Cái này cũng khó đây , có tài liệu nói con chim có duyên bắt bổi là con chim có nhiều đặc điểm như : .....
(Đọc lại tài liệu của bác Trọng Nguyên , và các bác khác ). Hình như trong đó có : Tiếng gáy mà mấy âm tiết phát ra cuối cùng nặng , đầy uy lực... . Ví dụ : Cục cúc cu cu . tiếng cu sau cùng tròn , rỏ , nặng .... đầy uy lực . Mình thì chưa lý giải được . Thằng cu em của mình thì thay nói : Con này gáy nghe tức cu lắm . Có nghĩa là gáy cu ghét , bay về . Còn bắt hay k thì khoan bàn . Ví như có hai con mồi đi với nhau , tài năng ngang ngửa nhưng một con nhạy sào , móc lên , bổi về trước , nó giữ rịt luôn rồi bắt . Con kia chịu . Nhưng nếu đi một mình , con chậm sào cũng có thể bắt thì sao ? Hay bổi hôm nay k xung , đưa con này k bắt được , Bữa sau đưa con khác đến lại bắt , chưa hẳn con mồi khác hay hơn mà vì con bổi xung thì sao . Có nhiều tình huống làm cho mình dễ ngộ nhận , Chính vì thế , khó nói con này sát , con kia không , mồi này hay hơn mồi người khác ( Vì chưa có điều kiện so sánh ) . Chỉ một con cu thôi cũng đã làm đau đầu bao thế hệ . Chuẩn bị có một hội thách thi bẫy cu , cực chẳng đã nhưng mình sẽ tiếp . Có thể sáng tỏ một phần nào mồi mình tới đâu , có sát hay không ? sẽ thông tin cho anh em khi nó xảy ra . Có hai người đi câu cá . Cần , mồi ai nấy tự chuẩn bị , ai bắt được cá nhiều thì người đó hay được gọi là sát cá . Thực ra đó là kinh nghiệm nhìn nước , chế mồi , chọn điểm câu + 1 chút may mắn . Mình lùng bùng quá , hiểu sao nói vậy , cuối cùng chẳng hiểu mình muốn nói gì . Mời anh em bàn thêm .