Trời nắng lên rồi, bà con dễ bị cảm cúm. Vậy thì phải uống nước chanh thôi, mà chanh nóng thì giải cảm mà, hic. Chíp sưu tầm bài viết này, tính trưa về pha thử, hồi nào pha dở ẹc, mình còn uống không nổi huống hồ chi người khác
Công thức 11. Nước ấm
2. Đường cát trắng
3. Chanh
4. Đá
5. Muối
Cho nước ấm vào ly (khoảng 1/4 ly thôi), sau đó cho đường vào (khoảng 3 muỗng cà phê đường cát trắng).
Quậy cho tan đường.
Và, cho đá vào (chớ hổng phải vắt chanh đâu nhá.
Cho đá vào xong rồi thì quậy đều lên.
Xong rồi thì là vắt chanh vào. Đừng vắt kỹ quá, nước sẽ chát.
Cuối cùng, nhón một tẹo muối (cỡ bằng hạt bắp ý) cho vào ly nước chanh.
Bây giờ thì thưởng thức nhé.
Lý do vắt chanh sau khi quậy đường và đá là để nước chanh có vị thanh hơn, và ly nước chanh sẽ trong vắt, nhìn đẹp mắt. Muối sẽ làm cho hương vị ly nước chanh đậm đà hơn.
Mách nhỏ nè. Nước chanh rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu bạn đang bị khan tiếng, giọng khàn vịt đực mà uống nước chanh là sai lầm đấy nhá. Đang khan tiếng, uống nước chanh, cổ họng sẽ có đờm đấy.
Còn nữa, đừng có uống nước chanh (hoặc nước cam) ngay sau bữa ăn sẽ không tốt cho bao tử.
Công thức 2- 1 quả chanh được cắt theo cách sau : 1 khoanh tròn và 2 khoanh khuyết 1 phần, còn lại là một miếng nhỏ và lõi. Sử dụng 1 khoanh tròn và 2 khoanh khuyết cho 1 ly nước chanh ngon. Lưu ý công thức này dùng cho chanh giấy, với kích thước quả vừa phải, căng mọng nước; không dùng cho chanh không hạt và chanh Đà Lạt.
- Đường cát trắng : 4 muỗng cafe vừa phải.
- Đá đập nhuyễn.
- Và quan trọng nhất là nước nóng : dùng nước sôi hay nguội một tý cũng được, nhưng nhất thiết phải đủ nóng có hơi khói (> 60 độ C).
Cho đường vào ly thủy tinh, vắt số chanh đã nói trên vào, khuấy nhẹ. Vắt chanh vừa tay lấy hết nước, không vắt quá mạnh để tránh vỏ chanh bị nát sẽ gây đắng. Rót nước nóng vào, nhưng nhớ rót nước vào chiếc thìa đừng rót trực tiếp vào ly nếu sử dụng nước sôi để tránh nứt ly. Lượng nước dùng khoảng 7 thìa cafe thôi là đủ. Cuối cùng là cho đá đập nhuyễn vào là có thể thưởng thức.
Chúc bà con thành công.