Xin chào tất cả anh em
để tiện việc giao lưu giữa những người mê cugay trên khắp đất nước , hôm nay tôi viết bài này để nói về cách chọn và kiêu tên nước chơi của cugay ở quê tôi nói riêng và các tỉnh miền trung lân cận nói chung .Vì đôi lúc thấy anh em bình luận lại dùng từ ngữ địa phương nói về nước chơi của 1 con cugay nhưng mỗi vùng miền lại gọi tên mỗi khác , nên đôi lúc anh em ở các vùng khác lại ko hiểu .Chính tôi đôi lúc trò chuyện với các anh em cũng là 1 nước chơi của con cugay nhưng mỗi nơi lại gọi mỗi tên khác nhau nên nhiều lúc không nắm được hết vì từ ngữ Việt Nam rất phong phú .Vì thế hôm nay tôi viết bài này để chia sẽ cùng anh em về cách chọn và tên gọi về nước chơi của cugay ở quê tôi .
Nếu luận về con chim cu gáy hay thì rất nhiều vấn đề được đặt ra , nhưng tôi chỉ đi sâu vào 2 vấn đề chính mà theo tôi 1 con cu gáy hay bắt buộc phải có đó là : NƯỚC TIỀN và NƯỚC HẬU PHẢI ĐỒNG NHẤT ( tiền hậu như nhau )
Còn có các yếu tố khác như : CƯỜM , ĐẦÙ , MỎ , CHÂN , MÀU SẮC LÔNG , THÂN HÌNH , TƯỜNG CÁCH , VÀ GIỌNG GÁY . Những yếu tố này các bài viết của các anh em và các nghệ nhân khác đã đề cập tới rồi , nên tôi không nhắc lại nữa .
Phần I : NƯỚC TIỀN
Nước tiền của chim cu gáy được chia ra nhiều loại như sau :
- Thứ 1 : GÙ LỘNG là : chim có nước gù tuyệt vời hiếm có ai mà sở hữu con chim có nước này thi vô giá , chơi không chê vào đâu được với đặc điểm như sau : khi ta đi bẫy chim rừng , khi đem chim mồi đến địa điểm bẫy mà ta không nghe bất kỳ con chim rừng nào gáy , không cảnh thật im lặng , ta bắt đầu mở bao lồng ra treo chim mồi lên cây thì ngay lập tức chim mồi đổ gù liên tục , làm cho khu rừng náo loạn và chim rừng bắt đầu về ứng chiến . vậy là chương trình làm việc bắt đầu . ( loại này vô giá không thể bán để chơi cho sướng người )
- Thứ 2 : GÙ RƯỚC là : chim có nước gù hay nhanh bổi có duyên bắt bổi , với đặc điểm như sau : khi đem chim mồi ra rừng bẫy khi chưa nghe chim rừng gáy , thì ta treo chim mồi lên cây chim mồi lúc này có thể gióng ( chiêu , bổ , gáy gọi …) hay thúc ( trận ) , nhưng khi nghe tiếng chim rừng trả lời , thấy bóng giáng chim rừng từ xa , hay nghe chim rừng bay thả diều ( chim rừng đập cánh bạch bạch bạch bay vút lên trời rồi lượn vòng tìm tiếng chim mồi ) , thì lúc này chim mồi lập tức trong lồng đổ gù liên tục , xối xã cho chim rừng tức và thế là chim rừng bay vút về liền để ứng chiến .( loại này thì khỏi phải nói ai dại gì mà đem bán )
- Thứ 3 : THÚC ( trận ) chim chơi kiểu này thì cũng chia ra thành nhiều loại như sau :
- Loại 1 : THÚC KHÔNG hay còn gọi là THÚC CHAY loại này với đặc điểm như sau : khi treo mồi lên mồi bắt đầu gáy nhưng khi nghe chim rừng trả lời hay chim rừng bay về chim mồi thấy thì chim mồi bắt đầu thúc cù cúc cu cù cúc cu … thúc từng tiếng nghe rất đơn điệu , rất buồn lâu lâu mới nghe 1 tiếng . loại này rất ít người chơi ( trừ trường hợp chim mồi có nước hậu hay , sát bổi , có duyên bắt bổi thì còn dùng tạm )
- Loại thứ 2 : THÚC NHẶT là chim có giọng thúc như trên nhưng nhịp điệu nhanh hơn , liên tục hơn như sau: cù cúccu cù cúccu cù cúccu … loại này làm chim rừng nhanh nóng chim dễ về ứng chiến hơn .hay hơn loại trên .
- Loại thứ 3 : THÚC SẮP là chim có giọng thúc như sau : cù cúccu cucucu cù cúccu cucucu cù cúccu cucucu … loại này thì chơi sướng rồi bổi mà nghe là điên người tìm về đấu đánh trả đòn liền , nhanh chóng tới chỗ tìm chim mồi liền thôi .
- Loại thứ 4 : THÚC GẰNG là chim có nước chơi hay khỏi chê , có giọng chơi như sau : cù cúccu cucucu cùcụ cù cúccu cucucu cùcụ cù cúccu cucucu cùcụ … loại này mà đem đi bẫy rừng thì chim rừng có nước chết nông hết ruột gang có mấy cũng tìm về để đọ sức với chim mồi , nhanh nhập cây , tìm xuống thế để đấu với chim mồi .
- Loại thứ 5 : THÚC GÙ loại này thì vô địch rồi không chê vào đâu được tôi thích nhất loại này chơi sướng cả người , với hình thức như sau : cù cúccu gùgụ gùgụ gùgụ cù cúccu gùgugùgụ gùgụ cù cúccu gùgụ gùgụ gùgụ … ta sẽ nghe chim mồi thúc rồi đổ vài dây gù liên tiếp . chim mồi mà chơi kiểu này thì bổi có mà chết chắc , tìm về lập tức chung cây ngay , và lập tức vào thế để đọ súng tay đôi với mồi .
XIN LƯU Ý ANH EM LÀ : trong nước đấu , thì chim mồi có thể liên kết nhiều nước tiền để đấu với bổi . con chim mồi nào mà sử dụng còn nhiều nước tiền nói trên vào nước đấu với bổi thì đích thực con chim mồi đó vô đich khó tìm ngàn con chỉ có 1 con thôi . chim như vậy mới gọi là chim đủ nước tiền , có chết cũng không bán sống nuôi chết chôn .
---------- Post added at 12:50 PM ---------- Previous post was at 11:28 AM ----------
Phần II : NƯỚC HẬU :
Nước hậu của chim cu gáy cũng chia thành nhiều loại như sau :
- Loại thứ 1 : GÙ SONG ĐẤU ( gọi là gù tay đôi ) loại này tuy hay nhưng khó bắt chim bổi , bởi vì khi chim bổi vào chung cây thì chim mồi trong lồng gù liên tục cho tới khi chim bổi vào tới nhánh thế hai con đấu tay đôi không nhường nhịn nhau dây gù nào . chim mồi mà chơi kiểu này nghe thì sướng tai nhưng chim bổi sẽ sợ không dám nhảy vào lồng đá , vì chim bổi sẽ sợ như vậy hiệu quả bắt bổi không cao .
- Loại thứ 2 : GÙ CHẶN là chim có nước gù khôn , rất sát bổi bắt chim hay kiểu chơi như sau : khi nghe hoặc thấy chim rừng về chim mồi gù vài dây sau đó cứ đi vòng quanh qua lại trong lồng mà thúc nhè nhẹ êm êm . lâu lâu kèm theo vài dây gù nữa đợi tới khi chim rừng về nhập cây đấu với chim mồi là nó sẽ gù , tới tấp vài dây sau đó cứ đi trong lồng lúc thúc lúc không . cho tới khi chim rừng tới sát nhánh thế là nó gù liên tục vài dây rồi nhường cho bổi rừng gù , khi bổi rừng vừa ngứt xong dây gù là chim mồi lập tức gù liền . và cứ như thế lá bổi rừng tức quá nhảy vào đá lồng thế là chết thôi .( chim mồi có nước này là chim hay , tốt chim lắm sát giữ lắm )
- Loại thứ 3 : GÙ GIÓ loại này thì bắt chim tàn sát bổi mà vô thì không có đường đi ra . kiểu chơi như sau : khi chim bổi rừng về gần thì chim mồi sẽ gù vài dây ra hiệu sau đó chim mồi cứ đi vòng quanh trong lồng , cái đầu cứ gục gục như chim cu nhà phỉnh mái vậy . rồi lại gù tiếp vài dây , cho đến khi chim bổi rừng tới sát lồng vào nhánh thế , thì mồi có thể gù hoặc cứ gục gục cái đầu như thế vài lần chờ cho chim bổi gù xong là chim mồi chớp lấy gù liền , gù xong chim mồi vẫn đi quanh lồng rồi tiếp tục gục cái đầu như thế . kiểu này thì bắt chim bổi hơi lâu nhưng gặp bổi nóng tính hay bổi nguội chim biết lồng , mà đã vô cây vào nhánh thế rồi thì 99% là đá lồng mắc lưới chết tại trận thôi .( chim mồi có nước này là chim khôn , biết nhu biết cương biết giò sức của đối phương rồi mới đưa ra kế sách tác chiến )
- Loại thứ 4 : GÙ HẬU ( trồi gù ) loại này là chim cực kỳ hay biết cách đánh nóng và đáng nguội kiểu nào cũng chết với nó , là sự tổng hợp các yếu tố trên : GÙ SONG ĐẤU , GÙ CHẶN , GÙ GIÓ . loại này rất khôn nước bắt chim của nó luôn biến hóa khôn lường , vận dụng đầy đủ tất cả các yếu tố , biết mình biết ta trăm trận trăm thắng . bổi mà gặp về gặp chim mồi loại này thì lo tìm túi mà đựng chim thôi , chết chắc không sống nổi , kiểu gì mà bổi không chết .
XIN LƯU Ý THÊM CHO ANH EM : là chim hay là phải có đủ nước tiền và nước hậu như tôi đã nói , nhưng trên đời này thì không có gì là hoàn mỹ cả , con người cũng vậy huống là chim “ NHÂN VÔ THẬP TOÀN “ mà . cho nên chỉ cần chim mồi có đủ 1 trong những nước tiền và kết hợp thêm 1 trong những nước hậu là chơi vô tư rồi , không cần phải lo . vì người xưa có câu chọn chim “ TIỀN PHÚ THÌ HẬU BẦN , HẬU PHÚ THÌ TIỀN BẦN “ được cái này sẽ mất cái kia thôi .
Thân chào !