Thân chào cả nhà !
Nói về nghệ thuật chơi cugay thì mỗi người , mỗi cá nhân có 1 phương pháp nuôi dưỡng và huấn luyện của riêng cá nhân mình , có người xem đó là bí kíp của riêng mình và ko bao giờ truyền cho ai bao giờ ( trừ người thân hoặc bạn cùng chơi tri kỷ ) vì thế hôm nay cugayquangngai xin được viết bài về cách huấn luyện bổi thành mồi , từ ý kiến của riêng cá nhân và kinh nghiệm đúc kết của bản thân qua năm tháng chơi cugay trong bài viết tôi có sử dụng một số tài liệu tham khảo của anh TRONGNGUYEN . cho nên có những quan điểm tương đối giống với bài viết của anh nguyên , nhưng nếu các bạn đọc kỹ sẽ thấy được sự khác nhau cơ bản , bài viết chắc chắn con nhiều sai xót vì thế mong anh em xem và cho ý kiến để chỉnh sữa thành bài viết hoàn chỉnh , để làm tài liệu cho anh em nào thích chơi cu gay mồi cây .
Nghề chơi cugay quả thật là cầu kỳ và phải có niềm đam mê thật sự mới có thành quả , theo tôi đỉnh cao của nghệ thuật chơi cugay là chơi mồi cây .
Vì sao lại thế ? thì tôi xin thưa như sau :
Các nghệ nhân thường nói với nhau rằng: Bắt được một con bổi hay đã khó, mà nuôi nó nổi lên để làm con mồi càng khó hơn nữa ,có con nuôi gần chục năm vẫn chưa nổi nhưng có con nuôi chỉ vài tháng là mang đi tập được .thường thì nghệ nhân cho rằng con nào nuôi sớm nổi thì mau tàn nhưng theo tôi thì không đúng .chỉ vì xem tướng tá chưa hết giá trị, đánh giá chưa hết tài năng của con mồi nên mới nói vậy thôi .Con nào mà "phụng vỹ đầy đủ" và các yếu tố đi kèm như thân hình , cườm , bộ dặm , màu lông , cặp chân ... thì nuôi đến già vẫn là con mồi hay.nhưng muốn có được con mồi như thế thì phải qua 1 quá trình tập luyện vô cùng gian nang và vất vả , và nhất sự kiên kỳ của chủ nhân . nuôi chim hay thì thường có chứng kiểu như theo đuổi 1cô gái đẹp luôn phải chiều chuộng em ta vậy heehe. vì hoa hồng nào đẹp mà chẳng có gai chứ ? nhưng ta phải biết làm thế nào để bẽ gãy cái gai đó đi , cung như con chim hay vậy nó hay nó tài tính khí nó cũng rất chi là khó vì thế và phải biết , phải hiểu và phải chinh phục nó vì ta là chủ nhân của nó sau này nó sẽ phục vụ cho ta mà !
Trong quá trình tập luyện chúng ta luôn gặp những điều bực tức , và những điều ko mong muốn vì thế trước khi đi tập 1 con bổi thì trong quá trình nuôi dưỡng chúng ta phải để ý xem con bổi nó có những hành vi gì , ăn uống ra sao , có sở thích gì /. Thích ăn gì ? thích treo cây rậm hay cây thoáng ? thích treo cây cao hay thấp ?...... nói chung chúng ta phải hiểu tính cách của từng con bổi và phải dành tình cảm của mình như 1 người bạn thì chúng ta sẽ sớm tập luyện em bổi đó thành mồi .
Nhưng xin lưu ý : không phải con bổi nào cũng có thể tập thành mồi được nói thẳng là không phải con bổi nào cũng có thể trở thành chim mồi được ,cũng giống như trong quân đội không phải ai cũng có thể trở thành tướng được , mà đã trở thành tướng thì không phải ai cũng trở thành tướng tài giỏi cả . cho nên khi nuôi 1 con bổi đi tập thành mồi trước tiên ta phải em em nó có yếu tố bắt bổi và sát bổi hay không đã nếu ko có thì đừng nuôi và cũng đừng bao giờ đi tập làm gì vì nó sẽ không bao giờ thành mồi được đâu , chỉ làm cho ta tốn thời gian và công sức mà thôi ( chuyên đề chim sát bổi ) tôi sẽ đăng vào thời gian tới .
Khi con bổi ta nuôi đã nổi đừng mang đi tập vội mà ta phải chờ cho nó nổi mùi, nằm xuống vỹ mà giật "sa cầu nhịp cánh" hay là nó gáy gù như điên cuồng vậy ... Nhưng nhớ phải theo từng giai đoạn đừng có vội vàng mà hư việc nghen đừng nên quá vội vàng mà “ tốc giục bất đạt “ đó .
- Bước 1:
Trước tiên ta phải sang em nó ra cái lồng bẫy bao phủ lá như lồng đánh thật vậy
Tập treo cây, nay treo cây này, mai treo cây khác, mỗi cây treo ở nhiều vị trí cao, thấp khác nhau.bữa cây rậm bữa cây thoáng , trong nhà thì nay chỗ này mai chỗ khác . Khi nào thấy ở từng vị trí chim đều gáy tốt là đạt. Tiếp đó cho làm quen với rừng hoặc những vườn xung quanh có cảnh đẹp nếu có bổi về thì còn tốt , ở giai đoạn này ta chỉ đi bộ thôi ngày đầu khoảng 1-2km treo nó 2 đến 3 kèo. Tốt nhất là nên đi đến nhà bạn chơi cùng nghề treo cho em nó đấu với mấy em của chủ nhà , và tiện thể ngồi uống nước trà đàm chuyện cu cò hehe. Nên nhớ treo nó ở cây thông thoáng trước xem nó có chịu gáy hay không? Lúc đầu có thể chim chưa gáy (mặc dù ở nhà đã gáy ầm ĩ) các bạn nên nhớ là phải kiên nhẫn nhé! Một vài lần như thế là chim sẽ gáy thôi (khi chim gáy một vài tiếng là được rồi, là thành công bước đầu rồi đó). Canh giờ xem bao lâu nó gáy ... khi bổi bay ngang nó có gù phóng hay không? bổi nhập cây nó có dám gù hay không?
+ Ở trường hợp này mà nó không dám gù với con bổi ta phải quan sát xem nó có sù lông lên tìm đường đi ra ngoài cắn mổ hay sợ co ro nằm im như gặp ma lạ ...
Nếu xù lông lên, tung bạch bạch thì hai ngày sau đi bẫy tiếp, còn teo lại thì đem về nuôi tiếp ...
+ nếu nó dám đấu với bổi thì để cho em nó đấu cỡ 30 phút thì lấy em nó xuống đi chỗ khác treo vát khác xem em nó thử có chơi liền ko ? cứ như thế thời gian cho đấu với bổi càng tăng lên cho đến khi nào em nó thật căng như ngoài đời là ok cho bắt bổi được rồi .
+ khi đi bẫy nếu Nó dám gù đấu với con bổi ta cho nó đấu tự do không can thiệp.... nếu may mắn bắt được con bổi ta đừng gở bổi vội mà để cho con bổi vùng vẫy khoảng 15 đến 20 phút ta xem con mồi có dám gáy gù hay không?
* Nếu nó dám gù thì anh nầy là loại lì lợm không sợ bất cứ con gì, kể cả bồ cắt, ngày mai mang đi tiếp nhưng treo nó vào cây rậm, xem nó có dám gáy gù không ... Ở giai đoạn một này con bổi mà lì như trên thì ta chỉ cần đi khoảng 10 ngày mà ngày nào nó cũng gáy gù, dù cây thưa hay cây rậm, dù trong mát hay ở ngoài nắng mà nó vẫn gáy thì coi như ta đã thành công được một bước đầu ...
* Nếu bổi dẫy bao nhiêu nó dẫy bấy nhiêu thì anh này nhất định tắt tiếng ít nhất cũng một tuần( loại này rất dễ bị bể khi gặp bổi dữ và gặp sự cố như bồ cắt , bìm bịp nhảy vào và nhất là tuổi thọ đứng lồng không bao giwof cao được ....)chờ khi nào nó gáy gù trở lại ta mới mang đi tập tiếp loại này tập vất vả đây. Loại này Ta nên áp dụng chiêu sau: Khi có chim rừng đến các bác để cho chim mồi đấu với chim rừng một hồi rồi đuổi chim rừng đi. Một lúc sau chim mồi gáy gọi chim rừng đến ta lại cho đấu một lúc rồi đuổi chim rừng đi, cứ lặp đi lặp lại nhiều lần như thế nhé, đừng ham cho đấu nhiều, nhỡ gặp con chim già rừng nó dọa chim mồi là hỏng đấy, đừng bao giờ làm chim mồi nhụt chí (tương lai của nó còn cả ở phía trước mà).
Sau nhiều lần đi tập (thường là khoảng gần một mùa bẫy ở miền trung ,.. khoảng từ tháng 2 đến tháng 8 âm lịch với thời lượng 1 tuần vài lần đem tập) chim mồi đã gáy thuộc và có đủ bản lĩnh rồi thì ta mới mang chim ra trận
Bước 2 :
Cho quen dần với xe cộ ...và khổ ải :
Ngày đầu cho nó lên xe nổ máy để đó thỉnh thoảng rịnh rịnh vài phát ...sau đó chạy đến nhà bạn chơi treo lên cho em nó đấu với mấy em gáy của chủ nhà khoảng 30 phút mang nó treo lên cây gần nhà hoặc đi vào bãi đánh xem có còn dám gáy gù không? làm như vậy hai ba ngày gì đó. Nếu nó vẫn gáy gù bình thường thì ngày hôm sau ta chở nó đi xa hơn và nhớ là phải đi nhiều loại đừng khác nhau , hôm đường tốt hôm đừng xấu gồ ghề ,đánh thử vài kèo sau đó mang nó về (nhớ là chạy xe chậm chậm thôi nghen chứ chạy nhanh quá coi chừng nó bị bể xe, cứ đi bộ thì gáy gù mà mang lên xe thì tắt tiếng ....nhớ nghen từ từ thôi, dục tốc bất đạt ...)
Đi ba ngày liên tục sau đó nghỉ hai ngày cho nó lại sức, ở thời gian này ta chỉ đi một buổi thôi nhưng hôm nay buổi sáng thì ngày mai đi buổi chiều, hôm nay treo cây rậm, ngày mai treo cây thưa, chổ mát chổ nắng ....
Sau đó ta đi xa hơn khoảng 30 đến 40 km mà tốc độ xe chay60 đến 80 km/h mà nó vẫn gáy gù thì coi như ta đã thành công bước nữa rồi ...
Bước 3:
Ra trận lên rừng chinh phục bổi .
Ở giai đoạn này ta cho nó làm quen với việc đi xe trong đêm đến sáng thả ra là đánh liền, vừa mệt vừa đói ....tập cho nó quen dần với việc đi xa, đói khát, lạnh, tốc độ xe ... nhưng nhớ đi trong ngày về thôi, khoảng 100km là được, về cho nó nghĩ 2 đến 4 ngày sau đó ta đi tiếp Cho nó va chạm với đủ loại bổi, dữ có, hiền có .... đủ giọng son, sấm, thổ, đồng ...coi nó phản ứng ra sao, nó có sợ giọng nào không? (nếu nó sợ giọng nào đó thì nên tránh giọng đó ra , chứ em nó ko dám chơi hoặc nếu có chơi thì cũng lấy lệ thôi ...) Dù là rừng sâu hay rừng thưa mà nó vẫn gáy gù coi như ta đã hoàn tất quy trình huấn luyện một con mồi cây ....giờ thì ta chỉ còn chờ nó trổ tài mà thôi ....
Xin lưu ý : trong quá trình tập luyện ta phải quan sát cho kỹ con bổi đi tập có điều gì kỳ lạ ko ? ví dụ như bỏ ăn , hay ăn nhiều , ỉa phân tốt hay xấu ? mà có cách xử lý , nếu em nó ăn ít hoặc ỉa phân ko tốt thì ko nên đi tập mà nên nuôi dưỡng cho em nó bình phục rồi hãy đi tập lại nha .
Chúc các bạn thành công.