chúng quen dần với nhau. Sau 1 thời gian tuỳ cảm nhận về chim nó đã thân thiện với nhau chưa thì nhốt chung vào 1 lồng nuôi gáy đẻ.

Mới đầu có thể chúng vẫn đánh nhau nhưng kệ nó - chỉ sau một thời gian nhất định là chúng sẽ quấn quít nhau thôi. Nói như  Bác Liêm là khi nào thấy chúng bắt chấy, bắt rận (tức là rỉa lông cho nhau) là ổn và một ngày đẹp trời nào đó nếu  đứng gần đó mà thấy con mái tự nhiên xù lông rồi gừ rừ....gừ rừ...cù...cù...rất hứng khởi có nghĩa là chúng vừa đực - mái với nhau đấy và việc còn lại là  hãy chuẩn bị chu đáo cho chúng cái ổ (có thể lấy cái rá nhựa nhỏ hoặc cái rế nồi bằng tre đan bán ngoài chợ và lót vào đó cho chúng cái xơ mướp hoặc thả ít rơm sạch vào lồng cho chúng tự làm ổ, nhưng tốt nhất là lấy cái xơ mướp và lót buộc cẩn thận để cố định ổ đảm bảo việc giữ nhiệt cho trứng trong quá trình ấp)

Em xin phép nói thêm về cái ổ của chúng:  lên làm cái ổ nhỏ chỉ đủ cho 1 con ấp thôi chứ đừng làm ổ rộng nhiều khi 2 con cùng vào ấp và như vậy có thể 2 con cùng nghỉ giải lao sẽ làm quá trình ấp không liên tục, mất nhiệt... ảnh hưởng tới việc trứng nở đúng ngày và dễ bị hỏng. Lót ổ bằng rơm sạch hoặc xơ mướp và tốt nhất là cuộn ổ, rải ổ cho đều và lấy dây nhỏ buộc xuống đáy ổ cho chắc tránh trường hợp khi chim ấp nó ẽ đảo trứng và đảo luôn lót ổ và như vậy có thể chố thì có rơm, chỗ thì trơ đáy ổ ra sẽ làm trứng không được an toàn và mất nhiệt.

Sau khi chúng đã quen nhau thì chuẩn bị ổ cho chúng luôn đi vì khi chưa đẻ chúng vẫn vào ổ nằm ấp (quê em gọi là ấp bóng). Và chắc chắn một điều đã rỉa lông cho nhau như vậy trứng sẽ có đực (nếu theo dõi sẽ biết được lúc chúng đạp mái). Việc làm ổ ấp trước cho chúng vào nằm là để chúng làm quen sẽ hạn chế được việc chim mái đẻ rớt trứng ra ngoài bị vỡ.

Chim ấp mấy lứa đầu dễ bị hỏng vì chim chưa quen hay bỏ ấp. Các yếu tố bên ngoài tác động làm chim bỏ ấp đó là: treo các lồng chim gáy khác cạnh chúng làm chim đực gù đấu, chim mái ghen tức; chủ nhân vì tò mò ngó xem nhiều quá hoặc cho nhiều người vào xem; chủ nhân dùng tay lấy trứng ra xem làm quả trứng có hơi lạ...vv..Tóm lại là hạn chế tất cả các yếu tố ngoại cảnh tác động. Khắc phục bằng cách che kín lồng lại để chúng được yên tĩnh, khi chúng đang ấp chỉ để hở chỗ đổ thức ăn và nước, không thèm ngó chúng nhiều làm gì cả; nếu muốn soi trứng để kiểm tra các  phải dùng dụng cụ chế tác hoặc lấy ngay cái thìa ăn cơm ấy múc trứng ra rồi nhẹ nhàng dùng hai đầu ngón tay cầm quả trứng lên xem chứ đừng cho trứng vào lòng bàn tay có nhiều mồ hôi gây mùi lạ chúng cũng bỏ ấp (tốt nhất là không làm gì cả).

Nếu vì 1 lý do gì đó mà các  thấy chúng bỏ ổ không ấp khoảng 2 ngày thì tốt nhất không tiếc nữa mà lấy luôn trứng ra và cho ăn theo quy trình, chỉ sau đó khoảng 5 ngày chim lại đẻ lứa mới.

Chim gáy đẻ cách nhật, quả đẻ trước và quả đẻ sau khác nhau về hình dáng (tròn, to và dài bầu dục). Dựa vào đặc điểm này các  có thể đánh dấu để phân biệt chim . mái, chim đực khi nó nở vì quả đẻ trước sẽ nở trước. Sau khi nở được khoảng 23 - 25 ngày thì tách chim non và lúc này chim non sẽ tự mổ ăn chứ cũng chẳng cần phải đút đâu. Khi tách chim non ra sau khoảng 5 ngày chim mẹ lại tiếp tục đẻ quả thứ nhất cho lứa tiếp theo, cách 1 ngày lại đẻ quả nữa và như vậy tính trung bình khoảng 45 ngày là ta có 1 đôi chim non.

Sau khi chim non nở đổ hết thóc đi và bắt đầu cho chim bố, mẹ ăn cám (mua loại cám bán cân hạt dài, nhỏ như viên đá lửa ấy cho nó đỡ tốn chứ nếu cám chim đóng túi thì hơi đắt- nhớ phải hỏi là cám chim chứ nếu mua nhầm cám cho lợn là chim đi đấy vì cám lợn nhiều muối, mặn).

Mục đích cho ăn cám là để đảm bảo dinh dưỡng và cám mềm chim bố, mẹ ăn xong ợ lên mớm cho con sẽ tốt cho chim con hơn. Sau khi nở khoảng 23 - 25 ngày chim non sẽ rời ổ tập bay, lúc này  để cho chim non ở thêm với bố, mẹ nó độ 5 ngày nữa thì tách ra lồng riêng và khi tách chim non cũng là lúc  cho chim bố, mẹ ăn thóc trở lại; nếu có thể bổ sung vỏ trứng nghiền nhỏ và đá ong cà nhuyễn nữa thì càng tốt để đủ chất tạo canxi cho lứa trứng mới. Khi tách chim non nên lựa buổi tối mà tách để chim bố, mẹ đỡ nhớ con ảnh hưởng tới lứa tiếp theo (khi tách nếu để bố mẹ nó nhìn thấy bố, mẹ nó sẽ bay nháo nhác, gáy gù liên tục). Chim non nếu để đủ ngày như trên mới tách thì khi tách ra  cho nó ăn gạo khoảng 1 tuần rồi hãy cho ăn thóc để đỡ hại dạ dầy, tuần tiếp theo cho ăn thóc đã ngâm qua nước cho ẩm, mềm và sau đó thì cho ăn như chim trưởng thành. Cũng có người muốn chim mau dạn người nên tách chim non sớm hơn nhưng nếu thế thì nuôi bộ hơi vất vả: ngào cám cho đủ độ dẻo rồi vê viên đút cho chim non ăn, trước khi đút nhúng viên cám qua nước lần nữa cho nó khỏi dẻo quá mà nghẹn chim.

Cu non sau khi biết mổ ta tách mẹ cho chúng ra ở riêng. Con mái đã được đánh dấu trứng từ trước hoặc bằng kinh nghiệm phân biệt trống mái các  để riêng ra để nếu muốn ghép thêm đôi đẻ nữa thì tiếp tục ghép với con trống trưởng thành khác. Hai con trống - mái này nếu nuôi để nghe gáy thì chúng cũng gù gáy chẳng kém gì nhau, có con mái gù gáy còn hơn con đực nhưng tỷ lệ thấp.

Về thức ăn của cu non ở 1 tuần đầu sau khi tách thì cho ăn gạo, sau đó là thóc ngâm qua nước cho mềm và dần dần cho ăn thóc và các thức ăn khác như cu trưởng thành tránh cho ăn gạo kéo dài chim sẽ quen gạo mà không thèm ăn thóc. Em đã bị 1 chú non quen ăn gạo giờ cho thóc vào nó không ăn mặc dù đã bỏ đói rồi mới cho thóc vào nhưng nó vẫn không thèm đoái hoài đến thóc.

