- Đúng là có giao lưu và chia sẻ của mọi người mới biết quan điểm âm của mỗi vùng có phần khác nhau.
- Với giọng gấy chiêu ( gáy gọi ) như con trong clip thì ngoài Bắc bọn em thì con này không có được là thổ rền rồi, không biết nó thúc và gù thì thế nào.
- Thổ rền ngoài Bắc khi gáy chiêu tiếng nặng hơn âm rền không phải là âm rung t3 ( cục cu cu..u..u.. cu ) như con này mà âm rền phải là âm rung cuối cùng âm t4 hoặc 5 ( cục cu cu . cu...u..u ) con khi thúc thì ( cục cù cù...u.u..u) âm t3 cuối cùng trong tiếng thúc kéo dài ra vd như cù ù ù. Khi nó gù cũng vậy âm t2 của tiếng gù đơn là (. gù..ù..ù ) kéo dài ra và nặng. gù Chồng đấu hay ( cà lăm ) thì kéo nặng ở âm t3.
Nhất trí với cụ Hà, tuy nhiên cho mình nêu lên tý quan điểm từ thực tế. Nếu như bạn mô tả, tiếng chiêu thổ rền nó thể hiện ở tiếng chiêu cuối hoặc tiếng hậu cuối ( ... tiếng thứ 3, hoặc thứ 4 của tiếng chiêu ... ), nếu vậy, con chim chiêu ( lỡ ra có trong thực tế ) nó rền luôn cả tiếng đầu, tiếng thứ 2, 3 và tiếng hậu thì cũng chỉ gọi là thổ rền thôi ! Vậy thì tiếng rrền nằm ở hậu, ở tiếng thứ 3, tiếng giữa , tiếng đầu cũng chỉ đưa lại cho người nghe cảm nhận có tiếng rền trong đó, và thực ra nó cũng chỉ theo qui định, ý thích , định nghĩa theo vùng miền. Ví như Nếu nói giọng con chim nói thổ hay đồng dựa vào tiếng chiêu : Vậy con chim chiêu 2 tiếng đầu thổ, tiếng thứ 3 đồng, hai tiếng đồng đồng, tiếng thứ 3 thổ, hoặc âm hài hòa thổ pha trong đồng , rồi tiếng đầu đồng, thổ, còn hai tiếng sau ngược lại tiếng thứ nhất của tiếng chiêu hoặc xen kẻ : Đồng, thổ, đồng thổ ... thì bi giờ phải gọi nó là giọng gì nhỉ ? . Thực tế, mình đã nghe rất nhiều, tiếng hậu cuối có thể tròn 1 hậu, hai hậu. .... . Có thể âm tiết nặng Cụ Cu cu Cục . cái này uy lực, tương đối hiếm trên vùng mình. Hoặc Cục cu cu Cú - tiếng cuối vút cao, cái này cũng hiếm nếu tìm con cao hẳn, đa phần là tiếng cuối âm tiết bình thường, nếu lỡ thì tiếng hậu thoáng qua, nếu tiếng hậu lỡ thoáng qua của con cu trơn lỡ thì gọi là đãng. Còn tiếng hậu mà kéo dài, riết nặng thì mình chưa được nghe. Trước đây, mình thường tự đánh giá con chim thổ rền là có tiếng thúc thổ và rền nằm ngay trong tiếng thúc bất kỳ tiếng nào. Còn nếu được 1 âm tiết rền, nhuyễn ngay trong bất kỳ tiếng nào của tiếng chiêu hoặc của tiếng gù thì lại càng khoái cái lỗ tai nữa. Nếu có cái clip nào, bạn cho anh em thưởng thức nhé. Thế mới biết, cái tranh luận về giọng nó khoái, nó mênh mông , y như : Giọng Nam, giọng Bắc khó nghe, tiếng mình trọ trẹ, dễ nghe Bọ hè
.