Cách chọn chim cu gáy ________________________________________
TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY TÔI THEO DÕI THÂÝ CÓ MỘT SỐ ACE MỚI CHƠI CU GÁY HỎI THĂM CÁC CAO THỦ, NHỜ XEM CHIM GÁY DÙM
(NÓI LÀ MỚI CHƠI NHƯNG KO BIẾT CÓ ĐÚNG LÀ MƠÍ HAY ĐÃ CHƠI LÂU RÔÌ). NÊN ĐÂY LÀ BÀI VIẾT VỀ CÁCH CHỌN CHIM CU GÁY XEM QUA (MỎ, MẮT VÀ CÁI ĐẦU ). TRONG BÀI VIẾT NÀY TÔI SƯU TẦM SỬ DỤNG TÀI LIỆU CỦA CAO NHÂN CHO CÁC ANH EM THAM KHẢO. CÓ GÌ KO PHẢI ACE BỎ QUA!!!
Nhìn cái mỏ ta biết ngay con đó gáy nhanh hay chậm , nhìn cái lổ mủi ta biết nó gáy to hay nhỏ , nhìn bộ cườm ta biết ngay con đó gù nhiều hay ít , nhìn chóp mỏ + quy ta biết ngay con đó kèm hay không kèm ... nhìn cấp mình là biết ngay con đó có bền hay không ...
Nên nhớ con chim cũng có ẩn tướng đó nghen tôi ví dụ : con dán cánh , con đeo tan ( lông trắng mọc trên đầu ) , con giao long ( chân có hai hàng vẫy như chân gà nòi ) , con móng trắng ...vân vân ...
Xin chào !
PHẦN ITại sao khi ta nhìn cái mỏ của chim ta biết ngay con chim đó gáy nhanh hay chậm? - Thường thường thì mỏ của chim cu cườm na ná giống nhau ... nhưng nếu bạn là người tinh tế thì bạn vẫn nhận ra được điều đó mặc dù sự khác biệt ấy... rất ... rất .... là nhỏ ....
tôi ví dụ : mỏ chim thường có màu đen nhưng vẫn có sự khác biệt đó là : đen bóng và đen mốc ...ngoài ra còn có loại mỏ đỏ , trắng nữa nhưng mỏ đỏ và trắng thường rất hiếm .... khi nhìn vào mỏ chim nếu con nào có mỏ đen bóng là con đó siêng gáy nhưng không phải con nào cũng liền kèo , liền vát ( nhớ cho rõ điểm này kẻo lẩn lộn ... con siêng gáy phải cộng thêm một điểm nữa ....mới trở thành liền kèo ...nhớ nghen !) .
Còn gáy nhanh hay chậm thì ta cũng coi ở mỏ chim nhưng nó lại nằm ở phần hình dáng của mỏ , có con mỏ to , có con mỏ nhỏ , có con mỏ dài , có con mỏ ngắn , có con mỏ hụt ( thiếu mỏ ) , có con mỏ cong , có con mỏ thẳng , có con mỏ quẹo ....vậy ta phải xem ở đâu đây ?
Xin thưa các bạn ! Con nào mỏ to , bự ,không phân biệt dài hay ngắn nhưng " lổ mủi gồ cao "( cái phần phù lên , cục thịt gù chỗ lổ mủi càng cao thì càng chậm ) ...thì con đó gáy lớn tiếng , gáy chậm ...và không liền kèo .
Con nào mỏ vuốt nhỏ , nhìn từ trong ra ngoài càng nhỏ , có người gọi là mỏ sẻ , mỏ đinh có màu đen bóng thì con đó gáy nhanh , mau miệng .... nếu con nào mỏ nhỏ , gọn , ngắn , cộng với mỏ hơi cong ,sống mũi cao hơn phần gồ của lỗ mũi ... thì con này gáy rất nhanh ... khi có bổi về ta đếm không kịp ...nhớ nghen !
Còn gáy to hay gáy nhỏ thì ta nhìn vào cái lổ mũi .... nhớ nghen cái lổ mũi chứ không phải cái cục thịt gù của lổ mũi đâu nghen .... con nào mà lổ mũi hẹp , ngắn thì gáy nhỏ ...còn con nào lổ mũi dài và rộng thì gáy lớn tiếng ....
Còn khi ta nhìn vào lổ mũi biết ngay con đó kèm hay không kèm ....ta chỉ đoán được 70% ta phải xem kỹ lông quy mới dám chắc 100% ...tại sao vậy ?: khi nhìn vào chóp mỏ thấy nó hơi gồ cao y như đang ngậm hạt lúa vậy thì ta biết ngay con đó là con chim kèm nhưng kèm nhiều hay ít thì ta phải nhìn vào đầu cánh , xem lông quy mọc ngay hàng hay không bộ quy dặm có diều và đóng từ 4 lớp trở lên là tốt ... cái này khó nhìn đây nhưng nếu bạn cố học vẫn học được ...
Còn khi ta nhìn con chim ta biết nó bền hay không bền ( tức là có gáy liền kèo hay không ? hay chỉ gáy 3 đến 4 kèo là nín 1 đến 2 kèo sau đó mới chịu gáy tiếp ...hoặc chỉ gáy từ sáng sớm đến 9 , 10 giờ là gói cánh nghĩ mệt .... đến 3 giờ chiều mới gáy tiếp ...) .hay bổi về dốc toàn sức cho mấy vát đầu còn mấy vát sau thì bỏ bổi . Để ý nghen con nào ngực lép là không bền đồng nghĩa với không liền kèo ... nhưng bộ ngực hơi thiếu mà lưng gù thì chơi được nhớ nghen lưng gù ... ( chú ý những con ngực lép nhọn thường hay chòi lồng khi đấu với bổi )Con nào ngực to , có người nói ức đôi hay nhìn bộ ngực don don nhưng mình dài đòn thì rất bền .... nhớ là thân càng dài càng tốt nghen ! nhưng phải gọn gàng và rắn chắc thì quá tốt.(loại này rất êm lồng khi bổi về )
PHẦN II:Tiếp theo câu chuyện của cái mỏ nhé! Mỏ chim cu có rất nhiều loại ta nên chọn loại mỏ nào đây ? để xem xem nhé ...
1. Mỏ nhỏ và mỏng : tức là cái cuốn mỏ thì vừa phải nhưng sau đó nhỏ dần , nhỏ dần hay thon dần ra đến chóp mỏ , càng vót càng tốt ... loại này có người gọi là mỏ sẻ hay mỏ đinh .
- Loại chim có mỏ nhỏ như trên thường rất được nghệ nhân chọn nuôi vì :
+ Gáy trận rất nhặt hay có vùng gọi là gáy gọi rất nhặt, thúc sắp gằng rất nhiều ..... điều này làm cho bổi mau bay về ...
+ Thúc dồn và gù dồn .... làm cho con bổi nôn ... mau đá , mau bắt bổi ....
+ Rất nhặm xào , treo lên là gáy liền và gáy đủ bài bản ....thường là con chim hay và không trong khi đấu với bổi .
Cũng chính vì những ưu điểm đó mà được các nghệ nhân chọn làm...." ưu tiên số một " ....
2. Mỏ trung bình không to cũng không nhỏ thì tùy vào từng con .... ai thích thì nuôi ...phải xem các yếu tốt khác có tính quy luật bù trừ .
3. Mỏ rất to : đa phần gáy gù đều chậm nên ít người chọn nuôi .
4 . Mỏ ngắn : rất mau mồm mau miệng .... nhưng về chiều khi bổi gù siết thì mồi thường bị hụt hơi .... đa phần những anh có mỏ ngắn là kèm rất át ... nhưng gù thì có hạn .... đặng này thất kia ...thường bắt bổi rất nhanh
5. Mỏ dài : dài hơn bình thường những anh này rất bền bĩ .... gáy hoài không biết chán , gáy từ sáng đến tối ....laoij này thường gáy gọi , chiêu gióng nhiều hơn
6. Mỏ quẹo : chẳng những dài mà còn cong xuống hai cái mỏ không trùng nhau như những con khác , nếu ta không cắt thì không ăn được ... những con mồi có mỏ quéo đa phần rất hay ... nên chọn mà nuôi ...laoij này rất hiếm gặp .
7. Mỏ cong : Nếu mỏ cong mà nhỏ thì hay vô địch nhưng nếu mỏ cong mà to là đồ vô dụng ... nhớ nghen !
Các bạn nên nhớ cho một điều : một con chim cu được đánh giá là hay thì phải kết hợp rất nhiều điểm lại chứ có cái mỏ tốt mà cườm lưa thưa vài ba hạt .... liệu nó có hay được không ?
