Chào Luyện! và chào tất cả anh em cu cò.
Chim thúc gù (bo) có hai dạng:
- Thúc một tiếng thì lại đổ gù (bo) một dây và cứ như thế liên tục trong lúc đấu với bổi thì gọi là kèm dây hay kèm bo.
- Thúc bình thường hơi dồn, lâu lâu lại đổ gù (bo) một dây và cứ như thế đều đều khi đấu với bổi.
Chim thúc kèm dập rất nhiều dạng:
- Thúc bình thường dày, thưa tùy con mồi nhưng lâu lâu lại dập 1 tiếng gọi là kèm dập thường.
- Thúc một tiếng dập 1 tiếng gọi là kèm mắt me
- Thúc một tiếng dập 2 tiếng gọi là kèm đôi
- Thúc một tiếng dập 3 tiếng gọi là kèm ba (dạng này rất hiếm)
Hai dạng trên mỗi dạng đều có ưu điểm và khuyết điểm của nó, nhưng đã là cu thủ thì bất cứ ai cũng đều muốn sở hữu một con kèm dây để nghe cho đã cái lổ tai
, còn không thì cũng tàm tạm một con kèm mắt me cũng được?
Đánh giá về những con mồi ở hai dạng trên thì tôi chưa từng sở hữu nên chưa được kiểm nghiệm thực tế
, nhưng qua tìm hiểu các bậc sư huynh , sư phụ thì con kèm dây (kèm bo) rất sát bổi (bổi rất ghét) mồi cất tiếng bổi nhập tàn rất nhanh, nếu con mồi có nước hậu tốt thì vô địch (10 điểm), nhưng khổ nổi cái loại này thì thường hơi yếu nước hậu (điều này cũng dễ hiểu thôi; Nghệ sĩ mà hát hơi dài thì hát được bao lâu?
).
Riêng ở dạng thứ 2 thì dập thường và dập mắt me thì hầu như cu thủ nào cũng từng sở hữu, còn dập đôi, dập ba thì chuyện sở hữu cũng không có mấy người (tôi chưa từng thấy chứ đừng nói là sở hữu) dạng này tuy không bằng kèm dây (kèm bo) nhưng được cái đa phần nước hậu đều tốt (nếu con mồi được chọn đúng bài bản), nếu dạng này mà đi cùng nước gù (bo) cà lăm thì cũng 8 điểm đấy.
Tóm lại với hai dạng kèm dập như trên tất cả đều hay, nhưng tùy theo sở thích của từng người mà chúng ta cố gắng sưu tầm để có mà sở hữu, còn với những ai có khả năng thì sưu tầm đủ hai dạng ấy thì còn gì bằng? quả là “
thế gian vô đối”.