Nuôi được tầm 2 - 3 tháng nhổ lông đuôi và bổ sung thức ăn như vừng, đỗ xanh, dầu gấc...để thúc cho chim mau nổi và nghe đâu có  còn luyện được cả cu non thành mồi nhưng chắc vất vả hơn là cu bẫy về; còn muốn luyện thành cu khách thì cái anh nuôi non lên rất hợp các  ạ vì chim non dạn người hơn.

CÁCH NUÔI CU NON:

1. Mua 2 chai nhựa nhỏ (lớn gấp 4 lần chai thuốc nhỏ mắt, hình dáng cũng giống như chai thuốc nhỏ mắt vậy đó), 1chai dùng đựng cám chim ăn, 1 chai đựng nước cho chim uống. Lấy cám thức ăn của chim khoảng chừng 3 muỗng canh trộn với 1 ít nước nóng (đừng nóng quá) khuấy lên cho cám tan ra sẽ được 1 chén nhỏ bột nhão giống như hồ dán giấy vậy đó. Múc cám đã khuấy đổ vào chai nhựa cho đầy và đậy nắp lại, cắt 1 lỗ nhỏ trên đầu nắp để khi cho ăn ta xịt nó vào miệng chim non (nếu nó không tự mở miệng thì ta lấy tay mở miệng nó ra, bóp chai nhựa cho bột nó xịt ra, mỗi lần xịt vào miệng chim lượng bột vừa đủ tránh chim bị mắt nghẹn, một vài lần chim non sẽ tự mở miệng đòi ăn, khi quen rồi nó sẽ đòi ăn la Chét Chét nhứt đầu với nó luôn).
Cứ như thế chỉ trong 5, 6 ngày là chim con sẽ lớn và tự ăn được ( khi thấy chim con đã mọc cánh đầy đủ rồi thì lấy cám và hạt kê thả dưới đáy lồng, theo bản năng chim con sẽ tự mổ ăn và quen dần ).

2. Chim con thường khó cho ăn, vì loài cu cườm khi đói chỉ kêu iết iết iết chứ không chịu mở miệng ...nên người nuôi phải mớm mồi ngày 4 cử ... dùng đậu phộng nữa hạt bóp mềm ...bạch miệng đút vào 6, 7 hạt sau đó dùng ống tiêm không kim bơm nước vào, dùng tay rờ vào bầu diều thấy no là được ...sau đó ta cho ăn vài hạt lúa đả ngâm nước ...cẩn thận coi chừng xóc lúa vào cổ .... bỏ trong lồng 1 ít lúa, một ít đậu phộng, một ít nước uống ....

3. Để cho nó há miệng thì làm thế này: nếu dùng tay phải để cầm mồi đút cho chim thì, tay trái, ngón trỏ và ngón cái tạo một vòng tròn, đưa mỏ chim vào đó sao cho tay sát vào đầu chim. Tức là mỏ chim đã lọt hẳn ra ngoài, cái vòng tròn do tay tạo ra , cho vòng tròn này (do ngón cái, và trỏ, tạo ra) ôm sát vào mỏ chim một chút ko chặt quá, tức lúc này nó đang nằm ở ranh giới gữa mỏ và đầu , thì chim sẻ hả miệng ra, tay phải dùng hổn hợp mồi đã chuẩn bị sẵn đút cho chim.
 



