" Chim sa, cá lặn" là dùng để ví von chỉ nhan sắc người phụ nữ quá đẹp tới mức chim không dám bay, cá thẹn không muốn bơi hoặc "hoa hờn, nguyệt thẹn"...vv bạn nhé
Câu "Chim sa, cá nhảy" mới là quan niệm trong dân gian chỉ điềm báo xui xẻo vì nó khác với tự nhiên là chim thì phải bay, cá cũng phải bơi cớ sao sa xuống đất hoặc nhảy lên bờ ??? >>> điềm đen phải tránh
Còn như bạn kể thì bạn đã chọn để em nó tự do như vậy là không phạm đâu, trái lại ấy chứ.
................................
Bác Nguyên giải thích đúng rồi đó, minhtri hoàn toàn đồng ý
, đúng là 'chim sa, cá nhảy' là điềm xui xẻo, đó là do quan niệm từ ngày xưa, bây giờ mọi người cứ truyền nhau từ đời này qua đời khác chứ nhiều khi chưa thực sự gặp phải bao giờ.
Bạn gặp một con chim cu đẹp bị 'sa' xuống mà bạn lại trả tự do cho em nó thì vote cho bạn 100 phiếu luôn
.
.................................
Thông thường khi người ta gặp chuyện gì đó thì người ta hay liên tưởng đến một vấn đề mình gặp phải rồi suy luận thôi, ngoài tự nhiên hàng ngày đầy dãy những chuyện chim sa cá nhảy, nếu mỗi trường hợp chim sa cá nhảy mọi người đều ko gặp may mắn thì ko hiểu biết bao điều sảy ra,
Những con chim nhỏ như chim sâu, sẻ.. bay lạc đường vào nhà do bị thiếu thức ăn, mệt mỏi.... mọi người vẫn bắt và thả ra theo lẽ tự nhiên thôi, nhưng nhiều trường hợp những con chim có giá trị kinh tế sảyxuóng mọi người có ai thả đâu, ko những thế họ lại thu được một khoản kinh tế khá do con chim đó mang lại, thế ko thể gọi là ko may mắn được.
Nói chung quan điểm "chim sa cá nhảy" là bắt nguồn từ ý nghĩa con vật đến cùng cực hoặc sa cơ lỡ vận rồi như con cá nhảy lên bờ ko còn nước vẫy vùng, con chim mệt mỏi sa xuống đất, điều này chỉ sự thất thế ko nối thoát và không nên sát hại họ, vì họ cùng đường rồi,
Câu nói chim sa cá nhảy dạy chúng ta ko nên ức hiếp kẻ yếu khi họ cùng đường, nếu cố tình ức hiếp sẽ bị nghiêm trị, còn chuyện gắn sui sẻo vào câu châm ngôn đó là do mê tin mà thôi các bạn ah.
Còn chuyện thực tế ngoài đời khi ta gặp chim sa, cá nhảy là điều bình thường mà thôi, người xưa lấy hình ảnh con chim, con cá để ví von diễn tả ý nghĩa thôi
[/quote]
Trong cuộc sống, có những hiện tượng mà với trình độ của con người ở thời điểm này không đủ khả năng để giải thích, chứng minh theo phương diện khoa học được. Vì vậy mà người ta vẫn phải công nhận vấn đề duy tâm luôn tồn tại song song với vấn đề duy vật. Về vấn đề chim sa cá nhảy này, bác kute bỏ qua vấn đề tâm linh. Quan điểm của em, hoàn toàn không phải là mê tín, mà vấn đề là" có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Chúng ta chưa thể giải thích được hiện tượng lạ như thế này: giữ trưa nắng, có con cá 2-3 kg nhảy ngoài sân (nhà không gần ao hồ)! Em thì không dám khẳng định là có hay không việc điềm báo, nhưng rơi vào tình huống này, em ko có gan để đem con cá đi nấu lẩu, làm gỏi đâu! Chỉ là vấn đề về quan điểm. Cần phải đc chiêm nghiệm thì mới khẳng định được. Cũng không phủ nhận quan điểm của bác kute. Cách giải thích của bác hoàn toàn hợp lý. Có gì ko phải mong bác bỏ qua nha^^!
[/quote]
........................................................
Hoàn toàn đồng ý với chú Lâm đẹp giai
, cũng vote cho chú 100 phiếu luôn
. Vấn đề này là tâm linh, sở trường của Minhtri đó
. Chú Lâm đã nói hết ý rồi nên không cần phải bổ sung gì cả.
Minhtri thì chưa bao giờ gặp phải hoàn cảnh 'chim sa, cá nhảy' bao giờ. Nhưng chim bay vào nhà thì cũng đã mấy lần rồi.
Thường gần đến ngày rằm, ngày mồng 1, ngày giỗ các cụ trong họ, nhà Minhtri rất hay có chim sẻ, bướm đen, bướm nâu rất to, thậm chí là dơi bay vào nhà. Có một điều lạ rằng không phải tất cả mọi người trong nhà đều nhìn thấy. Có lần thì bà nội và một bà khác nửa đêm thức giấc nhìn thấy 3 con dơi rất to bay vào phòng, nhưng sáng hôm sau minhtri xuống kiểm tra thì không tìm ra chú dơi nào cả.
Rồi có lần bà lại bảo là chiều nay có con chim sẻ bay thẳng vào nhà. Bình thường thì lũ chim sẻ vẫn quanh quẩn ở ban công tầng 2 để nhặt trộm thóc của cu gáy. Nhưng chim sẻ phóng thằng vào nhà thì mới có 1 lần. Minhtri cũng tìm suốt trong nhà mà không hề thấy mặc dù nhà ống chim khó bay đi dễ dàng và nhanh như vậy.
Còn riêng về bướm nâu và bướm đen thì minhtri đã tận mắt chứng kiến rồi. Đến những ngày lễ quan trọng, thường có bướm đen, bướm nâu rất to đậu trước cửa phòng thờ. Có lần thì đậu suốt 2 ngày trong phòng làm việc, đối diện với chỗ Minhtri ngồi. Nhiều lần tò mò minhtri cứ đứng gần và quan sát thì thấy ngài bướm xê dịch xê dịch dần rồi trốn sau cái ghế. Biết ý nên minhtri cứ ngồi làm việc bình thường, mồm niệm mấy câu 'Nam mô A di Đà Phật'. Đến hôm sau, lễ xong thì quay lại tìm ngài bướm không còn nữa.
Đem vấn đề này hỏi Thầy, thì Thầy bảo là những ngày đó thường có Gia tiên về thăm con cháu, vì không muốn cả nhà rầm rĩ lên nên chỉ có một số người nhất định nhìn thấy thôi. Cứ coi như không có vấn đề gì xảy ra, có thể thắp hương mời Các Cụ chén nước và lo cúng cho tươm tất chu đáo.
......................
Đây không phải là vấn đề mê tín, mà hoàn toàn là chủ nghĩa duy vật. Ai tin thì cứ tin thôi. Ví dụ như hồi là sinh viên đại học, nhóm bạn mình có đi lễ Phủ Mẫu ở Tây Hồ, hầu hết cả nhóm đều vào thắp hương vái lạy. Còn 1 cô bạn mình theo đạo Thiên Chúa thì cứ đứng ngoài cười, nhất định là không chịu vào, cũng không có ai nói gì đâu.
Nhưng có lần nhóm bạn sinh viên đại học bọn mình thi học kỳ xong rủ nhau vào Chùa Đình Quán ở gần Hoài Đức-Hà Tây thăm chùa và nghe sư thầy giảng kinh, cả nhóm vào ngồi trong phòng cứ nói chuyện riêng, còn cười đùa nữa. Minhtri có nói một câu rằng: 'Bọn mình có phải người theo đạo Phật đâu'. Mọi thứ bình thường cho đến khi cả nhóm ra sảnh Chùa đứng, các bạn đứng ở bên phải, minhtri đứng ở bên trái, bất thình lình một tấm hoành phi rơi từ trên xuống thẳng trúng đầu Minhtri, choáng váng một lúc nhưng may mà không bị xỉu, có lẽ là do Minhtri thuộc loại 'cứng đầu, cứng cổ' về nhà chỉ đau có mấy ngày thôi
. Từ đó về sau sợ không bao giờ dám nói bất cứ một câu gì trong Chùa nữa. Về sau Thầy giải thích là do Minhtri đã được để ý trước nên lời ăn tiếng nói phải hết sức giữ gìn.
Một ví dụ khác là năm ngoái Minhtri có về quê bố mẹ cu trống chơi, ra chùa thắp hương cùng mẹ chồng. Hôm đó trời rất nóng nên mặc cái quần dài gần sát mắt cá chân và áo cộc tay về quê, vì lúc đó chưa quy Phật nên chưa hiểu các quy định. Chị dâu có dặn trước là vào Chùa ở đây mọi người phải mặc áo dài tay. Minhtri cứ liều vào thắp hương và quỳ lạy rất nghiêm túc.
Mọi thứ vẫn bình thường cho đến khi Minhtri và mẹ chồng ra ngoài sân hóa vàng. Chẳng hiểu đầu óc thế nào mà lại để cái bật lửa gần chỗ đó. Đang hóa vàng, chỉ nghe thấy tiếng bụp nổ rất to và như có một ai giáng một cái tát thật mạnh vào má bên trái của Minhtri. Hóa ra là cái bật lửa nổ, lúc đó vẫn hằn một vết bỏng tròn trên má rát ràn rạt, sợ đến tận bây giờ luôn
. Mẹ chồng ngồi ngay gần đống lửa thì vẫn bình an vô sự.
Nói túm lại là có rất nhiều ví dụ không tiện kể ra một cách công khai vì rất ngại mọi người không có cùng suy nghĩ
, nhưng đó là cảm nhận riêng của mỗi người mà.
Tốt nhất là 'có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành'
. Gặp phải hoàn cảnh 'chim sa, cá nhảy' thì tốt nhất là chuẩn bị tâm lý............
đón điều gì đó không bình thường, chứ còn không xảy ra thì may mắn quá rồi còn gì, chẳng nhẽ lại mong điều không hay xảy ra
.
.....................
P/S: Sau này nếu mục 'Tâm Linh' được phép mở trên diễn đàn thì chúng ta sẽ trao đổi cởi mở nhé
. Hoàn toàn giải thích cởi mở dưới ánh sáng của khoa học, chứ không phải là truyền đạo như một số người nghĩ. Nhân tiện hôm nay có bạn hỏi nên Minhtri cũng mạnh dạn trả lời, chứ bình thường cũng không muốn đem ra bàn cãi những vấn đề nhạy cảm như thế này
.
Chúc các bác cơm trưa ngon miệng, và không bị............nghẹn cơm sau khi đọc xong bài này