Phần 3 : Hướng dẫn đan bộ giỏ thóc.
Phần này gồm hai phần nhỏ :hướng dẫn đan giỏ đựng thóc, giỏ kê vừng và hướng dẫn đan áo cho lọ đựng nước, giỏ đựng khoáng.
Trước khi tiến hành đan, để chủ động về kích thước cũng như hình dáng của chiếc giỏ AE cần chuẩn bị một cái dưỡng để kiểm tra trong quá trình đan tránh việc giỏ đan xong có hình củ khoai, quả đu đủ, nồi đồng nấu rượu...hoặc chẳng biết nó giống quả gì...he..he.
Cái dưỡng làm bằng dây nhôm dùng để uốn cây kiểng hay cắt ra ở mắc áo nhôm, trong hình cái dưỡng của tôi là khúc dây nhôm cuốn tròn quanh cái lọ , cắt lấy một nửa là ok...
Để trong khi đan được thuận tiện và nhanh, AE cũng nên chuẩn bị 2 lô cuốn dây như hình gồm 2 rông đen bằng nhôm, nhựa, bìa cứng....một cái có sẻ khe dắt dây.1 bu lông M8x30 + 3 con ê cu M8, làm như hình và cuốn dây vào, đây là cách làm của tôi còn AE có thể sáng tạo thoải mái sao cho có cái cuốn dây là ok.
Để đan giỏ thóc có nhiều kiểu :
-Đan bằng 1 dây: số nan khung chắc chắn phải là số lẻ.
-Đan bằng 2 dây khác màu:cho ra 2 loại hoa giỏ với 2 loại nan chẵn lẻ.
-Đan bằng 2 dây cùng màu:cho ra một loại giỏ cùng màu cho dù đan trên 2 loại nan chẵn lẻ.
Sau đây là cách đan kiểu 2 dây khác màu trên khung nan lẻ cho người thuận tay phải.
. Dùng kìm cắt tuốt vỏ 2 đầu dây đan, dùng kìm mỏ nhọn xoắn 2 dây vào nhau.
. Dùng tay bẻ lõm khung thép cho thành lòng chảo có độ cong giống cái dưỡng.
. Xác định vị trí nan số 1 ( là điểm đầu tiên và cuối cùng của 10 vòng dây trần đáy) móc đôi dây đã vặn xoắn vào nan 1 sao cho nút xoắn ở trong, 2 dây ở hai bên . Đan ngược chiều kim đồng hồ, trong hình thì dây vàng đứng sau.
. 4 ngón bàn tay phải đỡ lấy khung, ngón cái giữ điểm xoắn dây. tay trái cầm dây vàng đang ở ngoài vòng qua nan 1 vào trong, đè lên dây nâu vòng qua nan 2 ra ngoài và đứng trước dây nâu.
. Làm tương tự với dây nâu để dây nâu lại đứng trước dây vàng.
Cứ làm như vậy hết 27 nan là đã đan xong 1 vòng, tiếp đến vòng 2...sau một vòng đan thì bẻ nan khung dựng lên một tý, sau vài vòng đan tiến hành dùng dưỡng kiểm tra độ khum của giỏ (người mới đan nên 2 vòng kiểm tra 1 lần).
. Với giỏ nhỏ , dưỡng có đường kính 5,5 cm của tôi thì sau 15 vòng đan nan khung sẽ dựng đứng song song và coi như đã đan xong một nửa, để cho tiện sử dụng ta tiến hành văn tai giỏ như hình.
. Trong trường hợp dây ngắn phải nối, các bác vặn nối như hình sao cho điểm nối khi đan nằm phía trong nan khung rồi tiếp tục đan như bình thường.
[img]http://i1135.photobucket.com/albums/m628/kencuga2347/22.jpg[/img]
. Khi đan phần trên giỏ , các nan thu lại nên có hiện tượng dây đan trượt lên trên, các bác dùng móng tay cái giữ chặn dây ngay chân nan, xoay tròn giỏ trong lòng bàn tay.
. Với giỏ nhỏ kê vừng tôi đan 25 vòng là xong, khi đan phần trên các bác bẻ nan khung vào một tý theo cảm giác tay như phần dưới, đan hết 25 vòng nhưng để cho đẹp thì đến vòng 22 thì dừng thay dây vàng bằng dây nâu ( cách làm như nối dây) để đan cạp cho giỏ, giỏ làm xong trông sẽ đẹp và khỏe hơn.
. Sau khi đan xong 3 vòng cạp ta tiến hành dùng kìm cắt ngắn các đầu nan thép thừa, chỉ để lại khoảng 3 mm. Trước khi quặp đầu dây thép vào trong lòng giỏ tiến hành kéo ép dây :Tay phải cầm kìm cặp đầu dây thép cần quặp kéo lên, dùng móng tay ngón cái tay trái giữ vào vành cạp chỗ chân nan ép ngược chiều kéo của kìm (như hình) có tác dụng làm cho các lớp dây của nan đó sát vào nhau, khi xong giỏ rất chắc và cứng.
Nan được kéo ép sẽ dài ra khoảng 5 mm, dùng đầu kìm ấn đầu nan đó quặp từ ngoài vào trong, lấy kìm bóp cho đầu nan ép sát thành giỏ.Khi quặp nan tiến hành quặp đối xứng lần lượt nan số 1, sau đó đến nan 14, tiếp đến nan 7, tiếp đến nan 21...làm như vậy thì các vòng dây đan được ép đều khi quặp tránh bị dồn dây làm méo giỏ.
