Tôi xin phép gom quá trình cứu một con chim mồi bị suy vào chủ đề này. Hayza, hồi trước mềnh post lang bang quá.
Đây là thông tin về con chim mồi bị suy:
Chữa suy, đau mắt, ké mép.
Con cu mồi bị suy nặng, bắt từ Đồng Nai về Đà Lạt (250km) hôm 20/5. Tình hình của nó khi mới về nhà như sau:
- Suy nặng, ốm, lông xù, sơ nhưng không bở,
- Hai bên mép có hai cục ké gần bằng hạt bắp, ké còn non,
- Đau mắt nặng, đau cả 2 mắt, mắt thường xuyên ngấn nước và chim đã dụi bét lông 2 bên vai.
- Chim lừ đừ, ăn uống ít và có vẻ khó khăn. Chim luôn đứng xù lông một chỗ.
Cách chữa của tôi:
Chữa suy: Nhốt riêng, cách ly, che áo lồng sơ lại (chừa trống 1/3 lồng). Cho uống nước sạch. Để 2 cóng thức ăn: 1 là cóng lúa, 1 là cóng hỗn hợp gồm gạo lức, kê, mè đen. Treo phơi nắng 1-2 tiếng/ngày, không hạ thổ, tuyệt đối tránh gió lùa.
Chữa bệnh: Ngày đầu tiên, bắt chim ra bôi thuốc mỡ tra mắt Tetracyclin 1% (mua ngoài hiệu thuốc Tây - 5.000đ/tuýp). Bôi trực tiếp vào mắt, bôi rộng cả xung quanh mắt. Bôi thuốc vào 2 cục ké, bôi cả vào mép chim, nặn một ít thuốc vào miệng chim (để thuốc ăn vào chỗ lở, ké trong miệng chin - nếu có). Bôi thuốc vào 2 vai - chỗ chim dụi mắt.
2 ngày sau chim tỉnh táo nhanh nhẹn hơn, ăn uống dễ dàng hơn.
Ngày thứ 3 bắt chim ra, bôi thuốc giống như ngày đầu.
Ngày thứ 5 - chim đã hết đâu mắt - không còn dụi mắt nữa, mắt vẫn còn ngấn nước, 2 cục ké mép đã gom, chai cứng.
Đến sáng ngày thứ 6, mắt chim đã khỏi hẳn - không dụi, không ngấn nước. Bắt chim ra mổ nặn ké - một cục bằng hạt đậu xanh, một cục bằng nửa hạt bắp - chim không bị chảy máu do cục ké đã chai già. Sau khi mổ xong thì bôi thuốc như mấy ngày trước. Vẫn bôi thuốc vào mắt nhưng không bôi vào vai nữa.
Ngày mổ ké, buôi sáng thấy chim xù lông, bỏ ăn do đau mép (vết mổ), buổi chiều chim tỉnh trở lại, ăn nhiều. Chim đi phân bình thường, bắt đầu loay hoay khám phá nhà mới ...
Vẫn đang tiếp tục theo dõi, ca này có vẻ khó ...
Sau một thời gian điều trị tích cực thì kết quả tiến triển thế này:
Chữa suy, đau mắt, ké mép.
Con cu mồi bị suy nặng, bắt từ Đồng Nai về Đà Lạt ... ...
Sau khi hết đau mắt và khỏi ké mép thì chim bị lên đẹn họng. Chữa bằng bài thuốc của anh Tuấn - lấy cỏ mực vò nát, chấm mật ong cho uống, uống được 2 lần thì để nó ở nhà, dắt lũ nhóc đi Nha Trang chơi ...
3 Ngầy sau trở về thì thấy có vẻ đã hết đẹn rồi (chim không còn vươn cổ ngáp). Nhưng phát hiện ra nó bị phổi. Triệu chứng là thở khó, luôn hở miệng, hay phập phồng cổ, mũi hơi ướt, đứng gần nghe thấy tiếng khò khè (rất nhỏ). Đang cho uống thuốc gia cầm Anti-CRD.
Hic, xong cú phổi này, dám nó chơi tiếp cú "Ung thư tuyến tiền liệt" luôn quá
Khoảng một tuần sau chim hết khò khè, hết ngáp vặt, nhưng lại lên 2 cục ké bành trướng 2 bên mép, một cục ngay trán, đầu, mặt chim biến dạng méo cả đi vì mấy cục ké -> lại túm ra bôi Tetracyclin 1% (lấy kim trích vào cục ké non trước khi bôi - bôi 1 lần/ngày, vào buổi chiều tối (bắt chim lúc này cho chim đỡ sợ, nhưng chắc cũng chẳng cần vì lúc này mình muốn bắt nó lúc nào cũng được, dạn tay luôn ...). Bôi thuốc liên tục 5-7 ngày gì đấy, không nhớ chính xác. Vẫn cho ăn uống bình thường: Lúa, kê, một ít gạo lức.
20 ngày sau thì mấy cục ké chín lộ đầu, bắt ra nặn ké - rất nhẹ nhàng vì ké đã chín, nặn xong bôi thuốc (vẫn là Tetracyclin 1%). Thả vào chuồng nuôi nhốt tập thể. Chim bắt đầu ra lông.
Khoảng 1 tháng sau thấy mở miệng chiêu buồn - giọng yếu.
Mới sang qua lụp gần 1 tháng nay. Đến nay, chim thay lông gần xong, còn một loạt lông sót, lông chậm rụng, Còn một cục ké bằng hạt đậu xanh nhưng đã chín lộ đầu.
Chim đã nổi mùi, bắt đầu chơi ngọt dần. Kê chim thì chưa gù ngay, nhưng cho đi dợt thử gần nhà thì đã làm việc có nhiệt - có vẻ ham rừng, bắt đầu lấy lại cảm giác bóng.
Em nó hiện nay đây. Bây giờ nó hơi nhợn chủ - do hồi trước túm ra, tống vào, bôi, bóp, xoa, nặn ... nhiều quá mà, hic hic. Nó còn thẹn quá nên không cho chụp hình.
Hôm qua mới làm xong cho riêng em nó cái lụp - up lên cho ACE sẵn đại đao chém tới luôn.