Thưa các bác,
Tình hình là sau lượt thuốc Ambi không ngăn được tình trạng em Cu này rỉa lông tiếp.........Em có chuyển sang bài chữa mới do a Đình ở QN tư vấn, do anh đã từng gặp 1 em chim như vậy:
1, Thuốc: 1 bịch thuốc mỡ trị bệnh lác ở da người, bôi ngày 2 lần. 1 Bịch thuốc kháng sinh như trong hình dùng trị ké và hỗ trợ trị loét.
2, Quá trình chữa trị:
a, T5 (8/12/11): Bôi lượt thuốc đầu tiên vào buổi tối và hòa 1 cóng nước với 1 viên thuốc như hình đính kèm. Lông lá chim vẫn ở dạng như thế này
b, T6 (9/12/11): Sáng trong lúc phơi nắng, em lôi ra bôi thêm 1 lần nữa. Cóng thuốc thì để nguyên vì mới pha tối hôm trước. Đêm em không về nhà.
c, T7 (10/12/11): Trưa chạy về nhà, thì nhờ người nhà lên trên phòng riêng bê em cu xuống để kiểm tra. Thì nhận được thông tin giật gân là tao lên phòng mày, thấy con chim nó đứng dưới đất, phân ỉa lung tung, lông rụng tơi tả, cửa lổng mở...........Thật không thể tin vào tai mình, ở nhà có mỗi e và 1 người nữa già 58 tuổi..........Mà cũng k ai hơi đâu đi lên phòng e mở lồng chim ra thế làm gì.......Đang tạm thời kết luận là nó mở lồng bằng mỏ, vì sao thì không rõ.......
-> Tiếp tục bôi thuốc và thay 1 cóng thuốc mới, do thuốc cũ bị kết tủa bám vào đáy hết rồi........Chim có dấu hiệu không ăn thóc thì phải, vì thấy cóng thóc không vơi đi, nước thuốc cũng không uống do em có xem mức nước.......Tuy nhiên do vội nên không để ý lắm...........
Tối T7 e cũng không về nhà.
d, CN (11/12/11): Tối 9h về tới nhà, đi ra sau bếp chỗ treo em ý, đèn hơi tối, huýt sáo 1,2 cái là e gù lại, giọng thì như cái con ngày xưa bị ỉa chảy trước khi chết, nghe bé xíu, nhìn kỹ thì bàng hoàng khi lông lá rụng sạch quanh chỗ bôi thuốc và lan cả sang chỗ gần chỗ bôi mà không dính thuốc...........Phân thì màu trắng..........
- Khẩn cấp bê lồng ra: Thay phân lau sạch sẽ khay lồng, rồi rửa sạch cóng nước thuốc rồi thay bằng nước suối........Thấy em nó vục vào uống liên tục, như vậy kết luận 2 ngày qua có thể nó bỏ không uống nước, mà lạ là thuốc này không đắng, e ngửi mùi thấy bình thường............Sau đó có ăn 1 tí thức ăn........Chim có dấu hiệu đi lại tìm cách ra khỏi lồng liên tục, trước đó không hề có dấu hiệu này.......Một lúc sau thì tự chui ra ngoài và đi lại rất nhanh nhẹn, thi thoảng vừa đi vừa thúc vài tiếng..........
- Tối trước khi em bê lên gác đi ngủ, thì em ý gù vài tiếng, nghe đã đỡ hơn..........Sức khỏe qua bề ngoài thấy không có dấu hiệu gì xấu cả......
e, T2 (12.12.11): Em đã dừng không dám cho uống thuốc & bôi thuốc tiếp sợ nó rụng sạch lông, khi đem ra phơi nắng thì vẫn rỉa như ngày mang về, rỉa khắp nơi không chỉ chỗ loét.......
f, chế độ ăn: 1 cóng thóc và đậu xanh (Chim ăn đậu xanh khá ok), 1 cóng bao gồm hạt mằn ri, kê, mè đen. 1 cóng khoáng, 1 cóng nước. Sáng nào cũng phơi nắng lúc 7h. Chim ăn tất cả các loại, trừ khoáng......Trước đó có bổ sung cho uống nước cà rốt, chim uống không nhiều, để hơn nửa ngày bị thối, nên k dám cho uống nữa do đi làm tối mới về không có time thay nước....
3, Điều trị tiếp tục: Sau khi chim bị vậy, em đang có vài ý kiến sau nhờ các bác tham vấn:
a, Thuốc bôi: Nguyên nhân chim rụng lông nhanh chóng như vậy là do đâu? Em đang không rõ thuốc có tính năng gì mạnh không mà làm chim rụng lông nhanh như vậy, lông có dấu hiệu khô và héo lại khi rụng, chứ không như bình thường rụng lông còn nguyên.Ngoài ra hiện tượng chim linh hoạt và chòi lồng bất thường và đỉnh điểm là mở cửa lồng chui ra, em đang thắc mắc thuốc có phản ứng gì gây kích thích làm e nó nóng lên không. Chim trông rất khỏe.
b, Thuốc uống: Hiện giờ thuốc không dám pha nước uống nữa, sợ chim lại bỏ ăn, theo các bác em có nên cho uống thẳng viên nhộng và nhét và mồm không ạ. Em thắc mắc hệ tiêu hóa của Cu có phân hủy được nhộng ra để tiếp xúc với thuốc được không, hay là e mở viên nhộng ra rồi đổ thuốc cho nó.......Liều lượng vậy có làm nó chết không ạ.
c, Vết loét: Đã lành miệng vết thuơng, nhìn kỹ thì vùng da quanh vết loét có 1 vệt trắng đục dưới da, không như các vùng da khác là màu đỏ, em đang nghi hình như là mủ. Theo các bác e nên dùng dao rạch chỗ đó ra k ạ, e đang lo rạch đúng mạch máu, e nó chết vì mất máu........Nhìn kỹ thì không có dấu hiệu gì của bị khâu chỉ cả.....
d, Rỉa: Chim lại rỉa tiếp, tiếp tục rỉa chỗ loét, rỉa xung quanh, vùng xa vết loét cũng rỉa........Hôm nay theo dõi thì thấy em rỉa và bứt lông vứt đi chứ không ăn............
c, Điều trị: Tạm thời em sẽ dừng chưa bôi thuốc khi chưa có ý kiến của mấy anh tư vấn để an toàn cho e nó, tiếp tục bổ sung dưỡng chất cho e này duy trì sức khỏe. Do lông cổ rụng sạch sợ e bị bệnh, nên e treo riêng phòng kín, không có gió lùa vào và vẫn có ánh sáng.....
Các anh đã từng email hay chỉ em cách chữa trị rồi, thì vui lòng xem tình trạng mới và cho em ý kiến thêm nhé.
Kết luận, e này cũng thuộc dạng cao số, chả hiểu có nên tin con chim cũng có số không........Theo lịch là em đi 1 mạch Tối T6 và Tối T7 tới CN mới về, do 1 vài lý do đột xuất, e đổi kế hoạch, và rẽ ngang qua nhà chút xíu lại đi...........Nếu hôm đó em không về, em chim không bay lại được vào lồng do cắt cánh và đi lang thang dưới sàn nhà, thì cũng chết đói và khát..........Nếu em không treo nó lên phòng kín, mà treo nó xuống sau bếp, chắc khi em về nó cũng bị mèo vồ chết..........Hi vọng là các bác xem và cho em thêm ý kiến......
Chân thành cám ơn: Anh Đình - Quảng Nam đã gửi thuốc cho em. Em Song - Q10, nhiệt tình điều tài xế chạy đi chạy lại để chuyển thuốc vào tới SG. Em Tuấn Anh - Q9 đã nhiệt tình tặng cho ít hạt mằn ri (công thu hoạch rất cực), Em Ngọc - Q4 thì nhiệt tình tìm kiếm đất tổ mối cho mình. Mọi người đều chỉ gặp lần đầu, a Đình thì còn chưa có duyên gặp mặt. Rất cám ơn sự nhiệt tình của mọi người. Hi vọng rằng danh sách này sẽ dài hơn nữa và thời gian chữa trị giảm xuống nhanh hơn nữa.....
Còn rất nhiều người đã chỉ bài thuốc mà e chưa dùng tới vì còn thử dần các phương pháp, nên e xin phép chưa đưa tên lên vội, tới khi e này lành bệnh, em xin phép cám ơn mọi người sau.
Em Tâm