Bà con ai mới nuôi chim hoặc nuôi lâu rồi mà không có năng khiếu làm lồng bẫy thì đây là cơ hội cho bạn tự làm để có một chiếc lồng xinh xinh vừa ý. Ở quê tôi, có người nuôi chim mấy chục năm mà không biết đan lồng, đây là chuyện hết sức bình thường.
Để làm một cái lồng bẫy không phải là khó, nhưng phải có cái mẫu để mình học hỏi, đây là mầu lồng có hầu hết ở miền trung, nhất là vùng Quảng trị. Lồng có cấu trúc cơ bản là như nhau nhưng mỗi nơi có thay đổi chút chút. Có nơi dùng toàn thép, có nơi kết hơp giữa thép và mây. Hồi hè vừa rồi về quê mua cho ông nội một cái lồng ở chợ khoảng 120.000-150.000 đồng. Nhìn chung lồng quá xoàng vì làm toàn bằng thép lại đan theo kiểu hàng chợ nên xấu nếu không nói à quá xấu
Tiếc là thời gian ít quá nên không đan cho ông được 1 cái cho vừa ý.
Các bước chuẩn bị để làm 1 cái lồng bầy như sau:
1. Chuẩn bị bộ khung: Gồn cần ngang phía trước và cành đậu cho chim mồi. Cái này có thể mất 1 giờ hay 1 ngày hay 1 tháng tùy theo có chạm trổ vào nó hay không. Thường cần ngang phía trước người ta chạm 2 con rồng châu đầu vào nhau rất đẹp. Nhớ tạo độ nhám cho chiếc cành chim mồi đậu, để nó đứng vững trên cành này mà không phải xuống đáy lồng khi gù. Đục một mọng để gép 2 miếng gỗ này với nhau.
2. Chuẩn bị mây song: Mây song mua ở chợ các vùng quê rất nhiều, ở Sài gòn thì trên đường 3/2 phía quận 5 có bán. Mua mây vừa khô, mây già tức là không còn teo nữa về sau, chọn cây nhỏ vừa kính kính nhỏ hơn 1 cm là được hay to hơn chiếc đũa ăn cơm 1 chút. Nhưng biệt là đầu và đuôi không phải quá chênh lệch nhau về kích thước. Mây dùng cho khung phía mặt tiền và đáy lồng. Nhớ khi uốn thì hơ lửa cho nó dễ và tránh bị gãy, phía dưới đáy thì thường uống theo kiểu 2/3 vòng tròn. Tức là vòng tròn mình lấy 2/3 to hơn bán nguyệt
. Khung đứng phía trước là quan trọng nhất nó quyết định kích thước lồng và độ cao của lồng. Phía này nên uốn theo kiểu hình chóp, phía dưới bầu bầu 1 chút để có khoảng trống cho đuôi chim.
3. Khoan các lỗ: Có 2 lỗ phía trên ở cần ngang phía trước, nhớ khoan xéo vào phía trong, 2 lỗ này cho khung mây phía trước vào. 2 lỗ phìa bên hông cho khung mây ở đáy, đó là ở cần ngang. Còn ở cần dọc để chim đậu thì khoan 2 lỗ, một phía sau để luồn khung mấy đáy vào, một lỗ phía trước cách cần gỗ ngang 1cm, lỗ này để làm gì? Nó dùng để luồn đoạn thép ngang qua của dùng làm bẫy, lỗ này không có cũng được nhưng có thì sẽ tiện hơn và cần bẫy sẽ chắc hơn. Nếu để ý bạn sẽ thấy hình
nhìn từ bên hông sẽ thấy lỗ đó.
4. Khung thép: Xong các lỗ, khung, bây giờ tới cái lườn théo từ đỉnh lồng tới đáy lồng phía sau. Cái này có thể dùng théo, có thể dùng mây, dùng thép chắc chắc hơn, dùng mây thì đẹp hơn và khi đan cũng dễ hơn. Rồi một khung thép ngang qua giữa lồng, nên có 2 khung, một ở đoạn bầu nhất, 1/ từ dưới lên, một ở 1/3 phía trên xuống.
5. Đan: Cái này có thể dùng thép nhỏ hay tre, tùy theo điều kiện mỗi người, tre thì dùng tre già thẳng lóng dài, nếu dùng thép thì dùng thép nhỏ có đệ căng, không nên mua thép quá mềm, đan sẽ không đẹp. Thép nhỏ cở đầu tăm hay sợ dây điện. Một lần Tre làng đã mua nó ở gần chợ lớn Q5, đủ các thứ thép. Ai không kiếm ra thép thì đan tre cũng đẹp nhưng phải chuốt tre hơi phê
. Mua dây dù nhỏ mà bên, loại như chỉ may quần rin ấy, hiện rất rẽ và rất bền có thể nói nhìn nhỏ vậy mà giựt bằng hai tay mạnh mà không đứt đó. Nên đan mỗi gút bằng 2 nuộc.
6. Chỉnh trang lồng: Sau khi đan xong cơ bản thì phải chỉnh trang lại lồng nó mới ngay ngắn và đẹp được. Sau khi buộc ở các khung thép như trên, phỉa cần niền thêm các nền thép nhỏ ở các khoảng giữa lồng để nó chắc và các nam hay thép được đều nhau hơn.
7. Làm bẫy: Sau khi xong phần đan thì làm phần bẫy, chọn thép hơi to 1 chút để làm phần khung sập, gắn 1 đoạn thép ngang qua lỗ mà đã nói ở phần trên, gia cố thêm 2 móc ở gần ngoài để nó thêm chắc, gắn khung sập với thép ngang qua đáy lồng này, nhớ gắn lò xo để tạo lực, cũng nên tạo lực vừa phải không nên mạnh quá sẽ mau hư lồng và chấn động cu mồi
. Thường thì khi mắc bẫy, chim bổi thường có khuynh hướng trồi lên trên lưới, ít con để ý tới phía dưới có thể thoát dễ hơn
. Phần đế để chim bổi nhảy vào thì có thể các bạn xem hình dưới cho dễ thấy, nói hơi dài dòng.
8. Đan lưới: Có 2 cách, tự kết và mua lưới cá về rồi cắt theo rồi buộc vào khung sập và khung trước của lồng. Nhớ là đan theo đường xéo như hình bình hành thì lưới mới vén lên gọn gàng được. Dan theo đướng thẳng thì không tài nào vén giấu kín lưới được. Sau cùng là gắn cành gạt...xong 1 cái lồng sập rồi phải không bạn
Dưới đây là lồng làm tại Mỹ thiếu đủ thứ linh tinh nên không thể đẹp như khi làm ở Vn được, nhưng hy vọng sẽ giúp bạn được hình dung phần nào cách làm lồng bẫy cu.
Ưu điểm của kết hợp thép và mây, nhất là mặt trước không bao giờ lưới bị mắc kẹt phía trên không buông xuống được, nhiều người dỡ khóc dỡ cười khi chim bổi đạp cần gạt mà lưới buồng 1 nữa rồi đó
[img]http://www.cugay.org/forum/gallery/1_24_11_10_10_23_39.jpeg[/img]
Nhìn tổng thể từ phía trước
[img]http://www.cugay.org/forum/gallery/1_24_11_10_10_25_27.jpeg[/img]
Nhìn gần từ phái trước - mặt tiền. Đang chuẩn bị 2 thùng bia làm xong là nhậu ngay
[img]http://www.cugay.org/forum/gallery/1_24_11_10_10_29_38.jpeg[/img]
Cành dành cho mồi đứng, nhớ tạo độ nhám cho mồi đứng không trượt
[img]http://www.cugay.org/forum/gallery/1_24_11_10_10_27_53.jpeg[/img]
Nơi đây sẽ chứa cần gạt để khi bổi nhảy vào thì lưới sập xuống
[img]http://www.cugay.org/forum/gallery/1_24_11_10_10_28_54.jpeg[/img]
Phần giữa mặt tiền và phần đế chứa cần gạt
[img]http://www.cugay.org/forum/gallery/1_24_11_10_10_26_37.jpeg[/img]
Nhìn từ bên hông
[img]http://www.cugay.org/forum/gallery/1_24_11_10_10_27_17.jpeg[/img]
Nhìn từ phía sau
[img]http://www.cugay.org/forum/gallery/1_24_11_10_10_26_14.jpeg[/img]
Nhìn nghiêng nghiêng cũng có duyên đấy chứ