  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 304
  • Thanks 54
  • Hội cu mồi ORG
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Cách nuôi cu gáy đẻ
« Trả lời #11 vào lúc: 28/07/2011 10:43:55AM »
Trích dẫn
Chú ý:
+Nuôi chim gáy đẻ không phải dễ, ổ phải đặt nơi kín đáo, không để lộ thiên, không được che bớt ánh sáng mặt trời ban ngày và ánh điện ban đêm. Tránh tiếng động làm chim sợ. Khi chim ấp, tránh người đi qua lại. Không được sờ   tay lên trứng làm mất dấu ổ hoặc chuyển ổ chỗ khác. Đôi khi trống mái hay xung đột quậy phá để chim ấp không yên tâm, trứng sẽ bị ung, chim bỏ ấp là hỏng.
+Chim đẻ từ hai đến ba ngày được hai trứng, ấp trong mười bốn đến mười lăm ngày là nở hết. Chu kỳ chim đẻ từ ba mươi lăm đến bốn mươi ngày một lứa. Quy luật chúng thay nhau ấp, chim đực ấp từ khoảng chín giờ sáng đến ba giờ chiều, chim mái thay từ ba giờ chiều đến chín giờ sáng hôm sau. Cũng có thể sẽ dịch chút ít thời gian, có khi chim đực ấp nhiều hơn, có khi chim mái ấp nhiều hơn.
Theo em biết thì chim gáy ngoài tự nhiên chỉ có 1 mùa sinh sản, và vào khoản thời gian đó 1 cặp chim trống mái thường chỉ đẻ 1 lứa (đã tính cả thời gian ấp và nuôi con) và có đẻ thêm lứa thứ hai khi lứa đầu tiên do con người hay động vật khác phá ổ. Nhưng trong quá trình nuôi nhốt chim gáy không bị ảnh hưởng nhiều về vấn đề thời tiết và thức ăn nên sẽ đẻ khá nhiều và gần như là đẻ liên tục. Vì thế sẽ làm cho chim mái mất sức vì đẻ quá nhiều ( có thể chết ). Vì vậy sau khi mái đẻ 1 lứa nên tách ra để bồi bổ sức khỏe cho lần đẻ sau. Đừng có bóc lột sức lao động quá  =)) =)) =))
Và 1 điều nữa chim gáy ngoài tự nhiên rất nhát chỉ cần cảm thấy có 1 chút nguy hiểm chúng sẽ bỏ ổ ngay vì vậy trong quá trình ghép đẻ không nên cho người lạ vào khu vực ép đẻ và cũng không nên thường xuyên thăm ổ trứng.
Đôi lời góp ý không đúng thì bỏ qua cho.
« Sửa lần cuối: 28/07/2011 10:50:22AM gửi bởi Gà »
Chân cứ đi tìm, nên duyên sẽ gặp!

BigBird

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 230
  • Thanks 39
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Cách nuôi cu gáy đẻ
« Trả lời #12 vào lúc: 28/07/2011 07:57:25PM »
Hihi, em đi bẫy Gáy mùa nào cũng thấy có gáy tơ hết àh. Địa điểm nào có thức ăn đầy đủ thường xuyên thì chắc nó sòn sòn liên tục. Vào chính vụ mùa nhiều lúa chín thì nó đẻ rộ hơn các mùa khác thôi bác àh.

tinhyeucugay

  • Newbie
  • *
  • Bài viết: 4
  • Thanks 0
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Cách nuôi cu gáy đẻ
« Trả lời #13 vào lúc: 08/09/2011 08:07:19AM »
bác nào khoái coi cu gáy đẻ nên em . Số nhà B3 /11 tập thể sân bay Nội Bài em đưa đi coi nhà anh bạn đang có 1 đôi đẻ .

nguoidien

  • Jr. Member
  • **
  • Bài viết: 20
  • Thanks 1
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Cách nuôi cu gáy đẻ
« Trả lời #14 vào lúc: 01/10/2011 10:38:07AM »
mình có 1 em mái là cu non nuôi từ nhỏ đã được 3 năm, đã nổi gù, gáy nhiều.
muốn ghép đẻ với 1 anh có màu xám bạc tuổi khoảng chừng 4-5 năm. bắt được và và đã nuôi khoảng 3 năm rồi
đã treo kè lồng vào nhau gần 2 tháng kg thấy vấn đề gì. nhưng khi thả chung vào là đã nhau loạn xạ
vậy phải làm sao???

