Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Tác giảChủ đề: Là như thế chăng...!  (Đọc 9964 lần)

0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.

tranquanghd123

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 480
  • Thanks 76
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Là như thế chăng...!
« Trả lời #20 vào lúc: 17/02/2013 06:15:36PM »
anh Lữ khách đã nói đến tiết mục tiền lì xì. nhân chuyện hôm nay buồn em xin góp đôi lời, tiền mừng trẻ con chúng vô tư  mua những gì chúng thích mà ng lớn chúng ta ko biết vì tết hay tiền phù du mà nhiều bậc phụ huynh không góp ý, định hướng cho chúng sử dụng những đồng tiền đó một cách có ý nghĩa, thằng em em , năm nay vẫn dc tiền mừng tuổi. nó vô tư mua gì nó muốn mà không bị quản lý, em nói không dc vì bme bênh nó, hôm tết vừa rồi , nó có mua khẩu súng bắn đạn nhựa, không biết a e nào đã xem qua nó chưa nhưng nó đúng là 1 đồ chơi trung quốc nguy hiểm mà anh em cu cò cần tẩy chay cho ng thân chúng ta, nó mang bắn con chim của em vào hôm nay, đạn găm vào tận giữa ng con chim,khỏi phải nói con chim thế nào, e tiếc đứt ruột, nuôi hơn nửa năm trời con chim khuyên, nó đang líu . bọn trung quốc thật đểu, thằng em em nghịch dại, một bài học ghi nhớ của em :( :( :( :( :( :( :( :( :( :(
người ta nuôi cu để xả tress còn mk lại bị tress thêm

Lữ Khách

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 695
  • Thanks 116
  • Lời chia tay nói dễ sao em...!
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • http://www.cugay.org/diendan/
Re: Là như thế chăng...!
« Trả lời #21 vào lúc: 18/02/2013 02:47:39PM »
Thăm 'công viên chim' giữa Thủ đô
 Người dân sống xung quanh khu vực hồ Nam Đồng mỗi buổi sáng được nghe bản hòa tấu lảnh lót miễn phí của hàng trăm chú chim. Những người lạ đến khu vực này thì không khỏi ngỡ ngàng, tưởng mình đang lạc vào… công viên chim giữa Thủ đô.

[img]http://nu5.upanh.com/b2.s33.d1/49848dde149de1a65fb2fc3eb610104b_53358175.20130213125305a13.jpg[/img]
“Công viên” kỳ lạ này tập trung hàng trăm lồng chim cảnh với nhiều hình dạng, kích thước, mẫu mã…

Những loài chim cảnh phổ biến mà dân chơi chim thường nuôi đều có mặt ở đây như chào mào, vành khuyên, khướu, sáo…

Chủ nhân của những chú chim cảnh này đã khéo léo tận dụng khoảng không gian công cộng ven góc hồ Nam Đồng để treo lồng chim. Những dãy lồng chạy dài thành một đường thẳng, hay xếp hàng dưới mặt đất, và chen chúc trên những ngọn cây – bất cứ vị trí nào có thể treo được lồng.

Thú chơi này vô tình đã tạo nên một… công viên chim đầy thú vị. Cảnh quan hồ Nam Đồng đang được tôn tạo, xây dựng thành công viên công cộng.

Hàng ngày, có hàng ngàn người dân trong khu vực xuống sinh hoạt, tập thể dục nhưng không ai cảm thấy phiền hà bởi sự mới mẻ này.
[img]http://nu5.upanh.com/b3.s33.d1/2c19b91455d52c81eed9677f52009d7e_53358085.5.jpg[/img]
[img]http://nu8.upanh.com/b2.s34.d1/4ecd5ea9661c82626093b74c9f618604_53358088.4.jpg[/img]
[img]http://nu2.upanh.com/b5.s32.d1/3479df33f72e3a67f76b39f494c7f531_53358092.3.jpg[/img]
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/109176/tham--cong-vien-chim--giua-thu-do.html
« Sửa lần cuối: 23/02/2013 02:48:03PM gửi bởi Lữ Khách »

cugay_hn

  • Tổng điều hành
  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 1152
  • Thanks 1070
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Là như thế chăng...!
« Trả lời #22 vào lúc: 18/02/2013 02:57:18PM »
Chỗ này  trước là của ae CLB sinh hoạt, giờ đã thành Công ty "Chim" có khi là đầu tiên của Hà Nội rồi, ai đi qua đó dù bận mấy thì bận cũng dừng lại nhìn và thưởng thức dàn âm thanh của tự nhiên, nhất là âm thanh của họa mi _yahoo_ _yahoo_
Trích dẫn từ: cugay_hn

".... Nhiều lắm trăm năm một kiếp người - Đến rồi ai cũng phải đi thôi - Hãy sống sao cho đầy ý nghĩa - Để buổi xuôi tay miệng mỉm cười".

Lữ Khách

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 695
  • Thanks 116
  • Lời chia tay nói dễ sao em...!
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • http://www.cugay.org/diendan/
Re: Là như thế chăng...!
« Trả lời #23 vào lúc: 18/02/2013 03:19:42PM »
Quán cà phê ngủ dành riêng cho phụ nữ
Mới đây, một quán cà phê ngủ chỉ dành riêng cho phụ nữ đã được khai trương tại Nhật Bản nhằm giúp chị em có giấc ngủ thoải mái sau những giờ làm việc mệt mỏi.
Các “căn bệnh” như căng thẳng thần kinh hay cơ thể mệt mỏi đang trở thành vấn nạn đáng quan tâm tại Nhật Bản. Tuy nhiên giờ đây, những phụ nữ luôn bận rộn với công việc như ở Asakara, Tokyo lại may mắn khi dịch vụ Cà phê Ngủ Quska (Quska Sleeping Cafe) được khai trương nhằm giúp mọi người có thể thư giãn và hồi phục năng lượng sau một ngày làm việc mệt mỏi. Quán cà phê là nơi lý tưởng cho các phụ nữ có thể tranh thủ chợp mắt trong giờ nghỉ ăn trưa hoặc giữa giờ làm thêm.
[img]http://nu9.upanh.com/b3.s33.d2/c655a981f16ff7991b2131b431d5063f_53358889.quskasleepingcafe29a81e.jpg[/img]
Chỉ cần bỏ ra 1,60 USD, khách hàng sẽ có khoảng thời gian 10 phút để nghỉ ngơi tại địa điểm tuyệt vời này. Mặc dù 10 phút có thể coi là khoảng thời gian không dài nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy rằng giấc ngủ ngắn trong ngày có tác dụng thúc đẩy sự hoạt động của não bộ và làm tăng năng suất công việc. Một giấc ngủ chỉ kéo dài 10-15 phút cũng đủ để có thể giúp con người tỉnh táo và và cải thiện năng lượng mà không có tác động tiêu cực như những giấc ngủ triền miên.

Không giống như các nhà khách hay dịch vụ ngủ nghỉ khác ở Tokyo, quán Cà phê Ngủ Quska khai trương chỉ phục vụ duy nhất phụ nữ. Quán đã sử dụng tinh dầu thơm để kích thích hiệu quả thư giãn của giấc ngủ ngắn và mang đến một không gian thoải mái cho khách. Quán cũng được thiết kế đặc biệt dành cho phụ nữ và được trang bị các loại mỹ phẩm rất phù hợp cho các quý bà tắm và nghỉ ngơi trước khi trở lại làm việc.
[img]http://nu2.upanh.com/b2.s32.d1/984192730ff1027ecf52ef169a30e468_53358932.1.jpg[/img]
Theo những quảng cáo được đăng tải trên trang web của quán, một giấc ngủ ngắn tại dịch vụ này có thể nâng cao hiệu quả công việc lên 20%. Nhằm đảm bảo khách hàng không bị ngủ quên, đội ngũ nhân viên của quán sẽ thực hiện nhiệm vụ đánh thức qua điện thoại thông qua một tai nghe mà khách nhận được khi tới quán. 
Từ nhiều năm nay, giấc ngủ chợp mắt đã trở thành một nét trong văn hóa làm việc của người Nhật Bản. Các chuyên gia nghiên cứu ở Nhật Bản cũng đã thực hiện các cuộc khảo sát, và tiến hành thử nghiệm uống cà phê trước khi ngủ trưa, nhằm giúp mọi người không ngủ quá sâu hoặc khi tỉnh dậy không cảm thấy mệt mỏi nhờ chất caffeine có trong cà phê. Để caffeine phát huy tác dụng cần phải mất khoảng 20 phút mới có hiệu quả, dó đó caffeine có vai trò như “tiếng chuông báo thức” con người.

Tại Nhật Bản, quán Cà phê Ngủ Quska không phải là dịch vụ duy nhất đem lại cho khách hàng cảm giác thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Trước đó, quán Cà phê Soineya Cuddling cũng được biết đến là một dịch vụ chăm sóc khách hàng bởi vòng tay của các cô gái xinh đẹp, theo đó khách hàng cần bỏ ra 80 USD để có thể tận hưởng cảm giác thư giản qua sự âu yếm, vuốt ve của các cô gái trong vòng 1 giờ đồng hồ.
http://dantri.com.vn/chuyen-la/quan-ca-phe-ngu-danh-rieng-cho-phu-nu-696841.htm
« Sửa lần cuối: 23/02/2013 02:47:26PM gửi bởi Lữ Khách »

Lữ Khách

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 695
  • Thanks 116
  • Lời chia tay nói dễ sao em...!
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • http://www.cugay.org/diendan/
Re: Là như thế chăng...!
« Trả lời #24 vào lúc: 22/02/2013 08:16:58PM »
Lần đầu tắm tiên../
Một chú bé được bố mẹ đưa đi “tắm tiên”. Đến bãi tắm, thấy một chị có bộ ngực đồ sộ, chú hỏi:
- Sao của chị kia to vậy?”.
Bà mẹ xấu hổ:
- Con đừng nhìn, những người như vậy là những người rất đần. Chú bé lại chỉ vào “của quí” một ông hỏi:
- Sao của chú kia to vậy? Bà mẹ đỏ mặt:
- Những người đó rất ngu, con đừng nhìn. Một lúc sau ko thấy chồng đâu, bà mẹ bảo chú bé đi tìm. Chú đi một hồi rồi trở về nói với mẹ:
- Con thấy bố đang nói chuyện với một cô rất đần, càng nói thì trông bố càng ngu!!
« Sửa lần cuối: 23/02/2013 02:46:28PM gửi bởi Lữ Khách »

Lữ Khách

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 695
  • Thanks 116
  • Lời chia tay nói dễ sao em...!
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • http://www.cugay.org/diendan/
Re: Là như thế chăng...!
« Trả lời #25 vào lúc: 22/02/2013 08:21:25PM »
Bão táp Ngữ pháp VIỆT NAM...

Phong ba bão táp ko bằng ngữ pháp Việt Nam:
Sao nó bảo không đến?
Sao bảo nó không đến?
Sao không đến bảo nó?
Sao nó không bảo đến?
Sao? Ðến bảo nó không?
Sao? Bảo nó đến không?
Nó đến, sao không bảo?
Nó đến, không bảo sao?
Nó đến bảo không sao.
Nó bảo sao không đến?
Nó đến, bảo sao không?
Nó bảo đến không sao.
Nó bảo không đến sao?
Nó không bảo, sao đến?
Nó không bảo đến sao?
Nó không đến bảo sao?
Bảo nó sao không đến?
Bảo nó: Ðến không sao.
Bảo sao nó không đến?
Bảo nó đến, sao không?
Bảo nó không đến sao?
Bảo không, sao nó đến?
Bảo! Sao, nó đến không?
« Sửa lần cuối: 23/02/2013 02:46:52PM gửi bởi Lữ Khách »

Lữ Khách

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 695
  • Thanks 116
  • Lời chia tay nói dễ sao em...!
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • http://www.cugay.org/diendan/
Re: Là như thế chăng...!
« Trả lời #26 vào lúc: 22/02/2013 08:26:06PM »
Sự giàu đẹp của tiếng việt...

Tiếng Việt ta giàu và đẹp lắm. Đây là ví dụ: Sao nó bảo không đến? Sao bảo nó không đến? Sao không đến bảo nó? Sao nó không bảo đến? Sao? Ðến bảo nó không? Sao? Bảo nó đến không? Nó đến, sao không bảo? Nó đến, không bảo sao? Nó đến bảo không sao. Nó bảo sao không đến? Nó đến, bảo sao không? Nó bảo đến không sao. Nó bảo không đến sao? Nó không bảo, sao đến? Nó không bảo đến sao? Nó không đến bảo sao? Bảo nó sao không đến? Bảo nó: Ðến không sao. Bảo sao nó không đến? Bảo nó đến, sao không? Bảo nó, không đến sao? Tiếng khác làm gì dc .

Lữ Khách

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 695
  • Thanks 116
  • Lời chia tay nói dễ sao em...!
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • http://www.cugay.org/diendan/
Re: Là như thế chăng...!
« Trả lời #27 vào lúc: 22/02/2013 08:30:33PM »
Thân phận nhà nghèo!!!!!

Nhà tao nghèo lắm, sáng sớm ba tao phải đạp xích lô chở má tao đi bán kim cương. Anh chị em tao từ nhỏ đã cơ cực. Tao mơ có một trái banh nhựa mà đá cũng ko có, phải gom mấy tờ 500.000 vò thành cục rồi chơi đá banh. Chị tao nhìn mấy đứa hàng xóm chơi nhảy dây mà thèm nên chị lấy dây chuyền vàng cột lại mà chơi. Ba má tao cực khổ không kiếm được việc làm, tối tối ba má lấy vàng cục chơi chọi wa chọi lại. Anh em tao ko được đi xe đạp hay xe máy đến trường như bao đứa khác mà đành phải chịu khó đi xe Mercedes.Hix..hix!! Bay Zờ Tao Chuyen Sang dj Trực Thăng Zời Woa ha...
« Sửa lần cuối: 23/02/2013 02:45:57PM gửi bởi Lữ Khách »

Lữ Khách

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 695
  • Thanks 116
  • Lời chia tay nói dễ sao em...!
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • http://www.cugay.org/diendan/
Re: Là như thế chăng...!
« Trả lời #28 vào lúc: 22/02/2013 08:32:51PM »
Trò có giỏi hơn thầy không ...

