Nhanhot viết mấy dòng này cho những anh em mới chơi, còn những anh em kinh nghiệm rồi thì sẽ thừa, nhưng cũng mong anh em nhiều kinh nghiệm góp ý thêm để hoàn thiện.
Để chọn một con chim bổi thì tài liệu đã viết rất nhiều. Từ tướng tá, chân cẳng, phong cách , nước nôi, giọng... cái này thì có thể ai cũng đã đọc . Tuy nhiên từ lý thuyết tới thực tiển là một khoảng cách khá xa.Ví như cái màu chân chẳng hạn, có tài liệu nói: nên tránh xa những con chân ướt, chân tôm. Chỉ một từ Tôm thôi mà nếu k được anh em giúp thì đến nay mình vẫn chưa thể hiểu đúng về nó. Màu vỏ tôm luộc hay là chân cong như lưng tôm ?
Nếu anh em đã rành lý thuyết rồi, nhưng ở địa phương có truyền thống chơi đất, bổi hiền, khó bắt cây thì làm sao biết được nước chơi một cách chắc chắn trên thực tế mà sau đó, tướng tá, hình dáng chỉ bổ trợ thêm khi mình đã bắt được nó ? Có một cách rất đơn giản: chọn địa thế xong, chịu khó úp bội, cắm dò sẳn sàng. Treo bẹo thế thần đàng hoàng cho bổi về đấu hết nước, nếu bẹo cho vô luôn lụp cây thì càng tốt, nếu bắt được thì khỏi nói, còn nếu không, cho nó đấu đã, say mồi thì giả vờ đi tới nhẹ nhàng cho nó lãng ra, sau đó thả mồi đất vào, bẹo làm việc và phần còn lại là của mồi đất, thế thì khỏi phân vân về nước chơi của con bổi bắt đất nữa nhé !
Trên thực tế, có những con chim bổi khôn, hay chỉ cần đánh 3 lần, cứ cho là đổi 3 mồi đi nữa là 9 lần đánh, có thể cho khoảng cách giữa các lần bẫy trải dài suốt mùa bẫy ( khoảng 5 tháng ở trên mình) thì nó cũng đã rất trận và rất khó bắt nó dù mồi có hay cỡ nào. Mấy hôm, có mấy bạn tranh luận về mồi cây, mồi đất, mình k tham gia, theo mình, cây, đất đều có vẻ đẹp của nó, còn tùy thuộc vào ý thích chơi của từng người. Mồi cây bổi chưa trận thì bắt k khó hơn mồi đất ( có bữa mình tém 4 con trong 4 kèo, có bữa đến 11 h mình tém 6 con, bữa sớm nhất 7h8' mình bắt được 3 con, một bữa 7h10' được 3 con). Còn bổi đã trận, biết dò thì dù mồi đất có hay đến mấy cũng phải cần kinh nghiệm của người sử dụng. Hiện mình đang nuôi một con thổ sấm của hội chú Sáu Anh, anh Thành ( SG ) tặng lại. Trên này chưa có ai đánh đất, vậy mà cứ mồi đất nào đưa tới là nó làm bế con đó, tới giò thì né rồi nằm đó dằn bổi. Sau đó, chú Sáu phải dùng con mồi trần, cắt ngắn cỏ và cắm dò vô sát cây cỏ thì mới bắt được. Nhiều khi nghĩ tiếc của trời nên cứ có con nào hay là mình cố bắt bằng được ( Cũng chỉ để nuôi cho vui, rồi tặng anh em chưa có ) mà cũng có bắt được nó đâu, chờ thì sợ nó bỏ đi mất và thực tế đã đi mất rất nhiều con.
Vì thế, có một kế nhỏ dành cho anh em mới tập chơi nhé.
-
Hãy làm nó lộ diện rồi bắt nó .