Nhưng theo kinh nghiệm của tôi thì loại mỏ nào cũng có hay có dở cả ... tùy vào người chơi mà thôi ... nhưng các bạn nên để ý rằng khi chọn mỏ nên chọn những con có cái mỏ màu đen bóng , óng ánh như ánh than vậy .... mấy anh có loại mỏ đen bóng ấy thường rất siêng gáy và ta treo đâu nó cũng gáy .
..... còn nhìn mỏ như thế nào mà ta biết nó kèm hay không kèm ..... hẹn lần sau nhé .... thân chào ...
PHẦN III:Coi đầu tròn hay vuông : ta nên chọn loại nào đây?- Con đầu tròn , nhỏ: ( ĐẦU BI )
Ưu điểm : rất nhẹm sào , treo đâu cũng gáy , gáy nhanh hay dồn " thúc dồn và gù dồn " và gáy đủ bài bản y như câu thiệu " ĐẦU NHỎ CỔ THẮT " nếu con bổi nào chịu đấu với nó là nó bắt tốc hành , không rề rà mất thời gian ... loại này đa phần gáy giọng son và giọng đồng , rất hiếm gặp con thổ nào được như vậy .... nên dân chơi hay chọn loại đầu tròn nhỏ là vậy .
Khuyết điểm : rất hay nhưng không bền , có con trưa không gáy ...loại này thường nhát rừng , ít lì rừng .
- Con đầu vuông :
Ưu điểm : Gáy tiếng chậm chậm nhưng bền bĩ , không nhịn bất kỳ con bổi dữ nào , nó có thể đấu với bổi từ sáng đến chiều , thậm chí ngày mai đấu tiếp .
Khuyết điểm : bắt bổi lâu ... những ai nóng tính thì không chơi loại này được .loại này rất lì rừng
Loại đầu vuông thường gáy giọng thổ , sấm thổ và sấm đồng .đồng thổ , đồng
Tóm lại con đầu tròn hay đầu vuông cũng có cái hay cái dở của nó cả ( nên chọn con nào đầu vuông mà nhỏ thì rất hay còn đầu vuông mà to thì rất nhát rừng rất biếm gáy ). Những người nhỏ tuổi thì chọn con đầu tròn vì nó bắt bổi nhanh , còn những người lớn tuổi thường chọn con đầu vuông đầu gồ , nghe đấu cho đã , từ sáng đến chiều cũng được ...
Đây chỉ là quan niệm của tôi mà thôi còn hay cở nào thì phải kết hợp nữa tôi ví dụ :
- Con đầu tròn mà có mỏ thon nhỏ , đen bóng ( có người gọi là mỏ đinh hay mỏ sẻ ) nếu mỏ ngắn thì khi nó gáy dồn ta đếm không kịp , khi nó kèm ta nghe y như nó gù không vậy ... nếu cộng thêm con mắt nhỏ và sâu , tròng vàng nghệ lớn , cộng lỗ mũi dài và to ... thì cái đầu ấy là 10 điểm
Con chim cũng kỳ lạ thật , chẳng có con nào có tiếng gáy giống con nào , cũng thổ , cũng sấm , cũng đồng , cũng son .... nhưng Nguyên chưa bao giờ nghe hai con bổi nào gáy y như nhau , mặc dù cha với con cũng khác ... chúng chỉ hơi na ná với nhau mà thôi ... từ giọng gáy đến dáng hình , điệu bộ , ngay cả con mắt là phần ta dễ quan sát nhất nhưng cũng chẳng có con nào giống con nào . Cũng từ sự khác biệt đó mà ta đã phân định được sự hay , dở ở trong đó ... Người đời vẫn nói vui rằng " đôi mắt là cửa sổ tâm hồn " đúng vậy , khi ta vui , khi ta buồn , khi ta nóng giận ... tất cả đều thể hiện qua cái cửa sổ đó ...
PHẦN IV : Câu chuyện của đôi mắt nhé!- TÔI xin diễn giải về các loại mắt nhé :
+ Con mắt to và lộ : Loại này có tính nhác người , lì rừng khó thuần dưỡng , nuôi lâu lắm mới nổi ... nhưng không ai chọn loại mắt to và lộ để nuôi thành con mồi cả . Cho nên khi ta gặp con " mắt to - lộ " là loại ngay đở tốn lúa .
+ Con mắt nhỏ và sâu hay thụt vào trong : Loại này tốt nhất nên chọn nuôi . Cực kỳ gang dạ và bền bĩ , nó không sợ bất cứ con gì ...... khi ta treo nó ở cây rậm hay cây thưa , rừng sâu hay rừng chồi nó vẫn gáy , té xe rớt lồng treo lên nó vẫn gáy ... nếu thấy nó là ta cho nhập hộ khẩu nhà mình ngay nhớ nghen ....
+ Con mắt không lộ và không sâu TÔI gọi nó là trung bình thì tài năng của nó cũng từ chử trung bình đến khá mà thôi .... cái này tùy ai thích thì nuôi ...
+ Con mắt lé : Loại này nếu ta để ý sẽ gặp , nhưng có nhiều người chê vì cho rằng nó không đẹp ... loại mồi có mắt lé này tinh khôn vô cùng tôi dám bảo đảm rằng nếu ai sở hữu được con mắt lé thì khi mang nó vô rừng nó sẽ làm cho ta hài lòng về nó + Con mắt có khoen hay có quần : Loại này nuôi uổng công ta nên loại ngay .
- Còn màu mắt thì sao ? Màu mắt rất quan trọng vì nội lực của con mồi đều thể hiện qua màu mắt ấy ... một con mồi bị suy dinh dưỡng thì màu mắt thường là tái tái , khi ta nhìn sâu vào trong đôi mắt ấy không tìm thấy sự tiềm ẩn của sức mạnh bên trong ...
+ Con mắt trắng dã : loại mắt này không nên nuôi vì nó không biết bắt bổi ( mắt trắng + phau trắng ... thì hay cở nào cũng không bắt được bổi ) các bạn nên nhớ kỹ cho điều này .
+ Con mắt vàng nhạt : tạm , loại này nhác rừng . Ở nhà thì gáy gù không ai chịu nổi nhưng khi đem nó vào rừng thì nó cứ run run ... sợ như sợ ma vậy ... cái đồ khôn nhà dại chợ ... chỉ nuôi làm chim kiểng , chim khách mà thôi .
+ Con mắt vàng nghệ hay vàng đậm : loại mắt này nên chọn nuôi , nó không bao giờ sợ rừng , thậm chí vừa tới bìa rừng là nó đã nghe hơi rừng ... nếu lúc này ta dở áo lồng ra nhìn kỹ vào mắt nó sẽ thấy màu vàng ấy đậm hơn và có sát khí hơn ... ( mà hình như loài chim cũng biết nghe hơi thì phải , nó biết chổ nào có bổi và chổ nào không có bổi ... ) .
+ Con mắt đỏ tươi : khi ta nhìn nó như hai giọt máu long lanh , loại mắt này có tính sát bổi cao nhất trong tất cả các màu mắt . Nhớ kỹ nghen nếu gặp là nuôi ngay chứ đừng ăn thịt nhé ...
+ Con mắt đỏ thẩm: loại này bền bĩ và gan dạ vô cùng nên chọn nuôi .
3. Những điều cần chú ý :
-Ta nên chọn những con có tròng vàng lớn , càng lớn càng tốt , loại này không bao giờ bỏ bổi cả , có tính sát bổi rất cao . Nếu bạn không tin hãy cho hai con mồi kè lại gù đấu bạn sẽ thấy ngay khi nó gù tròng vàng cứ to dần , to dần , tròng đen thâu nhỏ , nhỏ dần ... nhỏ lại như cây kim vậy . Nếu gặp nên chọn mà nuôi .
- Con mắt hai bên không giống nhau , nhìn kỹ thấy kỳ kỳ ... chẳng hạn một bên tròng đen tròn còn một bên tròng đen bị méo . Ta gọi đó là " Lưỡng nhãn " . Lưỡng nhãn ắt kỳ tài . Nên chọn mà nuôi .
-Con mắt lé : lanh khôn , tinh quái nên chọn mà nuôi .
-Con mắt đen : chỉ có tròng đen không có tròng vàng cái này chỉ nghe các cao nhân nói chứ chưa bao giờ thấy ...
Sưu tầm
ACE đọc thấy vui miệng thì cho xin một tràng vỗ tay Thân chào!!!
Mời các cao thủ tiếp tục cập nhật về các tiêu chẩn, đặc điểm (VD: Cườm, Quy, Dặm...) để chọn một chú cu gáy hay cho ACE mới chơi đọc tham khảo!!!