Kính thưa các bác nghệ nhân cao tuổi thưa toàn thể anh e diễn đàn. Đúng là mỗi vùng miền có những cách chơi và tiêu chí đánh giá chim hay dở khác nhau. Qua các bài viết mình đã đọc của cả a e diễn đàn mình cũng như nhiều diễn đàn khác mình thấy đa phần các bác đã đánh giá và nhận định nhầm lẫn nghiêm trọng về tiếng ( CHU ĐE ) trong tiêu chí đánh giá 1 con cu gáy hay theo quan điểm chơi của ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ. Xin nói rõ tiếng CHU ĐE của con chim khi nó ra giọng là: Khi nó gáy trận ( đấu giọng ) nó chỉ gáy và phát ra 3 âm tiết là :
CỤC CU CU. Hoặc đảo đổi CỤC CÙ CU. Hoặc CỤC CÚ CU. Hoặc CỤC CÚ CÙ. Thì sau 3 tiếng đó nó sẽ có 1 tiếng phụ đi kèm nhưng âm tiết nó phát ra không phải là tiếng CU như các bác vẫn biết đâu mà âm tiết nó phát ra là tiếng GỤC. Tiếng có thể nặng nhẹ tùy vào bộ hơi và thể lực của con chim.
- Tóm lại tiếng CHU ĐE của 1 con chim gáy đấu nó phát ra âm tiết là CỤC CÙ CU. " GỤC " Tiếng này đi liền ngay sau 3 tiếng gáy trận như tôi đã nói trên, chứ không phải như các bác, các a e vẫn thấy người ta mô tả là như tiếng gió thổi qua ống trúc hay âm phát ra là CU đâu nhé.
Còn cái gọi là thúc lại cốt thì bác Gấu đã nói quá rõ rồi hay dịch sát nghĩa hơn ở Hải Phòng chúng tôi gọi là những con gáy thừa hoặc có chỗ gọi là lèo đôi hay lèo 3 nghĩa là :
-Gáy- Cục cu cu. cu cu ( thừa 2, hay lèo đôi)
-Gáy- Cục cu cu. cu cu cu ( thừa 3, hay lèo 3 )
+ Ngay như trong clip con chim của bạn Son Đồng Thổ. Con chim như vậy chỗ mình gọi là gáy đủ. Cõ nghĩa là gáy đủ 4 tiếng Cục cu cu. cu tùy âm giọng mỗi con chim nên mỗi con ra tiếng có khác nhau 1 chút nhưng tóm lại là vậy. Còn clip nó gáy hoàn toàn ko có tiếng chu đe hoặc nó có nhưng ko ra tiếng, bởi vì chỉ khi nào con chim nó đấu với nhau thật căng + xà cầu nhíp cánh nó mới ra tiếng CHU ĐE. Mà không phải con chim nào cũng có CHU ĐE và đấu vơi con nào nó cũng ra CHU ĐE. Tại sao vậy? có 2 nguyên nhân.
- t1 : Do tố chất từng con chim có con có, con ko mà đa phần là ko có
- t2 : Do khi ra tiếng CHU ĐE tức là con chim đã xử dụng hết công lực và vốn liếng nó có cho nên phải gặp đối thủ ngang tầm hoặc cao hơn nó mới ra CHU ĐE, còn không nó không ra.
- Giải nghĩa từ CHU ĐE - Tức là tiếng hay âm thanh mà con chim phát ra để ĐE dọa đối phương những con chim ra 1 tiếng thì gọi là CHU ĐƠN, ra 2 tiếng liên tiếp nhau gọi là CHU ĐÔI. 3 tiếng trở nên gọi là CHU DÂY. Những con chim có CHU ĐÔI, CHU DÂY cực hiếm 1000 con thậm chí vài triệu con mới có 1 con.
Trong thi đấu cu thì những con có CHU ĐE luôn chiếm ưu thế và tới 100% dành thắng lợi nếu như đối thủ của nó không có tiếng CHU ĐE đáp trả. Nhưng nếu cả 2 con đều có CHU ĐE đấu với nhau thì sao?
Lúc này con nào ra CHU ĐE nhiều hơn con đó sẽ chiếm ưu thế + độ lì + dai, bền hơi + kinh nghiệm chinh chiến. Kinh nghiệm ở đây là biết thăng biết trầm biết lúc nào gáy mau hay lúc nào nên hạ nhịp. ra giọng ( giọng được nói chính là các tiêu chí nhắc tới ở phần dưới ).
+ Tiếng CHU ĐE nói riêng là 1 trong những tiêu chí cơ bản nhất tối thiểu nhất và cũng là cần nhất để đánh giá 1 con chim cu gáy hay theo quan điểm chung về chơi cu gáy của khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ và của bộ phận những người chơi cu gáy theo trường phái GÁY ĐẤU nói riêng. Nhưng 1 con chim gáy được người chơi săn tìm và mơ ước sở hữu phải là con chim hội tụ được nhiều nhất những tiếng quý bao gồm :
* LÈO- CHU - NGỌNG - VẤP - BÓNG VẶT - BÓNG TRƯỜNG - GÙ CHỒNG ĐẤU - MƠ .
Và 1 chất giọng ( thuộc tính âm giọng) hay, hiếm bao gồm những loại sau:
* 1-Thổ đồng ( cái này ko có,chỉ có trong truyền thuyết nhưng chạm đồng nhiều thì có).
2-Kim chuông.
3-Kim vắt. >> đồng nghĩa ( Còi vắt ).
4-Thổ rền.
5-Thổ sấm.
6-Thổ bầu.
+ Con chim nào mà bản thân nó có được nhiều nhất những tiêu chí trên thì được đánh giá là những con chim hay chim quý hiếm, (nhiều giọng) bởi đa phần mọi con chim
-1 là không có các tiếng như đã nói trên ( gáy trơn ) .
-2 là có cái nọ mất cái kia.
-3 là không có những thuộc tính âm phát ra như đã nói trên.
Với khả năng và kiến thức nông cạn của cá nhân, tôi có vài dòng trên. Nếu có thiều sót mong các bác, các anh em trong diễn đàn bổ sung thêm. Tất cả vì lợi ích kiến thức của mỗi chúng ta nói riêng và sự phát triển lớn mạnh của diễn đàn nói chung.