Trong giờ sinh học, thầy giáo đang giảng bài thì có hứng và ra 1 vế đối : “Con bò cạp cạp con bò cạp, cạp đúng chỗ bò mà bò đúng chỗ cạp”. Một học sinh ấp úng, thầy mời đứng dậy, cậu học trò đối : “Thầy sinh vật vật cô sinh vật, vật đúng chỗ sinh mà sinh đúng chỗ vật”. Thầy đỏ mặt tía tai, một học trò khác : “Anh tiểu thương thương chị tiểu thương, thương đúng chỗ tiểu mà tiểu đúng chỗ thương” Anh học trò khác thêm vào chút xíu: "Anh cà phê cà chị cà phê, cà đúng chỗ phê mà phê đúng chỗ cà “ -----> Tro gioi hon Thay chua...
« Sửa lần cuối: 23/02/2013 02:45:15PM gửi bởi Lữ Khách »

Lữ Khách

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 695
  • Thanks 116
  • Lời chia tay nói dễ sao em...!
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • http://www.cugay.org/diendan/
Re: Là như thế chăng...!
« Trả lời #29 vào lúc: 23/02/2013 02:21:50PM »
Miền yêu thương...

Ấp ủ trong tim mình ai cũng có một miền quê, một vùng đất mà đi đến đâu ta cũng không thể nào xoá nhoà đi hình bóng yêu thương của miền quê ấy. Nó không chỉ còn là một vùng đất nữa, nó là tình yêu, một tình yêu tuy không được nói ra nhưng thiêng liêng, nhưng cao quý và trong sạch đến vô ngần.

Cũng như bao nhiêu người khác, tôi yêu mảnh đất nơi tôi đã sinh ra và lớn lên ở đó. Đó là một miền quê nghèo khó với biết bao đắng cay cơ cực, với bao nỗi lo toan trong vòng xoáy điên cuồng của cuộc sống. Thậm chí miền quê ấy còn không được ghi tên trên bản đồ Việt Nam. Nhưng như thế có hề gì, bởi tôi đã được nuôi dưỡng và chở che trên mảnh đất cội cằn ấy.
Người ta bảo quê tôi là mảnh đất buồn. Đúng thế! Ngay từ khi mới sinh ra tôi đã cảm nhận được cái buồn đến nao lòng từ trong câu hát ru của bà. “Ví dầu cầu ván đóng đinh – Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi”. Cái nghèo, cái khó đã trở thành một cái gì đó như là nỗi ám ảnh, nó in hằn lên gương mặt của bà, của mẹ, in hằn lên cả khúc hát tuổi thơ tôi.

5 tuổi, mẹ dắt tay tôi đến trường mẫu giáo. Ngôi trường nhỏ và có phần lụp xụp nằm khép mình trong tán lá xanh rì. Gọi là trường cho oai chứ thực ra đó chỉ là một gian nhà nhỏ mượn của đình làng. Tất cả học sinh của ngôi làng nhỏ đều học chung với nhau, ngồi lẫn lộn với nhau, không phân biệt lớn bé. Người ta chỉ kê vỏn vẹn 3 bộ bàn ghế đã cũ, còn thì cô giáo tháo cánh cửa lớp hoc cho chúng tôi ngồi, rồi cuối buổi lại một mình lắp cánh cửa trở về chỗ cũ. Tôi vẫn nhớ có lần vì tháo cánh cửa cô bị nó đè vào người, một bên chân máu chảy ra be bét. Lũ trẻ con chúng tôi khi đó nào đã biết gì, thấy cô giáo chảy nhiều máu như vậy chỉ biết đứng nhìn sợ hãi và khóc ré lên. Còn cô vừa phải dựng lại cánh cửa, vừa dỗ dành chúng tôi nín khóc, nuớc mắt cô trào ra, mếu máo, giọng cô run run. Tôi sẽ không bao giờ quên được ngày hôm ấy, cô đã bế tôi vào lòng lau nước mắt cho tôi, xoa đầu tôi và bọn trẻ, và cô hát. Tiếng hát đôi khi bị đứt đoạn bởi nước mắt cứ thi nhau chan hoà trên gương mặt cô. Cái nghèo khó lại đang chứng tỏ sự hiện diện của nó. Tôi không nhớ cô đã hát bài gì, nhưng gương mặt cô khi ấy biểu lộ rõ một niềm chua xót. Cô thương bản thân mình, thương những người dân quê, và hơn hết tôi biết cô thương lũ trẻ chúng tôi nhiều lắm, những đứa trẻ sinh ra trong nghèo khó và đang lớn lên trong khó nghèo. Và không biết tự bao giờ cô đã nhen nhóm trong chúng tôi về một ước mơ, tuy không thật định hình nhưng thật tươi sáng. Một ước mơ ngập tràn hạnh phúc.

Cũng như bao gia đình khác, gia đình tôi là một gia đình nghèo, cả nhà chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Bố mẹ tôi đầu tắt mặt tối, chật vật với cuộc sống lắm mới đủ để nuôi chị em tôi ăn học, mặc dù nhà tôi chỉ có hai chị em. Tôi vẫn nhớ những trưa tháng 7, tháng 8 nắng gắt, tôi phải mang cơm ra đồng cho bố. Bố tôi là một thợ máy cày đi cày thuê. Lúc đó cả làng chỉ có mình bố tôi làm máy nên công việc lúc nào cũng như ngập lên đến tận cổ. Bố tôi phải làm việc không ngừng nghỉ để kịp mùa vụ. Bố làm việc đến tận 12 giờ trưa mới nghỉ để ăn cơm, ăn xong nghỉ khoảng 1 tiếng rồi lại làm đến tối mịt. Ngày nào cũng vậy, mới 2, 3 giờ sáng người ta đã nghe thấy tiếng máy nổ của bố tôi, đều đặn như chuông đồng hồ báo giờ. Bố làm việc trên đồng và cũng ngủ luôn ở trên đồng, có hôm phải ngủ cả ở bãi tha ma. Người ta e ngại cho công việc của bố, nhưng bố chỉ cười :”Biết mình nghèo khổ thế này ông trời ắt phải thương, ma quỷ cũng chẳng làm khó mình làm gì”. Vất vả là thế nhưng chưa bao giờ bố lơ là công việc, lúc nào cũng tận tuỵ, có trách nhiệm. Bố nói: “Người ta tin tưởng mình mới thuê mình làm, mình làm cẩu thả coi sao nổi?”. Bởi thế mà bố được mọi người yêu quý và tôn trọng. Chị em tôi cũng không bao giờ bị bắt nạt, bởi người ta biết chị em tôi là con của bố tôi. Yêu bố, chúng tôi luôn tự hào về bố. Bố đã trở thành thần tượng của chị em tôi. Những lúc rảnh rỗi bố thường ôm chị em tôi vào lòng khuyên chị em tôi gắng học: “Bố chỉ có thể cho các con ăn học, dù không được bằng người ta nhưng chị em mày mà học được bố bán nhà đi cũng không tiếc”. Lời nói ấy luôn in sâu vào trong trái tim tôi, như là động lực để tôi vượt qua tất cả. Và cũng không biết tự bao giờ cái mùi nồng nồng ngai ngái của đất mới cày đã theo tôi mãi, để mỗi lần ngửi thấy ở đâu đó tôi như lại trở về với miền đất quê hương với cái dáng liêu xiêu của bố tôi trên đồng ruộng.

Tôi nhớ cả những trưa tháng 5 tôi cùng mẹ ra đồng bắt cua bỏng. Nước ở dưới chân tôi như được đun sôi, khiến con cua không chịu được phải ngoi lên, lảo đảo như một gã say, và bị tóm gọn mà không kháng cự. Chân bỏng rát, nhưng tối đến cả nhà lại ngồi ăn cơm vui vẻ bên nhau với bát canh cua bổ mát. Những tiếng cười đã xoa dịu đi tất cả những mệt nhọc của một ngày làm việc.

Lớn lên, tôi theo học ơ trường huyện, rồi bây giờ tôi đang ngồi trên ghế của một trường phổ thông danh tiếng của cả nước, tiếp xúc với bao điều mới lạ. Nhưng chẳng bao giờ tôi quên được những gì bình dị nhất của quê tôi. Những toà nhà cao tầng chẳng thể khiến tôi thôi nhớ về những mái nhà ngói đã hoen rỉ màu rêu, những siêu thị chẳng ngăn nổi nỗi nhớ về một phiên chợ quê nghèo khó. Những con người hiện đại chẳng làm tôi lãng quên những người dân chân chất thật thà chân lấm tay bùn với biết bao khó nhọc. Mùi của xe cộ không bao giờ xoá nhoà được mùi của đất mới cày trong trái tim tôi. Bỗng từ đâu tôi thấy vang lên khúc hát:

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Phải rồi! Quê hương chỉ có một và suốt đời tôi chỉ hướng đến miền quê ấy – miền yêu thương trong trái tim tôi.

Những câu chuyện cảm động sưu tầm..
« Sửa lần cuối: 23/02/2013 02:44:03PM gửi bởi Lữ Khách »

Lữ Khách

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 695
  • Thanks 116
  • Lời chia tay nói dễ sao em...!
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • http://www.cugay.org/diendan/
Re: Là như thế chăng...!
« Trả lời #30 vào lúc: 23/02/2013 02:36:23PM »
Tí bụi...

Hồi mới đến ở, nhà tôi cứ tì tì mất dép. Đôi xăng- đan con mới xỏ chân ngày mồng một Tết, mồng hai phải đi dép cũ! Anh bạn đến chơi lịch sự cởi giày ở tấm chùi chân trước hiên, ra về chỉ còn đôi vớ! Học trò đến thăm có đứa đi chân không về! Tôi than phiền với người hàng xóm, chị ấy bảo:

- Thằng Tí chứ ai vô đây. Sư tổ ăn cắp vặt. Cô vô nhà hắn mà chửi

***

Tôi không biết chửi. Vả lại không bắt quả tang làm sao mà chửi… hắn! Thế là tôi bắt đầu cảnh giác. Khi có khách, tôi nhìn chằm chằm ra cổng.

Rồi nhà tôi bỗng xuất hiện một vị khách không mời. Đó là một !!! đen tuyền, gầy gò ngồi trực trước cửa. Ngó bộ dạng chẳng mấy khi được no của hắn tôi thấy thương ném cho mấy mẩu xương. Hôm sau, hắn lại xuất hiện, mắt dán vào tôi. Không cầm lòng được, tôi lại cho ăn. Cứ thế ngày lại ngày, giữa hắn và tôi bỗng hình thành một mối dây buộc chặt.

Có xương tôi để dành cho hắn. Đi ăn giỗ ở nhà mẹ tôi cũng nghĩ đến hắn và nhặt cả túi xương về. Tôi mở cửa cho hắn vào nhận quà. Hắn nhìn đống xương ứa nước dãi nhưng chưa ăn ngaỵ Hắn nằm xoài trước hiên, gối đầu lên hai chân trước thở hắt ra sung sướng như một kẻ được nằm nghỉ trên chiếc giường thân thuộc của mình, mắt vẫn ngó tôi đợi chờ một cái vuốt ve

Bao giờ ăn hắn cũng chừa lại một mẩu to nhất tha về. Thế rồi một lần hắn đang ăn bỗng có tiếng huýt gió. Lập tức hắn bỏ bữa rồi len lén tha một chiếc dép chạy ra cổng. Thì ra thủ phạm trộm dép nhà tôi chính là hắn. Nói đúng hơn là tên huýt gió. Thấy tôi cảnh giác, nó huấn luyện !!! thành tòng phạm.

Hắn vẫn ngồi trước cổng nhà tôi dẫu cổng và cả lòng tôi đã khép. Thấy tôi, hắn vẫy đuôi. Tôi bỏ đi, hắn tru lên thảm thiết. Giận dữ tôi ném chiếc dép còn lại mà hắn đã tha mất một chiếc qua rào nhưng hắn không thèm nhặt. Ném một mẩu xương hắn cũng không buồn ăn. Hắn chỉ nhìn tôi và cái cổng đóng chặt như muốn hỏi tại sao không mở cho hắn.
Tôi gặp hắn đi cùng một thằng nhóc ra chợ. Tôi lơ hắn còn hắn chạy đến vẫy đuôi tíu tít mừng tôi. “Win. Lại đây!” – Thằng nhóc gọi. Thì ra hắn tên Win. Còn thằng kia chắc là Tí bụi vì trông hắn rất “bụi”. Loắt choắt, bẩn thỉu, ranh mạ Mua xong, ra đến cửa chợ tôi bỗng nghe tiếng chân sầm sập và tiếng la í ới: “Trộm… trộm… bắt lấy… “.

Một !!! đen miệng ngậm tảng thịt lao ra khỏi chợ, ngang qua tôi bỗng dừng lại. Chỉ cần tích tắc khựng lại ấy, người đuổi theo đằng sau đã kịp quật một gậy. Đau quá hắn khuỵu xuống. Chiếc gậy lại nhắm đầu hắn vút tới. Tôi kịp thấy đôi mắt hắn nhìn tôi da diết… Không nghĩ, tôi đưa chiếc giỏ thức ăn đỡ đòn cho hắn.

!!! thoát hiểm gượng dậy lảo đảo chạy tiếp, còn tôi ngồi giữa đống đồ ăn tung tóe với bao câu rủa ráy: Điên. Tự nhiên hứng! Chắc là chủ. Ngó thế mà chủ của !!! ăn cắp! Đền đây! Ba chục ngàn! Hơn một ký thịt đấy!… Mất toi tiền vô duyên.

Trưa hôm ấy, một đôi dép phiêu bạt bỗng về lại mái nhà xưa. Từ đó cổng nhà tôi hay mở và con Win vào nằm xoài trước mái hiên đầy nắng. Nó ăn, lơ mơ ngủ rồi sực nhớ đến chủ lại tất tả ra về. Thỉnh thoảng tôi gói cái gì đó trong bao nylon.

