Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Tác giảChủ đề: Cách xử lý cu gáy mồi bẫy lồng(lụp) khi bị bồ cắt vồ ( chụp )  (Đọc 2202 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

cugayquangngai

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 1840
  • Thanks 526
    • Xem hồ sơ cá nhân
Thân chào anh em !
hôm nay cugayquangngai xin được viết bài này , để chia sẽ  thêm kinh nghiệm của bản thân với anh em chơi cugay cách xử lý cu gáy mồi khi bị BỒ CẮT vồ  !
Đây là kinh nghiệm thực tế của bản thân tôi khi đi bẫy cu gáy , sẽ bổ sung thêm vào các bài viết mà anh em đã chia sẽ trước đó có gì thiếu xót mong anh em thảo luận , chia sẽ , góp ý thêm để hoàn thiện hơn .
Nói về bồ cắt ( chim săn mồi )  có thể chia làm 2 loại như sau :
Loại 1 : là bồ cắt lớn như : đại bàng , chim ưng , chim ó , diều , quạ, ... loại này không đáng sợ vì chúng to lớn dễ phát hiện mà chúng ít săn hay không săn cu gáy , cu gáy thấy loại này chỉ giật mình thôi không sợ vẫn gáy gù bình thường khi không còn thấy bóng dáng chúng nữa .
Loại thứ 2 : là bồ cắt nhỏ ( gọi là bồ cắt cu ) loại này là khắc tinh chuyên săn cu gáy làm thức ăn có màu rằng hay màu xám  , loại này nhỏ bằng cổ tay ( to lắm thì bằng con chim khứu thôi ) hay đứng trong những cây rậm , bụi rậm , những cây khuất dễ mai phục .
* khi cugay gặp loại này vồ phải  thì ta xử lý như sau :
- Cách  thứ 1 : nó chưa nhảy vào lồng cu mồi mà bị ta phát hiện thì nhanh chóng , cầm sào tới đuổi và la thật to như đuổi gà vậy . Cho chim mồi mình đỡ sợ phân tán tư tưởng bớt , vì có con cu mồi yếu mật nhát gan chỉ thấy bồ cắt là ngã đùng ra chết mà dân chơi cu gáy gọi là bị lưng mật do sợ quá nên chết .Và đem mồi xuống lấy ít nước ngậm phun cho ướt cu mồi tủ áo lồng lại  đi chỗ khác treo chứ để đó nó không gáy nữa đâu .
- Cách thứ 2 : là cu mồi đã bị bồ cắt tấn công bồ cắt đã nhảy vào lồng và mắt lưới và làm cu mồi mình te tua  ,thì ngay lập tức cầm sào chạy tới hạ cu mồi xuống đất , nếu cu mồi bị giết chết rồi thì bó tay thôi do số nó xui thôi , xin chia buồn cùng anh em .
còn nếu cu mồi còn sống thì xử lý như sau :
+ Bước thứ 1 : anh em nhanh chóng lấy áo lồng phủ kín con chim mồi lại sau đó cầm con bồ cắt thật chặt ( cẩn thận cặp chân móng nó sắt lắm đó ) tay còn lại bẽ gãy hai của nó làm nhanh lên nha , sau đó lấy ra khỏi lồng rồi nhanh chóng lo cho cu mồi đã .
+ Bước thứ 2 : anh em nhanh chóng lấy nước đem theo uống nếu không có thì lấy nước suối ... miễn là nước sạch thôi . Tưới điều và ướt đẫm hết lồng mà phải cho chim ướt luôn nha mới tốt càng ướt nhiều còn tốt nhưng đừng tưới nhiều lần nha ( chỉ cần 1 lần thôi ) tưới xối xã vào đừng có tiết kiệm nước nha các bạn . Nếu gần con suối thì còn tốt bạn đem nguyên cái lồng và con chim nhúng thật mạnh và nhanh xuống dòng suối rồi lấy lên thật mau . Lúc đó chim có thể bị thương và rất hoảng sợ bạn nên ngồi gần và suýt gió theo tiếng cu gáy hay vuốt ve cho con cu mồi của bạn an tâm  bình tĩnh lại vì đã có chủ nhân bên cạnh .
sau khi làm xong các thao tác trên bạn nên xách chim ra chỗ thoáng đoãng có vùng đất thoáng ,có ánh nắng mặt trời rồi hạ thổ cho chim ăn đất và tắm nắng nha bạn cũng ngồi gần gần đó thôi cho chim yên tâm . Khi chim đã tắm nắng rỉa lông và bình tĩnh phần nào  , thì bạn xếp lồng bao lồng lại không treo chim nữa đem về nhà .
+ Bước thứ 3 : khi đem về nhà bạn cần sang chim ra lồng rộng , nếu chim bị thương như : rách thịt , trày da ... thì bạn pha nước muối loãng rửa sạch vết thương thoa thuốc là khỏi , còn nếu vết thương nặng thì bạn phải lấy kim chỉ khâu vá vết thương lại để cho vết thương mau lành , sau đó  cho ăn uống đầy đủ cho chim lại sức và dưỡng thương . Sau 1 thời gian khi thấy chim đã mạnh trở lại như lúc xưa thì tiếp tục sang vào lồng bẫy đi ra chiến trường tập luyện xem lại độ căng ra sao nếu chim vẫn ngon lành không có vấn đề gì thì ta tiếp tục chiến đấu như xưa . Còn nếu bị bể thì bạn phải chịu khó tập luyện lại cho chim quen dần và sớm ngày lấy lại phong độ , còn nếu bị bể luôn không dùng được  thì bạn phải kiếm em mồi khác thôi .
* Đó là kinh nghiệm của bản thân tôi , đã cứu được rất nhiều chim cu gáy mồi và sau này có gặp lại bồ cắt thì chúng cũng ít sợ hơn.
Chúc anh em thành công
thân chào !

P/S: Nếu BQT sau khi duyệt bài thấy bài viết này là cần thiết thì xin cho nó lên trang đầu , để anh em nào khi cần hay gặp phải thì dễ tìm ra để tham khảo khỏi mất công tìm kiếm .
Xin chân thành cảm ơn .
« Sửa lần cuối: 24/06/2012 05:49:00PM gửi bởi cugayquangngai »
" Núi Ấn Sông Trà Muôn Chim Hót
  Ta cùng Mồi Cây Gác  Say Xưa  "
   ĐTLH: 01285 568 648 Mr: Duy

cugayquangninh

  • Hội cu gáy đấu org QNinh
  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 938
  • Thanks 473
  • 0978795666
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • www.youtube.com/sonhacoi
Thanks cụ Duy ! Bài viết rất hay và bổ ích cho những ai đi rừng gặp phải chuyện ngoày ý muốn , mong cụ phát huy nhiều hơn nữa thanks !
Sống ! Không chỉ nhận cho riêng mình .
Sơn- Hà Cối
https://www.facebook.com/cugayquangninh.son

Đảng Cu

  • Chính thức
  • ***
  • Bài viết: 80
  • Thanks 12
    • Xem hồ sơ cá nhân
Hôm nay vác môi về quê, treo môi suýt dính bồ cắt, hú vía!!!

M.U

  • Chính thức
  • ***
  • Bài viết: 33
  • Thanks 4
    • Xem hồ sơ cá nhân
chỉ 1 thắc mắc nhỏ , sao phải tưới nước đẩm Chú Mồi , cảm ơn Bác đã chia sẽ kinh nghiệm xương máu !

cugaybinhthuan

  • Đam mê
  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 280
  • Thanks 59
  • Học cách chấp nhận để vượt qua....
    • Xem hồ sơ cá nhân
chỉ 1 thắc mắc nhỏ , sao phải tưới nước đẩm Chú Mồi , cảm ơn Bác đã chia sẽ kinh nghiệm xương máu !
chuyện mà tưới nước dấm cho chim thì đó chỉ là kinh nghiệm thôi. Mình cũng biết là khi bị bồ cắt chụp cu mồi thì nên tưới dấm

cugayquangninh

  • Hội cu gáy đấu org QNinh
  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 938
  • Thanks 473
  • 0978795666
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • www.youtube.com/sonhacoi
chỉ 1 thắc mắc nhỏ , sao phải tưới nước đẩm Chú Mồi , cảm ơn Bác đã chia sẽ kinh nghiệm xương máu !

To bạn : M.U
Tưới nước để hết mùi hôi của bù cắt đó bạn !
Đã chơi mồi , phải cắt cánh cho mồi , dù cây hay đất ,như vậy khi gặp nạng bù cắt hay bìm bịp rất dẽ sử lý cứu con mồi.Khi bù cắt dính lụp nên mở cửa cho mồi ra ngoày trước , rồi sử lý con bổi sau !
p/s đã cắt cánh nên nghía bộ cánh thường xuyên chút , chứ không là mồi mất hút luôn đó !  8->
Sống ! Không chỉ nhận cho riêng mình .
Sơn- Hà Cối
https://www.facebook.com/cugayquangninh.son

cugayquangngai

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 1840
  • Thanks 526
    • Xem hồ sơ cá nhân
chỉ 1 thắc mắc nhỏ , sao phải tưới nước đẩm Chú Mồi , cảm ơn Bác đã chia sẽ kinh nghiệm xương máu !
chào bạn
việc cu mồi khi bị dính bồ cắt ta phải tưới nước ướt đẫm cu mồi là vì ta làm như vậy cho cu mồi nhanh quên đi sự việc và sau đó nó sẽ rỉa lông trở lại là lúc nó bớt hoảng sợ và đã bình tĩnh trở lại .Cũng như con người vậy thôi khi ta nằm ngủ gặp ác mộng hay còn thức mà ta gặp 1 chuyện gì đó quá kinh hoàng và sợ hãi thì ta thường đi tắm , tắm xong ta thấy bớt căng thẳng lo lắng và mệt mỏi hơn đầu óc sẽ tĩnh tâm hơn .Nói chung nước sẽ làm con chim sớm bình tĩnh sau sự việc đã trải qua .
thân chào !
" Núi Ấn Sông Trà Muôn Chim Hót
  Ta cùng Mồi Cây Gác  Say Xưa  "
   ĐTLH: 01285 568 648 Mr: Duy

 

Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent