- Một số nghệ nhân cho rằng chỉ dàm không quan trọng, to cũng được, nhỏ cũng được, dài quá khóe cũng được, chưa tới khóe cũng được, chỉ dàm phía cuối hơi ngã, cong xuống dưới ... có con chỉ dàm nhỏ ở đầu mà to, nở ở đuôi ...v.v.
Nhưng theo tôi thì chỉ dàm vô cùng quan trọng, cái chỉ đó nói lên rất nhiều điều ...
Tại sao có người cầm con mồi trên tay và nói con này kèm ngoài khỏi chê, con kia kèm trong, kèm ngoài đều có cả là sao vậy?
1. Chỉ dàm nhỏ và thẳng, dài quá khóe. Tức là vệt đen đi qua cái khóe của con mắt thì anh này bền bĩ, bài bản, kèm ngoài cũng như kèm trong đều như nhau .... điểm đặc biệt của anh này mà mọi người thường không để ý đó là khi nó cất tiếng chiêu bổi sẽ bay đáp ngay vào tàn cây, chứ không bay vòng vòng rồi mới đáp vào tàn, nên nó đã được rất nhiều nghệ nhân chọn nuôi.
2. Chỉ dàm to và thẳng, dài quá khóe. Anh này cũng bền không kém anh ở trên nhưng giọng gáy không nhanh bằng vì loại chim có chỉ dàm to thường là sấm thổ hoặc thổ và rất già mồm, để bổi treo gần nó thì lâu mới nổi vì khi bổi vừa mở miệng là nó đè ngay.
3. Chỉ dàm chỉ có một chóp ở ngoài, cách một khoảng trống nữa mới đến con mắt. Anh này kèm ngoài khỏi chê nhưng khi bổi nhập tàn thì thèm dật cho nên loại này nuôi thành mồi người chơi dễ mang bệnh tức ...
4 . Chỉ dàm chỉ có một vệt sát con mắt còn phía ngoài trống trơn. Con này nước ngoài không phóng không rước nhưng hậu tạm chấp nhận được... nhìn chung là không hay .
5 . Chỉ dàm hơi cong xuống dưới. Anh này thích hợp làm mồi đánh đất. Ta để ý khi bắt được những anh bổi này thường thì khi đấu với mồi một lúc thế nào ảnh cũng xuống đất sau đó mới lên cây, hoặc ở dưới đất ăn bay lên cây ...
6. Chỉ dàm hơi nở về đuôi. Chơi rất bền bĩ, không bao giờ bỏ bổi ....
Giờ thì các bạn hiểu vì sao lúc trước tôi nói chỉ mỏ rất quan trọng rồi chứ ạ!?
nhok_90, arowana sưu tập