Tre làng

  • Administrator
  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 1234
  • Thanks 450
  • Bamboo
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • http://omega-7.org
Re: Cách nuôi cu gáy đẻ
« Trả lời #15 vào lúc: 02/10/2011 12:37:56AM »
Thế thì phải nhốt riêng ra lại thôi. Tốt nhất là 1 lồng ngăn làm 2 và cho 2 con ở 2 bên có ngăn không cho thấy nhau, thỉnh thoảng lất tấm che ở giữa ra và quan sát, nếu em trống sa cầu nhấp cánh và em mái có ý vượt rào qua rĩa lông thì thả chung với nhau sẽ bắt cặp. Hoặc làm 1 cái vách ngăn có cửa có thể qua lại với nhau, thỉnh thoảng mở ra cho 2 trẻ đến tìm hiểu nhau. Nếu con trống đá con mái thua thì coi như êm, 1 thời sẽ ổn. Nếu con mái đá con trống và bất phân thắng bại thì đành nhốt riêng tiếp cho tới khi em mái rụng trứng sẽ có nhu cầu cần trống và khi đó em ấy sẽ rất nhu mì. Có khi con trống vừa gù thì cô nàng đã nằm thấp xuống và xòe 2 cánh ta "kêu cứu" =)) Người sao cu vậy  =))

clgt.96

  • Newbie
  • *
  • Bài viết: 1
  • Thanks 0
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Cách nuôi cu gáy đẻ
« Trả lời #16 vào lúc: 11/06/2012 12:32:44AM »
Ở quê em có một nhà nuôi được 10 đôi cu gáy đẻ. Em cũng tập nuôi thử nhưng nó đẻ được 1 lứa thì ngưng lại, hỏi người nuôi thì ko truyền cho kinh nghiệm, đành phải bỏ ..........và các anh cho em biết cách post bài được ko? Năm nay em 18 tuổi nhưng đã có 6 năm kinh nhiệm rồi. Mong các bác truyền thêm cho ít kinh nghiệm đi rừng.
« Sửa lần cuối: 11/06/2012 05:40:07AM gửi bởi chipchip »

dinh.dat.nguyensyn

  • Chính thức
  • ***
  • Bài viết: 53
  • Thanks 5
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Cách nuôi cu gáy đẻ
« Trả lời #17 vào lúc: 22/06/2012 10:53:18PM »
Thân chào toang thể anh e!

Rất lâu rồi mơid có dịp vào lai diễn đàn, anh em thông cảm nhe.

cách đây 3 tháng mình xem trên kênh 3NTV (nông thôn ngày nay) có dạy cách nôi cu gáy rất kỹ. mình đã cố gắng để tìm video này nhung không tìm được. a e nào có thể tìm được chua sẻ cùng a e vơi nha!
TRân trọng!
Nguyễn Đình Đạt
Buôn Ma Thuật - Đăk Lăk

tammykimpmh

  • Sr. Member
  • ****
  • Bài viết: 135
  • Thanks 16
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Cách nuôi cu gáy đẻ
« Trả lời #18 vào lúc: 22/06/2012 11:11:44PM »
Thấy mấy anh em chú bác cũng muốn có 1 cặp cu con ,nói chung tất tần tật đã xong ,bỏ con trống đầu tiên đá con mái gãy chân,con thứ 2 nhổ muốn hết lông con mái,sao mấy anh nhà ta lại mạnh tay với phụ nữ vây ta. _khotro_
mình cũng đã để 2 con gần nhau 1 tuần rồi mới cho động phòng vậy mà hởi ơi! (*)(*)
Anh nào có kinh nghiệm cho mình số phone hỏi trực tiếp ...ok hên ,thanks!!!! _zoo_

Phuongmecugay

  • Newbie
  • *
  • Bài viết: 7
  • Thanks 0
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Cách nuôi cu gáy đẻ
« Trả lời #19 vào lúc: 26/01/2013 10:06:37AM »
chào thân ai,minh la mot người cung có niềm đam mê cu gáy như các ban,đoc bài các bác viết mà em hổ then vì trình độ kem cỏi về vi tính của em,mong các bác thông cảm ,em hiện tại trời cho cũng gép thành công được gần 200 cặp gáy sinh sản,nêu bác nào ơ hà nôi 2 có thể về thăm trại em,rồi anh em ngồi đam đạo,em là phương gần chùa thầy hà nội, dt em 0985629418 mong anh em vì chim cu gáy có niềm đam mê,học hỏi kinh nghiêm về chim cu gáy

 

Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent