Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Tác giảChủ đề: Làm thế nào giúp chim mau căng lửa khi chuyển vùng chống ngã nước ?  (Đọc 33985 lần)

0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.

comlucky

  • Sr. Member
  • ****
  • Bài viết: 113
  • Thanks 21
    • Xem hồ sơ cá nhân
Chào các bác, Do sự giao lưu chim cu giữa các miền nên việc chim cu mồi chuyển vùng, đổi chủ là bình thường. khi chuyển vùng do khác khí hậu, thổ nhưỡng nên chim sẽ mất lửa, không gáy hoặc chơi chứng..nhiều con bị ngã nước đi ngoài và suy chim. Vậy giải pháp là gì mong các cao nhân thảo luận để đúc kết chia sẽ kinh nghiệm cho mọi người.
Lại trở về rồi, chim cu gáy
Em vì ta, cổ đeo đủ vòng cườm
Giọng buông ấm một hơi hướng cũ
Phà vào lòng ta đang chờ mong .!

Tuanthanhhoa

  • Sr. Member
  • ****
  • Bài viết: 134
  • Thanks 44
  • 0912066316
    • Xem hồ sơ cá nhân
Các bác chia sẻ đi ah. E mới mua một chú chim mồi cũng đang trong tình trạng này do sang tay từ một người bạn ở khá xa.Vừa thay lông, vừa đi ngoài,vừa ủ rũ .Chán !
Nước lên cá ăn kiến,nước xuống kiến ăn cá.

zNavy

  • Khách
Chim của bác trong quá trình vận chuyển chắc bị sốc chim nên mới vậy! Hoặc thể trạng chim thích nghị chậm với môi trường mới.
Đợt trước em chuyển một em, người chuyển đóng gói rất cẩn thận, kèm theo một chai nước ở đấy để nhà xe cho giúp khi hết nước. Ra ngoài này nước vẫn còn em dùng nước và thóc của chủ cũ cho uống và ăn vài ngày mới đổi nước của mình. Chim khỏe re mặc dù đang thay lông, 1 tuần sau về cho đi là bắt đc bổi rồi!
Chúc các bác thành công với những em mổi mới chuyển chủ!

Hoàng ĐL

  • Global Moderator
  • Hero Member
  • ****
  • Bài viết: 372
  • Thanks 351
    • Xem hồ sơ cá nhân
Việc này thường phải làm ngay khi nhận chim về.
Cách làm của tôi (đối với các loại chim và cả cho gà): lấy mấy cục phân giun (đất do giun đùn lên) khoảng 4-5 cục bằng ngón chân cái, pha đều vào 1 lít nước, đun sôi lên, để nguôi đi, giã 2 viên EnevonC hòa tan vào đó, lọc qua bông gòn vài lần cho sạch bùn, được tầm 800ml nước màu còn đục đục (vì không thể lọc cho trong vắt được).
Cho uống nước đó liên tục trong 3 ngày - cho ăn bình thường, tránh gió lùa.
Đơn giản vậy thôi.

TrungKiên72

  • Global Moderator
  • Hero Member
  • ****
  • Bài viết: 300
  • Thanks 144
    • Xem hồ sơ cá nhân
Các bạn biết tư vấn cho mấy anh em chơi cu nghiệp dư như chúng tôi biết với!! Mình cũng có một em chuyển từ vùng khác khá xa tới  Hải Phòng ( Quảng Ngãi) chim thì phần vãn bình thường thay lông xong rồi nhưng nó cứ ủ rũ trông nó khá buồn buồn vậy, đặc biệt không gáy gù gì ( lúc mới về nó có gáy gù nhưng khoảng 1 tháng sau ko gáy nữa )

( Xin lỗi bạn TUẤN vì đã ké vào topic của bạn)
Rất mong được tham vấn của các chiến hữu.

comlucky

  • Sr. Member
  • ****
  • Bài viết: 113
  • Thanks 21
    • Xem hồ sơ cá nhân
Rất mong có thêm nhiều ý kiến chia sẻ kinh nghiệm hơn nữa để giúp anh em chơi chim có được những chú chim hay 1 vùng vẫn có thể chơi hay và ổn định ở vùng khác./ cách chăm sóc phương thuốc thời gian đầu sang chủ mới vùng mới và về sau.
Lại trở về rồi, chim cu gáy
Em vì ta, cổ đeo đủ vòng cườm
Giọng buông ấm một hơi hướng cũ
Phà vào lòng ta đang chờ mong .!

