- Như các bác đã nói ở trên các tỉnh phía Nam gần như không chơi cu gáy đấu mà chỉ chơi cu gáy mồi còn các tỉnh phía Bắc thì ngược lại. Về quan điểm thẩm âm vì vậy cũng có nhiều điểm không đồng nhất nhưng xét 1 cách toàn diện cũng như mổ xẻ phân tích thì thực tế 2 là 1 mà thôi,tại sao nói vậy? chỉ bởi tại quy ước mỗi vùng miền có các điểm khác nhau về cách gọi và thuật ngữ.
- Cần nói rõ hơn để các bác nắm được và tránh xảy ra hiểu lần lẫn nhau trong khi nhận xét âm giọng 1 con chim nào đó. Ở miền Bắc đa phần các vùng khi nhận xét âm của 1 con chim thường dùng 1 từ chung cho những con chim có giọng pha là. Thổ pha dù hàm lượng pha của nó lớn hay nhiều thì trọng âm khi nó phát ra đầu tiên là gì thì người ta lấy trọng âm đó làm chuẩn để gọi
-VD Con chim phát ra âm Cục ở tiếng đầu thì nó thuộc THỔ
-VD Con chim phát ra âm Co ở tiếng đầu thì nó thuộc KIM
-Vậy các bác hiểu nôn na là âm vực chính phía bắc chỉ chia 2 loại là Thổ và Kim mà thôi cho nên bác mới hay gặp những nhận xét về giọng với thuật ngữ " THỔ PHA " đó là thuật ngữ bao hàm và dùng để nói 1 cách chung chung nhất về âm của 1 con chim nào đó khi không nhất thiết phải phân tích tỷ mỷ và đa phần những người sưu tập âm cu gáy đều thích âm chuẩn THỔ hoặc KIM.
-Thêm 1 dẫn chứng nữa để các bạn dễ hình dung, đó là các bạn có nghe thấy người chơi cu ở tỉnh phía bắc nào gọi con chim có âm " KIM ĐỒNG " tên khác là ( son đồng , còi đồng ) thành ĐỒNG KIM không? cứ cho là âm đồng nó nhiều đi ?
+ Ý nghĩa của việc phân tích và thảo luận này là gì ? -Vậy nên khi chơi chúng ta có sự giao lưu, học tập lẫn nhau và trong quá trình chơi chúng ta hiểu được thêm nghĩa của nhiều thuật ngữ vẫn dùng tại 2 miền < NAM-BĂC >. Hiểu để tránh tranh cãi, hiểu để khi nghe người ta nói mình biết họ đang nói cái gì. Vậy khi biết rồi thì bản sắc của ta thế nào, thuật ngữ thông dùng đối với mọi người tại các vùng nơi ta đang sống thế nào ta vẫn phải giữ nguyên như vậy chứ không khi ra đường sợ nhất mình nói mà mọi người lại nghĩ mình có vấn đề
-Cũng chính vì giữ cái bản sắc riêng mà suốt mấy ngàn năm qua dân tôc Việt mới không bị Ngoại sâm đồng hóa. Phạm vi nhỏ hơn 1 chút là bản sắc nói chung của làng quê phía bắc khác làng quê phía nam, miền trung hay tây nguyên. Chính điều này làm nên sự đa dạng và về văn hóa Việt nói chung và đất nước con người Việt nói riêng