Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Tác giảChủ đề: tứ chân khô !  (Đọc 12498 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

cugayquangninh

  • Hội cu gáy đấu org QNinh
  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 938
  • Thanks 473
  • 0978795666
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • www.youtube.com/sonhacoi
tứ chân khô !
« vào lúc: 06/03/2012 01:27:13AM »
Chào anh em ! hôm trước có bác tạo topic hởi về quy cánh , em định úp con liên giáp lên làm gốc , và từng loại quy lên để anh em cùng tham khảo và giải bí ẩn, nhưng bác chủ topic không mấy hứng thú nên em thôi
hôm nay xin úp lên trước những bộ chân ưu tú, có  chân khô chuẩn xịn lên cùng anh em tham khảo và tìm bí ẩn  các cụ đã bóc tách 6 chú chim đặt thù nhất mà các cụ đẫ cộng trừ nhân chia kết hợp thành bộ lục cugay ,  chúng ta đọc thì thông như văn sách nhưng để giải mã  từng bộ phận thì cũng ít người giải được ! vậy hôm nay chúng ta giải mã tứ chân khô trước vậy nhé , còn lại em sẽ úp sau !
theo em chim chân khô nó có những tố chất  chuẩn như , 1 là tuổi mồi rất cao , 2 là êm lồng khi đấu với bổi ở rừng, 3 là chim  biết đổi nước , nóng nguội quyết định ở cặp chân và cặp mắt , thiếu sót các bác bổ sung nhé !

  Chân khô

[img]http://nq5.upanh.com/b1.s31.d2/854189ba907461566a28f92fddd21641_48837585.img0582.jpg[/img]

[img]http://nq9.upanh.com/b6.s29.d1/76a7fbe60e7d3dd2ba206d6e1310d827_48837689.img0594.jpg[/img]

  và đây là tứ chân khô xịn ,nó mốc trắng như hàng biên nhưng vì rửa lồng nên chân bị thấm nước đã đổi màu

[img]http://nq7.upanh.com/b2.s30.d2/ecb45d9b291c3af048bfa448547e05aa_48837887.img0904.jpg[/img]

[img]http://nq6.upanh.com/b1.s31.d1/4e3c4e5250b93c0860e9cbf07ad892a3_48837956.img0902.jpg[/img]

[img]http://nq0.upanh.com/b5.s31.d2/7bdc9fee0c18062f2ba2eacdbeb5afb5_48837990.img0909.jpg[/img]

  đây là chân vảy trơn nhân tự , loại này phá trên gối vẩn tốt không sao cả , chứ phá dưới gần ngón, hoặc giửa quản là không dùng được , thường khó trị , vẩy đại liên giáp cũng vậy , thiếu sót các bác bổ sung thêm ạ !
loại chân nầy mà kết hợp với mỏ hở kên và hàng quy nhỏ nhất trên đầu cánh đóng chặc ôm theo cánh thì lèo kèm hơi bị ác đó !

[img]http://nq0.upanh.com/b4.s31.d1/c0132bf03e6fc8bc7138120e89a1241b_48838050.img0885.jpg[/img]

con nhân tự nầy của em thiếu gù ,không làm mồi được , 1 tràng gù 8 sạt cà lăm 2,3 sạt đầu , nhưng đấu lồng chỉ 3
tràng là sa cầu , nhưng nước tiền chu leo rất dày .
các bác cùng nhau chia sẽ để tìm chân khô ,giao long nó có bí ẩn gì nhé,
song em sẽ úp từ cườm rựng đến quá khóe !
« Sửa lần cuối: 05/09/2012 10:54:07PM gửi bởi cugayquangninh »
Sống ! Không chỉ nhận cho riêng mình .
Sơn- Hà Cối
https://www.facebook.com/cugayquangninh.son

nhanhot73

  • Global Moderator
  • Hero Member
  • ****
  • Bài viết: 925
  • Thanks 244
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: tứ chân khô !
« Trả lời #1 vào lúc: 06/03/2012 07:44:58AM »
Cảm ơn cugayquangninh đã dày công chia sẻ, hình như trong thực tế, chân khô rất nhiều. Có những con chân ướt thì muôn đời ứot nhưng có con chân khi bắt thấy k khô nhưng đứng lồng thì sẽ khô thì phải. Ví như có con té nước ướt lồng nên chân đổi màu đó. Hèn gì mà khi trời đổ vài cây mưa, nước đóng vũng thì chim bắt được chẳng con nào khô mốc. Có nhiều điều các cụ nói mà mình và có lẽ một số anh em nưa rất phân vân. Ví như :
Qui tròn vảy cá, ăn nước gù dai
Cườm đóng tận tai xen, lèo, lặp, lợ...

Nếu nói vậy, cạn nghĩ có phải là nước gù dai liên quan tới qui nhiều hơn tới cườm. Còn các nước lèo, kèm, dập, vấp... thì liên quan tới cườm ....
Mong được chia sẻ nhiều hơn nữa, bác cugayquangninh quả là người nhiệt huyết và nhiều kinh nghiệm .
Trăm năm trước ta chưa hề có
Trăm năm sau có cũng như không
Cuộc đời có có không không
Trăm năm còn  lại tấm lòng mà thôi .

ngoductam

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 1233
  • Thanks 198
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: tứ chân khô !
« Trả lời #2 vào lúc: 06/03/2012 09:14:06AM »
Topic này quá hay và chi tiết, đề nghị a Sơn post từng mục riêng lẻ, chỉ dẫn đầy đủ với hình minh họa như trên, thêm nữa là mỗi đặc điểm nhận dạng như a nói, a chỉ thêm chi tiết là con chim sẽ có nước chơi gì, cái nào không nên kết hợp với cái nào, có hình minh họa nữa thìi tuyệt vời...

Đợi chờ mãi mới có những bài thế này hehe

cugayliencuom2010

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 601
  • Thanks 95
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: tứ chân khô !
« Trả lời #3 vào lúc: 06/03/2012 09:29:02AM »
Hoan nghên Anh cugayquangninh, đã lập một topic hay!
Mong anh chia sẽ cùng anh em về cu gay.

Cảm ơn cugayquangninh đã dày công chia sẻ, hình như trong thực tế, chân khô rất nhiều. Có những con chân ướt thì muôn đời ứot nhưng có con chân khi bắt thấy k khô nhưng đứng lồng thì sẽ khô thì phải. Ví như có con té nước ướt lồng nên chân đổi màu đó. Hèn gì mà khi trời đổ vài cây mưa, nước đóng vũng thì chim bắt được chẳng con nào khô mốc. Có nhiều điều các cụ nói mà mình và có lẽ một số anh em nưa rất phân vân. Ví như :
Qui tròn vảy cá, ăn nước gù dai
Cườm đóng tận tai xen, lèo, lặp, lợ...

Nếu nói vậy, cạn nghĩ có phải là nước gù dai liên quan tới qui nhiều hơn tới cườm. Còn các nước lèo, kèm, dập, vấp... thì liên quan tới cườm ....
Mong được chia sẻ nhiều hơn nữa, bác cugayquangninh quả là người nhiệt huyết và nhiều kinh nghiệm .

Theo em gù dai thì phải liên quan tới cườm,
Còn các nước lèo, kèm, dập, vấp... thì liên quan tới qui là nhiều nhất.
 (*)(*).
Lai rai vài chén say bí tỉ
Thiết nghĩ chuyện đời chẳng đáng chi!
[img]http://nv0.upanh.com/b5.s35.d1/6e0ae1db09f39ad387642ca641563a02_54392680.cugay300.gif[/img]

cugayquangngai

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 1840
  • Thanks 526
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: tứ chân khô !
« Trả lời #4 vào lúc: 22/03/2012 11:38:53AM »
Thấy anh em chia sẽ về đặc điểm tứ chân hay còn gọi là  ( chân vảy cưỡng ) khô tôi cũng xin có vài lời chia sẽ , theo sự hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân
nói về chân khô thì con chim có đặc điểm này thường là con chim có tuổi làm mồi khá cao , nước chơi êm lồng , phong độ luôn ở đỉnh cao ...
về hình thức thì theo tôi biết và chứng kiến tận mắt thì có 3 dạng chân khô như sau :
- chân có hình với cạnh nổi lên giữa cán chân chim ( như hình bác cugayquangninh đã giới thiệu )
- chân có hình dạng lõm xuống như cái máng nước , 2 bên nổi lên các cạnh ( sẽ cố tìm hình ảnh minh họa sau )
- chân có hình dạng hình trụ ống với vảy nổi lên theo hàng như vảy rồng từ gối đến các ngón chân
[img]http://nj1.upanh.com/b2.s16.d1/f6fb57518552346443a0970d4d693404_42386421.dsc00455.jpg[/img][img]http://nj3.upanh.com/b4.s16.d1/66f588dbcb088ae2f804342ac0f21a31_42386423.dsc00456.jpg[/img][img]http://nj6.upanh.com/b4.s24.d3/8d514fefd6efb2e9277e533031def4d9_42386426.dsc00457.jpg[/img]
thân chào !
" Núi Ấn Sông Trà Muôn Chim Hót
  Ta cùng Mồi Cây Gác  Say Xưa  "
   ĐTLH: 01285 568 648 Mr: Duy

cugayquangninh

  • Hội cu gáy đấu org QNinh
  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 938
  • Thanks 473
  • 0978795666
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • www.youtube.com/sonhacoi
Re: tứ chân khô !
« Trả lời #5 vào lúc: 22/03/2012 11:54:07PM »
Cụ Duy cugayquangngai ! úp con nầy chân đúng khô như chân gà chết khô, móng vuốt như móng dều hâu , nhìn chân chắc con mồi nầy lũa roài ! bao nhiêu năm mồi lồng  rồi cụ ?
Sống ! Không chỉ nhận cho riêng mình .
Sơn- Hà Cối
https://www.facebook.com/cugayquangninh.son

cugayquangngai

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 1840
  • Thanks 526
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: tứ chân khô !
« Trả lời #6 vào lúc: 23/03/2012 08:40:37AM »
Cụ Duy cugayquangngai ! úp con nầy chân đúng khô như chân gà chết khô, móng vuốt như móng dều hâu , nhìn chân chắc con mồi nầy lũa roài ! bao nhiêu năm mồi lồng  rồi cụ ?
chào cụ sơn
con này là con chim còn bổi đó cụ nó đang nổi căng đang trong quá trình huấn luyện , con này hồi  mới nhảy lụp vô tới gỡ  nhìn cặp chân thì giật nảy cả người vì tưởng nó là con chim cụ , chim cố ở đâu ra ai cũng nói nó già " ngắt cố " mà nhìn cũng giống thật *><* .Nhưng về nuôi có gần tháng thì nó gáy gù ầm ầm , nên bắt đầu đi tập nhưng nó cứ lên rồi xuống hoài mất tới 3 năm liền , nay thì lên hẳn rồi đi đâu cũng chơi treo đâu cũng chơi hết chỉ chờ ngày bổi nhảy vô lụp thôi , con này có đặc điểm là chơi với bổi rất tỉnh chưa thấy chòi lồng hay phá lồng ra kén cả chắc có lẽ do cặp chân khô quá nên mất cảm giác nên ít di chuyển :d .
thân chào !
" Núi Ấn Sông Trà Muôn Chim Hót
  Ta cùng Mồi Cây Gác  Say Xưa  "
   ĐTLH: 01285 568 648 Mr: Duy

cusg

  • Chính thức
  • ***
  • Bài viết: 35
  • Thanks 0
  • PHONG ĐỘ LÀ NHẤT THỜI ĐẲNG CẤP LÀ MÃI MÃI
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: tứ chân khô !
« Trả lời #7 vào lúc: 23/03/2012 09:53:48AM »
Bác Duy nuôi con này len được quả là kỳ công .com này chí ít cũng ngoài 7 mùa rừng.chúc bác sớm bát bổi với chú này

hunghdx

  • Chính thức
  • ***
  • Bài viết: 97
  • Thanks 8
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: tứ chân khô !
« Trả lời #8 vào lúc: 06/04/2012 08:59:05AM »
Theo ngu ý của mình chân chim phụ thuộc vào duy truyền và tuổi chim, môi trường rèn luyện
Thật ra nó có một chuỗi lý thuyết được đúc rút từ thực tế và đều đi đến quy luật trên. Con chim con, chim có quản màu nhạt pha lẫn chút đen ở phần ngón chân; lớn lên đôi ba tuổi có màu hồng nhạt, mốc mờ tại khe vảy, lớn lên cỡ chục tuổi thì chân đỏ sậm mốc trắng, cỡ đôi mươi chân chim chuyển qua tím cà, vảy rồng sần sùi. Cho nên con chim con tỉ lệ là chim mồi bền là thấp ( chưa được rèn luyện thì đã đi chiến đấu). Tuy nhiên cũng có con chim dữ dằn dòng dõi Dương Gia Tướng thì sao? Ấy ta phải bàn đến Duy truyền, mà vì có duy truyền nên đoán tuổi chim cũng sai ( chân cũng là một trong những bộ phận để đoán tuổi).
Nói về duy truyền thì con chim gữ nó đi với tướng, vậy chân chim phải như các đặc điểm các anh em chọn là tốt rồi thế nhưng chưa ai bàn chuyện ngón chân, cái ngón chân thon không phải của quan võ biền, cái ngón chân mắt trúc mới là con nhà võ, hay nó được rèn luyện nhiều như ta ở ngoài rừng chẳng hạn leo dốc nhiều mà có sức khỏe, mà cơ bắp dẻo dai. Mà chim hay cũng có quan võ quan văn, cho nên chọn thế nào thì do chủ nhân và kết hợp các điểm khác nữa nhưng bàn thì vẫn phải bàn đến cả cái móng cái vảy cái gan bàn chân cho nó đến cùng để hiểu  :d chúc anh em có nhiều thời gian để bàn chuyện cái chân chim he he
Mặc kệ kiếp rêu phong bùn nước
Vẫn ngẩn ngơ ngắm một vầng trăng

cugayliencuom2010

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 601
  • Thanks 95
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: tứ chân khô !
« Trả lời #9 vào lúc: 06/04/2012 04:42:08PM »
Thấy anh em chia sẽ về đặc điểm tứ chân hay còn gọi là  ( chân vảy cưỡng ) khô tôi cũng xin có vài lời chia sẽ , theo sự hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân
nói về chân khô thì con chim có đặc điểm này thường là con chim có tuổi làm mồi khá cao , nước chơi êm lồng , phong độ luôn ở đỉnh cao ...
về hình thức thì theo tôi biết và chứng kiến tận mắt thì có 3 dạng chân khô như sau :
- chân có hình với cạnh nổi lên giữa cán chân chim ( như hình bác cugayquangninh đã giới thiệu )
- chân có hình dạng lõm xuống như cái máng nước , 2 bên nổi lên các cạnh ( sẽ cố tìm hình ảnh minh họa sau )
- chân có hình dạng hình trụ ống với vảy nổi lên theo hàng như vảy rồng từ gối đến các ngón chân
[img]http://nj1.upanh.com/b2.s16.d1/f6fb57518552346443a0970d4d693404_42386421.dsc00455.jpg[/img][img]http://nj3.upanh.com/b4.s16.d1/66f588dbcb088ae2f804342ac0f21a31_42386423.dsc00456.jpg[/img][img]http://nj6.upanh.com/b4.s24.d3/8d514fefd6efb2e9277e533031def4d9_42386426.dsc00457.jpg[/img]
thân chào !


Cu của anh có chân dễ nễ quá!
Cu anh xếp hạng tứ rồi!
Không biết loại này có nước chơi như thế nào?
Đề nghị anh cập nhật thông tin về em nó cho mọi người kiểm chứng về việc xếp hạng của các cụ.
 _zoo_ _zoo_ _zoo_ _zoo_ _zoo_ _zoo_ _zoo_ _zoo_ _zoo_
 (*)(*) (*)(*) (*)(*) (*)(*) (*)(*) (*)(*) (*)(*) (*)(*) (*)(*) (*)(*)
Lai rai vài chén say bí tỉ
Thiết nghĩ chuyện đời chẳng đáng chi!
[img]http://nv0.upanh.com/b5.s35.d1/6e0ae1db09f39ad387642ca641563a02_54392680.cugay300.gif[/img]

cugayquangninh

  • Hội cu gáy đấu org QNinh
  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 938
  • Thanks 473
  • 0978795666
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • www.youtube.com/sonhacoi
Re: tứ chân khô !
« Trả lời #10 vào lúc: 08/04/2012 01:47:39AM »
Theo ngu ý của mình chân chim phụ thuộc vào duy truyền và tuổi chim, môi trường rèn luyện
Thật ra nó có một chuỗi lý thuyết được đúc rút từ thực tế và đều đi đến quy luật trên. Con chim con, chim có quản màu nhạt pha lẫn chút đen ở phần ngón chân; lớn lên đôi ba tuổi có màu hồng nhạt, mốc mờ tại khe vảy, lớn lên cỡ chục tuổi thì chân đỏ sậm mốc trắng, cỡ đôi mươi chân chim chuyển qua tím cà, vảy rồng sần sùi. Cho nên con chim con tỉ lệ là chim mồi bền là thấp ( chưa được rèn luyện thì đã đi chiến đấu). Tuy nhiên cũng có con chim dữ dằn dòng dõi Dương Gia Tướng thì sao? Ấy ta phải bàn đến Duy truyền, mà vì có duy truyền nên đoán tuổi chim cũng sai ( chân cũng là một trong những bộ phận để đoán tuổi).
Nói về duy truyền thì con chim gữ nó đi với tướng, vậy chân chim phải như các đặc điểm các anh em chọn là tốt rồi thế nhưng chưa ai bàn chuyện ngón chân, cái ngón chân thon không phải của quan võ biền, cái ngón chân mắt trúc mới là con nhà võ, hay nó được rèn luyện nhiều như ta ở ngoài rừng chẳng hạn leo dốc nhiều mà có sức khỏe, mà cơ bắp dẻo dai. Mà chim hay cũng có quan võ quan văn, cho nên chọn thế nào thì do chủ nhân và kết hợp các điểm khác nữa nhưng bàn thì vẫn phải bàn đến cả cái móng cái vảy cái gan bàn chân cho nó đến cùng để hiểu  :d chúc anh em có nhiều thời gian để bàn chuyện cái chân chim he he


Theo em được biết thì cugay có 4 loại chân !
1) là chân ước màu tôm bóc
2) là chân đỏ thâm thường chân cao ngón dài
3) là chân tím khô
4) là chân vuôn như vẩy rồng gà đá , như con ở trên
con chim có phải cặp chân như thế nào thì nó sẽ là cặp chân đó và màu chân đó cho dù nuôi nhốt trong lồng lâu năm sự chuyển hóa không đáng kể cho dù 10 đến 20 năm , không thể từ chân tôm thành tím khô được! Khi ta nuôi ít hạ thổ tiếp đất chân nhanh nổi mốc hơn, ngoày tự nhiên chim thường xuyên tiếp đất ,dù tuổi rừng già nhưng chân vẩn bóng hơn ! vì vậy nhìn chân đoán tuổi theo em kg chuẩn lắm ! Nếu chim mồi nên chọn chân tím khô và chân vuôn , còn chim đấu nên chon chân đỏ thân hoặc châm son , phải  càng thấp càng tôt ! Chân nào cũng đẹp nhưng phải hòa quện , chim nào cũng đẹp nhưng phải đóng hợp vai thì nó mới diễn được !
Cảm ơn anh đã chia sẽ ! thân.

Đây là con chim bánh tẻ non rừng hơn năm tuổi mà cặp chân nó đã tím mốc anh tham khảo

[img]http://nq4.upanh.com/b6.s30.d2/e30274148b4aba81536d1ac3cebae301_48838174.img0929.jpg[/img]

[img]http://nq8.upanh.com/b5.s30.d2/6c6cb846745341439e947b11179b30ff_48838208.img0931.jpg[/img]
« Sửa lần cuối: 05/09/2012 10:57:26PM gửi bởi cugayquangninh »
Sống ! Không chỉ nhận cho riêng mình .
Sơn- Hà Cối
https://www.facebook.com/cugayquangninh.son

CUGAYBINHDINH

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 229
  • Thanks 35
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: tứ chân khô !
« Trả lời #11 vào lúc: 08/04/2012 12:34:02PM »
Nhiều nhưng chưa có tứ,con của cụ Duy là chân tím khá đẹp.em chỉ cần lại này là đủ.hi...
Bình Định Quê Tôi..!

Cu gay Thodong

  • Chính thức
  • ***
  • Bài viết: 76
  • Thanks 37
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: tứ chân khô !
« Trả lời #12 vào lúc: 06/06/2012 02:44:42PM »
"Tứ chân khô" là một trong 6 tiêu chí của các Cụ cu xưa chọn mồi.
Vậy xin hỏi các Cụ cu nay:
Chân khô là chân không ướt. Vậy chân khô có cần phải mốc không hay khô chỉ cần khô bóng là được?
Chân khô thì ưu tiên màu chân gì? Vẫn khô nhưng màu chân gì phải loại?
Chân khô nhưng nhỏ có loại kg? màu chân màu tôm luộc nhưng khô có nuôi kg?
Các bác đọc kỹ rồi trả lời nhe. Nếu cùng tranh luận, tôi sẽ làm rõ cho các hay. Chủ đề này hay đấy nha...

nhanhot73

  • Global Moderator
  • Hero Member
  • ****
  • Bài viết: 925
  • Thanks 244
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: tứ chân khô !
« Trả lời #13 vào lúc: 06/06/2012 04:44:10PM »
"Tứ chân khô" là một trong 6 tiêu chí của các Cụ cu xưa chọn mồi.
Vậy xin hỏi các Cụ cu nay:
Chân khô là chân không ướt. Vậy chân khô có cần phải mốc không hay khô chỉ cần khô bóng là được?
Chân khô thì ưu tiên màu chân gì? Vẫn khô nhưng màu chân gì phải loại?
Chân khô nhưng nhỏ có loại kg? màu chân màu tôm luộc nhưng khô có nuôi kg?
Các bác đọc kỹ rồi trả lời nhe. Nếu cùng tranh luận, tôi sẽ làm rõ cho các hay. Chủ đề này hay đấy nha...
Cái này hay nè. Chân khô. Mấy cụ cả đời không rửa chân, mặc quần đùi làm rẫy, đáng khố, chân nhỏ mà khô mốc. Mấy cụ dân TP chân mượt mà. cũng rắn chắc. Sức khỏe thì chưa biết ai dẻo hơn ai.
Ví như ronando chắc chắn da dẻ chân mịn màng, vẫn dẻo vẫn hay.
Quay qua con chim. Mình lựa nó theo bản năng, năng lực thể hiện qua hình thể bên ngoài . Tập luyện chỉ để nó phát huy cái nó vốn dĩ đã có ( hoặc sẽ có ) .
Trở lại vấn đề chính. theo mình : khô thì rồi sẽ mốc. Nên bổi chân khô là đạt. Màu thì màu đỏ tím: Cái này mình nghĩ có liên quan một phần tới tuổi rừng( Nhưng vẫn có những  con suốt đời chân màu gạch non) cái này nhìn kỹ rồi cũng nên loại. Con chân nhỏ, khô, có bác đã nói nếu đồng, son thì vẫn chơi được nếu nó có bù trừ như màu lông , cườm, mắt mủi ... nhưng mình nghĩ cũng không nên chọn. Thần. lực nó thể hiện cả màu , kích thước. Nếu không có thời gian trải nghiệm thì mình nghe theo người đi trước. Nói vậy chứ mình cũng đang nuôi một con chân gạch non bởi nó thúc hai giọng, thúc gù. Một con chân như que tăm vì nó gù chồng đấu ( bóng chồng() .Mâu thuẩn thay.Mạnh dạn nêu vài  nhận xét nông cạn, các cụ bàn luận thêm cho sôi nổi !
Trăm năm trước ta chưa hề có
Trăm năm sau có cũng như không
Cuộc đời có có không không
Trăm năm còn  lại tấm lòng mà thôi .

Thông Xanh

  • Phó Tổng điều hành
  • Hero Member
  • ****
  • Bài viết: 1372
  • Thanks 697
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: tứ chân khô !
« Trả lời #14 vào lúc: 06/06/2012 04:51:06PM »
"Tứ chân khô" là một trong 6 tiêu chí của các Cụ cu xưa chọn mồi.
Vậy xin hỏi các Cụ cu nay:
Chân khô là chân không ướt. Vậy chân khô có cần phải mốc không hay khô chỉ cần khô bóng là được?
Chân khô thì ưu tiên màu chân gì? Vẫn khô nhưng màu chân gì phải loại?
Chân khô nhưng nhỏ có loại kg? màu chân màu tôm luộc nhưng khô có nuôi kg?
Các bác đọc kỹ rồi trả lời nhe. Nếu cùng tranh luận, tôi sẽ làm rõ cho các hay. Chủ đề này hay đấy nha...
Ôi cụ Cu gay Thodong là cao thủ rồi, Thông xanh thì cứ nhìn ưng ý là nuôi nếu chân to mà khô thì tốt nếu tím nữa thì tuyệt còn ngoài ra thì chẳng để ý nhiều nên ko khá nổi mong cụ chia sẻ với ACE hiểu biết của cụ.
-----------Xin cảm ơn Người---------
-----------Xin cảm ơn đời------------

Cu gay Thodong

  • Chính thức
  • ***
  • Bài viết: 76
  • Thanks 37
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: tứ chân khô !
« Trả lời #15 vào lúc: 06/06/2012 07:47:51PM »
Ôi cụ Cu gay Thodong là cao thủ rồi, Thông xanh thì cứ nhìn ưng ý là nuôi nếu chân to mà khô thì tốt nếu tím nữa thì tuyệt còn ngoài ra thì chẳng để ý nhiều nên ko khá nổi mong cụ chia sẻ với ACE hiểu biết của cụ.
[/quote]
Cụ cứ là... làm khó cho những người trả lời sau nhe. Vẫn còn nhiều anh hùng hậu duệ cụ NÚP mà.
Đang nói về chuyện CÁI CHÂN KHÔ thôi nghe. Vậy cụ cho ý kiến nghe:
Chân khô nhưng màu chân tôm luộc, vẩy thưa rách cụ có chọn làm mối không?
Chân khô mốc nhưng nhỏ, cao chân, vảy nhặt màu tím, vảy chẻ: Nếu giọng thổ chì chọn hay bỏ, nếu kim thì bỏ hay chọn hả cụ?
Chân khô, màu tím (kg phải tím lịm nghe) nhưng ngón chân bé, vảy không có gờ-cục; vảy ống chân thưa. Cụ có chọn kg?
Chân không khô (nhưng kg phải ướt mẹt nhe) mà vảy nhặt, xít, vảy nổi gờ-cục; màng mốc như vảy lụa trắng, cụ có chọn làm mồi kg?
Chân không khô nhưng to, có vảy giao long, có vảy chẻ; ngón chân to vảy nhặt có gờ-cục; màu chân tím. Là cụ, cụ có chọn không?
Chân không khô nhưng to, ngắn quản ,vuông, tím, vảy nhặt: chọn hay bỏ cụ?

... vẫn còn nữa đó cụ. Kính.
« Sửa lần cuối: 06/06/2012 08:41:21PM gửi bởi Cu gay Thodong »

C80 Hoàng Mai.

  • Global Moderator
  • Hero Member
  • ****
  • Bài viết: 1080
  • Thanks 320
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • Cu gay Viet Nam
Re: tứ chân khô !
« Trả lời #16 vào lúc: 06/06/2012 08:13:46PM »
Chao ôi, thấy AE bàn luận C80 mới thấy mình còn yếu và thiếu về chuyên môn quá!
Nguyên cái vụ chân không thôi đã phức tạp thế rồi, nếu mà kết hợp với cái đùi nữa thì không biết còn phức tạp đến đâu. :-? =)) =)) =))
Thôi thì cũng chỉ mong anh em cho biết là: Chân khô thì có ưu điểm gì và chân chưa được khô thì có tệ lắm không?
Cảm ơn anh em!
Số người Trời đã định rồi
Thằng làm quần quật, thằng ngồi uống bia!

Cu gay Thodong

  • Chính thức
  • ***
  • Bài viết: 76
  • Thanks 37
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: tứ chân khô !
« Trả lời #17 vào lúc: 06/06/2012 08:26:20PM »
Cái này hay nè. Chân khô. Mấy cụ cả đời không rửa chân, mặc quần đùi làm rẫy, đáng khố, chân nhỏ mà khô mốc. Mấy cụ dân TP chân mượt mà. cũng rắn chắc. Sức khỏe thì chưa biết ai dẻo hơn ai.
Ví như ronando chắc chắn da dẻ chân mịn màng, vẫn dẻo vẫn hay.
Quay qua con chim. Mình lựa nó theo bản năng, năng lực thể hiện qua hình thể bên ngoài . Tập luyện chỉ để nó phát huy cái nó vốn dĩ đã có ( hoặc sẽ có ) .
Trở lại vấn đề chính. theo mình : khô thì rồi sẽ mốc. Nên bổi chân khô là đạt. Màu thì màu đỏ tím: Cái này mình nghĩ có liên quan một phần tới tuổi rừng( Nhưng vẫn có những  con suốt đời chân màu gạch non) cái này nhìn kỹ rồi cũng nên loại. Con chân nhỏ, khô, có bác đã nói nếu đồng, son thì vẫn chơi được nếu nó có bù trừ như màu lông , cườm, mắt mủi ... nhưng mình nghĩ cũng không nên chọn. Thần. lực nó thể hiện cả màu , kích thước. Nếu không có thời gian trải nghiệm thì mình nghe theo người đi trước. Nói vậy chứ mình cũng đang nuôi một con chân gạch non bởi nó thúc hai giọng, thúc gù. Một con chân như que tăm vì nó gù chồng đấu ( bóng chồng() .Mâu thuẩn thay.Mạnh dạn nêu vài  nhận xét nông cạn, các cụ bàn luận thêm cho sôi nổi !
[/quote]

Đồng ý với cụ là trong quá trình nuôi, chăm sóc... và các yếu tố ngoại cảnh có làm thay đổi chút ít. Nhưng nhưng điều tui gạch chân thì chưa nhất trí với cụ:
- Không thể khô rồi sẽ mốc: Cụ nên thấy: mốc thì mốc ở vẩy chân hay mốc ở chỉ vảy chân. Cái này là nguyên căn đó nghe, nếu khôg sẽ bị nhầm sang cái khác.
- Màu thì màu đỏ tím: Cái này mình nghĩ có liên quan một phần tới tuổi rừng: Điều này sai cơ bản nghe cụ. Chim đồng bằng khi non rồi nuôi thêm thì có phần đúng, nhưng với chim rừng thì chưa đúng nghe cụ. Chim rừng ít chịu thay đổi theo môi trường, ngoại cảnh hơn đấy.
Chim rừng tui bẫy đc chưa đủ hạt cườm chân đã tím lịm, to, vảy nhặt (nhưng chưa khô-mốc). Nuôi thêm, chân khô, tím hơn nữa và mốc. Vảy ống chân, vảy ngón chân gồ cục lên nữa mà có 3 tuổi lồng (4 tuổi đời, gần 2 tuổi mồi) nhiều người nhìn nghĩ con này gần... 20 tuổi là cái chắc. làm mồi bắt được trên 10 bổi mà bản lĩnh trận mạc như mồi chai, rất êm lồng và dễ bảo vì em nó: giọng Thổ pha, chân to (vuông) tím, vảy ống nhặt gồ; ngón chân dài gồ cục, vảy nhặt, móng cong-đen xì. Chính vì vậy mà gần đây tôi thích chọn bổi non ở rừng về làm mồi (chọn thật kỹ mặt, mắt, chân, mình; luyện mồi phải nghiệm ngặt, chuản bài bản không thì thành khách ngay). Đọc đến đây, với trình của cụ chắc cụ đã hình dung ra cấp người, cặp mắt, bộ quy-cườm em nó rồi nhỉ...  ha ha ha...
Chơi mồi cũng lắm công phu...
« Sửa lần cuối: 06/06/2012 08:50:22PM gửi bởi Cu gay Thodong »

thanh.nguyentrung

  • Jr. Member
  • **
  • Bài viết: 21
  • Thanks 1
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: tứ chân khô !
« Trả lời #18 vào lúc: 06/06/2012 08:33:31PM »
sao mình không thấy được bất cứ tấm hình nào của a cugayquangninh hết vậy ta ?có ai biết máy mình bị sao không chỉ mình với ?

cugayquangninh

  • Hội cu gáy đấu org QNinh
  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 938
  • Thanks 473
  • 0978795666
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • www.youtube.com/sonhacoi
Re: tứ chân khô !
« Trả lời #19 vào lúc: 07/06/2012 12:07:47AM »
sao mình không thấy được bất cứ tấm hình nào của a cugayquangninh hết vậy ta ?có ai biết máy mình bị sao không chỉ mình với ?
Bạn ơi mấy hôm trước mình vẩn thấy hình bình thường ,mà sao bây giờ mình cũng không thấy gì cả, chỉ thấy hình của cugayquangngai thôi !Cái nầy phải nhờ BQT sửa giúp lại mới được !
Sống ! Không chỉ nhận cho riêng mình .
Sơn- Hà Cối
https://www.facebook.com/cugayquangninh.son

 

Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent