Huỳnh kiên, có cụ lại nói là Huỳnh kiềng... , mỗi cụ có mỗi cách hiểu khác nhau. Cụ Việt Chương có một cuốn sách nói về cu gáy, Cậu của Cua tặng từ hồi năm 1993 thì phải, Cua thấy cái sự giải thích nó cũng khập khiểng lắm, mấy cụ sáng tác ra thì đã không còn, con cháu thì giàu trí tưởng ... bở. Nhưng vẫn có cơ sở: Tham khảo từ điển nè, tham khảo các cụ chơi lâu niên nè.... nhưng cái cụ mà sáng tác ra 6 tiêu chuẩn kia lại chắc chắn là không còn. Vậy là nêu vấn đề ra cho chúng bay( tụi mình) tha hồ thảo khấu . úi nhầm : tha hồ thảo luận.
Có cụ nói huỳnh kiên là cườm vàng, cái cụ nói Huỳnh kiềng - lại nói cái cườm vàng đóng sa như cái kiềng - Gông, xích - Kiềng mà!.. thôi thì cái sự hiểu nó mênh mông lém. Y như có cụ kêu: Trời ơi ! than khổ, cũng có cụ kêu : Trời ơi! do trúng số - 1 câu cảm thán tùy hoàn cảnh nó sẽ nói lên những điều khác biệt.
Thử hãy đọc rồi thống kê, rồi lại tự biện minh cho mình - Bởi không ai dám nhặt sạn - có thể đó không phải là sạn mà do mình chưa hiểu hết sự thâm thúy của các cụ thì sao - Này nhé -
Chân thấp như rùa - không hay tung phá.
Có cụ giải nghĩa: Chân thấp là chân ngắn, có cụ lại biểu : chân thấp có thể dài chân - nhưng quỳ - Y như mấy cô chân dài ...
.
Thực tế thì sao : chim mồi ít có con chân dài - con nào mồi chân dài thì ít sa cầu hơn chân ngắn ....
Rồi thì là :
Đứng trên hòn đất rỏ ràng- Mua may đôi cánh - nhịp nhàng cả đôi - Đôi ở đây là đôi cánh hay là đôi chim - Múa may - chim chào mào múa thì có - chim cu múa chắc là sà cầu đây - Nước sà cầu, có cụ khen nó là đỉnh cao của nước dụ chim, có cụ lại nói là nước dụ mái - Vứt - yếu gù!
Rồi : Phấn không tô mà rỏ - cườm không đóng thẳng hàng!
Có cụ nói : phấn là con chim mã phấn, có cụ lại nói : Phấn là phần lông xám trắng sát rìa cánh - rõ ràng - chim dữ.
Cụ nào đó có nói những con này làm mồi đất thì hay vì nó dữ, còn nếu giải thích theo cách Mã phấn( phấn không tô mà rỏ) là lông mã phấn thì lại đối nghịch với mấy cụ kia: con chim lông đen sậm mới là con chim chọn làm mồi đất vì nó chịu nắng, lì chim!
Rồi nữa nhé:
Đầu xanh - Phao xám ( chọn)
)(
Đít xanh đít xám bỏ qua ( bỏ)
Nhất Huỳnh kiên -
nhì liên giáp Lông xốp, vảy xộp - Cao cầu thấp quản !
Cũng là các cụ, Phao xám, đít xám.
Liên giáp: lông đóng sát, cơ thể liền lạc - nó có đối nghịch với Lông xốp vảy xộp không nhẩy ?
ui, nói thì nó thế, rất đơn giản và phức tạp, nhiều đêm Cua trăn trở - cuối cùng cạn hiểu : con chim cũng như người, tùy vùng, tùy thổ nhưỡng - hay dỡ có giao lưu mới biết mình ở chỗ nào, chim ở chỗ nào cũng có con hay, con dỡ. Thui thì chia sẽ tất cả để thu nhận nhứng đóng góp, không biết mới hỏi, không muốn giỏi thì chẳng phải học
.
Con chim của chủ TOPIC đưa lên chưa phải là con chim Huỳnh Kiên, sau này có con khác bác ý sẽ chia sẽ tiếp - đó là 1 câu hỏi chung cho mọi người - y như Cua phát biểu lên đây - cũng chung cho mọi người - Chứ nói làm chi nhiều lỡ ăn cục đá mấy bác nhỉ ? Đa tạ đã đọc, góp ý thêm các bác nhé. Mục tiêu của Cua là dám nói, không dấu dốt, để sau này chí ít cũng làm đệ bác Sơn, Bác Hà, bác Hoàng.....
Mấy bác thử coi lại mấy bài thơ chọn chim của các cụ của các vùng miền nói có chỏi nhau kh nhé - Thôi, Cua đi mua mũ bảo hiểm, kiểu gì cũng bị ném đá, hậu bối mà nhớ dai - chưa hiểu đã dám phát biểu .