***
"Nhìn cái mỏ ta có thể biết con đó gáy nhanh hay chậm, nhìn cái lổ mủi ta biết nó gáy to hay nhỏ, nhìn bộ cườm ta biết ngay con đó gù nhiều hay ít, nhìn chóp mỏ + quy ta biết ngay con đó kèm hay không kèm ... nhìn cấp mình là biết ngay con đó có bền hay không ..."
Tại sao khi nhìn mỏ chim ta biết ngay con chim đó gáy nhanh hay chậm?
- Thường thường thì mỏ của chim cu cườm na ná giống nhau nhưng nếu bạn là người tinh tế thì bạn vẫn nhận ra được sự khác biệt mặc dù điều đó rất ... rất .... là nhỏ.
Ví dụ : Mỏ chim thường có màu đen nhưng vẫn có sự khác biệt đó là: đen bóng và đen mốc, ngoài ra còn có loại mỏ đỏ, mỏ trắng nữa nhưng mỏ đỏ và trắng thường rất hiếm. Khi nhìn vào mỏ chim nếu con nào có mỏ đen bóng là con đó siêng gáy nhưng không phải con nào cũng liền kèo (nhớ cho rõ điểm này kẻo lẫn lộn, con siêng gáy phải cộng thêm một điểm nữa mới trở thành liền kèo ...nhớ nghen!) .
Còn gáy nhanh hay chậm thì ta cũng coi ở mỏ chim nhưng nó lại nằm ở phần hình dáng của mỏ, có con mỏ to, có con mỏ nhỏ, có con mỏ dài, có con mỏ ngắn, có con mỏ hụt (thiếu mỏ), có con mỏ cong, có con mỏ thẳng ....vậy ta phải xem ở đâu đây?
Con nào mỏ to, bự Không phân biệt dài hay ngắn nhưng "lổ mủi gồ cao" (cái phần phù lên, cục gù của lổ mũi càng cao thì càng chậm) thì con đó gáy lớn tiếng, gáy chậm và không liền kèo.
Con nào mỏ vuốt nhỏ nhìn từ trong ra ngoài càng nhỏ, có người gọi là mỏ sẻ, có màu đen bóng thì con đó gáy nhanh, mau miệng. Nếu con nào mỏ nhỏ, gọn, ngắn, cộng với mỏ hơi cong, sống mũi cao hơn phần gồ của lỗ mũi thì con này gáy rất nhanh, khi có bổi về ta đếm không kịp, nhớ nghen.
Gáy to hay gáy nhỏ thì ta nhìn vào cái lổ mũi, nhớ nghen! cái lổ mũi chứ không phải cái cục gù của lổ mũi đâu nghen. Con nào mà lổ mũi hẹp, ngắn thì gáy nhỏ. Còn con nào lổ mũi dài và rộng thì gáy lớn tiếng.
Nhìn vào lổ mũi biết ngay con đó kèm hay không kèm, nhưng ta chỉ đoán được 70%, phải xem kỹ lông quy mới dám chắc 100% tại sao vậy? Nguyên xin thưa: khi nhìn vào chóp mỏ thấy nó hơi gồ cao y như đang ngậm hạt lúa thì ta biết ngay con đó là con chim kèm nhưng kèm nhiều hay ít thì ta phải nhìn vào đầu cánh, xem lông quy mọc ngay hàng hay không? Cái này khó nhìn đây nhưng nếu bạn cố học vẫn học được ...
Còn khi ta nhìn con chim ta biết nó bền hay không bền? (tức là có gáy liền kèo hay không? hay chỉ gáy 3 đến 4 kèo là nín 1 đến 2 kèo sau đó mới chịu gáy tiếp, hoặc chỉ gáy từ sáng sớm đến 9, 10giờ là gói cánh nghĩ mệt .... đến 3 giờ chiều mới gáy tiếp). Để ý nghen con nào ngực lép là không bền đồng nghĩa với không liền kèo ... Nhưng bộ ngực hơi thiếu mà lưng gù thì chơi được nhớ nghen “lưng gù” ... Con nào ngực to, có ức đôi (có đường kẻ sẻ đôi ức) hay nhìn bộ ngực don don nhưng mình dài đòn thì rất bền .... nhớ là thân càng dài càng tốt nghen!.
Việc chim gáy thừa (hậu đôi, hậu 3,...) có liên quan đến hình dạng đầu của nó. Nếu quan sát ngoài thực tế thì những chú chim nào gáy thừa đều có đầu vuông (phần đỉnh đầu kéo dài ra phía sau như người đội mũ kêpi vậy,... hì hì!)
Cườm nhỏ và nhiều nền đen thì khả năng lớn là khá nhiều gù, mà gù gắt nữa là khác. "chim cườm dắt, gáy gắt gù dai" là câu ca ứng vào với chú chim này đó. Thường chim bổi mới bắt về, khi các bác lại gần mà nó có động tác cúi cúi thân mình xuống như để tìm chỗ chui thay bằng bay thẳng lên thì có nhiều khả năng là sau này chú ta sẽ có nước sa cầu máy cánh. Nếu chú ta xù lông, rụt cổ lại khi ta đến gần thì đó là chú chim chắc chắn sau này sẽ có nhiều gù!