Hoàng ĐL

  • Global Moderator
  • Hero Member
  • ****
  • Bài viết: 372
  • Thanks 351
    • Xem hồ sơ cá nhân
Chim của bạn trungkien "đã" bị ngã nước. Mọi cách làm đều là phòng ngừa để chim không bị hoặc ít bị ảnh hưởng do ngã nước thôi.
Có thể là con chim đó khi mới về bạn nó không bị, hoặc bị ngã nước nhẹ, nhưng bạn cho chơi quá sức (cho đi rừng sớm, đi cả ngày hoặc đi nhiều ngày, để cho đấu ra rả với chim nhà, để bị gió lùa, dính mưa ...) nên lậm nặng luôn. Thường thì ngã nước hay kèm theo kém ăn, xù lông, đi phân lỏng và rụng một ít lông.
Khi đã bị rồi thì chỉ còn nước chịu khó chăm lại. Nói bạn đừng nản nhé - nhẹ thì vài tháng, thay lông xong sung lại, nặng thì phải mất vài mùa lông.

comlucky

  • Sr. Member
  • ****
  • Bài viết: 113
  • Thanks 21
    • Xem hồ sơ cá nhân
Cám ơn bác HoangDL đã chia sẻ kinh nghiệm. Vậy khi chim bị ngã nước thì chữa bằng cách gì và lời khuyên khi chim chuyển vùng là gì ( có nên đem ra rừng ngay hay không có nên cho bắt bổi luôn...) hay chế độ chăm sóc trong bao lâu, thời gian nào thì cho đi bắt bổi được.? Thường thì khi nhận được chim đa phần anh em hay nôn nóng muốn thử chim ngay, đem kè lồng, đem đi ra rừng,..Mong các bác hướng dẫn và chia sẻ cho anh em.
Lại trở về rồi, chim cu gáy
Em vì ta, cổ đeo đủ vòng cườm
Giọng buông ấm một hơi hướng cũ
Phà vào lòng ta đang chờ mong .!

Hoàng ĐL

  • Global Moderator
  • Hero Member
  • ****
  • Bài viết: 372
  • Thanks 351
    • Xem hồ sơ cá nhân
Chim mới chuyển từ vùng khác về thì phải cho dùng thuốc để tránh ngã nước, bổ sung sức đề kháng, tránh gió lùa và tránh dính mưa. Gió lùa sẽ làm nên nhiều điều tác hại lắm, dính mưa thì chim dễ thay lông bất thường - nhiễm lạnh đột ngột.
Ngoài ra, mới về thì không cho:
- Đấu căng với chim khác,
- Đi rừng ngay,
Chim vừa về đến nhà là vừa mới trải qua một đoạn đường dài - rất mệt, cộng thêm lạ khí hậu, chim không thể thích nghi ngay được. Chỉ nên treo chỗ thoáng, cho chim tự sung dần lên, thấy chim sung, khỏe, căng thì mới bắt đầu chơi dợt từ từ. Nếu chim chuyển từ xứ lạnh về xứ nóng thì chỉ nên phơi nắng buỏi sáng sớm, còn thì để nơi thoáng, râm - và ngược lại, nếu chuyển từ xứ nóng đến xứ lạnh thì nên cho phơi nắng nhiều, phơi buổi trưa, còn thì tủ ấm cho chim - làm vậy để chim thích nghi dần.
Nếu chim không bị ngã nước thì chim cần khoảng 15-20 ngày để thích nghi với môi trường mới, còn nếu đã bị ngã nước, lậm nước thì ... không có thuốc chữa mà chỉ có chăm như phần trên tôi đã viết.
Ai có thuốc chữa thì chia sẻ với ACE nhé.

TrungKiên72

  • Global Moderator
  • Hero Member
  • ****
  • Bài viết: 300
  • Thanks 144
    • Xem hồ sơ cá nhân
Cản ơn  A Hoàng, chú Duy gửi ra cho mình có dặn cho nó ăn gun đất  ba tuần sau mới đi dot thử một một buổi sáng , ở nhà  có mấy con  cu khách thôi.
Có lẽ nó bị ngã nước đúng rồi gọng gáy của nó nhỏ đần đi so với mấy ngày đầu mới về.
Anh Hoàng cho hỏi bổ xung thức ăn gì cho nó, ngoài thóc , mè(vừng đen), ngô, kê ..
để cho nó nhanh bình phục nhỉ ?
Em thì thời gian ko có nhiều chỉ có chiều thứ 7 và chủ nhật thỉ có thời gian cham cu cò thôi
 Mong được chỉ giúp
Cảm ơn nhiều !!!

comlucky

  • Sr. Member
  • ****
  • Bài viết: 113
  • Thanks 21
    • Xem hồ sơ cá nhân
Ngã nước là gì Đây là triệu chứng của những con chim khi sống quen đk một nơi , uống nước tại vùng đó nên quen với một loại vi khuẩn nào đó , khi đi đến xứ lạ , uống nước tại đó thì gặp một loại vi khuẩn mới và vi khuẩn phát tán , sinh bệnh . Tất cả do thay đổi khí hậu thổ nhưỡng đặc biệt là uống nước lạ, thức ăn thay đổi.
Vậy khi chuyển 1 chú chim ở vùng mới về tốt nhất kèm theo 1 chai nước mà chủ nhân cũ của nó vẫn cho uống. về cho nó tiếp tục uống sau đó pha dần với nước lavie để chim quen ko bị sốc nước. Nếu không có nước từ vùng cũ thì làm theo cách bác HoàngDL" Việc này thường phải làm ngay khi nhận chim về.
Cách làm của tôi (đối với các loại chim và cả cho gà): lấy mấy cục phân giun (đất do giun đùn lên) khoảng 4-5 cục bằng ngón chân cái, pha đều vào 1 lít nước, đun sôi lên, để nguôi đi, giã 2 viên EnevonC hòa tan vào đó, lọc qua bông gòn vài lần cho sạch bùn, được tầm 800ml nước màu còn đục đục (vì không thể lọc cho trong vắt được).
Cho uống nước đó liên tục trong 3 ngày - cho ăn bình thường, tránh gió lùa.
Đơn giản vậy thôi."  Ngoài ra, mới về thì không cho:
- Đấu căng với chim khác,
- Đi rừng ngay,
Kèm theo cho ăn giun đất, hoặc cứt giun (chống ngã nước cực kỳ tốt)
Còn một số người nói lấy lá cây khổ qua hoặc lá cây chó đẻ vắt lấy nước pha vào nước lavie cho uống cũng rất hiệu quả.
- Tích cực hạ thổ cho chim tắm nắng
Xin mọi người tiếp tục chia sẻ để giúp anh em có những phương pháp tốt nhất.
Lại trở về rồi, chim cu gáy
Em vì ta, cổ đeo đủ vòng cườm
Giọng buông ấm một hơi hướng cũ
Phà vào lòng ta đang chờ mong .!

Tho

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 278
  • Thanks 138
    • Xem hồ sơ cá nhân
Cái vụ này nghe cũng hay hay, nhưng có vấn đề này anh em nào có kinh nghiệm, hiểu biết chia sẽ giúp nhé :
Nghe rất nhiều người nói đa số chim ở vùng miền tây chuyển sang các vùng ở đồng bằng, cao nguyên hoặc ngược lại thì chơi không "ngon". Vì gặp sông nước, rừng núi, khí hậu khắc nghiệt hoặc những con vật lạ chưa thấy bao giờ như bìm bịp, quạ, sóc, bồ chao,.... thì sẽ không chịu gáy. Không biết ý kiến của các bác thế nào ?
« Sửa lần cuối: 27/07/2012 11:18:49PM gửi bởi Tho »
Đêm nằm mơ thấy bẩy cu
Thế là tỉnh giấc soạn cu lên đường
Đến nơi trời sáng vui mừng
Quyết tìm con bổi lẫy lừng về nuôi

langVan An

  • Sr. Member
  • ****
  • Bài viết: 134
  • Thanks 39
    • Xem hồ sơ cá nhân
vấn đề nầy trước đây tôi có hỏi người anh đồng hương lớn hơn tôi 6 tuôi, ổng nuôi nhiều loại chim và cu gáy cũng có nuôi nữa. ổng nói như thế này "mầy cứ bắt mấy con trùn lấy nước sôi đổ vô để nguội cho chim uống thì mầy chuyển chim đi đâu cũng không sao" tôi hỏi 'trùn gì?" ổng nói "mấy con giun đất có khoan trắng ở cổ đó". tôi hỏi "trước khi chuyển hả" ổng uh. các anh em làm thử thử sao. đối chiếu với phần trả lời trên của bác HoangDL thì có lẽ đúng.

comlucky

  • Sr. Member
  • ****
  • Bài viết: 113
  • Thanks 21
    • Xem hồ sơ cá nhân
Mong các bác tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm ..
Lại trở về rồi, chim cu gáy
Em vì ta, cổ đeo đủ vòng cườm
Giọng buông ấm một hơi hướng cũ
Phà vào lòng ta đang chờ mong .!

iloveyou

  • Newbie
  • *
  • Bài viết: 2
  • Thanks 0
    • Xem hồ sơ cá nhân
Chim mới chuyển từ vùng khác về thì phải cho dùng thuốc để tránh ngã nước, bổ sung sức đề kháng, tránh gió lùa và tránh dính mưa. Gió lùa sẽ làm nên nhiều điều tác hại lắm, dính mưa thì chim dễ thay lông bất thường - nhiễm lạnh đột ngột.
Ngoài ra, mới về thì không cho:
- Đấu căng với chim khác,
- Đi rừng ngay,
Chim vừa về đến nhà là vừa mới trải qua một đoạn đường dài - rất mệt, cộng thêm lạ khí hậu, chim không thể thích nghi ngay được. Chỉ nên treo chỗ thoáng, cho chim tự sung dần lên, thấy chim sung, khỏe, căng thì mới bắt đầu chơi dợt từ từ. Nếu chim chuyển từ xứ lạnh về xứ nóng thì chỉ nên phơi nắng buỏi sáng sớm, còn thì để nơi thoáng, râm - và ngược lại, nếu chuyển từ xứ nóng đến xứ lạnh thì nên cho phơi nắng nhiều, phơi buổi trưa, còn thì tủ ấm cho chim - làm vậy để chim thích nghi dần.
Nếu chim không bị ngã nước thì chim cần khoảng 15-20 ngày để thích nghi với môi trường mới, còn nếu đã bị ngã nước, lậm nước thì ... không có thuốc chữa mà chỉ có chăm như phần trên tôi đã viết.
Ai có thuốc chữa thì chia sẻ với ACE nhé.
Tôi cầm chim cu đi gác cũng gần 20 năm. Hiểu biết ban đầu thì ít, được cái kinh nghiệm cũng khá. Theo tôi những gì anh HoangĐL nói đều là chủ quan, suy luận kiểu khoa học là chính.

DinhThuong

  • Hà Cối. Quảng Ninh
  • Chính thức
  • ***
  • Bài viết: 46
  • Thanks 4
  • Hội cugay.org QN
    • Xem hồ sơ cá nhân
Em đọc hết bài thấy bài anh nào nói cũng đúng hết , cảm ơn các anh , nhưng em thấy ngã  nước hay chói nước không phải con nào cũng bị đâu , cũng tùy con thôi , anh em nào mà chim bị ngã nước làm theo cách trên là khỏi
cugay- chaomao là niềm đam mê

Hoàng ĐL

  • Global Moderator
  • Hero Member
  • ****
  • Bài viết: 372
  • Thanks 351
    • Xem hồ sơ cá nhân
Tôi cầm chim cu đi gác cũng gần 20 năm. Hiểu biết ban đầu thì ít, được cái kinh nghiệm cũng khá. Theo tôi những gì anh HoangĐL nói đều là chủ quan, suy luận kiểu khoa học là chính.
Tôi chơi gà đá thường gửi mua gà ở Quảng Ngãi, Bình Định vào Đà Lạt, phải chống chói nước cho gà theo cách trên, làm như vậy bao lâu rồi thì không nhớ, có lẽ từ khi mới bắt đầu chơi gà ...
Tôi hiếm khi nhận chim từ vùng khác về nuôi, nhưng gửi chim của mình đi xa cũng tương đối nhiều và đều dặn anh em chống ngã nước cho chim như vậy. Họ làm có hiệu quả.
Trao đổi vậy để bạn cảm nhận thêm về suy luận chủ quan và kinh nghiệm thực tế.

Hồng Sâm

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 555
  • Thanks 116
  • ------(@_@)------
    • Xem hồ sơ cá nhân
Em đọc hết bài thấy bài anh nào nói cũng đúng hết , cảm ơn các anh , nhưng em thấy ngã  nước hay chói nước không phải con nào cũng bị đâu , cũng tùy con thôi , anh em nào mà chim bị ngã nước làm theo cách trên là khỏi
(*)(*)Cứ như em :-bd  này nói nè cứ làm  :d hết tất cả cách là ổn thôi  bat tay
Niềm vui đẵng cấp và nghệ thuật--------(@_@)-------  lồng lụp lá
                     Tìm hoài một chú chim
             Mail: hongsamnt_86@yahoo.com
          ĐOÀN KẾT (@_@) GẮN KẾT TÌNH THÂN
TÀI CÁN TA BAO NHIÊU MÀ SAO CỨ NÓI NHIỀU HE HE

iloveyou

  • Newbie
  • *
  • Bài viết: 2
  • Thanks 0
    • Xem hồ sơ cá nhân
Tôi cầm chim cu đi gác cũng gần 20 năm. Hiểu biết ban đầu thì ít, được cái kinh nghiệm cũng khá. Theo tôi những gì anh HoangĐL nói đều là chủ quan, suy luận kiểu khoa học là chính.
Tôi chơi gà đá thường gửi mua gà ở Quảng Ngãi, Bình Định vào Đà Lạt, phải chống chói nước cho gà theo cách trên, làm như vậy bao lâu rồi thì không nhớ, có lẽ từ khi mới bắt đầu chơi gà ...
Tôi hiếm khi nhận chim từ vùng khác về nuôi, nhưng gửi chim của mình đi xa cũng tương đối nhiều và đều dặn anh em chống ngã nước cho chim như vậy. Họ làm có hiệu quả.
Trao đổi vậy để bạn cảm nhận thêm về suy luận chủ quan và kinh nghiệm thực tế.
Có hiệu quả là đúng rồi, không làm vậy thì cũng hiệu quả như bác nói thôi. Thực tế chim cu rất khó ngã nước khi chuyển đi xa, 100 con có 1 hoặc không, nhưng cũng hết liền, không có gì nghiêm trọng. Nước tinh khiết + chỉ lúa + tủ áo lồng để 1 chỗ vài hôm là ok. Vậy đấy bác Hoàng ạ!

Hoàng ĐL

  • Global Moderator
  • Hero Member
  • ****
  • Bài viết: 372
  • Thanks 351
    • Xem hồ sơ cá nhân
Cách của bác là "không làm gì cả" - đây cũng là một cách có hiệu quả, mà tôi thấy nhiều người vẫn làm vậy.
Cách này của bác đơn giản hơn cách của tôi - có lẽ do tôi kỹ quá - nhưng quan điểm của tôi là phòng hơn chữa (nhiều khi phòng thì phòng nhưng bị vẫn bị - nhưng dù sao thì có phòng vẫn hơn không).
Lý do tôi phải làm và dặn AE khi chuyển chim, gà cho họ là vì đã thấy nhiều con chim mồi quá đẹp đem từ Quảng, thậm chí chỉ ở Ninh Thuận đến Lâm Đồng thôi - mà bị mất hết lửa không chơi được - nhiều con hư luôn.
« Sửa lần cuối: 30/07/2012 08:47:29AM gửi bởi Hoàng ĐL »

 

Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent