uote author=manhhahp link=topic=6679.msg43450#msg43450 date=1367169697]
+ Thú chơi, nghề chơi, định nghĩa về các tiếng con chim phát ra, hiểu âm , phân biệt âm của từng con chim qua cảm nhận của đôi tai đối với 1 người chơi cu gáy nó là những thứ cần phải học cơ bản nhất như " Nước cản " trong chơi cờ tướng vậy. Nếu chưa sạch nước cản thì phải học lại cho thông thuộc rồi hay tính.
+ Trong Clip con chim bác Hiếu quay con chim ra lèo + bóng vặt thì đã quá rõ rồi, còn về chu thì con chim ra 3 lần tiếng chu và Tiếng chu này của con chim là " CHU ĐE " như bác " Tuyến - IT " đã nói ở trên. Em thấy các bác phân tích, mô phỏng nhưng phiền các bác cắm tai nghe vào, vặn to volum lên và nghe thật kỹ coi tiếng phát ra sau tiếng thúc các bác đọc bằng mồm là " GỤC kéo dài " hay là " CỤC " nhé.
- Còn mỗi vùng miền có những quy chuẩn riêng khác nhau riêng đối với Hải Phòng thì tiếng " CHU " chia ra 3 loại gồm :
+1 Chu thường - âm phát ra thành tiếng ngắn ko kéo dài , gọn lỏn : CỤC : nhiều khi người ta nghe nhầm tưởng tiếng vấp, hay nghe và phấn tiếng VẤP thành tiếng CHU.
+2 Chu Đe- âm phát ra thành tiếng có uy lực hơi kéo dài : G..Ụ..C : tiếng này nghe khác hoàn toàn nên chẳng ai nhầm được . Tại sao gọi là Đe? bởi khi con chim phát ra âm thanh này trong lúc đấu giọng với con chim khác nó làm chim khác phải giật mình chú ý hoặc đối với con yếu thế hơn sẽ sợ hãi không giám gáy hoặc tung lồng khi con chim kia ra quá nhiều tiếng : CHU ĐE : trong lúc đấu giọng. Khi con chim ra tiếng " CHU ĐE " nó mất rất nhiều lực khi lấy hơi, nhả hơi.
+3 Chu mơ- âm thanh phát ra thành tiếng nhẹ hơi kéo dài : CÙ.. : tiếng chu mơ hay có nơi gọi " Trại, gọi lái đi " là : CHU MỜ : Tiếng chu này được các cụ xưa khi nuôi chim để thưởng thức âm, giọng tại gia rất ưa chuộng bởi nó nhẹ nhàng, khi con chim cu gáy có đủ giọng lèo, lóng vặt + chu mơ thì nghe nó gáy 1 mình hoặc đấu với con ở xa rất hay. - Như bạn "vuaquayfa " nói con chim mồi siêu đe của bạn ra 1 lúc đến 20 tiếng " CHU ĐE " thì quả là
. Con chim nó có trọng lượng 200g lấy hơi và nhả hơi qua phần diều to chưa bằng cái bát ăn cơm. Còn bạn ýt ra cụng nặng tầm 50kg phổi cũng to gấp vài trăm lần nó. Vậy bạn thử kêu : Cục cu cu, Cục cù cù. rồi kêu luôn " GỤC.. " Liên tiếp 20 lần coi bạn có kêu nổi hay không ?
- Còn nếu bạn bảo con chim của bạn khi căng có thể gáy và ra 1 lúc 20 tiếng CHU THƯỜNG : Liên tiếp thì OK đó cũng là con chim cực hiếm gặp rồi. Dù bạn có định nghĩa và hiểu chưa chính sác về tiếng CHU ĐE đi chăng nữa thì cũng xin chúc mừng bạn vì đã có duyên lớn sở hữu 1 chú chim có CHU DÂY dài hiếm gặp trong đời 1 người chơi cu gáy.
[/quote]
thực sự theo cách nối của bạn nghe có vẻ rất khoa học đúng lối và cũng có cái đúng nhưng với cách suy nghĩ riêng mình thì hoàn toàn không đúng!nhưng thôi mình không tranh cãi vấn đề này! vì âm giọng hay bài bản đã có nhiều người nói rồi!đúng mỗi vùng mỗi nơi đều có cách gọi cách thẩm khác nhau! nhưng với kiến thức ít ỏi cũng như trải nghiệm về thực tế thì mình cũng không tự coi là đúng được mà do nhiều người cùng cảm nhận cùng đánh giá!nếu bạn tự tin mình đúng thì cứ cho là đúng!
đúng bởi vì đe đúng là làm con khác giật mình và hạ gục chim bổi một cách rất nhanh vì mình đang cầm em mồi đó!và mình hứa là sẽ pos video trong nay mai! còn đây là bài viết của việt chương có nói:
Phần 1 - Tiếng chim cu gáy:applause:
Nuôi chim cu gáy là thú chơi tao nhã, dân dã và phong lưu. Người nuôi chim cu gáy thường là những người có tâm hồn phóng khoáng ,chính trực và hướng thiện.Những người chưa chơi cu gáy thường cho rằng tiếng cu gáy buồn và đơn điệu. Nhưng những ai am hiểu và đam mê về nó thì thấy không phải như mọi người nghĩ . Những cái hay của cu gáy chỉ có những người nuôi ,chăm sóc nó mới cảm nhận hết được và khó có thể diễn tả ra bằng lời.Những người chơi gáy đấu phải chọn những chú cu gáy giọng to và gắt và nếu sở hữu đầy đủ chu,đe, lèo, dặm, vấp,ngọng,mơ thì có gì so sánh bằng
Một con gáy nuôi lâu( đã nổi) thường phải :
Gáy gọi:
Đây là tiếng gáy lúc sáng sớm, buổi trưa ,buổi chiều hoặc sau khi đỗ (thúc hoặc bổ)
Gáy trơn: Cúc cu cu
Gáy đủ(bổ 1 hoặc hậu 1) : Cúc cu cu, cu
Gáy thừa( chim đi tư,bổ 2 hoặc hậu 2) : cúc cu cu, cu cu
Gáy bổ 3 hặc hậu 3 :cúc cu cu,cu cu cu
Gáy bổ 4 hoặc hậu 4: cúc cu cu, cu cu cu cu
Những cu gáy 3 tiếng gọi gáy trơn ròng, gáy 4 tiếng là gáy đủ,gáy 5 tiếng trở lên là tiếng thừa . Nhiều người không thích và kiêng những chú chim đi tư ,tuy nhiên có những chú chim đi tư rất hay .
Gáy trận(Dỗ hoặc Thúc):
Đây là tiếng gáy để người chơi chim đánh giá con chim hay dở. Một con chim hay khi căng phải có đủ :chu ,lèo,dặm,vấp, ngọng, mơ .Đa số chim thường có lèo,dặm còn chú cu gáy nào có chu,lèo,dăm ,vấp đã là hiếm rồi còn ai sở hữu chú chim có đầy đủ những tiếng trên thì xưa nay hiếm .Những chú chim gáy dỗ nhanh(mau) mới có tiếng ngọng,còn tiếng mơ chỉ khi con gáy dỗ một mình .Ở Miền bắc có nhiều con chim cu gáy chỉ ra đầy đủ tiếng từ tháng 3 đến tháng 9 , còn kiếm được chú cu chơi đủ bốn mùa thì quá hiếm rồi và còn lệ thuộc rất nhiều vào chế độ chăm sóc chim để chim luôn căng.
+ Chu: là khi chim dỗ(thúc) sau ba tiếng cúc cu cu thì thừa một tiếng cù(cù rù) nhưng âm cù phải kéo dài
VD: Cúc cu cu, cù...
+ Đe : Giống tiếng chu nhưng to hơn và cộc hơn không kéo dài như tiếng chu, những chú chim già rừng mới có tiếng đe và làm cho các cu gáy khác phải giật mình
+Lèo : Là khi dỗ(thúc) sau ba tiếng Cúc cu cu chim gáy thêm 1 nhịp Cục cù cù hoặc cục cù gần giống với tiếng gù nhưng nhanh hơn và âm cục cù nghe đều đều
1-Lèo dật ngược : Cúc cu cu, cục cù cù,cúc cu cu, cục cù cù .Đây là chim hiếm nên nuôi
2-Lèo đi đôi(Kèm mắc me): Cúc cu cu, cục cù,cúc cu cu, cục cù
+ Vấp : Khi đang gáy dỗ(thúc) đột nhiên con chim ngừng và phát ra tiếng cục sau đó lại dỗ (thúc) bình thường, tiếng vấp nghe cộc hơn không kéo dài như tiếng chu, nhiều người vẫn hay nhầm tiếng vấp là tiếng chu
VD: Cúc cu cu,cục,Cúc cu cu, Cúc cu cu, cục...
+ Dặm( Bóng vặt hoặc bóng chồng): Khi gáy trận sau ba tiếng Cúc cu cu chim thêm vào 1 hoặc 2,3 tiếng gù(bóng vặt):cù..grù
VD: Cúc cu cu, cù..grù, cù..grù
Trong Nam khi chim dỗ(thúc) 1 tiếng gù 2 tiếng gọi là kèm đôi, còn dỗ 1 tiếng gù nhiều tiếng gọi là kèm bo
+ Ngọng(Nhịu): Khi chim đang dỗ mau(nhanh) chim gáy 3 tiếng nghe không rõ và liền nhau
VD: Cúc cu cu, cục cù cù,Cúc cu cu,cục cù cù,cúc cụccù
+Mơ : Khi chim đang dỗ(thúc) một mình thì đột nhiên chim gáy 3 tếng khác biệt với tiếng lèo và to hơn bình thường rồi đột ngột dừng lại một chút mới bắt đầu dỗ(thúc) tiếp , có con chim ban đêm đột nhiên ta nghe thấy chim gáy 3 tếng rồi dừng
VD: Cúc cu cu, cục cù cù, Cúc cu cu, cục cù cù,.Cục cú cù...Cúc cu cu,cúc cu cu,cục cù cù
Gù(Bóng vặt)
Chim trống và chim mái đều có thể gù khi 2 con chim nhìn thấy nhau hoặc nghe thấy tiếng gáy,tiếng đập cánhh. Đa số chim thường gù: Cù..grù . Nhưng có những con chim gù ngắt ra 3 tiếng trong cùng một hơi gù: Cụ..cù ..grù , gù kiểu nàygoij là gù chồng đấu. Chim hay là chim có nước gù cao và là gù chồng đấu.