. Cắt gọn dây thừa dấu đầu vào trong cạp giỏ, dùng dưỡng kiểm tra độ tròn của giỏ lần cuối , nắn sửa cho tròn và cân đối, dùng kìm cắt bỏ nút dây đồng tráng thiếc khi buộc chữ thập (không cắt cũng được, giỏ càng chắc chắn nhưng cắt đi thì giỏ sẽ nhìn pro hơn ) vậy là xong phần làm đẹp.
AE làm tương tự với khung thép to sẽ đan được giỏ to đựng thóc, với dưỡng to có đường kính 7,5 cm, đan 28 vòng cả cạp thì giỏ có thể đựng thóc cho chim ăn trong vòng 5 ngày.
CHÚ Ý :
- Khi đan luôn phải xác định rõ vị trí nan số 1.
- Kiểm tra bằng dưỡng thường xuyên.
- Đan chậm mà chắc.
- Nếu có nhu cầu cần miệng giỏ to cho chim mộc dễ ăn hay giỏ miệng nhỏ chống chim vẩy thóc thì cứ việc đan thêm hay bớt số vòng dây cho đúng nhu cầu.
- Hai tai của giỏ phải nằm hai bên nan thép số 1, điểm cuối cùng của dây đan cũng bị nan số 1 quặp đè vào trong.
Tiếp theo là phần đan áo cho lọ đựng nước và lọ khoáng.
Để thực hiện phần này, ngoài 2 khung thép to và nhỏ đã chuẩn bị ở phần trước, AE cần chuẩn bị lọ đựng nước và khoáng do nước và khoáng (có dạng bột) không thể đựng trong giỏ đan.
- Lọ nước thì dùng loại ống giác hơi có bán rất nhiều ở hàng chim cảnh, dễ kiếm, giá thành, có định lượng là 100 ml nên ngoài việc đựng nước còn rất tiện việc pha thuốc hay bổ xung vitamin cho chim.
- Lọ khoáng cũng mua tại hàng chim cảnh, loại bằng sứ đựng cám cho chim hót (chim yến), có thể dùng cóng bằng nhựa loại nhỏ.
Để việc đan áo cho lọ được dễ dàng, có thể chuẩn bị thêm một súng silicon khô (keo nến), nếu không có thì thay bằng silicon tươi gắn bể cá kiểng (nhưng đợi rất lâu khô) hoặc một đoạn băng dính 2 mặt khổ 3 phân loại xốp dầy.
. Cách đan như sau :
Chuẩn bị 2 lô dây và xoắn như đan giỏ, đan vào khung thép to một vòng, dùng kìm cắt bỏ nút thiếc buộc chữ thập.
Cắm súng keo vào ổ điện, đợi khoảng 5 phút cho chẩy keo, đặt lọ úp miệng xuống bàn, phun keo vào chôn lọ (đầy phần lõm), dán khung thép đã đan 1 vòng dây sao cho cân đối, giữ tay một lúc đợi cho keo nguội là ok. Do nút xoắn dây lúc này nằm dưới đáy lọ nên việc xác định nan số 1 khi đan gặp khó khăn nên AE dùng bút bôi đen đánh dấu nan 1 hoặc có thể đánh dấu vị trí nan 1 lên miệng lọ, khi đan sẽ chủ động hơn.
Nghiêng lọ trên mặt bàn ấn cho khung dây ôm vào phần dưới của lọ.
. Cách đan:
Nắn thẳng những nan đã bẻ cổ cò của phần chuẩn bị cho đan giỏ, 4 ngón tay phải đỡ đáy lọ, ngón cái cầm miệng lọ như hình, kỹ thuật đan giống như đan giỏ thóc.
Coi thân lọ là cái dưỡng, khi đan dây qua nan nào thì dùng ngón trỏ tay trái ấn nan đó ép kẹp đây đó vào thành lọ.
Với lọ giác hơi 100 ml tôi đan khoảng 15 vòng là lên đến giữa, tiến hành vặn tai cho lọ, nan thép lúc này thẳng lên chạm vào vành miệng lọ.
. Khi đan ở phần trên thân lọ, AE uốn các nan cong đều ra ngoài như hình để khi ép nan kẹp dây nan không bị vướng vào miệng lọ.
. Cứ như vậy AE có thể đan dây kín hết thân lọ nhưng tôi chỉ đan 25 vòng cả cạp, lọ sẽ hở một đoạn ở trên vẫn là thủy tinh trong, khi sử dụng nuôi chim không thấy nước đầy lên ở đó sẽ có phản xạ kiểm tra châm thêm nước và nhìn thì cũng xứng đôi với giỏ đựng thóc hơn.
. Khi đan xong 3 vòng cạp, tiến hành ép dây như hình :tay trái cầm thân lọ xoay trên mặt bàn, tay phải dùng đầu kìm ấn dây sao cho các vòng dây sát nhau.
. Cắt phần thừa của nan thép chỉ để lại khoảng 4 mm, dùng kìm uốn đầu nan thép ra ngoài, lấy sống kìm gõ nhẹ cho đầu nan ôm sát vào thành cạp (cũng tiến hành uốn đối xứng như quặp nan miệng cạp giỏ thóc ở phần trên).
Và đây là "giỏ nước" khi đã đan xong áo:
Thực hiện tương tự các công đoạn với khung thép nhỏ và lọ khoáng nhỏ là đã đan được áo cho cặp cóng nước và khoáng cho chim cu.
Hình ảnh cả bộ sau khi hoàn thành:
Chúc thành công !