Chúc mừng năm mới toàn thể anh em cái đã !
Xin mạn phép chia ít kinh nghiệm với bạn :
. Về chuồng nuôi với quan điểm cá nhân mình không quá cầu kỳ : nhiều kiểu làm chuồng đẻ lắm , kiểu 1 : mua 1 cái chậu cây cảnh miệng ngắn nhưng đường kính rộng tầm 80cm - 1M, sau đó mua lưới kẽm - inox khổ 1M về quấn tròn bằng phi chậu cây, cao 1,5M hoặc 2M tùy vị trí có thể đặt ( tránh mỗi chỗ gió lùa, ở phố đặt ở trên thượng cũng được vì cũng khá yên tĩnh mà ) lấy kìm cắt 2 cửa trên và dưới , cửa trên để bắt chim non , cửa dưới cho ăn và dọn vệ sinh ( khi mua chậu luôn có 1 cái lỗ thoát nước ở giữa , ta nhét vải vào đó hoặc chế cái nút xốp như nút phích nước sôi. Đổ cát vàng vào chậu tầm 2 phân độ dày thôi , Cát có tác dụng hút khô phân và gáy họ Bồ Câu cũng tắm cát cho sạch rận mạt mà, khi thay cát chỉ cần rút nút Xốp ra , xong lại đổ cát mới vào hoặc giản tiện bằng cách lấy cái Sàng nhỏ sàng phân chim bỏ đi thôi ). Phần lưới phía dưới để thoáng , phần trên có ổ dùng lá khô hay giấy bìa mỏng che bớt lại nhé , nhường cho đôi chim sự kín đáo yên tĩnh riêng.
. Chúng ta có thể ghép đẻ gáy ở 2 độ tuổi sau : một là gáy đuổi nuôi lên đã quá lũa " nhưng theo mình ghép đôi theo độ tuổi thứ 2 như bạn là chim non lên có 2 ưu điểm thấy ngay là dạn người và sau này khi chúng sanh sản khả năng bỏ ấp, hất trứng là ít hơn, còn điều nữa rất quan trọng với chim gáy sanh sản là nếu ghép 1 đôi nuôi từ bé lên hay đút lên thì chúng biết ăn cám cò hay cám ba vì , rất cần thiết trong quá trình nuôi con khi mới nở vài ngày...
. Nếu ghép chim đuổi đã lũa thì cho mái ( nuôi trong lồng nuôi mà đẻ trứng càng tốt ) vào chuồng đẻ trước, rồi treo con trống thuộc hay đứng lồng cũng được ngay sát chuồng đẻ. Mục đích để chúng quen hơi bén tiếng => ăn đôi ( biểu hiện con mái xõa cánh nằm gần chỗ treo Trống, con Trống gụ nhiều gáy nhiều . Lúc này ta có thể thả Trống vào chuồng đẻ .
. Nếu bạn ghép chim non 1 đôi nuôi lên ( lên chọn trống mái khác ổ ) thì cho chúng vào 1 lúc trong chuồng đẻ, khi thay lông xong ăn uống tốt đầy đủ , con Trống phát dục căng rồi thì nó biết phải làm gì, nhưng theo mình nên chon con mái khác ổ nhưng nhiều hơn 1 2 lứa so với trống càng tốt vì nếu 1 đôi cùng độ tuổi con Trống sẽ có khả năng sinh sản sớm hơn Mái,lúc đó Trống đòi đạp mái , mái vẫn còn ngây ngô chưa biết gì chỉ chạy thôi hay lẩn con Trống , không cẩn thận Trống căng xùa mái còn đánh để ép mái nữa đấy .
. Thức ăn trong thời kỳ tiền sinh sản của chim gáy : thóc sạch ( là thóc đã đãi vỏ phơi lại khô, chọn thóc hạt hơi tròn , chim thích ăn loại này hơn thóc dài vì thóc dài chúng ăn hay mắc cổ hay vẩy => tốn thóc ) . Kê hạt to bóng nhé , cao lương , hạt cải xanh , cám ba vì. Ta có thể làm 1 cái chậu mỏng thành đặt trong chuồng để đổ đất Khoáng cho chim ăn ( nếu ko mua ta có thể tự làm : đất màu trồng cây ( đất trồng Hoa càng tốt hay đất ruộng đang ký cày bừa phơi ải vì đất này độ khoáng cao , lại không có nhiễm thuốc trừ sâu ), trộn cùng Than hoa , Mai Mực ( Mực nang để lấy mai to về cạo thành bột ) vỏ sò nướng ( nướng vàng đùng nướng đen cháy mất chất ) , lấy ít sỏi của cát vàng nữa nhé , vỏ trứng gà phơi khô giã nhỏ dây lấy bột để loại bỏ lớp màng trong vỏ trứng ấy mà, sau cũng đem hỗn hợp ra khay chậu pha thêm ít nước muối pha loãng trộn đều , phơi khô cho ăn dần .
. Sau thời gian cặp đôi, chim đến kỳ sanh sản , kết hợp với chế độ chăm như thế , chim sẽ căng Trống thì đòi đạp mái, Mái thì chịu Trống, đạp mái xong con Trống sẽ nằm trong ổ búng cánh hàng giờ vừa là gọi mái vừa là tạo độ ấm cho ổ để con mái vào chiều tối sẽ đẻ trứng , đẻ xong nghỉ 1 hôm con mái đẻ tiếp quả nữa, sau đó chúng sẽ đứng đậu cạnh ổ hoặc đứng trong ổ nhưng chưa ấp, 1 2 ngày sau chúng sẽ thay nhau ấp miết, Trống ấp ban ngày, mái chiều lên ổ thay ca cho Trống xuống ăn , sáng ngày hôm sau Trống lại ấp tiếp.
. Nếu chim ko dạn người hay đẻ lứa đầu thì kệ chúng , kể cả trứng không có cồ vẫn để => cho chúng làm quen với việc ấp trứng , nhiều người nôn nóng được 1 tuần lấy trứng ra soi xem có cồ không , xem xong bỏ vào có khi chúng bỏ ấp , hoặc khi xem ko có cồ họ bỏ đi luôn khiến đôi chim đẻ lần sau đẻ nhưng có khi quên ấp , chỉ áp dụng phương pháp soi trứng với chim đẻ nhiều dạn người và dễ tính nhé .
. Chim non nở , để chim bố mẹ mớm sữa mớm cám ba vì hoặc gạo vỡ 1 tuần có thể bắt ra nuôi bộ bằng cách : một là pha cám ba vì loãng bơm ( ưu : lớn nhanh - nhược : phân dớt ) , hai là lấy cái bít tất cũ , cắt 1 lỗ nhỏ , đổ kê vào trong tất , rồi cho chim non rúc , ăn xong ta cho uống nước bằng xilanh hay lọ nhỏ thuốc mắt ( ưu : phân khô - nhược lớn chậm hơn cám ) . ta có thể sáng cho ăn kê, tối thì bơm cám cho no vì sau 1 đêm chim non sẽ lâu đói.
. Khi chim được gần 2 tháng đã có có con ra tập mổ rồi nhé .
. Với cách nuôi bộ này có ưu điểm sau : chim non dạn người - chim non 2 con lớn đều nhau - sau này ăn được nhiều loại thức ăn dễ nuôi , đề kháng cao - và 1 điều nữa nuôi thành chim Khiển đơn giản. Nhược điểm : đôi bố mẹ chu kỳ sinh sản không đều do can thiệp của ta.
. Với cách nuôi là để Bố mẹ chúng tự nuôi : ưu điểm người nuôi nhàn & Chim Bố mẹ đảm bảo được sức khỏe sinh sản vì cứ 45 ngày mới được 1 lứa con . Nhược điểm nhiều : chim dát người, chim lớn không đều, chim non ra giàng nhiều con chỉ ăn 1 loại thức ăn do từ bé ko được bố mẹ mớm hoặc cho ăn,và còn 1 lưu ý nhỏ là nếu quan sát chim non biết mổ bắt ra ngay vì khi lứa trước gần biết mổ là con mái đã nằm ổ và đẻ tiếp lứa sau, không để í đôi chim lứa trước sẽ theo bố theo mẹ đòi ăn đá cả trứng 2 em nó ra hay chim bố mẹ bỏ mớm trốn con đãm vào trứng => lưu ý t/h này .
. Nếu ta nuôi tốt chim kể cả trong thời ký thay lông cũng sanh sản nhưng tấn số thưa hơn bình thường, nếu bỏ bễ chăm kén thì ngay cả mùa sinh sản chim trống mái cũng khó đẻ lắm , như người vậy mà hyhy ..... Những đôi mắn đẻ sinh sản tốt , muốn cho nghỉ ngơi chỉ việc che ổ lại thôi .
P/S : Vài lời chia sẻ với kinh nghiệm của bản thân , còn gì thiếu sót mong bậc tiền bối bổ xung , mình ở Hải Phòng , tên Dũng , 0904479566, đã có gia đình , 1 Vợ hiền và 2 con ngoan 1 Trai 1 gái . Sở thích đam mê và yêu con chim cu gáy & tiếng cu gáy .... Mong được giao lưu thêm bạn mọi miền TQ yêu chim . Thân chào . Ngủ đã 3h hơn rồi mai còn đi làm mà !