Không phải ai cũng khéo tay như ai, ai cũng thành họa sỹ được, tuy nhiên đam mê + sáng tạolà có thể làm được đến một chừng mực nhất định. cái này em đang viết dở bài hướng dẫn làm lụp em sẽ đề cập kỹ.
Tuy nhiên có thể chia sẻ với bác Cường 1 mẹo nhỏ giúp bác có thể làm được cái giỏ thóc giống 70 - 85%---% của bác Dũng
cái cữ dùng để tạo phom cho giỏ thóc, cái này quyết định tính thẩm mỹ rất cao. làm theo kiểu của bác Dũng thì rất năng động, tiện lợi nhưng nó đòi hỏi phải khéo tay như em đề cập ở trên,
Vậy tay dùi đục như mình thì sao? bác cứ nghiên cứu mấy cái bóng điện tròn, trái banh tenit....tóm lại là kích thước vừa ý rồi mang về ốp cái khung giỏ vào rồi vuốt cho ôm sát vào bóng điện và đan, chú ý đừng vuốt lên hẳn trên mà cứ vuốt từ từ đủ đan vài vòng lại vuốt tiếp - phần này tương tự như bác Dũng uấn bằng tay và dùng cữ để đo ấy. khi nào tới chỗ đường xích đạo của quả cầu thì vuốt hết lên cho ôm vào bóng điện làm độ cong đều, sau đó lại bửa phần ráp chỗ dây vừa đan xong cho ỏe ra để lấy bóng điện ra được rồi sau đó căn chỉnh lại cho đều và đan tiếp.
cái tiếp theo là nguyên liệu rất quan trọng, nó cũng quyết định tính thẩm mỹ, kẽm mềm thì dễ uấn nhưng lại hay bị cong queo lệch lạc mất công chỉnh đi chỉnh lại, còn cứng thì ngược lại...
cái thứ 3 là cố gắng nhẹ nhàng, đều tay khi đan dây.
Và cái cuối cùng (cái này lúc mới làm hay vấp phải) là biết dừng lúc nào, sớm quá thì nhìn như cái thúng, muộn quá thì nhỏ như miệng tổ kiến...
Lưu ý nữa là chỉ có phần dây đồng bác mới đan vậy còn khi chuyển sanh dây điện là đan 2 sợi luôn, bác nên đan thêm phần dây đồng rộng thêm ra khoảng 8 vòng gì đó. Đan xong 2 vòng dây đồng đầu tiên thì dùng cái gì đó nặng nặng gõ chỉnh sao cho nó thành đường tròn càng cân đối càng tốt.
Chúc bác thành công.