!!! thật khôn, thấy đưa bao nylon là biết ngay quà của chủ lập tức ngậm ở miệng chạy về. Trong bao nylon đôi khi còn là mấy chiếc áo cũ. Soạn đồ của con, tôi chạnh nghĩ đến chiếc áo bẩn ngắn cũn cỡn không cài khuy của Tí bụi…

Con Win ngày càng nặng nề. Thì ra hắn sắp làm mẹ. Một lần có giỗ, đợi hắn không ra, tôi cầm bịch thức ăn hỏi nhà Tí bụi. Hắn ở tuốt xóm trong, bên hồ rau muống của bà Tư… Không ai thấy cha hắn. Hai mẹ con sống lăn lóc ở hè phố bụi bờ. Bà Tư cho che tạm túp lều bên hồ rau muống để vừa canh rau cho bà vừa có chỗ chui ra chui vào.

“Nhà” Tí bụi mùa hè mát nhưng mùa đông lạnh lùng! Túp lều đầy rác, nhỏ nhoi như tai nấm, không biết tựa vào đâu để trốn gió. Những tấm nylon che chắn tạm bợ cứ lật lòng khoe túp lều nát rác đuổi nhau loăng quăng. Bà mẹ tâm thần của Tí bụi ngày nào cũng đi kiếm rác rồi tẩn mẩn đếm như người ta đếm tiền, thỉnh thoảng phì cười một mình.

Con Win có nhiệm vụ không cho người lạ vặt rau muống của bà Tư, không cho bà điên ra khỏi nhà ban đêm và theo Tí bụi kiếm ăn. Thấy tôi, hắn nhổm dậy mừng rồi lại nằm xuống hãnh diện liếm mấy chú cún bé xíu trên chiếc bao tời rách như muốn khoe rằng con hắn đấy! Còn Tí bụi đang luộc rau muống bằng rác, chùi tay vào quần giương mắt ngó tôi.

Trong túp lều rách nát ấy, những sinh vật khốn cùng lại rất thương nhau. Thấy cách Tí bụi săn sóc bà mẹ điên và bầy chó, tôi nhận ra sau lớp bụi đời và cáu bẩn, tâm hồn hắn vẫn lóng lánh những sắc mầu đáng quý. Bầy chó con dễ thương lên từng ngày. Tí bụi bảo con đẹp nhất sẽ tặng tôi.

Nhiều đêm tôi thức giấc, túp lều ngập rác mà không thiếu tình yêu ấy bỗng hiện ra… Cả những dự tính. Chẳng hạn chuyện Tí bụi học chữ, đi bán vé số thay vì moi rác và ăn cắp…

Sáng ấy, tôi có tiết thao giảng. Vừa dắt xe ra đã thấy Tí bụi đợi cổng:

- Cô ơi! Con Win

Tí bụi không nói hết nổi câu, nghẹn ngào: “…Con Win xong đời rồi!” Nạn đập chó,bắt mèo đang hoành hành. Tôi đoán ra ngay cớ sự, nhưng tiết dạy đang chờ. Tôi đạp xe đi, Tí bụi, con Win và bầy con chưa mở mắt của nó theo tôi đến tận cổng trường.

Bà mẹ điên của Tí bụi đang lang thang khắp xóm tìm con Win, gặp ai cũng hỏi: “Thấy hắn mô không? Đêm qua tui trốn hắn đi chơi… Chừ hắn trốn tui đi chơi… “. Dấu máu con Win vẫn còn trên lối xóm. Hắn bị bọn bắt chó quật gậy sắt vào đầu khi chạy theo bà điên…

Trời trở lạnh. Túp lều bên hồ rau muống đầy gió và im lặng. Những mảnh nylon rách te tua vẫn cuồng loạn trong vũ khúc gió. Rác loăng quăng chơi trò đuổi nhau. Không thấy Tí bụi. Lù lù trong túp lều trống hoác là ổ chó chưa mở mắt. Chúng đang đói lạnh vì thiếu mẹ. Tôi cầm đĩa sữa đến và thấy lũ chó châu đầu rúc vào một đống đen đen. Nhìn kỹ thì Tí bụi…

Nó trùm bao tới, khoanh người ủ ấm cho lũ chó con.

Tí bụi ngủ. Bầy chó con cũng ngủ. Còn tôi… bầm lòng!

Webcamdong.com trích Internet

Lữ Khách

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 695
  • Thanks 116
  • Lời chia tay nói dễ sao em...!
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • http://www.cugay.org/diendan/
Re: Là như thế chăng...!
« Trả lời #31 vào lúc: 23/02/2013 02:43:06PM »
Cái Bang Chăn Bò...

Chiều đã về, những đoàn bò cứ nối đuôi nhau mà đi tấp nập trên những con đường làng quanh co vàng đất, thằng Tèo cong mông ngồi trên lưng bò hét ầm lên làm cả lũ cùng ngóc cổ lại mà dòm nó.

- Mai 6 giờ tập hợp cái bang tại bãi cỏ gần đỉnh nhé!
Cả lũ cùng nhao nhao lên:
- Mần chi mà mi rũ cả lũ bọn tau ra đó sớm rứa.
Thằng Tí cau mặt nói:
- Hù! Giờ đó tau đang chờ mẹ tau đi chợ về ăn bánh…
Mấy đứa khác cũng a rua theo…”tau cũng rứa”
Thằng Tèo ra cái giọng oai vệ như một thủ lĩnh đầu đàn của một “cái bang chăn bò”

- Hè hè… Bọn bây cứ tập trung đầy đủ đấy tau có kế hoạch này hay lắm, vừa được ăn mà lại có tiền nữa chứ.
Nhìn mặt thằng Tèo nham hiểm quá đố đứa nào mà biết được cái đầu óc tùm lủm tùm lùm toàn ổi với chả khoai trong đó, thế nhưng thấy nghe cũng có vẻ thích thích, cả bọn đồng ý sớm mai tụ tập đông đủ tại trận.

……………….. ” Bò ơi tau bảo bò này, bò ăn no cỏ, chân giò bò to” Mới sáng sớm chưa thấy mặt mũi đứa nào ,ấy thế nghe cái tiếng lanh lảnh cải biên bậy bạ của nó là biết ngay cái thằng Cò con bà Sáu. Con Út Bẹp nghe tiếng thằng Cò cũng vội lùa bò ra đi theo đàn… rồi cũng từng đó đứa đi hết ngỏ này sang ngỏ khác gọi nhau í ới ầm ĩ cả xóm. Cuối cùng ra tận bãi thì cũng tập trung cả đủ chín đứa.

” Cái bang chăn bò” Cái tên nghe hay hay mà cả lũ phải đổ cả mồ hôi lẫn nước bọt cãi nhau om xòm để tìm cái tên đoàng hoàng đặt cho nhóm, với tiêu chí “Oai phong lẫm liệt”. Vì thế việc chọn cái tên cũng mất cả một đống thới gian của cả bọn. may thay hồi trước có chiếu bộ phim ” Thần Điêu Đại Hiệp” thế là hay… trong phim có cái bang…Ăn mày, tên thì nghe rách rưới rứa nhưng toàn là anh hùng hào kiệt, cuối cùng không đứa nào rũ đứa nào thống nhất chọn tên cái bang lại gắn với cái nghề nghiệp mà cả bọn ngày nào cũng đi làm: Chăn bò.hihi. Chọn được cái tên đứa nào cũng cười toét miệng ,cười nghiêng ngã… không biết cả bọn nghĩ được gì mà thi nhau cười khì khì.

Trong cái bang có chín đứa, năm thằng con trai, thằng Tèo, thằng Tí, thằng Cò,thằng Vạc, thằng Tủn. Bốn đứa con gái con Út bẹp, con Tẹt, bé Mai, rồi con Cọt. Chín đứa chơi thân nhau từ hồi còn “ăn lông ở lỗ” thời con nít á. Bây giờ nậy nậy 1 tí thì được ba mẹ phân công buổi đi học buổi đi chăn bò, cả chín đứa đều học cùng lớp 4 riêng thằng Tèo học lớp 5 nên được bầu làm chủ soái.

Trời đang sớm,bãi cỏ xanh rì vẫn còn đẫm sương đêm, lũ cào cào châu chấu giờ này cũng không thấy ” xuất đầu lộ diện” cả mấy đứa thấy lành lạnh, đã vậy mấy thằng con trai, nhìn thằng nào cũng ” mát mẻ” mang quần đùi ngắn cộc lốc. Con Tẹt hỏi thằng Tèo : – Rồi! Có mặt hết rồi có chuyện gì thì nói đi, cứ làm bọn này tò mò quá!
Thằng Tèo tay vẫy vẫy cả chín đứa chụm đầu lại rồi to nhỏ:
- Ê! Bây ơi hôm trước tau đi chợ nghe nói giá khoai tăng kí đó kí bảy – tám ngìn.
- Ừ thì răng?
- Ừ thì…!
- Nhà bà Bảy có vườn khoai rộng lắm…bọn mình chui qua đó móc khoai đi…?
- Hả! Tau sợ lắm, mi đi mà móc, rứa là ăn trộm đó.
- Không sao đâu, tau tìm hiểu rồi, hôm nay nhà bà Bảy đi vắng hết… nghe nói là đi mô á. Một lần này thôi, mỗi đứa chọt một kí, nữa kí là mai có tiền ăn bánh rán rồi nha, móc xong bọn mình ra bãi rồi nướng ăn…hà hà
Con bé Mai cũng lên tiếng:
- Ừm, bọn mình trộm lần này thôi hì, chắc bà không biết đâu.
Rồi đến lượt thằng Tủn:
- Ừ. Đi đi…

Không biết thằng Tèo đầu độc cả bọn thế nào mà cả lũ đồng ý thực hiện kế hoạch, cả bọn cứ mơ tưởng cái giờ phút mà bọn nớ bảo là “vinh quang” trên tay xách những đùm khoai to tướng.hic hic. Có tiền- Có ăn…hè hè.

Thế là sau một hồi bày mưu tính kế cả mấy đứa dắt bò đi buộc hết lại ở gốc cây … Thằng Tèo không biết nó đã chuẩn bị cẩn thận đến mức nào, nó chạy đi đâu đó một hồi thì trên tay xách mấy cái túi cái bì… phân cho mỗi đứa một cái để đựng.

- Thôi đi nào, nhanh lên theo tao.
Cả tám đứa nối đuôi theo sau thằng Tèo băng băng qua mấy thửa ruộng, mấy hàng rào thì cũng tới nơi để hành nghề. Thằng Tèo ra hiệu bảo:
- Nói nhỏ nhỏ thôi, chui vào đó là mạng ai nấy lo nha, có gì sơ suất thì co giò mà chạy.
- Hù! Cái thằng… chưa gì đã dọa hồn treo lên tận ngọn cây rồi, có mà ăn trộm nữa.
Thằng Tèo, cười hì hì lồi cả đống răng sún đen sì sì:
- Tau đùa đó…cứ yên tâm, để tau chui vô trước cho rồi báo cho bây vào, lúc nào tau kêu Úc Úc có nghĩa là rúc rúc, bây cứ thế mà vô, lúc nào có động tĩnh chẳng hay tau kêu Ác ác thì chạy hết đi nha.

Thằng Tèo buộc cái áo lại bên hông cho nó chặt, nó bẻ những cọng cỏ rườm rà bên ngoài hàng rào rồi tìm lối rúc vô, cả bọn ở bên ngoài hồi hộp lại thấy lo lo, ngong ngóng để chờ tín hiệu của thằng Tèo. Một lúc sau nghe tiếng thằng tèo kêu Úc úc… thế là từng đứa thi nhau rúc vô, móc chiến lợi phẩm….
- Òa! Khoai to quá…
- Ùi! Tau móc trúng bầy con cháu của khoai rồi!
- Hà! Tau được gần nữa túi…

Đứa nào đứa nấy chia nhau đứa vùng mà móc, thằng Tí còn kiếm cái gậy rõ to để đào, thấy đứa nào cũng tơn tớn mà vui sướng… móc được một lúc túi đứa nào cũng đầy, con Tẹt bảo:

- Thôi! Ra đi bây ơi, được rồi đó, nhiều lắm rồi, từng này là đủ.
Tiếng thằng Vạc lí nhí đằng sau, nhìn nó hì hục đào như trâu đất:
- Đào tiếp đi, tau còn chổ đựng nì…
Mấy đứa kia cũng đang còn hăng say, thế là con Tẹt cũng cố nấn ná thêm một chút đào mấy củ, nó xách cái túi lại bên góc để đào, nãy giờ chưa thấy đứa nào lại đó…
- Ùi! tau móc được củ khoai to lắm bây ơi!
- To lắm à.
- Ừ, to lắm, lại đây coi.
Bổng nó nghe tiếng khàn khàn kêu đằng xa:
- Bọn bây mần chi đó?
Ặc ặc… hả! Tiếng ai đó nhỉ! Bà Bảy!
- Á chết!
Thằng Tèo kêu cả bọn:
- Chạy thôi mau lên, bà Bảy về rồi.

Thế là cả lũ náo loạn co giò co cẳng chạy loạn xạ, con Bé Mai sợ quá còn vứt lại mớ khoai hì hục đào từ sáng tới giờ để bỏ của chạy lấy người…Chạy… Chui… Chạy… mấy đứa vẫn cứ lì, vứt lại thì tiếc lắm, mất công từ sớm tới giờ, thế là vẫn ì ạch xách theo túi khoai mà chạy.

Chạy bạt mạng, phóng như tên lửa, bây giờ chúng cũng mới biết được cái tài của mình có lâu năm mà giấu, giỏi “chạy”.Vèo.. cả lũ hết cả hơi, cuối cùng cũng tới tận nơi bãi chăn bò. Cả mấy đứa hét lên trong niềm vui sướng.
- Zê! Zê! Thoát rồi, thoát rồi bay ơi.
- Hú hồn! Sợ quá bây ơi.
Thằng Tèo nói với giọng khẩn cấp:
- Mau mau, giấu khoai đi, mau lên, bà Bảy kêu người ra đây tìm bọn mình bây giờ. Giấu đi, bị bắt là chết cả lũ đấy!
Cả chín đứa, chạy nhanh đi giấu khoai vào bụi cỏ rậm rồi ngồi, nằm lăn ra đống cỏ.
Đứa nào cũng thở hổn hển hồng hộc như người đang hấp hối, đứa nào đứa nấy đổ hết cả mồ hôi. Con Cọt vừa thở vừa nói:

- Tau sợ lắm rồi bây ơi, chắc tau trừa đến tận già luôn, bữa sau có mà cho tau tiền tau cũng không đi ăn trộm thế này nữa đâu.
Thằng Tí:
- Ừ, đúng rồi đó, cũng may mà chạy nhanh, nếu mà bị bắt không biết bọn mình thế nào nhỉ!
Cả đống đứa cứ xuýt xoa:
- Hù! Có tiền ăn xôi, mà đánh đổi cả tính mạng thế này thì…
Rồi con Tẹt mặt cũng buồn buồn nói:
- Bây ơi, bọn mình làm thế này thì hư lắm, nhìn bà Bảy tội lắm bay ạ, khi nãy tau nhìn thấy bà chạy theo bọn mình, nhìn mà thương quá, bọn mình đào, bới, vườn khoai của bà cũng nhiều lắm đó!

Cả bọn đứa nào cũng có vẻ hối hận : Ừ! tau cũng thấy thế, tội bà nhỉ? Do thằng Tèo chủ mưu hết đó, thôi cũng xong rồi, bọn mình biết lỗi lần sau đừng làm như rứa nữa.

- Ừ thôi chết, mau đi thả bò cho ăn, gần trưa rồi dàng (buộc) từ sáng tới giờ rồi, khoai cứ giấu đó, để trưa trưa bọn mình lén mang về.

Thế là cả bọn lại cười đùa thả bò cho ăn, mấy đứa thi nhau cưỡi trên lưng , có đứa gan còn nằm ngủ trên lưng bò, những con châu chấu cào cào nhảy tùm lum từ chổ này sang chổ khác, con Tẹt, con Mai thi nhau bắt ngã lăn quay… Rồi thì cũng đến trưa, mấy đứa lại buộc bò ở những nơi bóng râm, để về nhà ăn cơm đến chiều lại đi thả cho ăn, hôm nay là chủ nhật nên cái bang được đi chăn bò cả ngày.

Thằng Tí dẫn mấy đứa mang những túi khoai lén lút, lủi thủi đi về theo con đường tắt trong làng, vòng lên tận đỉnh rồi lại đi về theo hướng sau nhà, cả bọn gom lại một bì để đựng rồi phân cho thằng Tèo với thằng Cò lúc nào mang ra chợ làng khác để bán, ai hỏi thì bảo đi bán cho mẹ. Kế hoạch như vậy là xong xuôi, chỉ chờ bán được là có tiền để ăn xôi rồi, nghĩ đến cảnh đấy đứa nào cũng vui vui, thích thích, nhưng hôm nay cả bọn ” cái bang chăn bò” thấy việc làm này chẳng khí phách anh hùng tí nào cả, tự hứa với lòng mình đây là lần đầu tiên lại là lần cuối tổ chức một phi vụ lớn như thế này. Lúc đi về mặt mày đứa nào cũng lấm lem toàn là đất, áo quần thì bẩn te tua, thằng Tủn còn bị rách quần… Cả bọn cười hì rồi tạm biệt nhau đứa hướng chạy về nhà, chiều còn hẹn nhau đi bắt cào cào châu chấu mang về cho chú Năm nuôi cá. lúc về thằng Vạc còn nói với theo thằng Tèo:

- Chiều nhớ mang mấy củ khoai đi nướng nhé!

Lữ Khách

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 695
  • Thanks 116
  • Lời chia tay nói dễ sao em...!
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • http://www.cugay.org/diendan/
Re: Là như thế chăng...!
« Trả lời #32 vào lúc: 24/02/2013 01:22:48PM »
Bức thư đẫm nước mắt của 2 chị em mồ côi
Bố mẹ ra đi một cách đột ngột, số nợ cũng gác lại cho hai chị em một khoản khá lớn. Vượt qua định kiến, vượt qua khó khăn, vượt qua khổ cực… hai chị em cứ thế nuôi nhau ăn học và học rất giỏi khiến nhiều người phải nể phục.

Những ngày đầu năm 2013, chúng tôi vượt qua hơn 170km từ thành phố Vinh ồn ào náo nhiệt đến thăm gia cảnh mồ côi cả bố lẫn mẹ của hai chị em Thắm và Thảo tại xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An trong thời tiết gió rét và mưa dầm ở phố núi này.

Bố mẹ lần lượt từ biệt hai con nhỏ

Đập vào mắt chúng tôi là ngôi nhà bé nhỏ đầy loang lổ theo thời gian mà 2 chị em Đặng Thị Phương Thắm (SN 2002) và Đặng Thị Phương Thảo (SN 2004) – trú xóm 7, xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An đang sinh sống. Trong ngôi nhà trống trải đến lạ thường, không khí âm u, lạnh lẽo đến não nề. Quan sát kỹ trong căn nhà ẩm thấp của hai em không có vật gì đáng giá ngoài những tập giấy khen và giấy chứng nhận học sinh giỏi được xếp lên bàn thờ sơ sài của người mẹ mới qua đời.

Sau chén nước trắng để nguội cùng vài câu hỏi thăm động viên hai cháu, chúng tôi được nghe câu chuyện đầy bất hạnh về cuộc đời của bố mẹ Thắm, Thảo qua lời kể của người bác và những người hàng xóm tốt bụng.

Năm 2000, anh Đặng Văn Sơn (SN 1972) và chị Nguyễn Thị Lý (SN 1971) đến với nhau trong cái đói, cái khổ. Và có lẽ anh chị cũng đến với nhau cả từ sự quá lứa, lỡ thì của hai người ở vùng đất đầy nghèo khó huyện miền núi Anh Sơn này.

Hạnh phúc dần đơm hoa kết trái khi lần lượt hai đứa con vợ chồng anh chị chào đời trong niềm vui sướng của cả họ tộc hai bên. Có hai đứa con gái xinh xắn, khoẻ mạnh gia đình anh chị dường như ấm cúng, vui vẻ. Hằng ngày, hàng tháng vợ chồng anh Sơn, chị Lý xoay xở cuộc sống bằng những chuyến buôn cá ngược xuôi cùng canh tác thêm mấy sào ruộng lúa nước. Song cái khó khăn, vất vả đó với anh chị cũng chẳng sao, bởi anh chị có hai đứa con ngoan hiền.

Tuy nhiên, chẳng bao lâu số phận đã không mỉm cười với gia đình anh Sơn chị Lý. Hạnh phúc ngọt ngào ấy chưa được bao lâu thì tai hoạ giáng xuống gia đình bé nhỏ, khổ cực này. Năm 2008, anh Đặng Văn Sơn từ biệt ba mẹ con chị Lý để về thế giới bên kia một cách đột ngột mà không rõ bệnh tình cũng không lời trăng trối. Người chồng trụ cột mất đi, gánh nặng đè xuống đôi vai gầy tong của người vợ, người mẹ trẻ cùng hai đứa con nhỏ.

Gạt đi những buồn đau, gạt đi những giọt nước mắt tủi phận… và để cố gắng nuôi con ăn học đến nơi đến chốn, những ngày sau đó, chị Lý lao vào làm việc quần quật suốt ngày với mong ước: dù có thiếu bóng người cha, nhưng con cái vẫn phải được ấm êm, được học hành và không tủi hổ với xóm làng. Vì bỏ công sức quá nhiều, lao động quá mệt nhọc… nên chị Lý lâm căn bệnh hiểm nghèo mà không hề hay biết.

Ba năm sau khi người chồng mất. Năm 2011, do quá đau trong người, chị Lý đi bệnh viện khám thì được các bác sỹ cho biết, chị mắc căn bệnh ung thư tử cung. Ngày nhận hung tin, chị như quỵ ngã đi. Chị đau đớn lắm. Chị khóc trong tuyệt vọng.

Dù biết căn bệnh của mình khó qua khỏi nhưng nghĩ về nhưng đứa con chăm ngoan học giỏi chị Lý vẫn không ngừng nuôi hy vọng cứu mình. Chị chấp nhận bán hết ruộng vườn lấy tiền chữa chạy, thuốc thang. Những thứ gì đáng giá trong gia đình chị cũng đem bán, rồi được con trâu duy nhất chị cũng bán nốt để lấy tiền chạy chữa. Tính trung bình một năm chị phải ra Hà Nội mổ 3 lần. Mỗi lần cũng lên đến hàng chục triệu đồng. Thế nhưng, tiền thì mất đàng tiền mà ngày bệnh tình của chị càng nặng hơn. Và sau gần 2 năm điều trị, người mẹ của hai đứa trẻ cũng từ biệt thế gian trong nỗi xót xa của họ hàng, con cái.

Đoạn trường khổ ải của hai chị em mồ côi học giỏi

Bố mất được một thời gian. Mẹ cũng lâm bệnh ung thư ra đi không một lời trăng trối và để lại cho hai chị em Thắm và Thảo một khoản nợ lớn gần 100 triệu đồng. Cũng kể từ ngày mẹ mất, cuộc sống của hai chị em Thắm và Thảo càng trở nên khó khăn hơn ngàn vạn lần. Bởi, ruộng vườn khi còn sống mẹ đã bán hết để chữa bệnh.

Không có tiền, hai em về sống cùng với người bác Đặng Văn Khương cùng xóm. Khổ nỗi, nhà bác vốn đông con và cũng chung cảnh nghèo khó gieo rắc. Tâm sự về nỗi khổ ải của hai cháu Thắm và Thảo, bà Nguyễn Thị Hường hàng xóm rưng rưng nước mắt nói:

“Tôi chưa từng thấy hoàn cảnh nào đáng thương và bi đát như gia cảnh của anh Sơn, chị Lý và 2 cháu Thắm và Thảo. Bố mất, rồi mẹ các cháu cũng về cõi âm vì căn bệnh ung thư hiểm nghèo. Ngày chịu tang chị Lý, nhìn hai cháu khóc đến tím tái mặt mà chúng tôi ai cũng phải khóc theo. Thương các cháu lắm các chú nhà báo à. Hai cháu khổ lắm. Nhưng bù lại các cháu luôn ngoan và học rất giỏi. Chúng tôi cũng lo các cháu phải bỏ giở chừng lắm. Nếu cứ thế này chắc phải đưa các cháu vào Trung tâm nhân đạo nào đó, chứ Khương (bác của hai cháu) cũng hoàn cảnh lắm không thể kham nổi việc nuôi hai cháu ăn học được đâu”. Nói đoạn bà Hường lau vội giọt nước mắt lăn dài trên má gầy của mình.

Bây giờ cháu sợ Tết lắm. Mỗi khi gần đến Tết cháu nhớ bố mẹ nhiều hơn và không có hương để thắp cho bố mẹ nữa. Tết đến ai cũng vui nhưng chỉ mỗi nhà cháu buồn thôi các chú à. Cháu muốn bố mẹ…”, em Thắm chia sẻ, rồi bất ngờ sụt sùi nấc nghẹn.

“Nhiều đêm cháu vẫn mơ thấy mẹ về căn dặn hai chị em cháu. Mẹ bảo, dù có khó khăn thế nào thì hai chị em cũng phải cố gắng học thật tốt và biết vươn lên”, Thắm buồn tủi thân phận kể lại cho chúng tôi nghe.

Nói đoạn, Thắm vào trong ngăn bàn cũ kỹ lấy cuốn vở cho chúng tôi xem. Và thật bất ngờ, trong cuốn vở mới tinh, những trang giấy còn mùi thơm phức là một bức thư Thắm viết để gửi cho bố mẹ ở cõi âm. Bức thư thắm viết với những dòng chữ rất đẹp và thấm đẫm nước mắt. Rồi Thắm đọc cho chúng tôi nghe về bức thư mà mình viết tôi hôm trước nằm mơ mẹ về căn dặn mình. Tiếng em đọc truyền cảm đến lạ thường, đọc được một đoạn Thắm khóc nức nở không nên lời giữa cái rét mùa đông ảm đạm khiến mọi người không thể cầm được nước mắt.

Trong bức thư có đoạn: “… Khi hai chị em cháu, khi cháu lên năm tuổi, em cháu lên ba tuổi, còn thơ dại. Thì ông trời đã cướp đi mất bố của cháu. Hai chị em chỉ còn lại mẹ gầy yếu vì thương nhớ bố đôi vai gầy của mẹ như thân cò lặn lội nuôi hai cháu ăn học. Tuy không được đầy đủ, nhưng chúng cháu còn tình thương của mẹ. Không ngờ tang bố chưa cất khỏi đầu, thì căn bệnh ung thư quái ác nó lại đổ ập vào người mẹ thân yêu duy nhất của hai chị em cháu…

… Căn bệnh đã hành hạ thể xác mẹ cháu đến hai năm trời. Đến hôm nay ngày 5/11 (năm âm lịch) ông trời lại cướp đi người mẹ thân yêu duy nhất của hai chị em cháu, để lại trên cõi đời này hai chị em côi cút. Bây giờ ai lo cơm nước cho hai chị em cháu. Sáng hôm chiều tối con nhìn đâu cũng không thấy bóng mẹ. Giờ hai chị em chỉ biết đứng bên bàn thờ bố mẹ mà khóc thét lên: Bố ơi! Mẹ ơi! Con nhớ bố mẹ lắm!… Bố mẹ ơi! Khi nào con mới được gặp bố mẹ nữa…”.

Lần lượt mồ côi cả cha, mẹ và sống trong khó khăn chồng chất, nhiều khi thiếu ăn. Nhưng nhiều năm qua hai chị em Đặng Thị Phương Thắm và Đặng Thị Phương Thảo vẫn đùm bọc nhau vượt qua mọi khó khăn, đạt thành tích đáng nể trong học tập. Nhiều năm liền Thắm và Thảo đều đạt thành tích học sinh giỏi các môn Toán, Tiếng Việt, giải Toán qua mạng. Đặc biệt hai em có nét chữ rất đẹp, và đều hát hay múa giỏi.

Nói về hai em học trò có hoàn cảnh đặc biệt, thầy Nguyễn Ngọc Hiếu – Hiệu trưởng Trường tiểu học Hoa Sơn cho biết: “Hai em Thắm và Thảo không nói các chú nhìn vào là biết. Nhưng bù lại chị em Thắm luôn là tấm gương sáng của trường, kết quả học tập mà hai em đạt được khiến tất cả các thầy cô, học trò nơi đây tự hào”.

Thầy Hiếu cũng cho biết thêm: “Nếu có điều kiện thì tương lai của hai em sẽ rất tốt, sáng sủa hơn tiền đồ hơn trong học tập. Nhưng với hoàn cảnh của các em hiện nay sẽ rất khó. Bởi, gia đình, bản thân của hai em chỉ là con số không, còn người bác cũng không đủ điều kiện nuôi dưỡng các cháu. Riêng nhà trường cùng chính quyền địa phương cũng chỉ tạo được phần nào hỗ trợ về vật chất và tinh thần. Còn về lâu dài thì chưa biết được!”.

“So với các em cùng trang lứa, các em có hoàn cảnh khá hơn nhưng lực học thì những học sinh khác không thể bằng hai chị em Thắm, Thảo được. Từ ngày cha mẹ hai cháu mất đi, nhà trường chúng tôi mỗi người góp một ít để hỗ trợ cho hai cháu được học hành đến nơi đến chốn. Chúng tôi không thu bất kỳ một khoản nào của hai em. Với tôi, chỉ mong hai em được học hành đến nơi đến chốn, không phải bỏ học là mừng nhất trên đời này”, thầy Hiếu chia sẻ thêm với PV.

Trước khi chia tay chúng tôi, ông Đặng Văn Khương cầm tay chúng tôi cầu khẩn: “Các cháu tôi chúng còn nhỏ lắm. Chúng biết nương tựa vào ai bây giờ. Các cháu rất ham học, đứa nào cũng giỏi. Trước khi bố mẹ chúng mất có trăng trối với tôi là cố gắng cho các cháu đi học để sau này đỡ khổ. Nhưng vợ chồng tôi cũng nghèo và cũng cố gắng lắm rồi, chắc phải đưa chúng nó vào trại trẻ mồ côi thôi nhà báo à. Bây giờ nghĩ đến cảnh phải xa chúng mà tôi đang đau lắm như đứt từng khúc ruột vậy. Tôi chỉ mong sẽ có người thương đến các cháu, để các cháu theo đuổi ước mơ để bố mẹ các cháu ở nơi chín suối được yên lòng”.

Chia tay hai em Thắm, Thảo nhìn hình ảnh chiếc áo đồng phục học trò hòa quyện với vành khăn tang trắng trên đầu cùng những dòng chữ mà Thắm, Thảo đã cứ ám ảnh mãi trong chúng tôi…

Những câu chuyện cảm động. – Trích Dân Trí

Đồngquê

  • Ads Manager
  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 556
  • Thanks 376
    • Xem hồ sơ cá nhân
Chị em mồ côi học giỏi và chim cu gáy
« Trả lời #33 vào lúc: 24/02/2013 01:36:38PM »
                                                Chị em mồ côi  và chim cu gáy


Cùng lúc mất đi cả mẹ và bố khi mới lên 8, lên 10 tuổi, bên nội ngoại gần như chẳng ngó ngàng gì vậy nhưng hai em Bùi Thị Ly, Bùi Thị Tuyết, học sinh lớp 8A và 6A Trường THCS Dũng Phong, Cao Phong, Hòa Bình vẫn rất chăm ngoan, học giỏi.



Nỗi đau người ra đi

Biết tin bố các em mắc bệnh ung thư cổ chướng giai đoạn cuối, không còn sống được bao lâu, mẹ các em trở nên buồn rầu, chán nản. Đêm tối mịt mùng, chị bước đi vô định giữa cánh đồng mía mênh mông của làng.

Để rồi sáng hôm sau, người dân xóm Bãi Bệ 2, Dũng Phong, Cao Phong, Hòa Bình phát hiện xác chị dưới giếng hút nước giữa đồng. Cái giếng dùng hút nước tưới cho đồng mía khá sâu. Nó không có thành xung quanh miệng mà bằng lì với mặt đất.

50 ngày sau, người cha thân yêu của các em cũng trút hơi thở cuối cùng giữa những giọt nước mắt xót thương và khuôn mặt ngơ ngác của hai chị em.

Cái Tuyết (Bùi Thị Tuyết) khi ấy mới lên 8. Mặt em nhỏ xíu, mắt như dại đi, khóc thét lên, hai bàn tay ôm chặt lấy người chị Bùi Thị Ly. Hơn em hai tuổi, Ly- cô bé có cái tên thật lung linh- đã thực sự thấu hiểu nỗi đau tận cùng là như thế nào.



Bùi Thị Ly (bên trái) và cô em gái Bùi Thị Tuyết.

Xót thương người ở lại

Kể thêm về hoàn cảnh của bố mẹ các em, ông Bùi Văn Bằn, 67 tuổi, bố chồng bác Dấu cho biết: “Bố cháu, Bùi Văn Duân bị bệnh lâu rồi. Ngày trước, hai đứa lấy nhau có cái gì đâu. Bố nó đi ở rể, được thời gian thì mình gọi về đây, cho ít đây làm nhà với trồng trọt thêm. Ngày nông nhàn hai vợ chồng dắt díu nhau đi làm thêm, ai thuê gì cũng làm từ cày cuốc, khuôn vác, cưa xẻ”.

Xòe bàn tay thô ráp của mình ra, ông Bằn nhẩm tính: “Chúng nó về đây ở đã được 9 năm. Trước là cái nhà sàn lụp xụp, sau thì chính quyền xã Dũng Phong có cấp cho 6 triệu làm nhà tình nghĩa.

“Vợ chồng nó ốm đau suốt, tôi cùng anh Biên (con trai) cùng các cháu bên này lại hùn vai vào, bỏ công chặt tre, dựng nhà giúp” – Tới đây giọng ông CHùng xuống, mắt buồn xa xăm: “Cái nhà nhỏ hai gian dựng lên, mẹ các cháu còn chưa kịp nhìn đã vội đi. Bố cháu ít lâu sau cũng bỏ con “về” với vợ”.
Chi em mo coi hoc gioi va chim cu gay 3 trieu
Ngôi nhà mới xây này còn vương mùi vôi quét, ấy vậy mà giờ đây nó đã trở thành ngôi nhà hoang vì không ai dám ở nữa.

Tính ra bây giờ, cộng cả vợ chồng bác Biên, vợ chồng anh con trai và con trai nhỏ mới sinh, ông Bằn, hai chị em Ly, cái nhà sàn bé nhỏ ấy đang có 8 con người cùng chung sống.

Vốn ít nói, từ ngày bố mẹ mất, Ly và Tuyết gần như câm lặng. Căn nhà mới xây ngay cạnh giờ cũng bỏ hoang, không ai dám ở.

Tài sản quý giá nhất bố mẹ để lại cho hai chị em là con chim cu gáy nhốt trong chiếc lồng sắt nhỏ. Trước có người vào chơi, thấy con chim hót hay đã trả 3 triệu đồng mua nó.
Chi em mo coi hoc gioi va chim cu gay 3 trieu


Con chim cu gáy - tài sản duy nhất mà bố mẹ của Ly và Tuyết khi ra đi để lại cho hai chị em.

Vợ chồng bác Biên nhìn cháu xót xa, chẳng đặng bán nó đi. Bây giờ, ngày ngày, hết hai chị em lại đến cậu con trai của bác Biên vẫn mang nó ra ngoài cánh đồng gần đó để cho nó hót giữa thiên nhiên bao la.

Chuyển sang với gia đình bác bá Biên, mọi người thường xuyên phải đi làm vắng. Ở nhà chị lớn phải lo hết cho em từ tắm rửa, giặt giũ. Mới 10 tuổi và 8 tuổi nhưng hai chị em từ trông cháu cho anh chị, cắt rau, nấu cám cho lợn, cấy hái đã trở nên quá đỗi quen thuộc với Ly và Tuyết.


Hai chị em Ly và Tuyết đã quá quen với những công việc như nhặt rau, nấu cơm, lấy rau, nấu cám cho lợn hay cấy hái hay trông cháu giúp bác bá rồi.

Hai cô học trò giỏi, hát hay

Khó khăn là thế, song hai chị em vẫn học khá tốt. Ly và Tuyết liên tục là học sinh khá, giỏi của trường. Vừa qua, Tuyết đi thi và đạt giải công nhận môn Toán của huyện Cao Phong. Kết thúc năm học lớp 7, Ly đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện.

Không chỉ học tốt, Ly còn là “cây văn nghệ” rất sôi nổi của lớp, trường. Em là quản ca của lớp. Cô Tống Thị Hải, tổng phụ trách Đoàn trường THCS Dũng Phong cho hay: “Hoạt động nào của trường, lớp Ly cũng nhiệt tình tham gia. Em là người dân tộc Mường nên hát mấy bài dân ca như “Đập bông bông”, “Mời trầu” rất hay và xúc động”.

Nghe cô học trò Bùi Thị Ly ca bài "Đập bông bông" và "Mời trầu" - Dân ca Mường

Ngoan ngoãn, chăm chỉ, có nhiều cố gắng trong học tập, nhiệt tình, sôi nổi trong các hoạt động của trường, lớp cũng là nhận xét của cô Bùi Thị Thoa, GV chủ nhiệm lớp 8A của em Bùi Thị Ly.

Đồng cảm với hoàn cảnh của hai chị em, những năm qua phía địa phương, cơ sở nơi hai em sinh sống, học tập cũng đã có nhiều hỗ trợ, giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần.

Cô Lê Thị Thanh Thủy, Hiệu trưởng trường THCS Dũng Phong chia sẻ: “Nhà trường đã miễn hoàn toàn học phí cho hai em, đồng thời các thầy cô cũng nhiều lần ủng hộ tiền và quần áo cho Ly và Tuyết. Đầu năm qua, Mặt trận Tổ quốc của huyện thông qua trường có trao tặng các em 1 xe đạp trị giá 800 ngàn đồng và hai cặp sách”.

“Hôm nhận được tiền hỗ trợ, tôi hỏi em sẽ làm gì với số tiền vừa được trao tặng thì Ly thật thà: “Em dành một nửa mua trứng gà cho các bác, còn lại nhét lợn, tiết kiệm cô ạ” – Cô Tống Thị Hải kể thêm với tôi.
Chi em mo coi hoc gioi va chim cu gay 3 trieu
Nhiều lúc ngồi buồn, Ly lại nhớ tới bố mẹ và tự động viên mình phải thật chăm ngoan, học giỏi để bố mẹ nơi "xa xôi" dưới kia được yên lòng.

Hỏi về ước mơ sau này, cả Ly và Tuyết đều mong ước trở thành cô giáo dạy Văn, bởi như Ly tâm sự: “Vì môn này dạy ta tình thương, giàu giá trị nhân đạo”.

    Văn Chung

**************************


Việt Báo (Theo_VietNamNet)
« Sửa lần cuối: 24/02/2013 01:52:37PM gửi bởi Đồngquê »
Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người ở lại ...!

Lữ Khách

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 695
  • Thanks 116
  • Lời chia tay nói dễ sao em...!
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • http://www.cugay.org/diendan/
Re: Là như thế chăng...!
« Trả lời #34 vào lúc: 25/02/2013 07:49:57AM »
Hạnh phúc để khi nào nở hoa?

Bận lòng chi níu giữ
Trăm năm nửa còn không
Xin về làm mây trắng
Nhẹ nhàn trôi thong dong.

Trải qua một thời gian dài cái vòng lẩn quẩn trong ta không thể xác định được cái gì là mục đích sống. Vật chất chỉ mang đến cho chúng ta thỏa mãn nhu cầu và sự thoải mái của cuộc sống, nó không phải là cái tất yếu để chúng ta xem nó như là cuộc sống. Ta phải sống phải phấn đấu vì ta là một con người nên ta cần phải tìm đúng hướng đi của mình đó là một cuộc sống thảnh thơi, bình yên và hạnh phúc. Đôi khi chúng ta cảm thấy hụt hẫng và lyến tiếc đã dùng thời gian quá nhiều vào những việc vô bổ và tiền bạc không thể mua được hạnh phúc mà chính nó hủy diệt đi hạnh phúc.

Đã bao lần ta giật mình thấy tuổi Xuân của mình lững lờ trôi qua nên lòng cứ dặn lòng sẽ quyết quay trở về chăm sóc bản thân, chăm sóc tâm hồn luôn sống hài hòa và sâu sắc hơn. Chạnh lòng hơn khi nghe anh trai nói trong khi hai anh em ăn sáng “em đến khi nào mới thành người lớn hả em?”.
Hình như ta đã lỗi hẹn với lời hứa của mình, ta không chiến thắng nổi bản thân nên ta đã tiêu phí thời gian đến giờ phúc này ta vẫn là kẻ lang thang đi tìm hạnh phúc. Thời gian đâu có chờ đợi ta nên ta sẽ ngừng thả trôi cuộc đời mình trong lãng quên. Biết được mai này ta và người có còn gặp nhau nửa không? Thật là khó cho ta chưa mở lòng ra tha thứ và cho nhau hạnh phúc yêu thương rất thật.

Mỗi buổi sáng ta nên hít một hơi thở thật sâu để cảm nhận đâu đó quanh ta đang tràn đầy sự sống. Cảm ơn trời đất cho ta một ngày nữa để sống, ta sẽ dốc hết tấm lòng để cuộc sống mình thêm nhiều ý nghĩa. Ngày hôm qua ta còn nhiều vụn dại trong lời nói, hành động và suy nghĩ nên đã làm cho ta và người thương không hạnh phúc. May mắn thay ta có thêm một ngày nữa để nhìn lại và thay đổi chính mình làm mới lại cảm xúc yêu thương.

Ta sử dụng trọn vẹn hết một ngày, không để lo lắng muộn phiền làm chia cắt hay vơi đi tình cảm vì bất cứ lý do gì nửa. Bắt đầu một ngày mới với nụ cười tươi tắn trên môi. Ở bất cứ nơi đâu lúc nào trong ta ý thức được mình đang sống thì hãy mĩm cười. Nụ cười sẽ làm cho ta sống với chính bản thân mình giúp ta gần gũi hơn với mọi người và với thiên nhiên. Sống mà không nắm bắt được sự sống thì đó không còn là đời sống nữa.

Đi tìm hoa hạnh phúc!

Những câu chuyện cảm động sưu tầm

Lữ Khách

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 695
  • Thanks 116
  • Lời chia tay nói dễ sao em...!
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • http://www.cugay.org/diendan/
Re: Là như thế chăng...!
« Trả lời #35 vào lúc: 25/02/2013 08:00:30AM »
Nụ cười đến sau nước mắt..

Bác sĩ khuyên tôi nên đưa mẹ về nhà chăm sóc, bởi vì thời gian sống của người còn khoảng 3 tháng. Rời khỏi phòng bác sĩ, tôi nghẹn ngào, nước mắt dàn dụa trên má. Vậy là mọi hy vọng cứu sống mẹ tôi đã tắt.

***

Cố nén khổ đau vào lòng, tôi lặng lẽ thu xếp đồ đạc và đưa mẹ ra sân bay trở về nhà. Dù không được biết kết quả tình trạng bệnh của mình, nhưng hình như mẹ đã linh cảm được chuyện chẳng lành xảy đến qua nỗi đau hiện trên gương mặt của tôi.Tôi thơ thẩn đưa mắt nhìn mọi người trên sân bay.

bác sĩ bảo bệnh của mẹ tôi không còn hi vọng

Ở đằng kia, 1 cô bé khoảng chừng 11 tuổi đang khóc tức tưởi vì phải chia tay với bố. Nhìn 2 cha con bịn rịn ko nỡ rời nhau, tôi chạnh lòng nghĩ đến mẹ. Hơn lúc nào hết, tôi chỉ muốn òa khóc, khóc nức nở như cô bé đó.

Khi lên máy bay, bất ngờ cô bé ngồi đối diện với mẹ con tôi, và dai dẳng khóc, hình như lời an ủi của mẹ cô bé ko đem lại kết quả gì cả. Bỗng nhiên, tôi nghe tiếng mẹ tôi dỗ dành:

- Này cô bé, nụ cười của cháu trốn đi đâu mất rồi. Nụ cười ơi, hãy xuất hiện đi nào!

Cô bé nín khóc, nhìn mẹ tôi, và bẻn lẽn mìm cười. Bắt được nụ cười đó, mẹ tôi khẽ reo:

- Bà biết thế nào cháu cũng sẽ cười mà. Cháu biết ko, đằng sau những nụ cười là giọt nước mắt ấm áp đấy!

Nghe những lời mẹ nói, tôi bất chợt nhớ lại ngày còn nhỏ, tôi hay bị vấp ngã, đầu gối trầy xước khiến tôi chỉ biết rên rỉ, khóc lóc. Mẹ thường nhẹ nhàng an ủi tôi:

- Đầu gối của con rồi sẽ lành, và con sẽ vui vẻ, mặc sức chơi đùa mà ko sợ bị vấp té nữa.

Đến khi lên đại học mối tình đầu tan vỡ, tim tôi tan nát. Mẹ lại đến bên cạnh dịu dàng khuyện bảo:

- Mẹ biết con đang đau đớn, nhưng nỗi đau rồi sẽ qua nhanh thôi con ah. Cuộc sống cứ tiếp diễn, con có nhiều lựa chọn và nụ cười sẽ đợi con ở sau những giọt nước mắt ấy….

Cô bé dường như vẫn còn ấm ức nên nói:

- Nhưng con ước gì bố mẹ sống bên cạnh nhau như trước đây, và con sẽ không phải nhớ bố nữa.

- Người lớn có vấn đề riêng của họ, cũng có khi họ cảm thấy thoải mái hơn khi không sống gần nhau. Nhưng con phải yêu thương cả 2 người và mong cho bố mẹ con được hạnh phúc. Hãy luôn nhớ đến những kỷ niệm đẹp về bố mẹ con nhé!

Nghe đến đây cổ họng tôi nghẹn lại, và cố nuốt nước mắt vào lòng.Tôi muốn nói với mẹ rằng, tôi cũng có những kỷ niệm đẹp nhất, hạnh phúc nhất về mẹ. Nhìn thấy mẹ vuốt tóc và nói chuyện với cô bé, tôi cứ ngỡ mẹ đang nói với tôi, với nỗi bất hạnh sắp đến của tôi:

- Con người ai cũng phải trải qua những khó khăn thử thách. Cháu cũng vậy, nhưng hãy nhớ rằng: “Sau màn đêm u tối, lạnh lẽo thì ánh nắng mặt trời ban mai tươi sáng sẽ xuất hiện. Vượt qua những khổ đau và nước mắt thì nụ cười, niềm tin sẽ đến. Có thể nụ cười của con sẽ đến chậm và mất khá nhiều thời gian, nhưng nó nhất định sẽ đến.”

Đưa mắt nhìn những đám mây ngang tầm cửa sổ và các tia nắng lấp lánh đang soi rọi khắp khoang máy bay, tôi thanh thản đối diện với nỗi đau của mình. Đoạn quay sang phía mẹ, tôi đặt nụ hôn thắm thiết lên gò má nhăn nheo của người, rồi thì thầm:

- Con cám ơn mẹ đã mang đến nụ cười cho cô bé và cho cả con nữa
Những câu chuyện cảm động sưu tầm.

Lữ Khách

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 695
  • Thanks 116
  • Lời chia tay nói dễ sao em...!
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • http://www.cugay.org/diendan/
Re: Là như thế chăng...!
« Trả lời #36 vào lúc: 25/02/2013 10:48:20PM »
Con thương mẹ lắm, mẹ ơi!

“Cái cò cõng nắng cõng mưa
Mẹ tôi cõng cả bốn mùa gió sương”


Con đã viết rất nhiều, viết rất rất nhiều, nhưng chưa một lần viết về mẹ, có lẽ đây là lần đầu tiên con đặt bút viết về mẹ, viết lên dòng suy nghĩ của con dành cho người mẹ yêu quý nhất trên đời.
Mẹ! Có lẽ sẽ chẳng bao giờ có bài viết này, nếu cơ quan con không phát động cuộc thi viết về hình ảnh người mẹ. Con không biết bắt đầu bài viết của mình từ đâu, khi trước mắt con, hình ảnh mẹ dường như quá diệu kỳ.

Mẹ sinh bốn chị em chúng con trong cái thời đất nước còn khó khăn, gia đình mình thiếu thốn trăm bề, mẹ tần tảo sớm khuya, đi làm thuê, làm mướn kiếm tiền về mua gạo nuôi chúng con cho qua ngày tháng, vì ăn uống thiếu thốn nên chúng con hay bệnh, cái nghèo đeo đuổi khiến đôi vai mẹ lại còn nặng gánh.

Ngày nào cũng vậy, cứ tờ mờ sáng, mẹ đã dậy quảy đôi gánh đi khắp nơi bán nước tương để lo cái ăn cho cả nhà, lúc mẹ trở về nhà cũng là lúc tụi con chìm vào giấc ngủ, còn nhớ hồi đó, là con gái út trong nhà, nên thường được ngủ chung với mẹ, nửa đêm giật mình nghe tiếng lách cách của những đồng tiền xu mẹ đang ngồi đếm bên cạnh chiếc đèn dầu, từng đồng tiền xu được mẹ đếm đi đếm lại cùng những tiếng kêu của chúng hòa quyện vào dòng suy nghĩ của mẹ “ngày mai, sẽ phải mua gì trong số tiền ít ỏi này”? đắn đo rồi lại đắn đo! Đóng tiền học phí cho các con, hay đi chợ mua gạo? hay phải trả nợ cho bác Năm, bà Bảy…? Bao nhiêu câu hỏi lại dồn về với mẹ, mẹ lại thở dài, có mười đồng thôi sao? đúng là: “tiền vô nhà khó như gió vô nhà trống”… mẹ lại thở dài, làm con tỉnh giấc.

Suốt thời gian gánh nước tương đi khắp làng này đến xóm nọ nhưng cũng chẳng thấm vào đâu, cái nghèo vẫn cứ đeo bám gia đình, mẹ thay đổi chiến thuật, hôm sau mẹ không gánh đi xa nữa, mà chỉ gánh ra chợ bán, tranh thủ một buổi về đi làm thuê cho người ta, ai kêu gì mẹ làm nấy không phiền hà bất cứ việc gì, từ cuốc mướn, làm vườn, gặt lúa đến khuâng vác, mẹ làm tất tần tật, miễn sao đổi công hoặc kiếm được tiền.

Quê mình hai mùa mưa nắng, mùa mưa, bất chấp tiết trời lạnh giá, cái lạnh miền trung như cắt da, cắt thịt, thế mà mẹ vẫn lủi thủi dầm mưa ở ngoài đồng. Thương cho mẹ quá, nhưng con biết phải làm sao, những cơn mưa nặng hạt kèm theo những tiếng gầm rú, sấm chớp, của tiết trời đông giá lạnh, con lại nơm nớp trong lòng không biết ngoài đồng mẹ có làm sao không? Lòng con lại đau như cắt. Ngày nào mẹ từ đồng trở về nhà cũng là lúc lên đèn, môi mẹ tím ngắt, mặt mẹ không còn chút máu vì lạnh buốt, đôi bàn tay, bàn chân mẹ vừa teo tóp vừa trắng bạch vì phải ngâm mình dưới nước, con lật đật nhóm lửa cho mẹ ngồi vào sưởi ấm, mẹ có lạnh lắm không? Con hỏi, mẹ cười bảo, có lạnh lẽo gì đâu, về nhà là ấm rồi, đời ba mẹ khổ nhiều nên giờ ráng làm mà lo cho các con, các con phải cố gắng học hành để kiếm cái chữ, mai này lớn lên không khổ như ba mẹ nữa là mẹ mãn nguyện rồi.

Hồi con học cấp ba, đó là giai đoạn mà mẹ khổ nhất phải không mẹ? Ba không may bị ngã bệnh, bao nhiêu thứ phải đổ hết lên đầu mẹ, nào việc trong nhà, ngoài đồng, cả những chuyện đời phải không với hàng xóm cũng một tay mẹ lo. Mấy chị em con điều trong cái tuổi ăn học, chẳng ai phụ giúp gì được cho mẹ cả, lại còn xin tiền mẹ đi học hàng ngày, để có tiền học phí cho chúng con mẹ phải làm cả ngày lẫn đêm, hàng ngày mẹ đi bưng gạch, bưng ngói cho người ta, cả ngày mẹ dãi dầu ngoài nắng, người mẹ gầy còm, mồ hôi nhễ nhại hòa lẫn mùi gạch ngói, mùi đất bùn của ruộng. Mẹ ạ ! Con hứa với mẹ là con phải cố gắng làm theo lời mẹ dạy, con phải ráng học thật giỏi để ba mẹ vui lòng.

Và rồi, hằng đêm con lại ước thời gian qua nhanh để có những ngày nghỉ cuối tuần đi làm cùng mẹ, nhưng con nào có ngày cuối tuần. Ngày cuối tuần đối với con là những ngày học nhóm, làm bài tập về nhà, đi lao động, trồng cây xanh sân trường… còn đâu thời gian phụ mẹ. Chưa kể, buổi tối mẹ còn nhận thêm đi tát nước ruộng cho nhà cô Nghi, mỗi một mùa cô trả công cho mẹ được ba ang lúa tính ra cũng được 30 kg. Mẹ đi làm dường như không còn nghĩ đến bản thân mình nữa, con khuyên mẹ làm ít lại, để đổ bệnh thì tụi con biết làm sao, mẹ nói: mẹ làm mãi cho đến hơi thở cuối cùng, có những ngày hè quê mình nắng bức, nước dưới sông cũng cạn khô, mẹ không có nước tát vào ruộng cho cô Nghi vào buổi tối, nên 3 giờ sáng hôm sau mẹ phải dậy thật sớm đó cũng là thời điểm mạch nước ngầm dưới sông ngấm ra để mẹ mới có nước mà tát, trời vừa hừng đông, mẹ lại trở về nhà lo cơm nước cho chúng con bắt đầu một ngày mới.

Ngày chúng con vào đại học, công việc ở quê không đáp ứng được chi phí cho việc học của mấy chị em, mẹ lại phải rời xa làng quê, xa luỹ tre làng từng gắn bó với đời mẹ để lên Thành phố mưu sinh đặng kiếm tiền lo cho các con tiếp tục con đường học vấn, mẹ lại tiếp tục rong ruổi khắp đường phố, con hẻm của thành phố xô bồ, nhộn nhịp. Ngày nào mẹ cũng tất bật với gánh hàng rong, ước mơ được một ngày nghỉ đối với mẹ thật xa vời.
Ba mươi mấy năm đã trôi qua, hễ có dịp mấy chị em con ngồi lại nhắc chuyện ngày xưa, về ba, về mẹ, về những tháng ngày cơ cực trong lòng mỗi người điều co thắt, cảm giác đau, buồn và hạnh phúc xen lẫn vào nhau trong từng đoạn chuyện của thời thơ ấu. Cuộc đời mẹ hi sinh tất cả cho chúng con, nên lúc nào con cũng cảm thấy có lỗi với mẹ. Nay mẹ đã bước vào tuổi xế chiều, mẹ không còn tần tảo mưa nắng ngoài đồng, nhưng mẹ cũng đâu có được cái thảnh thơi, lúc thì đến ở nhà chị Hai trông con cho chị đi làm, đến nay cháu đã biết đi học thì mẹ lại đến nhà thằng Út trông cháu nội, mẹ cứ như thế, cứ thức khuya dậy sớm, cả một đời vì cháu, vì con.

Nhưng mà mẹ vui vì nay các con đều trưởng thành, mẹ mua được cái chữ cho chúng con bằng mồ hôi và nước mắt, giờ tụi con có được chỗ đứng trong xã hội, có được cái ngành cái nghề nuôi sống bản thân, không như đời mẹ “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, mẹ vẫn cười bảo: các con thành đạt là mẹ vui rồi! Ôi! Sao câu nói nhẹ nhàng, ước mơ giản dị của mẹ mà làm lòng con xốn xang khó tả, con muốn ôm mẹ thật chặt vào lòng và nói rằng “con không để mẹ khổ nữa mẹ ơi !”, con muốn tự mình chăm sóc mẹ, muốn tự mình nấu cho mẹ ăn những món ngon nhất, bổ dưỡng nhất mà con mới học được từ các cô, các chị đồng nghiệp trong cơ quan, hôm qua đi ngang quày sữa trong siêu thị, con giật mình dừng lại, mua cho mẹ hộp sữa Anlene vì biết xương mẹ yếu, cuối tuần con sẽ mang đến nhà thằng Út pha cho mẹ uống mẹ nhé!

Mẹ ơi! Thầy giáo con thường dạy “Công Cha như núi thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Đối với cái nghĩa cái tình của mẹ, con không biết giấy bút nào viết hết những gì con muốn viết, những gì tận đáy lòng con đã mang theo mình mấy chục năm qua.

Giờ đây, càng nhìn dáng mẹ con mới hiểu vì sao các nhà văn, nhà thơ hay gắn hình ảnh người mẹ, người phụ nữ Việt Nam với thân cò lặn lội. Qua hình ảnh mẹ, con đã thấm thía và thấu hiểu rằng, người phụ nữ Việt Nam gan dạ, chịu thương chịu khó, biết hi sinh cuộc đời mình cho gia đình cho quê hương cho đất nước, biết nuôi hi vọng và tin vào ngày mai tươi sáng.

Mỗi ngày con càng muốn được nhìn mẹ thật lâu mà bất chợt thốt lên lời bài hát “Bông hồng cài áo” của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ “Mẹ ơi, Mẹ ơi, Mẹ có biết hay không ? Biết gì ? Biết là, con thương mẹ lắm, mẹ ơi!”

Webcamdong.com trích (Bài tham gia dự thi “Từ hình ảnh người Mẹ, suy nghĩ về vai trò người phụ nữ Việt Nam trong gia đình” do Liên đoàn lao động Q8 phát động năm 2012)

Lữ Khách

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 695
  • Thanks 116
  • Lời chia tay nói dễ sao em...!
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • http://www.cugay.org/diendan/
Re: Là như thế chăng...!
« Trả lời #37 vào lúc: 25/02/2013 11:00:12PM »
Người mẹ nông dân...



Ngày 5/9/1997, là ngày tôi rời gia đình đi nhập học ở Đại học Bắc Kinh, khoa Toán. Ngọn khói bếp dài cất lên từ trên nóc ngôi nhà nông dân cũ nát gia đình tôi. Người mẹ chân thập thễnh của tôi đang nấu mì sợi cho tôi, những bột mì này có được nhờ mẹ đổi năm quả trứng gà cho hàng xóm,chân mẹ bị thương vì mấy hôm trước, để thêm tí tiền cho tôi nhập học, mẹ đẩy một xe chất đầy rau từ thôn ra thị trấn, trên đường bị trật chân.

Bưng bát mì, tôi đã khóc. Tôi buông đũa quỳ xuống đất, xoa nắn chỗ chân sưng phồng lên to hơn cả cái bánh bao của mẹ, nước mắt rơi xuống đất… Nhà tôi ở Thiên Tân, làng Đại Hữu Đới, huyện Vũ Thanh, tôi có một người mẹ tốt nhất thế gian tên là Lý Diệm Hà. Nhà tôi vô cùng nghèo khó.

Khi tôi ra đời, bà nội ngã bệnh ngay trên giường sưởi, tôi 4 tuổi, ông nội lại mắc bệnh hẹp khí quản và bán thân bất toại, những món nợ trong nhà lớn dần theo năm.

Khi 7 tuổi, tôi được đi học, học phí là mẹ vay người khác. Tôi thường đi nhặt những mẩu bút chì bạn bè vứt đi, dùng dây buộc nó lên một cái que rồi viết tiếp, hoặc dùng một cái dây chun xoá sạch những cuốn vở bài tập đã viết, rồi viết lại lên đó, mẹ thương tôi đến mức, cũng có lúc đi vay vài hào của hàng xóm để mua vở và bút chì cho tôi.

Nhưng cũng có những khi mẹ vui vẻ, là khi bất kể bài kiểm tra nhỏ hay kỳ thi lớn, tôi luôn đứng đầu, toán thường được 100/100 điểm.

Dưới sự khích lệ của mẹ, tôi càng học càng thấy ham thích. Tôi thực sự không hiểu trên đời còn có gì vui sướng hơn được học hành. Chưa đi học lớp một tôi đã thông thạo cộng trừ nhân chia và phân số, số phần trăm;

khi học Tiểu học tôi đã tự học để nắm vững Toán Lý Hoá của bậc Trung học Phổ thông;

Khi lên trung học, thành phố Thiên Tân tổ chức kỳ thi vật lý của bậc Trung học, tôi là đứa học trò nông thôn duy nhất của cả năm huyện ngoại thành Thiên Tân được giải, một trong ba người đỗ đầu. Tháng 6 năm đó, tôi được đặc cách vào thẳng trường Trung học số 1 danh tiếng của Thiên Tân, tôi vui sướng chạy như bay về nhà.

Nào ngờ, khi tôi báo tin vui cho cả nhà, mặt bố mẹ chất chứa toàn những đau khổ; bà nội vừa mất nửa năm, ông nội đang gần kề cái chết, nhà tôi đã mắc nợ tới hơn 10 000 Nhân dân tệ rồi. Tôi lặng lẽ quay về bàn học, nước mắt như mưa suốt một ngày. Đến tối, tôi nghe thấy ở ngoài nhà có tiếng ồn ào. Thì ra mẹ tôi đang định dắt con lừa con của nhà đi bán, cho tôi đi học, nhưng ba tôi không chịu. Tiếng ồn ào làm ông nội nghe thấy, ông đang bệnh nặng, trong lúc buồn bã ông đã lìa đời. Sau lễ an táng ông nội, nhà tôi lại mắc thêm vài nghìn tệ tiền nợ nữa.

Tôi không còn dám nhắc đến việc đi học nữa, tôi cất “Giấy báo nhập học” thật kỹ vào vỏ gối, hàng ngày tôi ra đồng làm việc cùng mẹ. Sau hai hôm, tôi và ba tôi cùng lúc phát hiện ra: con lừa con biến mất rồi. Ba tôi sắt mặt lại, hỏi mẹ tôi: “Bà bán con lừa con rồi à? Bà bị thần kinh à? Sau này lấy gì kéo, lương thực hoa màu bà đẩy xe tay nhé, bà tự cõng nhé? Bà bán lừa một hai trăm bạc liệu cho nó học được một học kỳ hay là hai học kỳ?” Hôm đó mẹ tôi khóc, mẹ tôi dùng một giọng rất dữ dội rất hung dữ để gào lại ba tôi: “Con cái mình đòi đi học thì có gì sai? Nó thi lên được trường số 1 của thành phố nó là đứa duy nhất của cả huyện này đấy, tôi không thể để cho tiền đồ của nó bị lỡ dở được. Tôi sẽ dùng tay đẩy, dùng lưng vác, để cho nó đi học…”

Cầm sáu trăm tệ mẹ vừa bán lừa, tôi thật sự chỉ muốn quỳ xuống dập đầu trước mẹ. Tôi đã thích được học quá rồi, mà còn học tiếp, thì mẹ sẽ khổ sở bao nhiêu, vất vả bươn chải thêm bao nhiêu?

Mùa thu năm đó tôi quay về nhà lấy áo lạnh, thấy mặt ba tôi vàng như sáp, gầy da bọc xương đang nằm trên giường sưởi. Mẹ bình thản bảo: “Khong có gì đâu, bị cảm, sắp khỏi rồi”.

Ai ngờ, hôm sau tôi xem vỏ lọ thuốc của ba, thì thấy đó là thuốc ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển. Tôi kéo mẹ ra ngoài nhà, khóc hỏi mẹ mọi chuyện là thế nào, mẹ bảo, từ sau khi tôi đi học, ba bắt đầu đi ngoài ra máu, ngày càng nặng lên.

Mẹ vay sáu nghìn tệ đưa ba lên Thiên Tân, Bắc Kinh đi khắp nơi, cuối cùng xác định là u ruột bowel polyps, bác sĩ yêu cầu ba phải mổ gấp. Mẹ chuẩn bị đi vay tiền tiếp, nhưng ba kiên quyết không cho. Ông nói, bạn bè họ hàng đã vay khắp lượt rồi, chỉ vay mà không trả thì còn ai muốn cho mình vay nữa!

Hàng xóm kể với tôi: Mẹ dùng một phương pháp nguyên thuỷ và bi tráng nhất để gặt lúa mạch. Mẹ không đủ sức gánh lúa mạch ra sân kho để tuốt hạt, mẹ cũng không có tiền thuê người giúp, mẹ bèn gặt dần, lúa mạch chín chỗ nào gặt chỗ đó, sau đó dùng xe cải tiến chở về nhà, tối đến mẹ trải một tấm vải nhựa ra sân, dùng hai tay nắm từng nắm lúa mạch đập lên một hòn đá to…

Lúa mạch trồng trên ba mẫu đất của nhà, một mình mẹ làm, mệt đến mức không đứng dậy nổi nữa thì mẹ ngồi xổm xuống cắt, đầu gối quỳ còn chảy máu, đi đường cứ cà nhắc…Không đợi hàng xóm kể hết, tôi chạy như bay về nhà, khóc to gọi mẹ:

“Mẹ, mẹ, con không thể đi học nữa đâu…”. Kết quả, mẹ vẫn tống tôi lên trường. Tiền sinh hoạt phí mỗi tháng của tôi chỉ 60 đến 80 tệ (tương đương 120-160.000 VND=70 USD), thật thảm hại nếu so với những người bạn học khác mỗi tháng có 200-240 tệ. Nhưng chỉ mình tôi biết, món tiền nhỏ này mẹ tôi cũng phải tằn tiện lắm, từ ngày đầu tháng đã dành từng hào từng hào, bán từng quả trứng gà, rau xanh lấy từng đồng từng đồng, có lúc dành dụm không đủ đã phải giật tạm vài đôi chục. Mà cha tôi, em trai tôi, dường như chẳng bao giờ có thức ăn, nếu nhà ăn rau cũng chẳng dám xào mỡ, chỉ chan tí nước dưa muối ăn qua bữa.

Mẹ không muốn tôi đói, mỗi tháng mẹ chăm chỉ đi bộ hơn mười cây số mua mì tôm với giá bán buôn. Rồi mỗi cuối tháng, mẹ vất vả cõng một túi nặng lên Thiên Tân thăm tôi. Trong túi ấy ngoài những gói mì tôm ra, còn có nhiều xếp giấy loại mẹ phải đi bộ ra một xưởng in ngoài thị trấn cách nhà 6km để xin cho tôi (đó là giấy để tôi làm nháp toán), cả một chai tương cay rất to, cải bẹ muối thái sợi, và cả một cái tông đơ để cắt tóc. (Cắt tóc nam rẻ nhất Thiên Tân cũng phải 5 tệ, mẹ muốn tôi dành tiền cắt tóc để mua thêm lấy vài cái bánh bao mà ăn). Tôi là học sinh cấp 3 duy nhất của Thiên Tân đến cả rau ở bếp ăn nhà trường cũng không mua nổi, chỉ có thể mua vài cái bánh bao, mang về ký túc ăn cùng mì sợi khô hoặc chấm với tương ớt, kẹp dưa muối để ăn qua bữa. Tôi cũng là học sinh duy nhất không có giấy kiểm tra, chỉ có thể tận dụng giấy một mặt của xưởng in để viết bài.

Tôi là đứa học sinh duy nhất chưa bao giờ dùng xà phòng, khi giặt quần áo tôi thường đi nhà bếp xin ít bột kiềm nấu ăn (alkali – chất kiềm, dùng để hấp bánh bao, làm bánh nướng, làm nước sôđa) là xong.

Nhưng tôi chưa bao giờ tự ti, tôi cảm thấy mẹ tôi khổ cực cả đời, như người anh hùng chống lại đói khổ, làm con của người mẹ như thế tôi rất tự hào. Hồi mới lên Thiên Tân, tiết học tiếng Anh đầu tiên khiến tôi ù cạc. Khi mẹ lên, tôi kể cho mẹ nghe tôi sợ tiếng Anh thế nào, ai ngờ mẹ chỉ cười bảo: “Mẹ chỉ biết con là đứa trẻ con khổ cực nhất, mẹ không thích con kêu khó, vì chịu khổ được thì chả còn gì khó nữa.”

Tôi hơi bị nói lắp, có người bảo, học tiếng Anh đầu tiên cần làm chủ được cái lưỡi của mình, bởi vậy tôi thường kiếm một hòn sỏi ngậm vào miệng mình, rồi gắng đọc tiếng Anh. Hòn sỏi cọ xát vào lưỡi tôi, có lúc máu chảy ra bên mép, nhưng tôi cố gắng để kiên trì.

Nửa năm trôi qua, hòn sỏi nhỏ đã bị mài tròn đi, lưỡi tôi cũng đã nhẵn, tiếng Anh đã thành người giỏi thứ 3 của lớp. Tôi vô cùng cảm ơn mẹ, lời mẹ khích lệ tôi vượt qua khó khăn lớn trong học tập.

Năm 1996, lần đầu tiên tôi được tham gia cuộc thi Olympic tri thức toàn quốc khu vực Thiên Tân, đoạt giải Nhất môn Vật lý và giải Nhì môn Toán học, tôi được đại diện Thiên Tân đi Hàng Châu tham gia Cuộc thi Olympic toàn Trung quốc môn Vật lý.

“Đoạt lấy chiếc Cup giải Nhất toàn Trung quốc tặng mẹ, rồi lên đường dự Olympic Vật lý Thế giới!” Tôi không ngăn được nỗi khao khát trong lòng, tôi viết thư báo cho mẹ tin vui và mơ ước của tôi. Kết quả, tôi chỉ được giải Nhì, tôi nằm vật ra giường, không ăn không uống. Dù tôi là người đạt thành tích cao nhất trong đoàn Thiên Tân đi thi, nhưng nếu tính cả những khốn khổ của mẹ tôi vào, thì thành tích này không xứng đáng! Tôi về trường, các thầy ngồi phân tích nguyên nhân thất bại cho tôi thấy: Tôi những muốn phát triển toàn diện cả Toán Lý Hoá, những mục tiêu của tôi quá nhiều nên sức lực tinh thần tôi phải phân tán rộng.

Nếu giờ tôi chỉ chọn một mục tiêu trước mắt là kỳ thi Toán, nhất định tôi thắng. Tháng 1 năm 1997, tôi cuối cùng đã giành chiến thắng tại kỳ thi Olympic Toán toàn Trung Quốc với điểm số tuyệt đối, lọt vào đội tuyển Quốc gia, cả mười kỳ thi kiểm tra ở đội tuyển tôi đều là người đứng đầu. Với thành tích đó, tôi được sang Argentina tham gia kỳ thi Olympic Toán quốc tế. Nộp xong phí báo danh, tôi gói những sách vở cần chuẩn bị và tương đậu cay của mẹ lại, chuẩn bị lên đường. Giáo viên chủ nhiệm và thầy giáo dạy Toán thấy tôi vẫn mặc bộ quần áo thải của người khác cho, những thứ áo quần màu sắc chả đâu vào đâu, kích cỡ khác nhau, bèn mở tủ áo của tôi ra, chỉ vào những áo trấn thủ vá, những áo bông tay đã phải nối hai lần, vạt đã phải chắp ba phân, hỏi tôi:

“Kim Bằng, đây là tất cả quần áo của em ư?”

Tôi chả biết nói sao, vội đáp: “Thầy ơi, em không sợ người khác chê cười! Mẹ em thường bảo, Phúc Hữu Thi Thư Khí Tự Hoa – trong lòng có sách vở tất mặt mũi sáng sủa, em mặc những thứ đồ này đi Mỹ gặp tổng thống Clintơn em cũng chẳng thấy ngượng.”

Ngày 27/7, Olympic Toán học Thế giới lần thứ 38 chính thức khai mạc. Chúng tôi thi liên tục suốt 5 tiếng rưỡi, từ 8 giờ 30 phút sáng tới 2h chiều. Ngày hôm sau công bố kết quả, đầu tiên công bố Huy chương Đồng, tôi không muốn nghe thấy tên mình; Sau đó công bố Huy chương Bạc, cuối cùng, công bố Huy chương Vàng,

người đầu tiên, người thứ hai, người thứ ba là tôi. Tôi khóc lên vì sung sướng, trong lòng tự nói: “Mẹ ơi, con mẹ thành công rồi!”

Tin tôi và một người bạn nữa đoạt Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Toán học ngay chiều hôm đó đã được Đài phát thanh Nhân dân Trung ương TQ và Đài truyền hình Trung ương TQ đưa.

Ngày 1/8, chúng tôi vinh quang trở về, lễ đón long trọng được Hiệp hội khoa học Trung Quốc và Hội Toán học TQ tổ chức. Khi đó, tôi muốn về nhà, tôi muốn sớm gặp mẹ, tôi muốn chính tay tôi đeo tấm huy chương vàng chói lọi lên cổ mẹ…

Hơn mười giờ đêm tối hôm đó, tôi cuối cùng đã đội trời đêm về đến nhà. Người mở cửa là ba tôi, nhưng người một tay ôm chặt lấy tôi vào ngực trước lại chính là mẹ tôi.

Dưới trời sao vằng vặc, mẹ tôi ôm tôi rất chặt…
Tôi lấy tấm huy chương vàng đeo lên cổ mẹ, khóc một cách nhẹ nhõm và sung sướng. Ngày 12/8, trường Trung học số Một của Thiên Tân chật ních người, mẹ được ngồi lên bàn Chủ tịch danh dự cùng với các quan chức Cục giáo dục Thiên Tân và các giáo sư toán học hàng đầu.

Hôm đó, tôi đã phát biểu thế này: “Tôi muốn dùng cả sự sống của tôi để cảm tạ một người, là người mẹ đã sinh và nuôi nấng tôi. Mẹ tôi là một người phụ nữ nông dân bình thường, nhưng những đạo lý mẹ dạy tôi nên người đã khích lệ tôi cả đời. Năm tôi học lớp 10, tôi muốn mua cuốn sách “Đại từ điển Anh-Trung” để học tiếng Anh, mẹ tôi không có tiền, nhưng mẹ vẫn nghĩ cách giúp tôi.

Sau bữa cơm sáng, mẹ tôi mượn một chiếc xe cải tiến, chất một xe rau cải trắng, hai mẹ con tôi đẩy ra chợ huyện cách hơn bốn mươi km bán rau. Đến được chợ đã gần trưa, buổi sáng đó tôi và mẹ chỉ ăn hai bát cháo ngô nấu với khoai lang đỏ, lúc đó bụng đói cồn cào, chỉ mong có ai tới mua cho cả xe rau ngay. Nhưng mẹ vẫn nhẫn nại mặc cả từng bó, cuối cùng bán với giá 1 hào một cân. Hai trăm cân rau đáng lẽ 21 tệ, nhưng người mua chỉ trả 20 tệ. Có tiền rồi tôi muốn ăn cơm, nhưng mẹ bảo nên đi mua sách trước, đó là việc chính của ngày hôm nay. Chúng tôi đến hiệu sách hỏi, giá sách là 8 tệ 2 hào 5 xu, mua sách rồi còn lại 1 tệ 7 hào 5 xu. Nhưng mẹ chỉ cho tôi 7 hào rưỡi đi mua hai cái bánh bột nướng, một tệ kia còn phải cất đi để dành cho tôi làm học phí. Tuy ăn hết hai cái bánh nướng, nhưng đi bộ tiếp 40km về nhà, tôi vẫn đói tới mức hoa mắt chóng mặt, lúc này tôi mới nhớ ra tôi đã quên không phần cho mẹ ăn một miếng bánh nướng nào, mẹ tôi chịu đói cả ngày, vì tôi mà kéo xe suốt 80km đường xa. Tôi hối hận tới mức chỉ muốn tát cho mình một cái, nhưng mẹ tôi chỉ bảo: “Mẹ ít văn hoá, nhưng mẹ nhớ khi nhỏ được thầy giáo dạy là, Golgi có nói một câu: Nghèo đói là trường đại học tốt nhất. Nếu con có thể tốt nghiệp trường đại học này, thì những trường đại học như Thiên Tân, Bắc Kinh con chắc chắn đều đỗ.”

Khi mẹ nói thế mẹ không nhìn tôi, mẹ nhìn ra con đường đất xa xôi, cứ như thể con đường đất đó có thể thông tới tận Thiên Tân, đi thẳng tới Bắc Kinh. Tôi nghe mẹ bảo thế, tôi không thấy đói nữa, chân tôi không mỏi nữa…Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất, thì tôi muốn nói rằng, người mẹ nông dân của tôi chính là người thầy giáo giỏi nhất của đời tôi.”

Dưới khán đài, không biết có bao nhiêu đôi mắt đã ướt đẫm, tôi quay về phía người mẹ tóc hoa râm của tôi, cúi người xuống kính cẩn…
trích Internet

Lữ Khách

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 695
  • Thanks 116
  • Lời chia tay nói dễ sao em...!
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • http://www.cugay.org/diendan/
Re: Là như thế chăng...!
« Trả lời #38 vào lúc: 27/02/2013 10:10:03PM »
Tình cảm đẹp của một người ăn xin

Vụ án diễn ra đã khá lâu, vị thẩm phán chủ tọa phiên tòa giờ chỉ còn nhớ mỗi tên bị cáo nhưng tình tiết trong vụ án thì ông không quên bởi đó là một câu chuyện cảm động, kết cục có hậu.

Bốn năm ròng một người ăn xin dành dụm tiền nuôi một cô bé ăn học. Nhưng rồi túng bấn, ông đã ăn trộm để có tiền lo cho cô bé. Trùng hợp, người bị hại chính là mẹ của cô bé kia và từ đây, câu chuyện đầy ân tình diễn ra tại một huyện nghèo ven sông Chu (tỉnh Thanh Hóa) được biết đến.

1. Vị thẩm phán kể, bị cáo ấy tên Thung, khoảng 50 tuổi. Năm 2004, khi đang ăn xin trong chợ, ông nhìn thấy một phụ nữ từ tiệm vàng bước ra nên theo dõi. Lúc người phụ nữ mua rau, ông lén lấy trộm của nạn nhân hơn 2 triệu đồng. Định tẩu thoát nhưng ông vướng vào một em bé vấp ngã nên bị phát hiện, bắt giữ. Sau một tuần bị tạm giam, ông được hai người đến bảo lãnh. Thật ngạc nhiên, người bảo lãnh đó lại là nạn nhân và con gái bà. Cũng từ đó, người bị hại đã kể ông Thung chính là ân nhân của con gái bà, gia đình bà, chính là người bốn năm ròng lo cho con gái bà ăn học ĐH nên người…

Ông Thung không vợ con, thuê phòng trọ sống một mình. Năm 2000, T. – con gái của nạn nhân đến trọ học cùng khu với ông. Ba của T. không muốn cho con học hành lên cao vì quan điểm “con gái học làm gì cho nhiều” nên bắt về lo chuyện chồng con. Dù ham học và muốn thoát cảnh nghèo nhưng T. đành chấp nhận. Ngày chuẩn bị thu dọn đồ về quê, T. qua chào cha Thung (ở xóm trọ ai cũng gọi ông Thung là cha Thung) và khóc.
T. khóc vì muốn được tiếp tục theo học nhưng không thể cãi lời ba và cũng không thể tự lo cho bản thân khi thiếu tiền chu cấp từ phía gia đình. Thương T., ông đã bày ra kế: “Con về xin ba cho đi làm ăn xa vài năm kiếm tiền để về lấy chồng rồi tự đi học”. T. nghe lời nhưng còn băn khoăn không biết xoay xở ra sao. Cha Thung lại trấn an: “Cha có tiền, cha lo được cho con mà”. T. không dám nhận lời vì nghĩ “chẳng có người dưng nào tốt với mình”. Và T. bỏ học thật nhưng chỉ sau một tháng T. lại tiếp tục tới trường…

2. Tiếp lời, vị thẩm phán nói: “Có lẽ nhiều người nghĩ không ai cho không ai cái gì, người dưng nước lã lại càng khó để hết lòng tốt với nhau nhưng cha Thung của T. đã làm được điều đó”.

Sau khi T. về, ông Thung đã gặp ba T. xin cho T. được đi học. Không lay chuyển được định kiến của ba T., ông Thung quyết âm thầm hỗ trợ cho T. Cảm kích trước tấm lòng cha Thung, từ đó T. tiếp tục theo học. Một ngày nọ, T. đến trường, ông dúi vào tay cô bé một bọc tiền được gói ghém cẩn thận trong một mảnh vải. Toàn tiền lẻ, từng đồng, từng đồng được vuốt thẳng. Ông nói với T. đó là những đồng tiền từ tình thương người khác dành cho ông và ông muốn đem nó vào những việc làm có ích.

Ba của T. không biết chuyện con tiếp tục theo học mà cứ nghĩ con gái đi làm xa kiếm tiền để chuẩn bị lấy chồng. Còn người mẹ thì biết rõ nhưng không dám nói và cũng chưa một lần đến để cảm ơn người dưng tốt bụng này. Và rồi lần gặp trớ trêu trên đã khiến cha Thung chuẩn bị đứng trước bản án tù.

Kể tới đây, vị thẩm phán lôi trong hộc tủ ra một bức thư T. viết gửi ông. Bức thư thống thiết mong tòa đừng xử tội cha Thung. Trong thư T. kể: “Ngày cha Thung trộm tiền của mẹ là ngày con chuẩn bị về thăm nhà. Cha nói sẽ gửi tiền cho con lấy vé xe. Con nói không cần nhưng cha lo con thiếu tiền và rồi cha phạm tội”. Trong thư T. còn kể những ân tình cha Thung dành cho mình chẳng hạn có lần T. viết thư cảm ơn cha và nói mang ơn cha suốt đời nhưng được cha giáo huấn: “Ở đời, chữ nghĩa lớn hơn chữ ơn…”.

Dù tình cảnh đáng thương nhưng với hành vi vi phạm trên không thể không truy tố trách nhiệm hình sự với Thung. Trước vành móng ngựa, bị cáo không hề nói vì muốn có tiền cho con ăn học mà một mực: “Vì tôi không dằn lòng nên nảy tham tà”. Sau khi xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ tòa tuyên phạt Thung chín tháng tù treo về tội trộm cắp…

Vụ án khép lại. Hai ngày sau, phòng làm việc của vị thẩm phán có tiếng gõ cửa. Ông Thung và T. – lúc này là con nuôi ông, bước vào. Trong buổi trò chuyện hôm đó, ông Thung đã tự trách mình vì một phút nông nổi mà nổi lòng tham và làm trái với những lời mình từng dạy con “nghèo cho sạch…”. Nhưng ông cũng kể cho vị thẩm phán một tin vui, con nuôi của ông đã xin được về dạy tại trường miền núi, dù xa nhà, khó khăn, lương thấp nhưng sống bằng con chữ và ổn định. Ba của T. cũng đã biết chuyện và đến cảm ơn cha Thung. Ông mừng không phải vì một lời cảm ơn của người cha này mà mừng vì hóa giải một định kiến của một người cổ hủ.

Câu cuối cùng trước khi rời phòng vị thẩm phán ông Thung tâm sự: “Tôi sống dựa vào tình thương của người khác nên tôi đáp lại tình thương đó cho người cần nó”. Và câu nói của người đàn ông này, đến nay vị thẩm phán vẫn coi như một lẽ sống. Ở đời, sống là cho đâu chỉ nhận cho riêng mình…

Những câu chuyện cảm động sưu tầm.

Lữ Khách

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 695
  • Thanks 116
  • Lời chia tay nói dễ sao em...!
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • http://www.cugay.org/diendan/
Re: Là như thế chăng...!
« Trả lời #39 vào lúc: 27/02/2013 10:15:32PM »
Dẻo và bền nhất

- Thầy: Trò nghe đây: sắt thép, đồng…vật liệu nào dẻo dai và bền nhất?
- Quỳnh: Thưa thầy là…Thưa thầy cho 5 phút suy nghĩa ạ. Á! Thưa thầy vật dẻo dai và bền nhất đó là sợi tóc ạ.
- Thầy: Sao! Làm gì có chuyện đó sợi tóc làm sao có thể dẻo hơn sắt thép được?
- Quỳnh: Sao lại ko ạ! Thưa thầy chẳng phải người ta nói nghìn cân treo sợi tóc đó thôi ạ.

 

Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent