Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Tác giảChủ đề: cu gáy toàn tập  (Đọc 2292 lần)

0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.

hoanglech

  • Chính thức
  • ***
  • Bài viết: 63
  • Thanks 14
    • Xem hồ sơ cá nhân
cu gáy toàn tập
« vào lúc: 21/01/2014 02:20:23PM »
Một thế giới của tôi


Cu gáy toàn tập
                                                                     CU GÁY TOÀN TẬP

(Nguồn: Sưu tầm)
Từ điển.
Tên chim:
Gọi là Cu Đất ( vì bà con ở đây thấy cu hay xuống đất ăn).
Hình thể :
Hạt cườm trên cổ có lẽ ở đâu cũng gọi là cườm: trong đó có cườm tròn, cườm vuông và cườm hạt mưa...và cườm nó xếp thế nào thì có cách gọi giống như vùng khác như xếp 1 hàng hay là 2 hàng....chân, móng, cánh, cổ,.....
Đầu (kiểu đầu - mắt - mỏ - chỉ dàm...)
---Kiểu đầu:
Đầu bi (đầu tròn): Đầu có hình dáng tròn.
Đầu xà: Đỉnh đầu hơi bằng, trông vuông và góc cạnh.
---Mắt:
Mắt sâu (mắt đóng):





Mắt lồi (mắt lộ):

---MỎ:
Mỏ đinh: Mỏ thẳng, nhỏ và dài.

Mỏ quặp (mỏ quắp): Phần trấu của mỏ trên dài hơn bình thường và quắp xuống.

---Chỉ dàm:
Chỉ dàm (chỉ mỏ, chỉ mắt): Chỉ dàm là một dãy lông có màu đậm (đen) kéo dài từ mép mỏ (có thể từ trên mép mỏ) đến khóe mắt.


Có thể rất mờ.
---Khổ cườm (bảng cườm): Là toàn bộ phần diện tích được bao phủ bởi lông cườm.

Kiểu cườm.
Cườm cao: Khổ cườm kéo cao lên phía gáy (ót).

Cườm sa: Phần đáy khổ cườm rộng, hai góc đáy tràng vai, sa xuống ức...

Cườm đơn (cườm chiếc, một dây...): Các hạt cườm xếp thành từng hàng một rõ ràng.

Cườm đôi (hai dây...): Các hàng cườm xếp ngay ngắn theo hàng đôi.

Cườm loạn: Trật tự các hạt cườm lộn x65n, không theo hàng lối nhất định...
Liên hoàn: Khổ cườm kéo rộng, giáp với nhau...
---Kích cỡ:
Cườm sạn (cườm nổ, cườm lớn...): Hạt cườm lớn...

Cườm tấm (cườm vừng, cườm nhuyễn...): Hạt cườm nhỏ mịn...

Cườm nát: Các hạt cườm vỡ nát...
---Hình dáng:
Cườm vuông: Hạt cườm vuông vức.
Cườm tròn: Hạt cườm có hình tròn hay ovan.
---Màu sắc.
Cườm lửa (cườm vàng): Hạt cườm có màu vàng sẫm, sắc lửa..

--- Lông quy:
Lông quy: là lớp lông xếp từng lớp từ nhỏ cho đến lớn, bao phủ bên ngoài cánh.

Chấm bí (Điểm quy...): Là những chấm nhỏ nằm giữa và có màu sậm hơn thân lông quy, hình mủi mác. Mổi chú cu gáy có chấm bí đậm - nhạt khác nhau.

Quy tròn (Quy mày ốc, quy bầu...): Lông quy mập mạp, no tròn phần ngọn. Quy tròn thường đi với điểm bí: tức chấm bí lớn có màu sắc đậm (trông giống hạt bí !??????).

Quy liễu (quy me...): Lông quy có hình dáng thon dài, phần ngọn ko no tròn như quy bầu. Quy liễu thường đi với chấm kim: tức là chấm bí nhỏ, có màu nhạt.

Quy chẻ: Phần ngọn lông quy chẻ làm đôi. Thông thường một chú cu gáy ko có quy chẻ, hay rất ít. Nhưng đôi khi có những chú quy chẻ rất nhiều.

---Lông phao:

----Đuôi:
-Đuôi xòe:



- Đuôi vót:

---Vảy giao long + Bạch đề( hình như có cả vảy chẻ.. Hihi).

---Gián cánh:
 


                                                             ĐỜI SỐNG SINH HỌC CỦA CU GÁY


                                                                                 ***

Mô tả: Cu gáy (Streptopelia chinensis tigrina) là loài chim cỡ trung bình có trọng lượng từ 160 đến 200g. Con đực và con cái có lông đầu màu xám tro, gốc cổ có vòng lông đen chấm trắng. Thời kì sinh sản ở con đực vòng này nổi lên rất rõ người ta gọi là cườm. Lưng và mặt trên cánh lông mà xám hung nhạt, ngực và bụng xám phớt hung. Mặt dưới đuôi có mút lông đuôi màu trắng. Mỏ đen, mắt màu vàng cam hay nâu đỏ, giò đổ tím.
Phân bố: Trên thế giới, cu gáy phân bố ở Trung Quốc ( Đông Nam Vân Nam và toàn bộ Đông Nam Trung Quốc), LÀo, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Xumaka và Việt Nam.
- Ở Việt Nam, cu gáy phân bố ở hầu hết các tỉnh miền núi, một số tỉnh vùng đồng bằng và ven biển của nước ta không xa nơi trồng trọt.
Nơi sống và sinh thái: Cu gáy là chim định cư, đi thành đàn 5 đến 15 con và có khi nhiều hơn nữa, quanh năm không đi xa vùng làm tổ của mình. Chúng thường ở các dải rừng cây bụi, rừng thứ sinh ven đồng ruộng, rừng nương rẫy và các bụi cây, bụi tre quanh vườn làng và cả trong thành phố. Không gặp cu gáy trong rừng sâu.
Sinh Học
- Thức ăn: Thức ăn chính của cu gáy là các loại hạt quả, quả cây, hạt cỏ và hạt các cây lương thực như lúa, ngô, đậu xanh, đậu tương, lạc, vừng,... khoai lang, sắn. ngoài ra chúng cũng thích ăn quả đa. Nhiều khi trong diều và dạ dạy còn thấy mối, ấu trùng côn trùng và ruồi nhặng.
- Sinh sản: Tới tháng 2 hàng năm, con đực tách khỏi đàn và cùng với con cái ghép thành từng đôi. Con đực, con cái theo nhau đi tìm nới làm tổ. Suốt thời gian ghép đôi con đực gáy rất nhiều. Con đực và con cái cùng hợp lực xây tổ. Tổ cu gáy xây rất đơn giản, đặt ở các chạc cây kín đáo như cây duối, bụi tre, cây vải, nhãn, găng,...Tổ chỉ là những đoạn thân cỏ khô hay các cành que nhỏ đan lại thưa thớt đủ để trứng khỏi rơi loạt qua.
Mỗi lứa cu gáy đẻ 2 trừng, vỏ trứng màu trắng ngà. Kích thước trung bình của 1 quả là (27,6x21,8mm). Cả chim đực và chim mái cùng hợp lực tham gia ấp trứng. Chim đực thường tham gia ấp trứng vào buổi trưa và chiều. Có khi đang ấp, chim đực vẫn gáy. Thời kì sắp nở, con mái ấp thường xuyên hơn. Cu gáy con mới nở được nuôi bằng dịch "sữa" tiết ra từ diều bố mẹ giống như bồ câu nhà. Sau một tuần lễ chim non được nuôi giảm trọng lượng và tăng phần thức ăn bằng gạo, ngô, đậu, côn trùng.
Cu gáy con mới nở còn yếu ớt và trải qua thời gian chim bố mẹ chăm sóc, khoảng 1 tháng mới có đủ khả năng bay khỏi tổ đi kiếm ăn cùng bố mẹ.
- Tình trạng hiện nay của đàn chim gáy trong tự nhiên:
Nhìn chung chim cu gáy rất phổ biến ở nước ta, nhưng do mức độ săn bắn ở các địa phương mà số lượng của chúng nhiều ít khác nhau. Nhiều vùng ở Tây Bắc, Đông Bắc nước ta như Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,... và một số vùng thuộc Bắc và Trung Bộ do săn bắt bừa bãi nên số lượng cu gáy nhiều nơi đã bị giảm nhiều.



                                                              VÌ SAO CHƠI CHIM GÁY LẠI HẤP DẪN THẾ?

                                                                                         ***



Vì sao chơi chim gáy lại hấp dẫn thế? Có người cả đời không chơi một loại chim nào khác ngoài chim gáy. Nếu có chỉ nuôi vài con cho nó vui chứ chim gáy vẫn là chính. Loại chim nào được coi là đặc trưng của đồng quê Việt Nam với lũy tre làng? Đó là chim gáy. Có cụ già năm nay gần 90 tuổi vẫn có tới 30 lồng gáy ai hỏi cũng không bán. Có người trẻ nhưng cũng có tới 20 lồng gáy.
Tôi thấy ai đã chơi chim gáy rồi và hiểu chim gáy rồi gần như không bỏ chơi trừ trường hợp bất khả kháng thôi.
Dưới đây tôi xin đưa ra một vài lý do mời anh em đóng góp thêm.
1. Con chim gáy là loài chim khôn. Nuôi già khôn theo kiểu chim già đặc biệt chim nuôi non lên rất quấn người. Nghe tiếng chủ từ xa nó đã gù chào thậm chí là tiếng xe. Có con chim như chó giữ nhà ai đến nó cũng gụ ầm lên. Trộm vào nhà lộ hết hi hi...
2. Chơi chim gáy là một thú chơi cổ truyền có tính tiếp nối nhiều thế hệ. Từ cách đánh giá con chim, cách chơi, cách thi chim...tới cái thú ngồi uống trà, nhắm rươự nghe chim...
3. Đối tượng chơi và địa điểm chơi cũng phong phú đa dạng nhất. Đi đâu bạn cũng có thể gặp người chơi chim gáy dù những người này đa phần rất kín đáo...
4. Kỹ thuật nuôi chim gáy tuy đơn giản nhưng cũng rất đa dạng và cầu kỳ. Từ cách cho ăn, uống, chăm chim, bẫy chim...tới sự phong phú và đẹp của các kiểu lồng chim gáy từ trong Nam ra Bắc, từ cổ chí kim...
5. Nghệ thuật đánh giá và phân tích âm thanh, giọng điệu của con gáy vô cùng thú vị và sâu sắc.
6. Thú đi gác cu. Chỉ xin đúc kết qua câu ca dao.
Ở đời có bốn cái ngu
Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu
7. Dù bạn là ai, dù bạn bao nhiêu tuổi, bạn nuôi cu nhiều hay ít thì tìm hiểu con chim gáy bạn phải làm cả đời vì nó luôn luôn hấp dẫn, phức tạp mà không ai có thể nắm bắt hết được.
Trên đây là một vài ý kiến chủ yếu của tôi. Tôi không dám phân tích ra nhiều vì trình độ và thời gian có hạn. Mong được phản hồi từ các bác để chúng ta cùng nhau lưu giữ và phát triển được thú chơi cổ truyền của cha ông
8. Nuôi chim cu là một thú chơi tao nhã, dân dã và phong lưu. Người nuôi chim cu thường là những người có tâm hồn nghệ thuật và hướng thiện . Bình thường người ta thường cho rằng chim cu gáy hình dáng không đẹp và tiếng gáy đơn điệu, nhưng những ai am hiểu và đam mê về nó thì thấy không phải như vậy. Những cái hay của chỉ có những người nuôi nó mới cảm nhận hết được và khó có thể diễn tả ra bằng lời ....Vì sao chơi chim Gáy lại hấp dẫn đến thế ư? Cứ chơi đi rồi Bạn sẽ có câu trả lời chính sác nhất.


                                                            CHIM CU CƯỜM KỸ THUẬT,NGHỆ THUẬT,ĐẠO CHƠI.


                                                                                         ***

Nói về Kỹ thuật, Nghệ thuật, Đạo chơi thì nghề chơi nào cũng có. Ví như chơi cờ thì kỳ thủ cũng cần phải giỏi kỹ thuật, nghệ thuật và biết đạo chơi thì mới trở thành đại kiện tướng được. Hay như thú thả diều cũng có kỹ thuật, nghệ thuật và đạo chơi riêng của nó. Ngay cả việc uống trà, con người cũng đã đúc kết được kỹ thuật, nghệ thuật pha trà, uống trà sành điệu, thanh thoát đến mức nó trở thành đạo “trà đạo”... Chợt nghĩ về nghĩa của 3 từ “Kỹ thuật, Nghệ thuật, Đạo chơi” của nghề chơi chim cu cườm, xin mạo muội có vài ý mọn. Ngộ như không phải, xin được bỏ qua.
Kỹ thuật nuôi chim cu cườm là gì?
Đó là cách thức, phương pháp, kỹ năng, thậm chí là kỹ xảo trong việc chọn lựa, thuần dưỡng, chăm sóc, tập luyện, bẫy bắt… của nghề chơi chim cu cườm. Gọi là kỹ thuật bởi xuất phát từ kinh nghiệm, người đời đã đúc kết gần như thành công thức để người khác tham khảo và vận dụng.
Ví như kỹ thuật nuôi cu cườm con, thuần cho nó ghiền người để treo trước ngõ hoặc trong phòng khách sẽ khác với kỹ thuật thuần những con cu cườm già dặn, bẫy bắt từ thâm sơn cùng cốc để thuần thành cu mồi.
- Hoặc kỹ thuật thuần những con gáy giọng đồng khác với cách thuần những con gáy giọng kim, giọng thổ, nhìn sắc lông là biết nó gáy giọng gì, nhìn tướng tá, điệu bộ là có thể đoán được con chim hay hoặc dở. (có cả một khoa tướng số về loài chim cu cườm).
- Hay là kỹ xảo khắc phục tật xấu cho những con chim giở chứng, tung lồng, xoi lục. Đang đấu với chim ngoài đồng, giữa chừng bỏ lơi (không bền, không mịn, không biết cách giữ chân chim ngoài để đấu cho hết nước, hết non, làm cho con chim bên ngoài chán nản bỏ đi).
- Ngoài ra còn có kỹ thuật chế tạo, sử dụng một cách thành thạo các loại bẫy.
+ Vâng, vâng và vâng… Tất cả những cái đó gọi chung là kỹ thuật.
Có thể có đến hàng ngàn, hàng vạn kỹ thuật trong nghề chơi chim cu cườm. Nói thì thấy đơn giản thế, nhưng khi đi vào cụ thể, thao tác, kỹ năng của từng kỹ thuật thì nó đa dạng, ngóc ngách vô cùng tận, phải không các lão huynh?
Nghệ thuật chơi chim cu cườm là gì?
- Một khi nghệ nhân đã tường tận kỹ thuật, có một bề dày kinh nghiệm trong nghề chơi, đạt đến trình độ thượng thừa về kỹ thuật nuôi chim cu cườm thì lúc này kỹ thuật không còn đơn thuần là kỹ thuật nữa mà nó đã đã trở thành nghệ thuật. Nói theo cách nói của triết học có nghĩa là quá trình tích luỹ về lượng đã đủ để chuyển hoá về chất. Thật vậy, sự rành rẽ, thông thạo, cao cường về kỹ thuật chính là điểm làm nên nghệ thuật chơi chim cu cườm.
- Nói cách khác nếu như đối với kỹ thuật, nghệ nhân chỉ mới quan tâm về kỹ năng nuôi chim cho tốt thì đối với nghệ thuật đòi hỏi người chơi hướng đến một trình độ cao hơn, đó là cái đẹp, cái hay trong nghề chơi.
Đạo chơi chim cu cườm là gì?
Có thể nói ngay đó là tinh hoa, là tột đỉnh của nghệ thuật, của cái đẹp, cái hay trong nghề chơi. Lúc này, không phải nghệ nhân chơi chim cu cườm chỉ để được giải trí, để được thưởng thức thú vui tao nhã là nghe tiếng gáy, giọng thúc, gù và những pha đấu đá của loài chim cu cườm mà qua nghề chơi để đúc rút, chiêm nghiệm sự đời. Hình như đạo chơi chim cu cườm cũng đã cho con người có được nhiều triết lý sống ở cõi nhân gian. Từng nghe cổ nhân truyền rằng: chơi chim cu cườm có thể rèn dũa nhiều đức tính của người chơi, nhất là rèn chữ “Nhẫn”, chữ “Trí”, chữ “Tín”, chữ “Tâm”… Đấy là chính đạo! Và nếu quả đúng như vậy thì đích thực đây là một đạo chơi cũng công phu, cao thượng, tao nhã, bổ ích lắm. Nhưng hình như nếu ai quá ham chơi thì dễ thường bị mếch lòng các mệnh phụ phu nhân ở nhà thì phải?
Thú chơi chim cu cườm mà không thấy được cái hay, cái đẹp, cái quảng đại của nghề chơi, không biết coi trọng đạo chơi, lại đi mắc các tật như: đố kỵ, lường gạt, ăn thua, cay cú… thì đích thị là tà đạo rồi. Thật không nên chút nào! Có phải vậy không quý vị?
- Thành thật xin lỗi những ai bất đồng quan điểm, nhưng xin cho tôi thưa thật một điều: thú chơi chim cu cườm mà xài lưới rập thì cơm gạo quá, phi nghệ thuật quá. Con chim bên ngoài dính vào lưới khi nó không kịp cất lên một lời trăn trối thì quả là oan ức lắm thay. Hơn nữa, với cái lưới rập diệt chủng này, chẳng chóng thì chày, cái thú chơi chim cu cườm chỉ còn lại những con chim mồi đấu với nhau, làm gì còn chim rừng mà đấu!
- Thiết nghĩ: đã là nghệ nhân chơi chim cu cườm thì khi có điều kiện nên tự tay đi bẫy chim rừng. Hãy nên dùng các loại bẫy có tạo ra thế đấu cho cu mồi với con bổi bên ngoài. Vì có chứng kiến chúng đấu đá mới thú, mới sướng, mới nghệ thuật. Qua đó mới có thể tuyển chọn được những con chim vừa ý giữ lại mà nuôi, mà thuần dưỡng cho nó thành tài. Để rồi nếu có bằng hữu nào cùng sở thích và tâm đầu ý hợp thì lấy làm kỷ vật thâm giao, tri kỷ. Không biết đó có phải là đạo chơi hay không?
+ Được tận mắt xem con chim mồi đấu với con bổi bên ngoài, ta mới thấy con mồi bản lĩnh đến mức nào, văn võ, nước non, thao lược đến mức nào hay là còn những nhược điểm nào đòi hỏi ta phải tiếp tục thuần sửa trong thời gian tới… Còn con bổi ngoài rừng trước khi nhảy vào bẫy (tức là lúc chúng xáp lá cà để đánh đá), chúng thường từ từ tiếp cận đối thủ. Quá trình tiếp cận từ xa đến gần ấy có thể diễn ra trong thời gian ngắn hay dài là tuỳ thuộc vào con chim bổi ở ngoài khôn hay ngu, hay hoặc giở, thông thường hai con đấu với nhau một vài giờ thì con bổi ở bên ngoài sẽ xuất chiêu cuối cùng là nhảy vào kèo thế để đánh xáp lá cà với con chim mồi, lúc này là lúc con bổi bị sập bẫy. Nghe đồn có nhiều con bổi cực hay, nghệ nhân mất rất nhiều thời gian phục cho con chim mồi đấu hết ngày này qua tháng khác mà con bổi không chịu nhảy vào đánh xát lá cà, chúng chỉ đứng sát bên ngoài “phun châu, nhả ngọc”, trổ hết tài nghệ vờn vập với con chim mồi, làm cho những kẻ có cái thú gác cu lắm lúc phải thót tim ra ngoài, mất ăn, mất ngủ, lao tâm khổ tứ để rồi chịu cái tiếng là “Ngu” trong 3 cái ngu ở đời.
Để các bạn có thể hiểu rõ hơn một số đặc điểm và tiếng gáy của Cu gáy mời các bạn tham khảo một số định nghĩa thuật ngữ các địa phương hay dùng dưới đây:
Về “nước”:
Gáy rao: Mô phỏng: Cục cù cu…cu./ Có nơi còn gọi: gáy gọi, bủa, bổ, gióng…/ Chim thường gáy kiểu này khi đứng một mình như một hình thức lên tiếng cho những con chim xung quanh biết lãnh địa của nó. Có chim bổ hai tiếng sau Cục cù cu…cu cu gọi là hậu đôi (bổ đôi) hoặc hậu tam, hậu tứ.. tiếng gáy rao thường lớn và khoan thai.
Người nuôi chim quan niệm chim có tiếng rao càng to càng tốt.
Thúc: Cục cù cu, Cục cù cu…./ Gáy trận, giục/ Sau khi gáy rao, có chú chim khác trong vùng nghe thấy và gáy lại, chim bắt đầu gáy nhanh hơn, liên tục, gịong giục giã hơn nhưng nhỏ hơn gáy rao/ Chim thúc càng nhặt càng tốt.
Lợ: Cục cù cu, Cục cù cù…/Chu, nhịu/ Ở giai đoạn cuối của gáy thúc chim chuẩn bị chuyển sang gù, hoặc gù rước, tiếng thúc nghe tiếng cao tiếng thấp và nhanh hơn nhiều/ Có chim có nước lợ, có chim không, càng nhiều lợ càng tốt.
Dặm: Cục cù cu, Cục cù: Cục cù cu, Cục cù… / Lèo, kèm mắt me/Tiếng gáy ở giai đoạn chim ngoài đã xung trận, chim thúc một tiếng hoặc vài tiếng thì gù kèm một tiếng/ Con nào có nước gáy này nhiều thì rất hay, rất nhiều con mồi bắt chim ngoài ở nước này.
Gù: Cục cù, Cục cù…/ Grù/ Giai đoạn chim đấu đối mặt trực tiếp/ Chim gù càng nhiều càng tốt vì đây là nước chính để chim ngoài nhảy bẫy.
Sa cầu: Chim nằm sát xuống lồng, gáy nhỏ, giật giật đôi cánh../ Sa cầu máy cánh/ Sau khi gù mà không thấy ép phê, nhiều con chuyển qua sa cầu/ Đây là nước dụ rất tốt, hay bắt được chim non hoặc giữ chim ngoài ở lại để tái đấu các nước khác.
Gù rước: Phóng/ Nước gù được thực hiện ngay xen lẫn với thúc khi thấy tiếng bủa của chim ngoài
Đấu: là sự tổng hợp một cách hợp lý các nước trên.
Các nước Rao, thúc, gù rước được gọi là các nước đầu. Lợ dặm, gù, sa cầu là các nước cuối, ngoài ra còn có vấp, cà lăm…

Giọng:
Giọng thổ: Giọng nam trầm/ Có thổ rền, thổ sấm (vang, bầu, gầm,…..)
Giọng đồng: Giọng nam trung/ Có đồng trơn , đồng vang…
Giọng kim: Giọng cao, the thé như giọng nữ/
Thông thường ít có chim nào có giọng đơn, thường pha tạp giữa giọng này và giọng kia, chẳng hạn Thổ pha đồng, đồng pha thổ, thổ pha kim… Người nuôi thường thích giọng thổ hơn.

Tập tính:
- Bền: Sự dai dẳng của chim khi đấu/ Chim càng bền càng tốt.
- Chòi lồng: Đang đấu nửa chừng thì bỏ gáy, tìm cách trèo lồng ra để đá với chim ngoài/ Tập tính này rất dở, làm chim ngoài sợ lồng, ít khi nhảy bẫy dù chim mồi đấu rất căng.
- Phá thóc: Khi ăn hay dùng mỏ móc thóc ra ngoài/ Tính này không ảnh hưởng mấy chỉ hơi dãi nhà.
- Phá lồng: Chim ít đứng yên, hay lí lắc, thường tìm cách phá lồng ra ngoài/ Dể hư lông, làm chủ bực mình.
- Nổi: Là chim mồi đang căng, đang sung sức/ càng nổi càng tốt.
- Tuỳ theo địa phương và tuỳ mỗi ngưòi có thể có các thuật ngữ khác về chim gáy, trên đây chỉ là vài thuật ngữ đơn giản để các bạn ở các miền dễ hiểu nhau hơn khi nói về cu gáy.



                                                                            PHÂN LOẠI TIẾNG GÁY CHIM CU


                                                                                              ***

Mô tả tiếng chim bằng chữ thì rất khó hiểu nhưng khi nghe và xem chim mồi thi đấu thì mới thấy cái thú nuôi và đi bẫy chim gáy.
+ Gáy gọi: Đây là tiếng gáy lúc sáng sớm, buổi trưa hoặc chiều. Giọng gáy này anh em ta vẫn gọi là bổ. Cục cúc cu, cu là gáy đủ. Cục cúc cu…cu cu là bổ hai v..v.. Tất cả chim gáy cả trống và mái đều gáy được kiểu này. Những con gáy gọi Cục cúc cu, cu (4 tiếng) là phần nhiều, người ta coi như gáy gọi tiếng Đủ còn những con gáy gọi cục cúc cu,cu, cu (5 tiếng) thì coi là thừa 2. Tiêu chuẩn này ko quan trọng để đánh giá 1 con chim hay hay ko.
+ Gáy trận: Đây là tiếng gáy mà các nghệ nhân, hoặc người chơi chim gáy có kinh nghiệm dùng để đánh giá con chim hay dở, thường chim trống mới gáy kiểu này nhưng cũng có những con mái sắp đẻ nuôi nhốt cũng gáy tiếng trận nhưng tiếng nhỏ và không sung. Một con chim gáy được đánh giá là chim hay khi phải có đủ: chu, lèo, vấp nhưng rất hiếm con gáy nào có cả chu lèo vấp
Sà cầu máy cánh: Khi gáy trận chim nằm xuống sàn lồng và máy nhẹ hai cánh và gáy: cù cúc cu, cù cúc cu…… liên tục có khi hàng giờ đồng hồ.
+ Chu: Là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu thì thừa hơi và thêm 1 tiếng cu rất nhẹ
VD: Cúc cu cu, Cúc cu cu..cu, Cúc cu cu..cu
+ Lèo: Là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu con chim gáy thêm 1 nhịp cục cù cù hoặc cục cù gần giống với tiếng gù nhưng nhanh hơn. VD Cúc cu cu, Cúc cu cu… Cục cù cù. Đa số chim thỉnh thoảng mới ra lèo rất hiếm con có lèo dặm tức là gáy Cúc cu cu, cục cù cù, Cúc cu cu, Cục cù cù liên tục.
+ Thúc trơn: Khi bổi nhập tàn cây mà nó cứ cúc cu, cúc cu ...hoài gọi là thúc trơn, chổ này ta phải để ý xem nó có thúc dồn hay không! (thúc dồn là tiếng sau nhanh hơn tiếng trước, càng lúc càng tăng tốc, loại này dùng được) còn nếu nó cứ đều đều một ga thì ta loại bỏ, chơi nghe buồn ngủ lắm.
+ Kèm mắc me: Có con gáy cù cú cu, cù cụ ; cù cú cu, cù cụ ; cù cú cu, cù cụ ...loại này gọi là kèm mắc me, nên chọn nuôi.
+ kèm đôi: Có con lại cù cú cu , cù cụ , cù cụ ; cù cú cu , cù cụ , cù cụ ... thúc một tiếng gù hai tiếng thì gọi là kèm đôi. Còn thúc một tiếng gù ba tiếng thì gọi là kèm ba. Loại này nên bắt mà nuôi ... khi gáy đấu với con bổi nghe đã ghiền.
+ Kèm bo: Cù cú cu, cù cụ, cù cụ, cù cụ, cù cụ, cù cụ .... thúc một tiếng gù cả dây gọi là kèm bo ... loại này nghe khỏi chê, bao nhiêu cũng không bán.
+ Kèm dặm: Cứ thúc hoài lâu lâu gù một tiếng gọi là kèm dặm, nghe không đã.
+ Vấp: Khi gáy tiếng trận đột nhiên con chim ngừng như bị ai đó chẹp ngang cổ họng sau đó lại lên tiếng trận bình thường. Vd Cúc cu cu, cúc…….,cúc cu cu
Gù: Chim trống gù chim mái hoặc đánh nhau. Đa số chim thường gù: cù …grù. Nhưng có những con chim gù ngắt ra thành 2 nhịp trong cùng 1 hơi gù: Cụ …grù..cù. Gù kiểu này gọi là gù chồng đấu
nghe hay hơn.


                                                                        PHÂN LOẠI ÂM TRONG TIẾNG GÁY


                                                                                            ***

Tiếng gáy có thể chia làm 2 loai âm chính.
+ Thứ 1 là chim gáy có tiếng Thổ có nghĩa là giọng trầm, ấm,(âm thanh ở tần số thấp)
+ Thứ 2 là chim gáy có tiếng Còi có nghĩa là giọng thanh, cao (âm thanh ở tần số cao)
Còn chim gáy có tiếng gáy ở giữa 2 thứ giọng trên là gọi là tiếng Pha(Thổ nhiều Còi ít gọi là Thổ Pha hay Còi nhiều Thổ ít gọi là Còi Pha)
- Thường thường cu gáy tiếng Thổ bao giờ cũng gáy chậm ko nhanh như tiếng còi và hay có Dặt và Chu
- Còn cu gáy tiếng Còi hay gáy nhanh hơn và ra nhiều tiếng Nhịu và Vấp
Thực ra để chọn được 1 con cu gáy hội đủ các tiêu chuẩn trên thật khó, mỗi con mỗi giọng chẳng con nào giống con nào, con chim hay chơi được là con chim gáy có tiếng và luyến láy nhiều giọng lên cao xuống thấp đừng gáy đơn điệu giọng đều đều là chim chơi được.
Mà chim cu gáy thường thì chim già mình bẫy về nuôi dù có hơi vất vả thuần nó lúc đầu nhưng về sau tiếng gáy của nó hay, bền và ổn định hơn chim nuôi non.
Chim nuôi non lên tiếng gáy của nó thường ko bền, thất thường (VD chim già gáy đấu (gáy trận) liên tục ít khi đang gáy đấu chuyển sang gáy gọi chứ chim non nuôi lên đang gáy đấu 1 lúc lại chuyển sang gáy gọi và tiếng ko bền, đặc biệt cu gáy non nuôi lên khi gặp con gáy già đánh bẫy thường hay chịu thua tiếng gáy hễ con già gáy đấu căng là im tiếng luôn thỉnh thoảng mới mở mồm gáy gọi vài tiếng)
Bây giờ mà kiếm đủ được bộ cu gáy hay có nhiều tiếng có các chất giọng
Tạm ví mạo muội cho sinh động thôi
Thứ 1: Đặc thổ (giọng hát ca sỹ nghệ sỹ ưu tú Trung Đức)
Thứ 2: Đặc còi (giọng hát nghệ sỹ nhân dân Thu hiền)
Thứ 3: Thổ Pha (giọng hát ca sỹ Nguyễn Phi Hùng)
Thứ 4: Còi Pha (giọng hát ca sỹ Mỹ Tâm)
Về giọng gáy của chim cu theo Việt chương:
Chim Cu có cả thảy 5 giọng là giọng Trơn, giọng Một, giọng Hai, giọng Ba, và giọng Cà lăm.
- Giọng Trơn: Cúc cu cu ( mỗi lần gáy chỉ thốt ra ba tiếng đơn giản, cụt ngủn).
- Giọng Một: Cúc cu cu...cu ( có thêm một tiếng cu hậu ở dằng sau, nghe hay hơn).
- Giọng Hai: Cúc cu cu... cu cu ( có thêm hai tiếng cu hậu ở đằng sau, nghe càng hay hơn).
- Giọng Ba: Cúc cu cu... cu cu cu ( có ba tiếng cu hậu ở đằng sau, nghe càng hay hơn nữa. Ở đâu mà có con cu rừng gáy hay như thế này thì dù có xa xôi cách mấy, người gác Cu cũng mò đến bắt cho bằng được, vì đây là chim quí khó tìm).
- Giọng Cà lăm: Con chim này gáy giọng khi thế này lúc lại thế khác, tiếng nọ xọ tiếng kia, nghe không ra làm sao cả... chỉ có đem thịt mà thôi.
Nghe giọng chim Cu gáy xong, ta còn phải xem cái âm của nó hay dở ra sao nữa. Đây là một việc cực kỳ khó khăn mà chỉ những người lão luyện trong nghề mới phân tích được kỹ càng, dù là tai họ chỉ mới nghe phớt qua. Còn người mới vào nghề thì chắc chắn không tài nào hiểu nổi.
Giọng chim Cu gáy có bốn loại âm chính: Âm thổ, âm đồng, âm son và âm kim.
- Âm Thổ: Chim gáy có âm thổ thì giọng trầm, giọng này được đánh giá là hay nhất. Trong âm thổ còn có nhiều âm khác VD:
1/Thổ đồng: âm trầm ngân vang như tiếng chiêng cồng.
2/Thổ bầu: âm trầm mà ồm to lên.
3/Thổ sấm: âm trầm mà rền như tiếng sấm.
4/Thổ dế: âm trầm mà rỉ rả nỉ non như tiếng dế gáy.
5/Thổ gầm: âm trầm mà dằn giọng nghe như gầm ghè trong cổ họng.
- Âm Đồng: Chim gáy có âm đồng thì tiếng ngân vang. Âm đồng cũng có nhiều loại như sau:
1/Đồng pha thổ (âm ngân vang nhưng lại trầm trầm).
2/Đồng pha son (âm càng lúc càng ngân vang).
3/Đồng pha kim (âm càng lúc càng nhỏ, nhưng vẫn vang xa).
-Âm Son: Chim gáy có âm son, có người gọi là âm chuông, vì giọng chim ngân vang như tiếng chuông rền, nghe có vẻ hùng tráng, oai vệ. Âm son cũng có nhiều loại như:
1/Son pha đồng (âm to mà rền vang như tiếng sấm).
2/Son pha kim âm khởi đầu rền vang như tiếng chuông ngân, nhưng sau cứ nhỏ dần...).
- Âm Kim: Chim gáy có âm kim thì tiếng nhỏ và vang xa. Trong âm kim cũng có nhiều loại như:
1/Kim pha son
2/Kim pha thổ
3/Kim pha đồng
Muốn phân tích một giọng chim cu thật chính xác không phải là chuyện dễ dàng. Ai hiểu thấu đáo được điều này chắc chắn người đó sẽ gặp nhiều điều thú vị khi lắng tai nghe chim đang gáy. Đến đây, thì chắc chúng ta không còn ngạc nhiên nhiều khi biết tại sao người ta lại có thể say mê nuôi một con chim có bề ngoài không sắc sảo này đến thế!....Vì rằng, chọn được con chim mồi vừa ý, những đặc điểm ưu việt kể trên đâu phải là chuyện dễ. Đôi khi trăm con, hoặc ngàn con mới có một! Chắc gì trong một đời người có thể chọn được cho mình một hoặc hai con mà nuôi? Do đó, giá trị con Cu mồi tốt nhất cũng độ nửa lượng vàng, nhưng người ta vì quá quí nó đến nổi có người dù nghèo, nhưng ai mua với giá nào cũng không bán, thề "sống nuôi chết chôn", đôi khi họ còn dám đem thân mình bảo vệ cho chim.

                                                                 NHỮNG NGỘ NHẬN VỀ GIỌNG THỔ ĐỒNG!


                                                                                         ***

- Từ khi mới chơi chim gáy và cho tới tận bây giờ mình nghe nhiều người nói về giọng thổ đồng của chim cu. Phải nói là cực kỳ đa dạng và cực kỳ phức tạp. Nó được bao trùm một bức màn "huyền bí" mê hoặc người chơi chim cu. Đôi khi nó làm người chơi chệch khỏi quĩ đạo của cái "ĐẠO CHƠI"mà anh em đã phân tích ở trên. Kiến thức còn hạn hẹp, hiểu biết còn nông cạn nhưngtôi cũng xin đóng góp chút ý kiến hầu góp phần làm sáng tỏ phần nào những ngộ nhận về giọng thổ đồng, mong được chỉ giáo. Ở đây tôi xin phép chỉ tập trung vào ý "những ngộ nhận về giọng thổ đồng".
1. Thứ nhất: Giọng thổ đồng quá hiếm gần như không có!
Đúng là hiếm thật nhưng cũng không phải là không có. Không phải con chim thổ đồng nào giọng cũng giống nhau. Nhiều người có con chim thổ đồng (ở đây tôi xin phép không đánh giá thế nào là thổ đồng, thổ đồng nhiều hay ít, thổ đồng kiểu gì...) chỉ vì vậy mà lấy đấy làm tự đắc coi chim người khác là "cỏ rác" hết thì thật là "thiển cận".
2. Thứ hai: Giọng thổ đồng là hay nhất, chim giọng thổ đồng là chim hay nhất!
Quan niệm này lại càng sai vì ba lý do:
Thứ nhất: Có thổ đồng thì có Còi đồng, Kim đồng...(ở đây có thể chưa đúng với cách gọi của vùng miền...mong anh em thông cảm). Cũng quí và hiếm như thế chứ không riêng gì thổ đồng.
Thứ hai: Ngoài âm đồng ra còn rất nhiều loại âm khác cũng rất hay và hiếm có như rền, bầu, sấm, đại, nhì,...
Thứ ba: Chim hay phải là chim tương đối toàn diện (ở đây tôi bỏ qua yếu tố "bộ" chim và đánh giá tương đối chứ không cầu toàn) chứ chim giọng hay mà "bài bản" kém và một số yếu tố khác nữa kém thì cũng chỉ để "hù" kẻ nào "công lực" yếu thôi chứ người đã hiểu về chim cu thì đồ đó là "đồ bỏ".
3. Hiện nay không có chim thổ đồng trong tay người chơi:
Xin thưa với các bác là có tuy không nhiều lắm nhưng cũng không vì thế mà quá hiếm. Hiện nay theo như đánh giá của cá nhân tôi, tôi biết được khoảng 12 con chim thổ đồng (tất nhiên mức độ "đồng" thế nào lại là một chuyện).
4. Chim thổ đồng làm mồi thì tuyệt vời:
Xin thưa câu này cũng sai nốt dù sai không nhiều. Vì sao? Vì tại chất giọng thổ đồng của nó chứ sao. Đố các bác biết vì sao? Tiếng hay mà lực yếu khác gì ốc mang rêu...Hi hi.
Có người bán con thổ đồng đi cứ úp mở với tôi là "hay lắm, bài bản lắm" làm tôi "tức". Thế là cất công tự mình tìm kiếm lai lịch con chim đó. Đến khi tìm ra chỉ có một từ" thất vọng và khoác lác". Con chim đó "trơn tuột"..hi hi.
Chim đó thì là mồi hay làm sao được? hi hi
5. Thứ năm: Thổ đồng nghe một lần nhớ mãi...
Cái này cũng sai nốt. Vì sao? Vì các bác bị ảnh hưởng của những nhà văn "kém hiểu biết về chim gáy" nhưng cũng bị ảnh hưởng bởi "huyền thoại" về "thổ đồng" viết nên. Các nhà văn này cũng sử dụng trí "tưởng tượng" để viết cộng với kiến thứ "xào" được khi đi nghe lỏm các cụ. Tớ đảm bảo các cụ ngày xưa sẽ kém hơn anh em mình một điểm là khả năng tìm hiểu và giao lưu rộng. Mấy ông này viết về giọng "thổ đồng" rất chung chung vô thưởng vô phạt. Nghe tưởng hay đã hiểu về chim gáy rồi đọc "nhạt hơn nước ốc" thà nằm nhà nghe em "kim cáu" nhà mình nó "bắn" cho đỡ ngứa tai...hi hi
Nói nghiêm túc khi đánh giá về chim cu bạn phải phân biệt hai loại tai nghe. Tai của "thợ" và tai của người bình thường. Đúng là giọng thổ đồng ai nghe cũng thích. Tớ có đôi chim một còi đồng một kim đồng treo ngoài vườn nhà có giỗ họ hàng ở quê lên. Những người này phải nói là "quê một cục" nhưng các bác các cô nghe chim có giọng đồng bảo hai con này "hót" hay nhất, giọng du dương quá. Thế mới biết là cái hay của con người phải có "tiêu chuẩn" của nó. Dù nông dân hay bí thư tỉnh cũng thế...hi hi.
Còn tai "thợ" chỉ nhớ những con chim "tiêu chuẩn" mà thôi.
6. Thứ sáu: Mình chẳng có "thổ đồng" mà chơi đâu!
Sai vì mấy lý do:
Thứ nhất: bạn vẫn có thổ đồng chơi nếu bạn có tiền. Theo mình biết nếu bạn mua được con thổ đồng "khá" thì giá nó rất cao. Tất nhiên là phải mua đúng thời điểm và nhiều yếu tố khác nữa. Còn đa phần là "không bán", "sống nuôi chết chôn" dù có người rất nghèo nhưng nếu họ hiểu được "giá trị" của con chim thì "tiền chẳng là cái đình gỉ gì".Hoặc phải trả cái giá cao hơn nữa. Cao hơn bao nhiêu thì mình chịu.
Thứ hai: nếu kiên trì nếu gặp cơ duyên thì bạn vẫn có được nó có khi với giá rất rẻ nếu người nuôi không biết. Nhưng khả năng này là "trên giời" vì ít có xác suất nó rơi vào tay bạn.
KẾT LUẬN:
- Chim rừng giọng thổ đồng thì rất hiếm, nếu có thêm chu, lèo, dặm, vấp,... gù chồng đấu nữa thì càng vô cùng hiếm! và chim giọng này thường rất tinh khôn, không dễ gì mà bẫy được nó nếu mồi không ngon lành.
- Chim gáy giọng thổ đồng thường rất tinh khôn vì sao? Vì nhiều lý do:
+ Thứ nhất con chim ra được giọng thổ đồng khá chuẩn phải có ít nhất 3-4 tuổi đời thì mới đủ âm, vỉ thế nó sẽ khôn hơn những con chim mới ra dàng hoặc được một hai mùa, sống lâu lên lão làng mà.
+ Thứ hai: Chim hay cũng như anh hùng phải đủ "thiên thời địa lợi nhân hoà".
+ Thứ ba: Con chim hay thường bị để ý săn bắt, va chạm nhiều nên càng khôn.
- Chim thổ đồng làm mồi thường đánh được nhiều giọng chim đúng. Vì giọng thổ đồng có ưu điểm là hấp dẫn và vang xa. Hơn nhau ở cường độ âm thanh đúng mà.
Như hiện nay tôi biết chưa có con thổ đồng nào có tí bài bản trừ gù vấp ngoài 2 con chim tôi được nghe nói. Con thứ nhất ở Bắc Giang: nghe nói (người đáng tin cậy). Con thứ hai trực tiếp nhìn của thợ bẫy, có nghe tiếng qua khi con chim chưa nổi chỉ gọi vu vơ. Thợ nói con chim này có lèo một. Có 2 lý do tôi tin. Thứ nhất đây là mối cung cấp chim ruột của tôi.Thứ hai đây là con chim mà khi tôi nhìn thấy lần đầu tôi bị "mê hoặc ngay". Con chim đẹp toàn diện. Đẹp cân đối chứ không "phô" quá. Quan trọng hơn là nó có quí tướng. Nhìn đã bị thu hút. Tôi không dám hỏi mua vì anh em chơi với nhau đồ quí người ta thích chả nhẽ mình lại đòi hỏi làm người ta khó xử sự. Tốt nhất cứ vô tư. Nếu có duyên nó sẽ tìm tới mình. Hi hi
- Thực ra chim thổ đồng lại bị một nhược điểm lớn. Bạn biết là nhược điểm gì không? Nhược điểm đó phát sinh cũng chính từ tính quí hiếm của nó. Con chim quí được o bế nhiều quá sẽ "không hay".
Theo tôi nếu bạn có ý định chơi chim cu thì bạn phải thật vô tư. Mình không nói về tiền mà là vô tư trong "cách chơi". Nếu bạn quá chặt chẽ, cân đo đong đếm thì dù có mua được chim hay cũng khó mà giữ được chim lắm.



                                                 CẢM NHẬN VỀ CHIM GIỌNG CHIM QUA HÌNH DÁNG BÊN NGOÀI.


                                                                                               ***

Xin thưa trước là ngoài những đặc điểm về cườm (nhỏ, dày, nền đen nhiều, cườm vàng nhiều,...), quy cánh nhặt, đều (xếp như ngói lợp), mỏ đinh, phao đỏ hoặc phao xám (có nghệ nhân không quan tâm nhiều đến phao, thậm chí chim mồi của bác này vẫn có phao trắng mà không lí giải nổi!, chân thấp và to (nếu có vảy ngang thì càng sát bổi), sắc lông xanh xám (nhìn như có phủ một lớp bụi cám mốc trắng xanh và tuyệt đối không chọn con chim có sắc đỏ sắt vì nếu nuôi nó thì nó sẽ giãy đến khi chết chứ chắc là không thuộc được nó là con chim nhát), hình dáng chim phải thuôn dài, mắt không lộ mà phải đóng (nếu khi mình xách lồng chim lại gần mà mắt của nó lòng đen thu nhỏ lại, lòng vàng phần ngoài rìa mắt to rộng ra thì đó là con chim căng lửa đấy), đầu chim phải nhỏ,...
Theo kinh nghiệm học được từ các nghệ nhân thì qua nhìn nhận hình dáng bên ngoài chim giọng thổ và chim giọng kim có nhiều điểm khác nhau, ở đây xin đưa ra những đặc điểm bên ngoài có liên quan đến một con chim thổ hoặc chim kim mà các nghệ nhân vùng Thanh Hóa cho là hay mà nếu giọng của nó (kim hoặc thổ)mà không có những đặc điểm đi liền thì các cụ thường tránh và không chọn.
+Chim giọng thổ: Ngoài những đặc điểm trên ra còn phải có những đặc điểm như, nhỏ con hơn, trường chim hơn, chân dài hơn (nếu chim thổ mà chân thấp, ngắn là không chọn).
+Chim giọng kim: Thì ngược lại, chân càng ngắn càng quý, mình chim củ đậu là tốt nhất, nom con chim rất to, rất bệ vệ.
+Cũng xin lưu ý về khái niệm chân thấp: Chân thấp là khi con chim đứng, trọng tâm cơ thể được hạ xuống ở mức thấp, chân chim dài nhưng khi đứng nó hạ thấp song song với sàn lồng làm như là nó chuẩn bị nằm xuống sàn lồng ấy... thì vẫn được gọi là chim chân thấp.
Cái gì quyết định giọng gáy chim cu.
(Để lí giải cách đánh giá giọng chim qua ngoại hình có rất nhiều ý kiến khác nhau, Bạn nghe nhé! )
- Ý kiến thứ nhất cho rằng: Có thể đoán giọng gáy của chim cu cườm qua ngoại hình, những người đã có quá trình, có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi, thuần chim cu cườm thì việc nhìn ngoại hình mà đoán giọng gáy của nó có khi độ chính xác đạt đến 70, 80%. Thường thì người ta đoán qua tổng thể ngoại hình của con chim, trong đó bộ cườm cũng là một đặc điểm quan trọng để các “thầy” gieo quẻ. Vậy cho nên mới có cả một khoa tướng số dành cho loài chim cu cườm, song muốn đoán giọng gáy chim cu cườm (tương đối chính xác vì có cơ sở khoa học, căn cứ môn giải phẩu học) thì không phải từ bộ cườm trên cổ con chim mà là từ cái cổ của nó.
Thật vậy, giọng của con chim thanh (kim), hay trầm (thổ), hay trung tính chẳng thanh chẳng trầm (đồng) là do cấu tạo của thanh quản nằm trong cổ họng của nó. Về nguyên tắc dây thanh to, dài và chùng thì sẽ phát ra âm thanh trầm (thổ), dây thanh nhỏ, ngắn và căng thì sẽ phát ra âm thanh cao (kim), còn dây thanh không dài, không ngắn, không to, không nhỏ thì con chim thì gáy âm sắc trung tính (tức giọng đồng). Thường thì cổ và dây thanh của con chim tỷ lệ thuận với nhau. Nghĩa là cổ lớn thì dây thanh lớn, cổ ngắn thì dây thanh ngắn.
Như vậy, ta có thể nhìn vào cổ của con chim cu cườm để đoán giọng của nó. Cổ to, dài thì thường gáy giọng thổ, cổ nhỏ, ngắn thì thường có giọng kim, còn con chim có cổ quân bình thì thường là giọng đồng.
Còn điều này cũng rất thú vị, làm sao ta thấy được dây thanh trong cổ của con chim căng hay chùng… Chịu! Chính yếu tố này thường làm tổ trác mấy ông thầy bói cu. Như trên đã nói nếu con chim có cổ to, dài thì thường gáy giọng thổ, nhưng dây thanh của nó căng (cũng giống như ta lên dây đàn căng vậy) thì nó sẽ ra giọng thổ pha đồng, còn dây thanh của nó chùng thì chắc chắn nó sẽ chơi giọng thổ bầu, thổ lùm (thấp hơn cả tiếng violonxen).
Từ những điểm mà tôi vừa trình bày, bạn cũng có thể áp dụng để phán cho những con chim bổi mà bạn chưa có dịp nghe nó cất tiếng gáy.Hi Hi … đoán đúng cỡ 70% là quá đạt rồi!.

* Thưa các bạn ý kiến khác cho rằng.
- Vâng nếu nói chất giọng phụ thuộc vào thanh đới thì quá đúng rồi, bởi dây thanh đới là bộ phận phát âm mà lại...., nhưng dây thanh đới thì nằm trong thanh quản làm sao đóan được! Tôi nghĩ rằng các bạn đang cố tìm cách lý giải một cách khoa học nhất về sự liên quan giữa giọng gáy với hình dáng bên ngoài con chim, nhất là cái cổ thon thon, tôi cũng vậy nhưng câu hỏi đầu tiên được đặt ra là: dây thanh đới là gi? dây thanh đới là bộ phận phát âm nằm trong thanh quản… (xin nói đây không phải là định nghĩa khoa học về dây thanh đới...hì hì) phải chăng dây thanh đới ngắn thì phát ra âm cao và dài thì phát ra âm trầm.... như vậy các bạn nghĩ rằng quá đúng còn gi... khoan vội, hãy xem xét 1 cây đàn guitare, tất cả các dây đều dài bằng nhau, đều được căng như nhau, thậm chí dây trầm còn được căng bởi lực căng lớn hơn cơ đấy, tôi nghĩ không cần đến lực kéo các bạn cũng cảm nhận được điều này, như vậy quy luật dài thì trầm, ngắn thì bổng xem ra đi đâu?? Quy luật đúng hơn cho dây thanh đới là: mỏng thì phát ra âm cao, dày thì phát ra âm trầm, tính chất ngắn dài cũng có épphê nhưng không phải là yếu tố chính....
- Lại nữa, các bạn hẳn nghĩ rằng đã là cái dây thì phải dài, tức dây thanh đới chạy dọc theo cổ, cổ dài suy ra dây dài và ngược lại.... có thể bạn chắc nhưng tôi không chắc lắm.... nói là dây nhưng thật ra thanh đới chỉ là hai mảnh nhỏ nằm ngang (lưu ý là nằm ngang, không phải nằm dọc) trong thanh quản, cần phân biệt thanh quản vớí khí quản, khí quản là ống thở, nối dài từ vòm họng đến phổi, thanh quản chỉ là cục phát âm nằm trên khí quản sát yết hầu (cái cục mà khi ta nói nó trồi lên tụt xuống trong cổ đó...) như vậy điều có thể nói hơn là cục yết hầu to (cổ to) thì thanh đới dài, chứ không nên nói là cổ dài thì thanh đới dài, cố dài thì khí quản dài, thực quản dài chứ không phải thanh đới dài đâu nhé hì.hì...thực tế khi mổ 1 con gia cầm hay chim ra bạn có thấy cái dây nào chay dọc theo cổ đâu mà dài với ngắn...hì hì ... có sặc chết liền.
** sặc sặc....Thì ra tôi nói huyên thuyên nãy giờ cũng chỉ để không công nhận một điều mà các bạn đã công nhận: "Chim gáy cổ ngắn thì kim, cổ dài thì thổ, cổ vừa thì đồng mà thôi".
* Và ý kiến khác lại nói.
- Các bác đã quan sát con ễnh ương chưa nhỉ?! Lúc bình thường nó chỉ nhỉnh hơn ngón chân cái người lớn một chút, vậy mà khi gặp mưa rào nó gọi bạn tình mới to làm sao,... U...O...M! ; U… O..M! nghe phải bằng hàng chục tiếng chim gáy thổ đồng ấy chứ, mà rõ là ểnh ương kêu thì nhiều "tiếng đồng" thật ấy chứ. Vậy thì nó có đặc điểm gì liên quan đến tiếng kêu nhỉ? Xin thưa là có đó ạ! Quan sát lúc ễnh ương kêu ta thấy rất rõ lúc đó bụng của nó phình to lên tạo thành cái hộp cộng hưởng âm, chính đặc điểm này đã làm cho chú ta có tiếng kêu vĩ đại như vậy!
Loài ếch cũng có hiện tượng tương tự như vậy, ở ếch đực có túi kêu nằm ở hai bên phía dưới xương hàm. Khi ếch đực kêu, hai túi kêu cũng có vai trò như cái hộp cộng hưởng âm giúp cho tiếng kêu của nó vang xa,...
- Mình đưa hai ví dụ trên đây để các bác thấy cái câu: "Trường cổ ắt đại thanh" không phải lúc nào cũng đúng và vì vậy nên mình cũng đồng ý với ý kiến không thể nhìn vào cổ chim gáy mà đoán nó giọng thổ hay giọng kim được mà cùng một lúc phải căn cứ vào rất nhiều đặc điểm. Nếu bảo chim cổ ngắn mà gáy giọng kim, cổ dài giọng thổ thì em cũng không công nhận vì hiện nay em đang sở hữu hai chú mồi cổ ngắn nhưng một chú giọng còi đồng, một chú giọng thổ pha đồng.
- Vẫn là cái HỘP CỘNG HƯỞNG âm mà thôi, vậy thì cái hộp này ở chim gáy nó nằm ở đâu? khổ cườm lớn hay bé nói lên cái hộp này to hay nhỏ? chim cu gáy giọng kim đồng, còi đồng hay thổ đồng,...có nhiều nghệ nhân khi nhìn vào bộ cườm, sắc lông,... lỗ mũi của chim gáy để phán: con này gáy giọng gì.
Các bác cứ theo dõi và chiêm nghiệm nhé! khi chim cu gáy hay gù nó phồng cổ lên,... nó đấy các bác! Cái hộp cộng hưởng âm của chim cu gáy đó mấy bác!
* Lại một ý kiến khác nữa.
- Âm thanh; thì theo khoa học thì phụ thuộc hai yếu tố, đó là tần số được tính bằng (hezt) và cường độ được tính bằng decibel (dB), Sự truyền thanh thì phụ thuộc vào yếu tô môi trường. Khi chim gáy giọng cao (kim)thì tần số càng cao, còn chim gáy giọng thấp (thổ) thì tần số càng thấp. khi gáy tiếng to thì cường độ (dB) sẽ cao và ngược lại. Khi một sợi dây đàn rung thì sẽ phát ra âm thanh, nhưng âm thanh phát ra còn phải phụ thuộc độ mỏng, dày, dài, ngắn và độ căng của sợi dây.... ví dụ: sợi dây số một thì thường dùng cho những âm cao, và dây số 6 thường dùng cho những âm trầm. Nếu một người nào đấy cố dùng dây số 6 để tạo ra âm cao? vậy có được không? mình cho rằng được chứ sao không!, thứ nhất mình thu ngắn lại và lên căng hơn thì nó có khó gì đâu nhưng cây đàn nào chịu nỗi cho sự căng của dây số 6 ấy cho có âm cao? nên người ta chế tạo sao cho sản phẩm phải hợp lý và khoa học.
- Còn một dạng "phát" âm thanh thứ hai, đó là Còi (thổi còi), Theo nguyên lý khi thổi luồn không khí trước hêt luồn khì sẽ đi một vòng bên trong "bụng" cây còi rồi nó mới thoát ra ngoài bằng một cái lỗ (miệng còi) trước khi thoát ra nó sẽ "đụng" dòng không khí thổi từ miệng vào và sự "đụng" này sẻ tạo ra một ra âm thanh..... và bụng còi càng to tần số âm thanh càng thấp và ngược lại....Vậy khi cu gáy, thì nó sẽ thiên về thuyết dây đàn hay là cái còi? theo mình nghĩ thì cả hai, vì dây đàn thì tượng trưng cho thanh quản, còn cái còi thì tượng trưng cho bầu hơi. Khi chim gáy thì trước hết phải lấy hơi cho đầy bầu (ở dưới cổ) rồi ép hơi ra, lúc ép ra thì thanh quản sẻ rung nên hơi lúc này sẽ có một tần số tương ứng với độ rung của thanh quản ra ngoài tạo nên tiếng gáy nên thanh quản và bầu hơi hai thứ này không thể thiếu một được. Nguyên tắc thì rất đơn giản, nhưng quá trình gáy, thúc, dặm, gù... thì không đơn giản tý nào vì nó còn phụ thuộc vào sự điều khiển của não với thanh quản và bầu hơi, lưỡi, lỗ mũi và miệng… cũng không kém phần quan trọng.
- Khi nhìn con chim gáy thì làm sao biết được thanh quản dài, ngắn, mỏng, hay dầy.... điều này rất khó phải không các bác? Nhìn nhiều anh cổ dài (lải) cũng có thể là kim, cũng nhiều anh cò cũng có thể là thổ bầu.... có anh to con cũng có thể là thổ, nhưng nhiều anh tý xíu cũng có thổ mà thổ bầu mới chết chứ.... nên không ai dám chắc 100% về đoán giọng cho chim gáy được... nên ta chỉ dựa vào sắc lông, cườm, mỏ.... mà đoán, tuy rằng độ chính xác không cao, nếu trúng được 70% là giỏi lắm rồi. Dù gì đi nữa cũng "trúng" được phần nào bởi thế trên diễn đàn này mới có chuyện "bói" chim..... Cái gì nó cũng có qui luật và trật tự của nó, chẳng qua con người chưa hiểu tới, nên mới "học học nữa học mãi" là vậy. Ví dụ con chim gáy có con mắt màu vàng nhạt thì khi đấu chỉ có sa cầu mấy cánh là cái chắc, nó làm sao mà gù miệt mài sương gió như những con có màu mắt vàng cam cho được.

* Hay có người lại nói.
- Hãy liên hệ với cơ chế phát âm của con người:
Lời nói được hình thành bởi sự tham gia của rất nhiều bộ phận trong cơ thể. Từ vỏ não, lời nói nội tâm được chuyển xuống bộ phận phát âm gồm phổi, thanh quản, họng, mũi xoang, lưỡi, môi và răng. Cơ quan phát âm hình thành lời nói qua 3 giai đoạn: Tạo âm thanh (do sự rung của dây thanh - một bộ phận của thanh quản), cộng hưởng (họng, mũi, xoang) và phân tích âm tiết (lưỡi, môi, răng, mũi) - tạo ra các phụ âm, nguyên âm rồi tạo thành từ, câu.
có một số người bị cắt thanh quản, nhưng người ta vẫn có thể nói được bằng giọng nói thực âm, bằng cách dùng thực quản phát ra âm thanh thay cho thanh quản, và dùng họng, mũi, xoang để công hưởng âm thanh và dùng lưỡi môi, răng để phát âm,tuy giọng nói yếu hơn bình thường, nhưng như thế có thể chứng minh không có thanh quản thì vẫn nói được.do đó theo tôi nghĩ, ở chim cu cũng tương tự như vậy, thanh quản tạo ra âm thanh, lưỡi điều khiển tiết tấu, còn âm trầm hay bổng là do bộ phận cộng hưởng (gồm cổ họng, lổ mũi) của chim quyết định.

* Và đây nữa.
- Theo kinh nghiệm của vùng Thanh Hóa thì việc nhìn vào đầu, cườm, thân mình, chân, sắc lông, mũi và lỗ mũi thì cũng có thể đoán biết được đôi phần con chim đó giọng gì các bác ạ!
Những con chim đầu tròn và to, cườm vuông to vừa phải và hơi thưa,... (đặc điểm này mình liên tưởng tới hình ảnh khi nó gáy cổ phồng tương đối to, nhưng các bác lưu ý là cườm không thô đấy nhé), thân mình mập mạp, chân to và hơi dài một chút (cao chân nhưng thấp quản nếu các bác chọn chim mồi) thì - xác xuất rất cao là chú chim đó có giọng thổ.
- Những chú chim có đầu tròn nhưng nhỏ, thân mình vừa phải thì xác xuất giọng kim rất cao.
- Những chú chim có cườm thô (hạt cườm to và trắng lốp, nhìn vào ta có cảm giác như những hạt cườm đó có rất nhiều sợi bông trắng xốp) thì xác xuất cũng là chim giọng kim.
- Nếu chú chim gáy có cườm vàng nhiều thì giọng thường cao, ngân chuông, nếu trường chim nữa mà lại có cườm dọc nhiều, hạt cườm thưa, khổ cườm lớn nữa thì rất dễ có giọng thổ đồng (Các nghệ nhân thường hay nói rằng: chim cu gáy có giọng thổ đồng thì nhìn vào bộ cườm không thể lẫn vào đâu.
- Chim đầu vuông thường là gáy đủ (đầu phía trên bằng phẳng như cái sân bóng đá) nhưng nếu có hình chữ nhật thì thường gáy thừa (cái này theo kinh nghiệm của mình thôi nhé), vì trước đây mình cũng đã được nuôi một con chim gáy bổ ba (6 tiếng khi gáy gọi) nên cũng hay để ý xem những con gáy thừa thì có đặc điểm gì không và thấy chim có đặc điểm này xác xuất gáy gọi thừa tiếng cũng khá cao.
- Con chim nhỏ, nhưng rắn chắc, có màu lông đỏ thì cũng thường là những con chim có giọng thổ!
- Lỗ mũi của những con chim thổ mình thấy cũng hơi dài và nhỏ (hẹp).
Mình thường hay chọn chim mồi giọng thổ theo tiêu chí ngoại hình như sau: Đầu quả mận (to, tròn); mắt lõm; quy cánh dày, nhặt, đều; chân mập, thấp quản hoặc vuông chân (riêng chim giọng thổ mà các bác tìm con nào ngắn chân là hơi bị hiếm đấy và ta cũng nên phân biệt rõ ràng thấp chân (khi chim đứng thì trọng tâm cơ thể hạ xuống, ta hình dung như người cao chân nhưng khi đứng luôn xuống tấn ấy), thân hình mập mạp (nom như con ngan trống ấy,... hi hi) nếu con nào có ức nở thì tuyệt còn không thì phải dài chim; cườm nét, có dọc, thưa, có nhiều cườm vàng và tất nhiên là phải có màu lông xanh chì nữa thì rất đạt!
Trong thực tế đi bẫy chim gáy, mình thấy rằng có những con mồi thường chỉ bẫy được một vài giọng chim thôi. Ví dụ như con chim mồi giọng kim pha thì khó lòng mà bẫy được chim giọng thổ, nhưng chim mồi giọng thổ thì lại dễ dàng bẫy được chim giọng kim,... Chim mồi cây có giọng thổ đồng thì rất tinh khôn và bắt được bổi có các giọng khác nhau: từ kim đến thổ chứ không như chim mồi giọng khác. Ví dụ như chim giọng thổ pha thì chỉ bắt được chim giọng kim và giọng thổ pha mà thôi, còn chim rừng giọng thổ bầu, thổ rền, thổ sấm,...thì thường là potay.com!... Mình thấy trong thực tế gần như là như thế, con một vấn đề nữa đó là: chim rừng giọng thổ đồng thì rất hiếm, nếu có thêm chu, lèo, dặm, vấp,... gù chồng đấu nữa thì càng vô cùng hiếm! và chim giọng này thường rất tinh khôn, không dễ gì mà bẫy được nó nếu mồi không ngon lành các bác nhỉ!
Mình đã từng chứng kiến khi đi bẫy chim gáy, có lần mình đang bẫy chim giọng thổ bầu, khi thổ bầu đang đấu với mồi nhưng chưa chung cây, mình can thiệp bằng cách giả vờ di chuyển nhẹ nhàng theo hướng: Mình -> thổ bầu -> lồng mồi và đã đạt kết quả là thổ bầu bay di chuyển theo hướng chủ định mà mình đã cố gắng vạch ra cho nó, nhưng khi nó chuẩn bị chung cây thì nó hốt hoảng bay vọt đi, tìm hiểu nguyên nhân thì hóa ra trước đó đã có một chú kim pha đã âm thầm chung cây trước với mồi rồi và khi chim giọng thổ đang hào hứng đến chiến đấu với mồi thì bắt gặp và sợ hãi bay đi,...
Không biết giả thiết của mình có đúng nữa không các bác nhỉ!?

                                                                            CÁCH CHỌN LỰA CHIM BỔI


                                                                                             ***

Phân biệt chim gáy đực, cái
Tạo hóa đã sinh ra loài vật, nếu không phải loài lưỡng tính thì phải có giống trống mái rõ ràng, dù có "cố giấu" hay " khó nhận biết" đi chăng nữa, thì nó vẩn có điểm khác biệt để cho ta thấy và biết, đa số loài vật con trống lúc nào cũng đẹp hơn con mái, (loài người thì ngược lại, phải không các bác). Quay về con chim gáy, nói thiệt về hình thể thì đây là loại khó phân biệt nhất.
*** Phân biệt trống - mái khi còn ở rừng.
- Muốn chắc ăn... các bác nên theo dõi những con chim gáy hay mà các bác đã "kết" từ rừng, nhớ phải chăm chú thật kỹ để khỏi phải bé cái nhầm thì ôn hận biết chừng nào, sau đây là những kinh nghiệm của tôi viết ra để các anh em cùng tham khảo và góp ý.
Những con trống, khi chung cội, thì lúc nào tiếng nó cũng cố gắng gáy đấu tiếng thật to để lấn át đối phương.
- Con mái thì ngược lại tiếng gáy đấu có vẽ nhường nhịn hơn nên có phần nhỏ hơn hoặt có khi không gáy gù chi cả mà chỉ chuyền từ cao xuống và nhảy, có con đấu ào ào, có con chỉ đấu sơ sơ, còn nhiều con im lăng luôn... nhưng điểm mà ta dễ nhận biết nhất là khi lên nhánh thế thì hầu như chim mái không gù đấu, hoặt gù một hay hai lèo rồi nằm luôn ở nhánh thế rỉa lông, các bác nhớ nhe “nằm trên nhánh thế rỉa lông” còn con mồi thì chuyển qua nước xa cầu mấy cánh... hứng lên thì tu tu vài tiếng rồi bài cũ tiếp diễn.... thì chắc chắn 100% là nàng.
+ Nhưng lầm hàng nhất vẫn là về đấu chung cây cả đôi, nếu cây treo lục thưa thì còn dễ nhận biết, còn nếu cây to, rậm thì rất dễ bị lầm hàng, đã vậy thông thường loại này đấu dai như đỉa, nên làm cho người gác mệt mỏi và dễ lơ là.... rồi em mái nhảy vào mà cứ ngỡ rằng "trúng quả" nhưng ai có ngờ....
+ Nếu để ý tí các bác cũng khám phá ra, thông thường trước khi con trống nhảy vào lụp thì ít nhất nó cũng gù đấu được vài sạc... chứ tự nhiên nghe đấu khang khang rồi sập lồng "phạch" chỉ có con mồi gù, chạy tới thấy một em bay ra thì các bác nên xét lại em nào đã dính bẫy, các bác nên chịu khó chiều hay chuyến tới xách mồi trở lại nơi ấy kiểm tra cho chắc ăn.... Có nhiều bác gặp nhiều con bổi hay, bắt nhầm con mái rồi về kể với bạn "cu", có nhiều người có nhiều kinh nghiệm nghe kể tình huống, và biết được địa điểm rồi sẽ quay lại "hốt" em trống thì tiếc lắm.
*** Quan sát để đánh giá cu gáy Trống – Mái.
Theo kinh nghiệm truyền lại thì khi còn nằm ổ nên chọn con nào thon người đầu hình quả vải, con nào đầu tròn thì đó là con cái.
Đối với chim trưởng thành thì có khó hơn bởi cả chim cái và đực đều gáy giống nhau có chăng thì chim cái gáy bé hơn một chút, song cũng có nhiếu trường hợp người chơi gặp những con chim cái rất nổi, gáy gọi, gáy trận, thậm chí gù như chim đực luôn thậm chí còn hay nữa, nhưng số lượng rất ít. Trở lại vấn đề chính, nếu muốn chọn một con gáy đực lúc trưởng thành bạn nên làm theo phương pháp sau.
+ Về ngoại hình bạn nên chọn con nào trông thon nguời, khi đứng trên cầu lưng phải hơi gù, mỏ gồ ngắn một chút. Diều to không quá trễ, cổ dài một chút. Hai cái xương ỏ hậu môn phải khít không quá rộng, nếu rộng thì là chim cái bởi còn đẻ mà. Đầu phải vuông không được quá tròn. Chân phải đậm không quá nhỏ. Khi gáy tiếng phải trong không có nhiều kim cho dù chim có giọng còi đanh hay còi pha.
+ Lông cánh con đực có dài quá thân, cộng thêm đuôi con đực bao giờ cũng dài hơn em mái, nếu là chim già quan trọng nhất là bạn đặt ngón tay vào ghim con nào ghim bé là đực còn em mái ghim đặt được gần ngón tay trỏ bạn nhé, nhưng cách xem ghim chỉ đúng với loại chim đã qua hai ba mùa sinh sản, còn đối với chim tơ mới lớn con mái chưa đẻ thì rờ ghim đích vô tác dụng không tài nào ta phân biệt được đâu là con trống, đâu là con mái.
+ Thêm một cách phân biệt trống mái nữa là nhổ cọng lông đuôi xem xét kỹ phần chân lông nếu có màu đen, đục là con trống còn màu trắng, nhạt là con mái.(chắc ăn nhổ luôn cọng lông cánh).
- Đối với chim con ta không phân biệt được bằng cách ấy nhưng con chim trống thường đứng với tư thế cao đầu hơn , hiên ngang hơn con mái và một điểm nữa con chim trống là con chim lớn. Ta chỉ cần biết bắt con lớn về nuôi là được.
*** Còn những mồi là chim mái thì sao?
Nếu mà mồi mái thì nó có những biểu hiện rất dễ nhận biết, nó rất sát bối, khi bổi về chung cội, đấu rất sơ sài, có khi nín luôn, rồi lâu lâu thúc vài tiếng rồi im lặng, nhưng hầu như những con bổi chết vì sự im lặng này... nếu các bác để ý tý thì lúc chim bổi đấu trong cây, nếu con mồi mái sung thì nó sẽ nằm xuống cầu và hai cánh nhịp nhịp, lâu lâu thúc một tiếng nhỏ để gợi tình... như vậy anh bổi nào lại không té, còn nếu con mồi mái không sung thì chị ta sẽ xoi lồng về hướng con bổi... làm cho chủ nhân cứ ngỡ chim mình hăng hay nóng chim quá nên xoi, chứ đâu có ngờ "mồi" ấy là mái, nhiều người có tính nóng còn chủi rủa con mồi om sòm... thiệt là không nên nết tý nào.
*** Nói tóm lại, nếu khả nghi chim mồi của mình là mái thì tôi có một mẹo nhỏ để xác định... Các bác nên tìm một cái lồng to và rộng, thả con mồi vào lồng rộng ấy chừng vài tiếng đồng hồ cho quen, rồi dùng một con bổi mới bắt ngoài rừng về (nhớ là bổi mới bắt hôm qua rồi xách nó cùng mồi bẫy cả ngày nên sáng hôm nay còn mệt và nhừ, lúc này dùng cho việc thử mồi trống hay mái là sướng nhất ). Thả con bổi vào lồng với mồi nếu con mồi đá con bổi vài tua rồi có cử chỉ âu yếm, tệ hơn nữa là nằm xuống chổng đít lên... chắc chắn là con mái. Còn nếu mồi là con trống thì nó sẽ gù chừng một hay hai lèo rồi trèo lên mình con chim bổi ngay....thì đó chắc chắn 100% là trống.... Nhiều người thấy nhiều con mồi có mã mái mà không dùng cách này để thử, mà dùng cách mổ thịt ra xem, kết quả giết chết oan uổng một con mồi. Đôi khi còn làm mất lòng anh em trong hội bởi một lời phán "mồi của chú mày là chim mái. Nếu không phải mất cái gì tui cũng chịu".

Chim bổi thế nào là đẹp.
Nói về thú chơi chim gáy, ai cũng mong muốn cho mình có một con mồi hay "trên cả tuyệt vời" để chu du khắp chốn núi rừng, cho thỏa lòng "nghiện ngập”, rồi bỗng một ngày đẹp trời xách con mồi "vừa đủ sài" vào chốn thâm sơn gặp ngay "anh hùng một cõi” giọng thổ đồng, tiếng gáy to như “loa làng” tiếng gù êm như suối chảy, tiếng thúc nhanh như "gõ cây" "mắc me" " gù đấu, gù chồng.... nói chung không thể chê vào đâu được... nên chủ nhân của con mồi "cà tàng" với tài mọn "kém cỏi" thầm khấn vái "thần núi" nồi chè xui cho nó trượt chân vào cái cầu sáng sáng, cong cong ! ... có lẽ "thần núi" bận đi canh lâm tặc nên không nghe lời khấn vái .... tối về chủ nhân than thở, nhớ về em không sao mà chợp mắt được, mong sao cho trời mau sáng để hy vọng gỡ ván "bài cào" này, rồi một ngày, hai ngày, ba ngày ... Với trăm phương nghìn kế, một ngày nào đó em nó nhập khẩu nhà ta. Đó là một trong những tình huống mà anh em chơi chim gáy nói riêng và các anh em chim gáy trong ABV nói chung, ít nhất một lần gặp phải. Phục được nó đã khó nhưng nuôi nó ra một con mồi hoàn mỹ theo ý nguyện càng khó hơn. Có con một hai năm, sẽ ra mồi, nhưng có con nuôi cả chục năm, thậm chí hơn vẫn hoài công, có con nuôi ra mồi rồi lại dở chứng “chịu đời không thấu”, tại sao vậy? Câu trả lời đơn giản là không phải tướng mồi, bởi thế chọn tướng chim gáy quan trọng biết chừng nào!.
Tôi may mắn được các tiền bối, bạn bè chỉ "nghề" và một chút đỉnh kinh nghiệm bản thân, hôm nay viết cách chọn lựa chim gáy bổi, hi vọng giúp các bạn mới chơi nâng cao tay nghề hơn trong việc chọn chim gáy.                                                                                         
                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                         
                                                                      XEM TƯỚNG CHIM GÁY


                                                                                    ***

"Nhìn cái mỏ ta biết ngay con đó gáy nhanh hay chậm, nhìn cái lổ mủi ta biết nó gáy to hay nhỏ, nhìn bộ cườm ta biết ngay con đó gù nhiều hay ít, nhìn chóp mỏ + quy ta biết ngay con đó kèm hay không kèm ... nhìn cấp mình là biết ngay con đó có bền hay không ..."

Tại sao khi nhìn mỏ chim ta biết ngay con chim đó gáy nhanh hay chậm?
- Thường thường thì mỏ của chim cu cườm na ná giống nhau nhưng nếu bạn là người tinh tế thì bạn vẫn nhận ra được sự khác biệt mặc dù điều đó rất ... rất .... là nhỏ.
Ví dụ : Mỏ chim thường có màu đen nhưng vẫn có sự khác biệt đó là: đen bóng và đen mốc, ngoài ra còn có loại mỏ đỏ, mỏ trắng nữa nhưng mỏ đỏ và trắng thường rất hiếm. Khi nhìn vào mỏ chim nếu con nào có mỏ đen bóng là con đó siêng gáy nhưng không phải con nào cũng liền kèo (nhớ cho rõ điểm này kẻo lẫn lộn, con siêng gáy phải cộng thêm một điểm nữa mới trở thành liền kèo ...nhớ nghen!) .
Còn gáy nhanh hay chậm thì ta cũng coi ở mỏ chim nhưng nó lại nằm ở phần hình dáng của mỏ, có con mỏ to, có con mỏ nhỏ, có con mỏ dài, có con mỏ ngắn, có con mỏ hụt (thiếu mỏ), có con mỏ cong, có con mỏ thẳng ....vậy ta phải xem ở đâu đây?
Con nào mỏ to, bự Không phân biệt dài hay ngắn nhưng "lổ mủi gồ cao" (cái phần phù lên, cục gù của lổ mũi càng cao thì càng chậm) thì con đó gáy lớn tiếng, gáy chậm và không liền kèo.
Con nào mỏ vuốt nhỏ nhìn từ trong ra ngoài càng nhỏ, có người gọi là mỏ sẻ, có màu đen bóng thì con đó gáy nhanh, mau miệng. Nếu con nào mỏ nhỏ, gọn, ngắn, cộng với mỏ hơi cong, sống mũi cao hơn phần gồ của lỗ mũi thì con này gáy rất nhanh, khi có bổi về ta đếm không kịp, nhớ nghen.
Gáy to hay gáy nhỏ thì ta nhìn vào cái lổ mũi, nhớ nghen! cái lổ mũi chứ không phải cái cục gù của lổ mũi đâu nghen. Con nào mà lổ mũi hẹp, ngắn thì gáy nhỏ. Còn con nào lổ mũi dài và rộng thì gáy lớn tiếng.
Nhìn vào lổ mũi biết ngay con đó kèm hay không kèm, nhưng ta chỉ đoán được 70%, phải xem kỹ lông quy mới dám chắc 100% tại sao vậy? Nguyên xin thưa: khi nhìn vào chóp mỏ thấy nó hơi gồ cao y như đang ngậm hạt lúa thì ta biết ngay con đó là con chim kèm nhưng kèm nhiều hay ít thì ta phải nhìn vào đầu cánh, xem lông quy mọc ngay hàng hay không? Cái này khó nhìn đây nhưng nếu bạn cố học vẫn học được ...
Còn khi ta nhìn con chim ta biết nó bền hay không bền? (tức là có gáy liền kèo hay không? hay chỉ gáy 3 đến 4 kèo là nín 1 đến 2 kèo sau đó mới chịu gáy tiếp, hoặc chỉ gáy từ sáng sớm đến 9, 10giờ là gói cánh nghĩ mệt .... đến 3 giờ chiều mới gáy tiếp). Để ý nghen con nào ngực lép là không bền đồng nghĩa với không liền kèo ... Nhưng bộ ngực hơi thiếu mà lưng gù thì chơi được nhớ nghen “lưng gù” ... Con nào ngực to, có ức đôi (có đường kẻ sẻ đôi ức) hay nhìn bộ ngực don don nhưng mình dài đòn thì rất bền .... nhớ là thân càng dài càng tốt nghen!.
Việc chim gáy thừa (hậu đôi, hậu 3,...) có liên quan đến hình dạng đầu của nó. Nếu quan sát ngoài thực tế thì những chú chim nào gáy thừa đều có đầu vuông (phần đỉnh đầu kéo dài ra phía sau như người đội mũ kêpi vậy,... hì hì!)
Cườm nhỏ và nhiều nền đen thì khả năng lớn là khá nhiều gù, mà gù gắt nữa là khác. "chim cườm dắt, gáy gắt gù dai" là câu ca ứng vào với chú chim này đó. Thường chim bổi mới bắt về, khi các bác lại gần mà nó có động tác cúi cúi thân mình xuống như để tìm chỗ chui thay bằng bay thẳng lên thì có nhiều khả năng là sau này chú ta sẽ có nước sa cầu máy cánh. Nếu chú ta xù lông, rụt cổ lại khi ta đến gần thì đó là chú chim chắc chắn sau này sẽ có nhiều gù!

Mỏ chim cu có rất nhiều loại ta nên chọn loại mỏ nào đây?
1. Mỏ nhỏ và mỏng: tức là cái cuốn mỏ thì vừa phải nhưng sau đó nhỏ dần, nhỏ dần hay thon dần ra đến chóp mỏ, càng vót càng tốt. Loại này có người gọi là mỏ sẻ hay mỏ đinh.
- Loại chim có mỏ nhỏ như trên thường rất được nghệ nhân chọn nuôi vì:
+ Gáy trận rất nhặt hay có vùng gọi là gáy gọi rất nhặt ..... điều này làm cho bổi mau bay về.
+ Thúc dồn và gù dồn .... làm cho con bổi nôn nao... mau đá, mau bắt bổi.
+ Rất nhẹm xào, treo lên là gáy liền và gáy đủ bài bản.
Cũng chính vì những ưu điểm đó mà được các nghệ nhân chọn làm...."ưu tiên số một".
2. Mỏ trung bình: Không to cũng không nhỏ thì tùy vào từng con .... ai thích thì nuôi.
3. Mỏ rất to: Đa phần gáy gù đều chậm nên ít người chọn nuôi.
4. Mỏ ngắn: Rất mau mồm mau miệng .... nhưng về chiều khi bổi gù siết thì mồi thường bị hụt hơi, đa phần những anh có mỏ ngắn là kèm rất ác nhưng gù thì có hạn, đươc này thất kia.
5. Mỏ dài: Dài hơn bình thường những anh này rất bền bĩ, gáy hoài không biết chán, gáy từ sáng đến tối.
6. Mỏ quéo: Chẳng những dài mà còn cong xuống, nếu ta không cắt thì không ăn được, những con mồi có mỏ quéo đa phần rất hay ... nên chọn mà nuôi.
7. Mỏ cong: Nếu mỏ cong mà nhỏ thì hay vô địch nhưng nếu mỏ cong mà to là đồ vô dụng ... nhớ nghen!
Các bạn nên nhớ cho một điều: một con chim cu được đánh giá là hay thì phải kết hợp rất nhiều điểm lại chứ có cái mỏ tốt mà cườm lưa thưa vài ba hạt .... liệu nó có hay được không?
- Theo kinh nghiệm của tôi thì loại mỏ nào cũng có hay có dở cả vì vậy tùy vào người chơi mà thôi nhưng các bạn nên để ý rằng khi chọn mỏ nên chọn những con có cái mỏ màu đen bóng, óng ánh như ánh than vậy, mấy anh có loại mỏ đen bóng ấy thường rất siêng gáy và ta treo đâu nó cũng gáy còn những anh có mỏ màu **** trắng thì hãy né ra, nhớ nghen!
- Cách chọn mỏ chim cũng có sự khác biệt nhỏ giữa các vùng vì vậy có người cho rằng. Mỏ chim phải là khô, ta có cảm giác như là có thêm lớp bụi trắng ( ***** trắng) bám vào những con như vậy thì nhanh sào siêng gáy, còn con mỏ đen mà nom như phủ dầu bóng thì không chọn, họ gọi đó là mỏ ướt. Chim có mỏ ướt chậm sào, lười gáy và không được ưu tiên để chọn chim mồi.
Lại có ý kiến cho rằng: Mỏ *** trắng bụi là gáy nhiều mùa, gáy mỏ này càng nổi thì mỏ càng nhiều trắng bụi, mỏ đen là chim con mới trưởng thành. Gáy ở nơi núi thì mỏ thường màu "****" trắng bụi, gáy ở vùng nước mặn phèn thường mỏ đen. (gáy sống ở vùng nước phèn mặn xấu đủ thứ, không nên nuôi).
Gáy có nhiều dạng mỏ, có mỏ nhìn từ trên xuống có hình tam giác, phần mép rộng thì gáy to vô địch và rất dữ, nó dám đá và cắn lại người nuôi. Dù sao dạng mỏ đinh là đẹp nhất. Gáy nuôi lâu năm thì mỏ có màu khô trắng, gáy non thì mỏ đen. Đặc biệt dù đen hay trắng bụi, mà phần mũi nhăn và nhìn mềm -> mỏ da, thì nuớc gáy rất uyển chuyển, rõ ràng. Giọng chim gáy càng rền to thì yếm trước ngực càng rộng.
- Mỏ đinh thuôn đều từ trong ra ngoài, đầu mỏ phải hơi cộm lên (nhìn giống dính một chút đất vậy) chim như vậy thì đa phần là kèm nhiều. Chim có cộm ở mỏ dưới có nhiều nước hơn (khôn hơn) chim cộm mỏ ở trên. Nhưng nếu tìm được chim cộm cả ở trên và ở dưới (giống như đang ngậm một viên sỏi) thì không còn chê chỗ nào hết.
Tất nhiên là kèm thì phải có kèm trong và kèm ngoài điều này còn phải dựa vào đường chỉ mắt. Đó là kinh nghiệm mà tôi biết nhưng không đúng hoàn toàn. Có con chim mồi có đuờng chỉ mắt kéo dài, rồi bao quanh mắt (nguyên tròng luôn), kéo chếch ra phía sau một tí nhưng lại chẳng có kèm trong kèm ngoài gì hết. Chơi trơn ròng luôn.
Có thể do đặc điểm địa lí từng vùng khác nhau nên mỏ chim cũng khác nhau.Bạn hãy lựa chọn, chiêm nghiệm và rút ra kết luận nhé.

Chuyện cái chỉ mỏ (hay chỉ dàm) nghen.
( Câu chuyện thứ nhất)
- Một số nghệ nhân cho rằng chỉ dàm không quan trọng, to cũng được, nhỏ cũng được, dài quá khóe cũng được, chưa tới khóe cũng được, chỉ dàm phía cuối hơi ngã, cong xuống dưới, có con chỉ dàm nhỏ ở đầu mà to, nở ở đuôi ...v.v.
Nhưng theo tôi thì chỉ dàm vô cùng quan trọng, cái chỉ đó nói lên rất nhiều điều. Tại sao có người cầm con mồi trên tay và nói con này kèm ngoài khỏi chê, con kia kèm trong, kèm ngoài đều có cả là sao vậy?
Chỉ dàm nhỏ và thẳng, dài quá khóe. Tức là vệt đen đi qua cái khóe của con mắt thì anh này bền bĩ, bài bản, kèm ngoài cũng như kèm trong đều như nhau. Điểm đặc biệt của anh này mà mọi người thường không để ý đó là khi nó cất tiếng chiêu bổi sẽ bay đáp ngay vào tàn cây, chứ không bay vòng vòng rồi mới đáp vào tàn, nên nó đã được rất nhiều nghệ nhân chọn nuôi.
Chỉ dàm to và thẳng, dài quá khóe. Anh này cũng bền không kém anh ở trên nhưng giọng gáy không nhanh bằng vì loại chim có chỉ dàm to thường là sấm thổ hoặc thổ và rất già mồm, để bổi treo gần nó thì lâu mới nổi vì khi bổi vừa mở miệng là nó đè ngay.
3. Chỉ dàm chỉ có một chóp ở ngoài, cách một khoảng trống nữa mới đến con mắt. Anh này kèm ngoài khỏi chê nhưng khi bổi nhập tàn thì thèm dật cho nên loại này nuôi thành mồi người chơi dễ “mang bệnh tức”
4 . Chỉ dàm chỉ có một vệt sát con mắt còn phía ngoài trống trơn. Con này nước ngoài không phóng không rước nhưng hậu tạm chấp nhận được... nhìn chung là không hay.
5 . Chỉ dàm hơi cong xuống dưới. Anh này thích hợp làm mồi đánh đất. Ta để ý khi bắt được những anh bổi này thường thì khi đấu với mồi một lúc thế nào ảnh cũng xuống đất sau đó mới lên cây, hoặc ở dưới đất ăn bay lên cây.
6. Chỉ dàm hơi nở về đuôi. Chơi rất bền bĩ, không bao giờ bỏ bổi ....
Giờ thì các bạn hiểu vì sao lúc trước tôi nói chỉ mỏ rất quan trọng rồi chứ ạ!?
(Bổ sung)
- Cái chỉ mỏ ngoài nhỏ trong to < thì chim chơi hay nước trong (chung cội), tệ nước ngoài (nước xa), những con như vậy + cấp mình dài: chơi bền chim và sát bổi, và hầu như trở nước liên tục. Nếu cấp mình ngắm thì thường hay hụt hơi, ưa soái, nhưng khi hết soái... làm tiếp.... loại này chơi ngày càng hay, nhưng hơi hiếm.
- Ngoài to, trong nhỏ >dù cấp mình nó to, dài cỡ nào.... thì nước ngoài khá hay, nhưng nước trong ít trụ lâu được, và luôn bị xuống nước, vì điều này làm chủ nhân nó dể nhàm chán, đôi khi rất bực bực mình... nếu cái đầu nhọn cái chỉ mỏ nó chiếu thẳng vào tròng con mắt thì nó rất may bổi và bắt bổi rất nhanh... loại này chơi còn được, còn nếu nó chỉa xuống phía dưới con mắt thì dù con mồi hay cách mấy... cũng là con mồi không may bổi !!! .... đôi khi kêu bổi về cho mồi của thằng hàng xóm nó ăn thôi....
- Những con có cái chỉ mỏ ngắn (đoản chỉ) thông thường yểu tử và rất dễ bị đứt (bể, chết) nữa chừng... nên cẩn thận với những con mồi như thế này, bác nào có mượn thì cũng nên dành tý tiền ... để có mà đền
- Tiêu chuẩn nhất là con chim mồi có cái chỉ mỏ đậm, to, dài và phải thẳng + cấp mình tốt tốt tý thì rất hạp và rất bền chim. Có nhiều bật tiền bối còn cho rằng con có chỉ mỏ to đậm dài + cấp mình dài thì nước rước nước gù bao la và đấu với bổi rất thừa hơi... và gù rất thư thả khi có bổi.... còn con có cái chỉ mỏ như vậy + cấp mình cù (ngắn) thì lóc cóc gù miết ... nên ai mà đi chung với những chú này thì có nước húp cháo ....
- Chỉ mỏ dầy, đậm, thẳng+lông thật mỏng thì mười con hay hết chín con, dù trái gió trở trời nó cũng ăn nên làm ra hơn những con chim gáy có cái chỉ mỏ kém hơn.

Câu chuyện của đôi mắt nhé!
Con chim cũng kỳ lạ thật, chẳng có con nào có tiếng gáy giống con nào, cũng thổ, cũng sấm, cũng đồng, cũng son.... nhưng tôi chưa bao giờ nghe hai con bổi nào gáy y như nhau, mặc dù cha với con cũng khác, có chăng chúng chỉ hơi na ná với nhau mà thôi ... Từ giọng gáy đến dáng hình, điệu bộ, ngay cả con mắt là phần ta dễ quan sát nhất nhưng cũng chẳng có con nào giống con nào. Cũng từ sự khác biệt đó mà ta đã phân định được sự hay, dở ở trong đó. Người đời vẫn nói vui rằng "đôi mắt là cửa sổ tâm hồn" đúng vậy, khi ta vui, khi ta buồn, khi ta nóng giận ... tất cả đều thể hiện qua cái cửa sổ đó
- Tôi xin diễn giải về các loại mắt nhé:

- Hình dáng mắt (kiểu mắt).
+ Con mắt to và lộ: Loại này có tính nhát người, lì rừng khó thuần dưỡng, nuôi lâu lắm mới nổi, không ai chọn loại mắt to và lộ để nuôi thành con mồi cả. Cho nên khi ta gặp con "mắt to - lộ" là loại ngay đỡ tốn lúa.
+ Con mắt không lộ và không sâu: Tôi gọi nó là trung bình thì tài năng của nó cũng từ chữ trung bình đến khá mà thôi, cái này tùy ai thích thì nuôi.
+ Con mắt nhỏ và sâu hay thụt vào trong: Loại này tốt nhất nên chọn nuôi. Cực kỳ gan dạ và bền bĩ, nó không sợ bất cứ con gì, (khi bẫy dính con bìm bịp rồi mà nó vẫn gù). Khi ta treo nó ở cây rậm hay cây thưa, rừng sâu hay rừng chồi nó vẫn gáy, té xe rớt lồng treo lên nó vẫn gáy, nếu thấy nó là ta cho nhập hộ khẩu nhà mình ngay nhớ nghen!
+ Con mắt lé: Loại này nếu ta để ý sẽ gặp, có nhiều người chê vì cho rằng nó không đẹp, loại mồi có mắt lé này tinh khôn vô cùng, Tôi dám bảo đảm rằng nếu ai sở hữu được con mắt lé thì khi mang nó vô rừng nó sẽ làm cho ta hài lòng về nó (loại này lúc trước Tôi cũng từng có một con. Nó chỉ bắt có 4 con bổi sau đó nó qua đời, nó đã để lại cho Tôi một niềm đau khôn tả và mãi mãi không thể quên được “con mắt lé" . Các bạn có biết không 4 con bổi đó sau này trở thành 4 con mồi, con nào cũng hay cả)
+ Con mắt có khoen hay có quầng: Loại này nuôi uổng công ta nên loại ngay.

- Còn màu mắt thì sao? Màu mắt rất quan trọng vì nội lực của con mồi đều thể hiện qua màu mắt ấy. Một con mồi bị suy dinh dưỡng thì màu mắt thường là tái tái, khi ta nhìn sâu vào trong đôi mắt ấy không tìm thấy sự tiềm ẩn của sức mạnh bên trong.
+ Con mắt trắng dã: loại mắt này không nên nuôi vì nó không biết bắt bổi (mắt trắng + phao trắng thì hay cở nào cũng không bắt được bổi) các bạn nên nhớ kỹ cho điều này.
+ Con mắt vàng nhạt: Tạm, loại này nhác rừng. Ở nhà thì gáy gù không ai chịu nổi nhưng khi đem nó vào rừng thì nó cứ run run, sợ như sợ ma vậy. Cái đồ khôn nhà dại chợ, chỉ nuôi làm chim kiểng, chim khách mà thôi.


Con mắt vàng nghệ hay vàng đậm: Loại mắt này nên chọn nuôi, nó không bao giờ sợ rừng, thậm chí vừa tới bìa rừng là nó đã nghe hơi rừng, nếu lúc này ta dở áo lồng ra nhìn kỹ vào mắt nó sẽ thấy màu vàng ấy đậm hơn và có sát khí hơn ... (mà hình như loài chim cũng biết nghe hơi thì phải, nó biết chổ nào có bổi và chổ nào không có bổi). Nói nhỏ nghen cái điều này là Tôi quan sát thực tế từ con mồi của mình đó nghen (đây là con bổi bị con mắt lé bắt được đó), không ai chỉ đâu nhé.
+ Con mắt đỏ tươi: Khi ta nhìn nó như hai giọt máu long lanh, loại mắt này có tính sát bổi cao nhất trong tất cả các màu mắt. Nhớ kỹ nghen nếu gặp là nuôi ngay chứ đừng ăn thịt nhé.
+ Con mắt đỏ: thẩm y như con mồi của Quang DT (có hình bên dưới) loại này bền bĩ và gan dạ vô cùng nên chọn nuôi.

Những điều cần chú ý:
-Ta nên chọn những con có tròng vàng lớn, càng lớn càng tốt, loại này không bao giờ bỏ bổi cả, có tính sát bổi rất cao. Nếu bạn không tin hãy cho hai con mồi kè lại gù đấu bạn sẽ thấy ngay khi nó gù tròng vàng cứ to dần, to dần, tròng đen thâu nhỏ, nhỏ dần lai… nhỏ lại như cây kim vậy. Nếu gặp nên chọn mà nuôi .
- Con mắt hai bên không giống nhau, nhìn kỹ thấy kỳ kỳ ... chẳng hạn một bên tròng đen tròn còn một bên tròng đen bị méo . Ta gọi đó là "Lưỡng nhãn". “Lưỡng nhãn ắt kỳ tài”. Nên chọn mà nuôi.
-Con mắt lé: Lanh khôn, tinh quái nên chọn mà nuôi.
-Con mắt đen: Chỉ có tròng đen không có tròng vàng cái này tôi chỉ nghe nói chứ chưa bao giờ thấy.

Đánh giá chim gáy qua bộ cườm
Cái này là quan trọng nhất trong tướng con chim (bởi thế người ta mới gọi là cu cườm) nó là đại diện cho nước non của con chim gáy.Cu cườm không con nào giống với con nào từ giọng gáy đến quy, cườm, hình dáng ...mà chúng chỉ na ná nhau mà thôi cũng vì lẽ đó mà ta khó mà phân biệt được con nào trống, con nào mái, con nào hay, con nào dở ... Chẳng lẽ bó tay sao? Không đâu đối với những nghệ nhân thâm niên thì thường thôi còn đối với anh em mới vào nghề thì là cả một vấn đề nan giải, nhưng không sao cứ chịu khó đọc và tìm hiểu thì anh em sẽ có câu trả lời thôi.
Xét về cườm của chim cu đất thì có hai màu chính đó là: Đen và Trắng, ngoài ra còn có màu vàng đất hay đỏ đất. Đen là gốc, Trắng là ngọn cho nên con nào có gốc cườm đen nhiều thì con đó gù nhiều nhưng nuôi thì lâu lắm mới nổi. Ngược lại con nào có cườm trắng nhiều thì ta nuôi mau nổi nhưng gù không nhiều, khi ta nhìn vào bộ cườm con chim cu thì màu sắc đập vào mắt chúng ta là màu trắng, sắc trắng chói lòa, to có, nhỏ có làm sao phân biệt được đây? Xin thưa:
- Cườm trắng cũng chia ra làm ba loại:
+ Cườm to như hạt đậu xanh.
+ Cườm nhỏ như hạt mè, có khi còn nhỏ hơn nữa.
+ Cườm nát bấy, không phân biệt được hình dáng gì cả.
Dù to hay nhỏ thì hạt cườm cũng có hình dáng của nó. Cườm chữ u hay còn gọi là cườm vuông loại hạt cườm này chỉ có ở những con mồi gù vô địch, cườm chữ o hay cườm tròn loại này thường, cườm chữ v hay còn gọi cườm mưa rơi…. loại này ít thấy nhưng gù không thua gì loại cườm vuông(loại cườm chữ v này có người cho là không nên nuôi vì nhát rừng, gù kém và không bền chim ai từng nuôi hoặc biết thì xin hãy góp ý), cườm nát bấy không phân biệt được hình dáng loại này tùy thuộc vào khổ cườm (nếu khổ cườm vuông thì gù vô địch còn khổ cườm bầu bầu thì thua không nuôi ....nhớ nghen!)
- Cườm đen cũng chia làm hai loại:
+ Đen mốc. Khi ta nhìn vào đã không có cảm tình rồi thì làm sao mà chọn nuôi được.
+ Đen bóng loại này nhiều nghệ nhân chọn nuôi vì nó đẹp, óng ánh.
Nhìn chung con nào có vòng cườm đen bóng thì con đó nuôi lâu nổi nhưng khi nổi thì 10 con hay đủ 10.
Ở trên tôi chỉ phân tích hai sắc màu đen và trắng thôi. Còn đây mới là vấn đề quan trọng, tại sao quan trọng? nghe nè.
Vì sự khác biệt giữa hình dáng cườm mà các nghệ nhân đã phân ra làm nhiều loại: Cườm một dây, cườm hai dây, cườm ba dây, cườm nát ... thế cườm một dây nó ra làm sao?
- Cườm một dây là: Loại cườm mà khi ta nhìn vào thì chỉ thấy có một đường cườm từ trên ót chạy dài xuống vai, rõ ràng, mạch lạc, hết đường này đến đường kia, không chen lấn, xen lẫn với các đường khác.
Loại cườm này mà kết hợp với hạt cườm trắng to, cườm chữ u, cườm vàng đất cao quá nữa khổ cườm thì gù như điện (gù vô địch) nên chọn nuôi làm con mồi.
Cũng loại cườm trên mà kết hợp với cườm tròn, nhỏ hạt thì thường, đa số bị loại không nuôi.
- Cườm hai dây là: Loại cườm khi mới nhìn vào trông giống cườm một dây nhưng khi chim nhướng cổ lên ta thấy hai đường song song nhau chạy dài từ ót xuống vai, loại này thường thấy vì đa số con mồi được các nghệ nhân chọn nuôi đều có cườm hai dây (chim rất bền ...).
Loại cườm hai dây cộng với hạt cườm chữ u và cườm rựng cao quá nữa khổ cườm, loại này gù không nhiều nhưng cứ gù 4-5 tiếng mà gù hoài, xoay xoay lại gù, nghe hoài không chán nên được chuộng nuôi làm mồi.
- Cườm ba dây:Cũng giống như trên nhưng khi chim nhướng cao cổ ta nhìn thấy ba hàng cườm đi song song với nhau loại này hiếm thấy, triệu con có một, khi nó gù thì khỏi chê, ai có duyên lắm mới gặp.
Loại cườm ba dây này kết hợp với cườm chữ u hay chữ o gì cũng được, chữ nào cũng gù vô địch. Theo các bạn có nên chọn nuôi nó làm con mồi không?
- Cườm nát, bể, đóng lộn xộn: Không theo một trật tự nào cả. Loại này mà có khổ cườm rộng thì gáy nhiều giọng... nếu vòng cườm đen bóng thì gù nhiều còn đen mốc thì loại.
Nói tóm lại: Dù là cườm một dây, hai dây, ba dây hay bể nát đi chăng nữa ta phải chọn khổ cườm to, vuông vắn, trên thì cao quá ót, dưới thì xuống tận vai, nếu thòng hay sa về phía trước ngực thì càng quý nhưng cườm vàng đất hay đỏ đất phải đóng cao hơn nữa khổ cườm, nếu tới ót thì càng tốt, loại này dai như đĩa không bao giờ bỏ bổi nhớ nghen!.

Câu chuyện về cái cổ chim cu.
Khi chúng ta quan sát hay đánh giá một con mồi hay một con bổi chúng ta thường quên mất một điểm đó là cái cổ cu cườm, phần lớn chúng ta bị bộ hoa cườm làm cho hoa cả mắt vì chỉ có hai màu đen và trắng mà nó đã nói lên được biết bao nhiêu là chuyện. Nào là cườm một dây, cườm hai dây, cườm ba dây, cườm nát hay cườm bể .... Cũng cái vòng hoa cườm ấy mà nó đã làm cho biết bao nghệ nhân điêu đứng, mê mẫn. Nhưng nay tôi chỉ xin kể cho anh em nghe câu chuyện của cái cổ thôi nhé!
- Vị trí: nằm dưới đầu, kéo dài xuống, phía trước tiếp giáp ngực có màu lông hơi đỏ hồng hoặc nâu đỏ, phía sau tiếp giáp với lưng mang theo bộ hoa cườm có màu đen, trắng và hơi vàng hoặc hơi đỏ.
- Chim cu thì có loại to con và loại nhỏ con nhưng cổ chim thì được chia làm ba loại đó là: Cổ ngắn hay cổ lùn, cổ trung bình và cổ dài hay còn gọi là cổ lãi. Thế những cái cổ đó nói lên điều gì?
1. Chim có cổ dài hay cổ lãi: Đa phần gáy giọng đôi "cù cú cu, cu cu" hoặc giọng ba "cù cú cu, cu cu cu" chim cu gáy giọng ba, giọng tư rất hiếm.
2. Chim có chiều dài cổ trung bình: Đa phần loại này giọng chiếc (gáy đủ) tức là "cù cú cu, cu".Loại cổ này phổ biến nên thường gặp.
3. Chim có cổ ngắn hay cổ lùn: Đa phần loại này gáy giọng trơn tức là "cù cú cu", thỉnh thoảng cũng có anh dặm thêm một tiếng cu đằng sau nữa gọi là trơn lỡ tức là " cù cú cu , cù cú cu , cù cú cu , cù cú cu ..cu sau đó lại trơn tiếp nên gọi là trơn lỡ”.
Nhìn chung cả ba loại cổ trên thì chỉ có chim cổ lùn là gáy nghe đã nhất. Chiêu thì nhanh, thúc dồn nếu ta ở xa thì nghe y như nó đang gù, còn khi nó gù thì nghe dây dây, nhợ nhợ, gù dồn thì khỏi chê luôn.
Ưu điểm của những anh giọng trơn dòng là bắt bổi cực nhanh nhưng nhược điểm là về khuya thì hụt hơi.
4.Coi đầu tròn hay vuông: ta nên chọn loại nào đây?
- Con đầu tròn, nhỏ:
Ưu điểm: Rất nhẹm sào, treo đâu cũng gáy, gáy nhanh hay dồn "thúc dồn và gù dồn", gáy đủ bài bản y như câu thiệu "đầu tròn cổ ngẩn" nếu con bổi nào chịu đấu với nó là nó bắt tốc hành, không rề rà mất thời gian, loại này đa phần gáy giọng son và giọng đồng, dân chơi hay chọn loại đầu tròn nhỏ là vậy.
Khuyết điểm: Rất hay nhưng không bền, có con buổi trưa không gáy.
- Con đầu vuông:
Ưu điểm: Gáy tiếng chầm chậm nhưng bền bĩ, không nhịn bất kỳ con bổi dữ nào, nó có thể đấu với bổi từ sáng đến chiều, thậm chí ngày mai đấu tiếp.
Khuyết điểm: Chậm sào hơn chim đầu tròn, bắt bổi lâu, những ai nóng tính thì không chơi loại này được.
Loại đầu vuông thường gáy giọng thổ, sấm thổ và sấm đồng.

- Có một số người lại chọn con "đầu tròn cổ ngẩn" vì loại này gáy đủ bài bản. Gáy đủ bài bản là
"Xa chiêu - gần thúc - sáp gù" loại này tráo trở liên tục nghe đã tai và ghiền lúc nào cũng không hay.
Ví dụ: khi con bổi đậu ở xa thì con mồi chiêu "cù cú cu, cu cu" còn khi về gần thì có con sẽ gù phóng từ một đến ba đạc sau đó thúc "cúc cu, cúc cu ..." hoặc kèm mắt me "cúc cu ,cù cụ ... cúc cu, cù cụ" ... Khi sáp đến gần tí nữa hay sắp đến kèo thế thì nó gù lia gù lịa. Đang gù đấu tự dưng con bổi chuyển sang tư thế rĩa lông…. thế mới tức, đang phút gây cấn. Nếu là mồi bài bản thì nó sẽ chiêu tiếp "cù cú cu, cu cu" gọi con bổi khác đến coi như không có con bổi đang đứng trước mặt làm cho bổi ta nổi nóng mà xông vào...., cũng có khi con mồi đang nằm thúc "cúc cu, cúc cu" ... con bổi định bay đi hay vừa nhúc nhích là con mồi lại gù ngay, cứ như vậy "Chiêu - Thúc - Gù" thay đổi liên tục làm cho ta cứ đứng ngồi không yên là vậy, lâu ngày thành ghiền luôn.
- Cũng có rất nhiều nghệ nhân chọn chim theo tiêu chí : "Đầu tròn - mắt nhỏ - mỏ ngay. Cườm to - lông dầy - thấp gối ... Ức phình - đuôi lao ... ".
- Rồi lại có người nói : " Đầu tròn - cổ ngẩn - cẳng cao đem vô náu cháo xé phay cho rồi "... ôi thôi! đủ điều. .Tóm lại con đầu tròn hay đầu vuông cũng có cái hay cái dở của nó cả. Những người nhỏ tuổi thì chọn con đầu tròn vì nó bắt bổi nhanh, còn những người lớn tuổi thường chọn con đầu vuông đầu gồ, nghe đấu cho đã, từ sáng đến chiều cũng được.Đúng là chim gáy có tìm hiểu cả đời cũng không hết nhẽ phải không các bạn
Đây chỉ là quan niệm của tôi mà thôi còn hay cở nào thì phải kết hợp với những bộ phận khác nữa, ví dụ:
Con đầu tròn mà có mỏ thon nhỏ, đen bóng (có người gọi là mỏ đinh hay mỏ sẻ) nếu mỏ ngắn thì khi nó gáy dồn ta đếm không kịp, khi nó kèm ta nghe y như nó gù không vậy, nếu cộng thêm con mắt nhỏ và sâu, tròng vàng nghệ lớn, cộng lỗ mũi dài và to thì cái đầu ấy là 10 điểm đó.

Cách xem lông quy trên cánh chim.
- Lông quy là gì? Lông quy là phần lông nhỏ có, to có, lông mọc đầy trên hai cánh chim cu, coi vậy mà chúng cũng có rất nhiều hình dáng khác nhau, đã được các nghệ nhân đúc kết lại và đặt tên cho nó để dễ bề phân biệt nào là: Quy me, quy ốc, quy liễn, quy bìa tên, quy hổ…v.v đủ loại, tùy vào mỗi vùng mà có những tên gọi khác nhau nhưng nếu ta chỉ nhìn qua những cọng lông quy mà đánh giá đó là con mồi hay, hay con mồi dở là không đúng vì theo tôi nghĩ:
Lông quy chỉ tượng trưng cho bộ xương của con chim mà thôi, bộ xương ấy cấu tạo ra sao, có liền lạc hay không? Có vững trãi và rắn chắc hay không? Cũng y như khi ta bồng con gà nòi trên tay vậy, xương lườn gồ lên lòng bàn tay dài và sâu (lườn tàu) thân mình rắn chắc như cục sắt nguội ta biết ngay con gà này có nội lực rất tốt còn chim cu thì sao? Vì bộ lông của chúng quá bở nên ta không thể bồng chúng lên mà rờ mà nắn được nên chúng ta chỉ đánh giá chúng qua những cọng lông quy mà thôi.
Ở đây tôi không nói về những tên gọi của lông quy mà tôi chỉ đề cập đến sự sắp xếp, trật tự của những cọng lông ấy mà thôi.
Dù là quy me hay quy ốc, quy hổ hay quy bìa tên... loại quy nào nó cũng có một giá trị của nó cả. Miễn sao những lớp lông ấy chồng lên nhau, cái sau đè lên cái trước 2/3 là tốt.... nhưng lông phải đóng thật dày, thật khít, liền lạc từ trên xuống dưới đuôi cánh mới tốt.
Tuy vậy cách sắp xếp của chúng cũng có lớp có lang, có hàng ngũ rõ ràng được phân chia làm ba loại:
1. Quy rũ hay còn gọi là quy sụ.
2. Quy ngang.
3. Quy sổ.
Tại sao ta lại gọi nó là quy rũ hay quy sụ?
- Loại lông quy này đóng không theo một trình tự nhất định nào cả. Khi ta nhìn ngang cũng không được, nhìn dọc cũng không xong (có người gọi là loạn quy cho dễ hiểu). Chim có loại quy này thường rất hay ở dàn ngoài, kèm, bo lia lịa ... nước đưa chim bổi về rất hay, phóng kèm nghe mê li nhưng nước hậu thì lại dở. Khi bổi nhập tàn thì chỉ gù đôi đạc cho vui (hay còn gọi là tiền khoáng hậu bần hay trước hay sau dở). Loại này thích hợp cho những ai mới tập chơi và để làm chim bẹo thì khỏi chê vì treo đâu cũng gáy.

Còn quy ngang thì sao?
- Loại này khi ta nhìn ngang cũng được mà nhìn dọc cũng được, những cọng lông mọc gần như có hàng ngũ và song song với cánh. Những cọng lông bao cũng nằm ngang không ngã hay rũ xuống .... Loại này hay từ đầu đến cuối, phóng, kèm, bo… nước tiền cũng như nước hậu như nhau, càng về khuya càng hay nhưng loại này khó kiếm. Theo các bạn có nên chọn nuôi hay không?
Còn quy sổ là sao?
- Loại này không hiếm lắm khi ta nhìn từ vai hay từ phần chóp cánh thấy những hàng lông quy chồng lên nhau chạy sổ xuống thành một đường dọc, một đường, hai đường rồi ba đường, càng nhiều càng tốt. Nếu toàn bộ cánh mà có những đường sổ như vậy thì đây là con chim vô địch ...Nhưng nếu chỉ sổ vài ba đường còn các hàng khác thì đóng bình thường thì nó chỉ nằm hạng khá mà thôi. Vẫn biết nó gáy đủ bài bản, không bao giờ bỏ bổi nhưng không thể vô địch một vùng được.
Nhiều nghệ nhân coi chim đến đây thì đã hết biết rồi, không còn đánh giá được điều gì khác nữa nhưng xin thưa vẫn còn đó các bạn. Một con mồi được đánh giá là hay hay dở, bền hay không bền ... câu này đã làm đau đầu các bậc nghệ nhân tại sao vậy? Tại sao có con mồi chơi mới một hai mùa đã xuống chim không còn hay như trước nữa, mới đó mà bỏ bổi rồi, có con chơi được 5 đến 10 năm thì tuột dần phong độ, sa sút hẳn ... nhưng cũng có những con chơi vài chục năm, thậm chí cả đời người mà vẫn hay như thường, tại sao vậy? Xin thưa điểm then chốt vẫn nằm ở chỗ những loại lông quy trên, chúng được sắp xếp theo một trật tự rõ ràng, có lang có lớp nên được chia làm hai loại: Quy tam tầng (3 lớp), Quy tứ tầng (4 lớp).
- Quy tam tầng: Tức là trên bộ lông quy của con mồi được phân chia ra làm ba lớp rõ ràng. Lớp thứ nhất nhỏ, dầy và khít. Lớp thứ hai thưa hơn một tí. Lớp thứ ba nằm ở đuôi cánh.
Loại mồi có quy tam tầng thường thấy, cũng rất hay nhưng chơi không được lâu, con nào bền lắm là 7-8 năm thì xuống phong độ.
- Quy tứ tầng hay còn gọi là quy phủ bì:
loại này có 4 lớp lông quy mọc dầy đặc phủ từ trong ra ngoài không gián đoạn. Loại này vừa hay, vừa bền, nước gù thì khỏi chê nhưng hơi khó tìm cho nên ai mà sở hữu được con mồi quy 4 tần thì được cho là có duyên với nghề này. Bất cứ dạng lông qui nào cũng vậy, cũng có thể chơi được, nhưng đòi hỏi bộ lông phải "mỏng", càng mỏng càng tốt đó mới là tiêu chuẩn chọn chim. Nếu bộ qui 4 tầng chăng nữa mà dầy thì coi như bỏ không bởi vì khi mỏng thì con chim khi đấu tỉnh hơn, ít có chòi lồng nên nước đấu nước gù nhiều hơn, còn con chim có bộ lông qui dầy thì ngược lại... đa số nghệ nhân không chọn về bộ qui thôi không mà còn phải chọn về cườm, chân, đầu, sắc lông, màu cườm, to con, nhỏ con .... nói lên độ bền, hay... đã vậy còn tính tới những điểm "cấm kỵ" với nhau nữa, nào là cách chăm sóc, luyện tập....nên không ai dám tuyên bố “tôi đi chọn chim bền, hay là chỉ chọn bộ qui thôi”. Một con chim đẹp chưa chắc là con chim hay, một con chim hay chưa chắc đã đẹp.
Câu chuyện cái mình chim gáy.
Thưa các bạn!
Khi cầm con cu mồi hoặc con bổi lên thì có người nói: Con này có thân mình đẹp, a con này tốt đây, con kia xấu quá ...... tại sao họ biết được điều đó?
Như các bạn cũng đã biết chim cu nhìn bề ngoài thì có vẻ na ná giống nhau nhưng khi ta đem so sánh, để hai con mồi gần nhau thì vẫn có sự khác biệt dù chỉ là những điểm nhỏ mà thôi. Cũng từ những điểm nhỏ ít ai để ý ấy mà nó đã tạo nên một sự cách biệt giữa con này với con kia, cho nên thân hình của chim cu cũng vậy, có con mình dài, có con mình ngắn, có con mình trung bình, có con mình dẹp, có con mình vuông ... Ôi! nhiều loại quá ta phải làm sao đây?
Người xưa thường nói: "Trường - đoản song hành " cho nên cái đạo dài - ngắn, vuông - tròn được các nghệ nhân thảo luận rất nhiều, có người thích con chim có bộ mình dài, to, ức tròn trịa, đuôi lao ... lại có người chọn con mình nhỏ (chim sẻ), ức tròn, đuôi lao ... Nói chung thì mình dài hay mình ngắn đều có cái hay cái ưu việt của nó ví dụ:
1- Con mình dài, ức tròn trịa, đuôi lao:
+ Điểm mạnh: Rất bền bĩ, có thể đấu với bổi ngày này sang ngày khác, bắt bổi ngày hôm sau nhiều hơn hôm trước, đi đánh liên tục không xuống sức.
+ Yếu điểm: Tiếng gáy không nhanh.
2- Con mình ngắn, ức tròn, đuôi lao:
+ Điểm mạnh: Tiếng gáy rất nhanh, bắt bổi nhanh.
+ Yếu điểm: Không đủ lực đánh dài ngày.
Cũng từ đó mà ta có sự so sánh cái hay, cái dở của từng loại, ai thích hay sở hữu được loại nào thì chơi loại đó, tùy duyên mà thôi!
A. Chim có mình dài
1. Con chim có mình dài, tròn và đuôi lao:
Khi ta nhìn trực diện vào con chim thì thấy ngay con này không bình thường vì nó hơi dài đòn hơn những con chim khác, nhưng chỉ dài thôi thì chưa đủ mà thân mình ấy phải tròn trịa, cái này dễ phân biệt y như ta nhìn một người cao và ốm với một người cao mà mập ...điểm này có sự to - nhỏ cách biệt. Có một điểm nữa ta nên chú ý là bộ đuôi vót lại, càng nhỏ càng tốt (nhớ nghen đây là phần cốt lõi, thành bại là ở điểm này đó).
Thân hình chữ "V" hay thân hình giống bắp chuối loại này được các nghệ nhân ưu tiên số một vì các đặc điểm như sau:
- Rất liền kèo, kèo nào cũng gáy.
- Cực bền, bền bĩ vô cùng, rất thích hợp đi đánh dài ngày, càng chơi càng hay.
- Dụ bổi cực hay, không bao giờ bỏ bổi.
Ngược lại cũng con mình dài, tròn, nhưng có bộ đuôi xòe thì lại không hay, khoảng dụ bổi kém nên ít được chọn nuôi.
2. Con mình dài và lép hay dẹp:
Loại này hay thì rất hay nhưng không liền kèo, mười con chứng đủ mười... khi nó chịu mở miệng đấu với bổi thì nghe ưng cái bụng, bao nhiêu cũng không bán nhưng khi nó không chịu mở miệng thì ghẹo cỡ nào nó cũng im ru ... lúc này có cho cũng không ai lấy .... cho nên ít được chọn nuôi làm mồi là vậy.
3. Con mình dài và vuông:
Loại này ngực lép xẹp, nhìn từ phía trước trông nó góc cạnh .... gần giống hình vuông nên các nghệ nhân gọi là con chim mình vuông, thuộc loại dạng dị kỳ tướng đó nghen!
Chim có thân hình vuông thì rất hay nước ngoài (kèm ngoài khỏi chê) nhưng khi bổi nhập tàn thì thưa dần, dụ bổi không hay, có người cho nó là con "Tiền khoáng hậu bần". Càng về khuya càng kém và không được bền nên cũng rất ít người chọn nuôi.
B. Chim có mình ngắn
1. Con chim có mình nhỏ, ngắn - ức tròn - đuôi lao:
Đa phần là hay cả nhưng khi ta nhìn thì nó không được đẹp, nó không bệ vệ, không uy nghi như con mình dài.
Những con chim có cấp mình ngắn hay thì rất hay nhưng đa phần thiếu lực khi đấu đường dài nên những người chơi chuyên nghiệp họ mang con chim sẻ đi rừng đánh ngày đầu, ngày thứ hai cho nghỉ mệt, ngày thứ ba tiếp tục, cứ luân phiên như vậy.
2. Con mình ngắn - ức tròn - đuôi xòe:
Loại này rất hay ở dàn ngoài nhưng khi rước bổi nhập tàn thì đa phần lội đòi tung ra đá hoặc cắn ... nên rất khó bắt bổi cũng vì lẻ đó mà ít chọn nuôi.
3. Con mình ngắn - lép:
Loại này đa phần rất chứng , chơi không liền kèo hay có người gọi là chim chứng, loại ngay không nên nuôi.
4. Con mình ngắn - ngực lép -lưng gù:
loại này bù qua cấn lại, không hay chỉ tạm được .
Nhìn chung khi ta chọn bổi đem về nuôi hay ta mua mồi thì nên chọn hai loại như sau:
- Con mình dài - to con - ức tròn trịa - đuôi lao.
- Con mình ngắn - nhỏ con - ức tròn - đuôi lao.
Còn các con khác thì tùy vào mỗi người, thích gì nuôi nấy.

Đôi chân, vảy chân cũng là 1 phần quan trọng để chọn gáy.
1. Da của chân phải mỏng vảy của chân nhìn gần như chìm hẳn và nổi mốc khô lên càng tốt
2. Chân phải ngắn, 3 ngón xòe ra thấy góc vuông, vảy của 3 ngón phải nhiều và xếp thật nhặt, nếu có vẩy chẻ vuông góc thì chim có nước phóng, nước rước, con chim có vẩy giao long thì thiên về nước dặm (mắc me) nghe phê lắm, đôi chân như vậy mà có lông phủ xuống gối tý thì quá tuyệt, đa phần là chim hay, siêng.
3. Móng phải ngắn (móng mèo),
4. Vảy xẻ đôi và xếp hình chữ chi trên chân nhiều càng tốt, (giao long) đựơc coi là quý tướng
5. Chân ngắn, to, lông chân phủ xuống
6. Vảy của mặt sau chân có hình hoa thị hoặc lục giác ->tuyệt, con gáy có đôi chân như vậy ít xoi lồng và nhìn thấy rất oai vệ.
7.Chim có đôi chân màu đỏ nhạt... là chim thiếu chất khoáng, nên ít có sung, nên phải cho ăn bổ xung chất khoáng gấp.
8.Chân chim nhỏ, cao, vuông góc thì đừng nên nuôi, đa số chim như vậy thường là chim già, giẫy đêm, khó nổi, có nổi ra cũng chòi lồng, lúc nắng lúc mưa
9.Chân chim có "vẩy ướt" thì rất dễ bị nhậm mắt, không nên nuôi

Theo Vi ệt Chương " Chim cu thuộc vào loại tốt phải có những điểm đặc biệt sau:
- Nhứt Huỳnh kiên: Tức là chim có cườm màu vàng. Cườm này phải xuống tận vai, nhưng không đóng ở trên lưng. Loại này hiếm khi gặp được.
- Nhì Liên giáp: Tức là hình dáng của chim giống như một cái bắp chuối, hai đầu nhỏ, giữa phình ra, trông rắn chắc, gọn chặt.
- Tam Quá khoé: Có cái chỉ màu đen chạy dưới khoé mắt, dài quá khoé mắt một chút mới tốt.
- Tứ Chân khô: Có nghĩa là chân chim phải vuông cạnh, và khô. Vảy đóng hai hàng trơn, đóng chặt, nổi mốc lên.
- Ngũ Liên hoàn: Cườm phải đóng giáp vòng hết cổ mới thật tốt. Thường thì chim chỉ có cườm đóng ở phần trên cổ mà thôi, phần ức không có cườm.
- Lục Cườm rựng: tức là có cườm lót. Chim mà có cườm rựng là chim có gù hậu, tức là gáy dai dẳng.

Ngoài ra, cũng còn có những chi tiết quan trọng sau đây cũng phải lưu ý tới:
- Chim cu mà đuôi vót, tức là ở bắp đuôi thì lớn, chót đuôi thì nhỏ lại, mới là con chim tốt và khôn.
- Chim có gián cánh, tức là có lông trắng ở trên một cánh hay cả hai cánh. Đó là chim tốt nên chọn nuôi.
- Chim có móng trắng gọi là bạch đề: Chỉ cần có một móng trắng hay nhiều móng trắng, là chim quí hiếm.
- Chim có mỏ đỏ, là chim sát thủ, tức là chim rất dữ, chọn làm mồi thì rất may bổi.
Ngoài ra ta phải chọn chim có đầu nhỏ, có mỏ cong, có hình bầu, có cổ lãi(cổ cao), có chân thấp, đuôi nhọn, có cánh phủ mình hay cánh chéo, lông phủ đầu gối..."

                                                                   
Nhất huỳnh liên
Nhì liên giáp
Tam quá khóe
Tứ chân khô
Ngũ liên hoàn
Lục cườm rựng

hoanglech

  • Chính thức
  • ***
  • Bài viết: 63
  • Thanks 14
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: cu gáy toàn tập
« Trả lời #1 vào lúc: 21/01/2014 02:22:52PM »
                                                                     CHIM GÁY CÓ DỊ TƯỚNG-ẨN TƯỚNG


                                                                                         ***

Ngoài những chú chim có đặc điểm đặc biệt đã nói trên rồi tôi xin bổ sung thêm những chú chim có dị tướng đề phòng trong tay các bạn có những con chim có dị tướng mà lại bỏ đi thì cơ may hiếm khi trở lại thêm một lần đúng không các bạn!
Các cụ đã đúc kết trong việc chọn chim mồi ở câu ca dao:

                                                                    Thứ nhất lông mũi mọc ra

                                                             Thứ nhì chéo cánh, thứ ba sa cườm



Một là: Chim có lông mũi. Đây là chú chim có đặc điểm đặc biệt, có một hoặc cả 2 lỗ mũi có lông (bằng sừng, nhỏ, dài và có thể có cầm và kéo dài ra. Khi buông tay ra thì lại được trở về vị trí cũ. Chú chim này bình thường thì lông mũi có thể không thò ra nhưng sẽ thò ra vào lúc đấu với chú chim khác hoặc bất chợt thò ra, phải quan sát kĩ mới thấy được các bác a!
Hai là: Chim chéo cánh. Là chú chim khi xếp cánh lại thì 2 đầu cánh bắt chéo nhau rõ rệt.
Ba là: Chim sa cườm (đỉnh cao là liên cườm) còn bình thường thì những chú chim có phần cườm gần ngực phải rộng, càng rộng càng tốt. Dễ nhận ra nhất là khi gáy, nó phồng lên trông thật chiến.
Bốn là: Chim có lông chân. Phần chân có vảy của chim thường thì không có lông nhưng trong trường hợp này chim có lông mọc lẫn trong vảy chân.
Trên đây là những chú chim dị tướng. Có thể đã có các bác khác đề cập tới, cũng có thể là chưa nhưng em cũng xin bổ sung để mọi người cùng biết theo kinh nghiệm của các cụ bô lão quê em.
Xin lưu ý các bác là: tất cả những chú chim kể trên phải đều là chim trống mới có giá trị trong chọn chim mồi ạ! Và ngoài ra thì còn có rất nhiều những chú chim khác như là: Mỏ đỏ (hay còn gọi là chim sát thủ), bạch đề (có móng trắng), gián cánh (có lông trắng ở cánh),hay Bạc má - loan đầu , sa cầu nhịp cánh..... hoặc là chim cu bạch. Tất cả những chú chim kể trên (chim trống) đều có giá trị cao trong việc nuôi chim mồi được các nghệ nhân quê em đều muốn có trong " sự nghiệp" chọn và luyện chim mồi của mình!
Chim có lông mũi là con chim mồi cực hay, đã có một người trong hội chơi chim của Thanh Hóa từng có được nuôi và được đánh nhưng sau đó cho người khác mượn và do chăm sóc không cẩn thận nên sau đó không còn nữa. Chim chéo cánh thì em đang nuôi một con bổi và mới chưa đầy 2 tháng nhưng đã có dấu hiệu rõ rệt của một chú mồi hay trong tương lai. Chim sa cườm thì các bác biết rồi, trong rất nhiều những con chim mồi hay được các bác post lên đều có rất nhiều chim sa cườm.
Và một điểm nữa xin các bác lưu ý cho là: Chỉ cần một đặc điểm nêu trên ở chim là đủ nó đã là một con chim hay rồi, các đặc điểm còn lại như: Cườm (trừ chim sa cườm), chân, mỏ, đầu, phao,... không cần quan tâm nữa đâu ạ (tất nhiên là có đủ càng hay, có lẽ nó sẽ bổ trợ cho đặc điểm chính chăng).
Trên diễn đàn các bác cũng bàn nhiều về đặc điểm phao chim, nhiều bác đều ưng chú chim có phao xám. Em chưa hoàn toàn nhất trí như vậy. Ở quê em đánh giá cao chú chim mồi phao đỏ (rất ít chú chim mồi có phao xám) chim mồi của em hiện nay toàn phao đỏ (có lẽ nó sẽ không bền chim chăng) nhưng có những chú chim mồi 17 năm rồi phao vẫn là phao đỏ. Chim phao đỏ lâu nổi chăng? Không ạ! 2 chú chim phao đỏ của em mới chưa đầy một năm là đã bắt đầu nổi rồi (có chú mới 2 tháng thôi). Hay là đặc điểm của chim Thanh Hóa là như vậy? Bởi thế quê Em mới có câu.

                                                                           " Dù kim hay là thổ, pha.

                                                                     Con nào đít đỏ tiếng ca hiền lành"



1. Ẩn tướng về giọng gáy:
Giọng gáy của chim cu thường na ná nhau về vần điệu, chỉ khác nhau về âm (thổ - kim - đồng - sấm) ... nên khi ta muốn phân định được ta phải thật tập trung lắng nghe thật kỹ thì ta vẫn thấy có sự khác biệt dù chỉ là điểm nhỏ thôi. Theo tôi chiêm nghiệm thì những con chim ẩn về tiếng gáy đều ở dạng khá hay (dù cho tướng mạo có xấu xí).
- Cục - cục - cù , cục - cục - cù .... gáy rất nhanh tôi tạm dịch là " chụp - chụp - ô , chụp chụp ô ", loại này đa phần rất hay.
- Cục - cú - cu - cu ... âm thứ hai "cú" cao vút, âm thứ ba và thứ tư thường tôi tạm dịch là "Tu quét ki ô", loại này con nào cũng xuất sắc và rất sung khi vào rừng, không sợ gì cả.
- Cục - cu - cú .... hai âm đầu bình thường, trung bình nhưng âm thứ ba thì cao vút ... cái này Nguyên chưa giải mã được.
- Gáy hai giọng: Lúc đầu thì gáy rất to nhưng khi bổi nhập tàn thì lại gáy nhỏ giọng…. có người lại cho là chim gáy "tiếng trống và tiếng mái" .... nhưng nghe thì không đã đúng không các bạn.
2. Ẩn tướng về giọng gù:
Chỉ có gù cà lăm (chồng đấu) là số 1 ... khi nó gù ta nghe như nấc nghẹn, nghẹn ngào cù, cù, cù ... cụ ... cái giọng gù này làm cho bổi tức hay nghe lạ lạ nên đến vây quanh rất đông.
3. Về tư thế khi gù:
Như các bạn cũng đã biết chim cu gù có các kiểu như sau:
- Gù cao đầu ... dơ cái đầu thật cao bửa xuống, phát nào ra phát đó.
- Gù thấp đầu hay gù gật gật .... cái đầu nhúc nhích vừa phải.
- Gù nghiên đầu ... khi nhìn nó cà lĩa, cà lĩa ... đầu dơ lên bổ xuống ko thành phương vuông góc với mặt đất mà xiên xiên như dấu huyền, dấu sắc.
Còn đây là những ẩn tướng khi gù:
- Gù thẳng đầu ... cái cổ thẳng đơ, suông được mà vẫn gù được.
-Gù dấu cổ .... khi nó gù cứ rút cái đầu, dấu dưới bụng, càng gù càng thò đầu sâu vào trong, co vào dưới lườn ... loại này may bổi vô địch.
- Khi gù dơ cánh, khi gù xòe đuôi …... hay dở tùy từng con.
Như các bạn cũng đã biết chim cu có rất nhiều ẩn tướng nhưng không phải hể có ẩn tướng là hay cả, cái này nó còn tùy thuộc rất nhiều điểm tốt trên bộ mình chim cu cườm nữa.
4. Ẩn tướng về màu sắc:
Thông thường thì màu sắc của chim cu hơi na ná nhau, có con có bộ lông hơi sậm một tí, có con sáng hơn một tí (nhiều nghệ nhân lớn tuổi lại cho rằng những con có màu sắc hơi sậm thì nuôi lâu nổi hơn và nó cũng thường bị bệnh đau mắt hơn ... sau một thời gian dài chiêm nghiệm thì thấy điều này không đúng. Chúng đau mắt là do vi khuẩn gây ra, nếu chúng ta vệ sinh lồng, cóng nước không sạch sẽ vi khuẩn có đk phát triển gây đau mắt chim chứ không liên quan gì đến màu sắc lông sậm của nó). Cũng tùy vào thổ nhưỡng của từng vùng mà chim có màu sắc lông và thân mình khác nhau. Cả ba miền Bắc - Trung – Nam chim đều khác nhau, bên cạnh đó lại xuất hiện những con chim có màu sắc lông khác xa với đồng loại .... cái này có lẽ do đột biến nhiễm sắc thể.... tạo hóa ban tặng những hình tượng vô cùng quý và hiếm như anh em trên diễn đàn gọi đó là "hàng độc".
- Chim có bộ lông trắng phau hay hơi trắng một tí: Những con chim được gọi là "Bạch tạng" này đa phần có mỏ và móng màu hơi đỏ ... . ai cũng cho rằng loại này là chim dữ, Không biết nó dữ cỡ nào nhưng đa phần khó bắt bổi, chỉ bắt được những con bổi thật dữ chứ bổi thường thì không dám lại gần, có lẽ do bộ lông "độc nhất vô nhị" của nó làm cho bổi mất hồn bay luôn.
- Chim có màu lông gần như đen: loại này sống trong rừng sâu, rất nhát nuôi rất lâu nổi.
- Chim có bộ lông hơi đỏ nhìn từ xa trông đỏ chót, loại chim này thường có ở Campuchia.
- Chim xám, chim bông ... hay dở tùy từng con.
Còn đây là những ẩn tướng của lông:
- Ẩn lông trắng nơi vùng đầu: loại này đa phần hay, gáy đủ bài bản, đổi giọng liên tục ...
- Ẩn lông trắng nơi cánh hay gọi là dán cánh. Những con chim dán cánh thường có nước gù dai dẳng (gù hậu tốt), càng về khuya càng gù dữ, loại này khi ở rừng thường làm bể mồi. Nhưng các bạn nên để ý con có lông trắng dấu hay ẩn vào trong thì hay hơn những con có lông trắng lộ toàn diện.
- Ẩn lông trắng nơi đuôi và trên mình thì bình thường.
- Ẩn những chấm lông đen tròn nhỏ như những nốt ruồi đen nơi phao, có người gọi đó là bông đít ... cái này Nguyên đã nhìn thấy nhưng vì nó là con chim mái nên không xác định được hay, dở ra sao.



                                                              NHỮNG SAI LẦM KHI NUÔI GÁY BỔI


                                                                                        ***

Thứ nhất: Nhiều khi bẫy được chim bổi hay, nhưng chỉ vài ngày sau nó không thèm "ăn uống" rồi lăn đùng ra chết làm cho chủ nhân của nó tiếc "đứt ruột". Nhiều người cho rằng đó là chim khôn nên sống theo tôn chỉ "freedom or die" (tự do hay là chết). Không phải vậy đâu. Đó chỉ qua sự non kém nghề nghiệp mới để chết như vậy. Chẳng qua con chim không biết ăn uống ở cóng nên chết do đói khát thôi. Khi bắt chim bổi, chiều về khi ngang qua suối nhớ nhúng bị chứa "bổi " sâu khoản 2 cm, thời gian 5 phút đề cho chim bổi tự uống nước, nếu chứa chim bằng bị nhỏ cá nhân, thì cho uống từng con một, bằng cách đưa cóc chứa đầy nước vào mỏ chim từng con một, chúng sẽ uống ngay, cẩn thận hơn nhét vào miệng chim vài hạt ngô cho chắc ăn. Khi về nhà chứa ngay con chim bổi "độc" ra riêng 1 lồng. Buổi sáng hôm sau, lấy lồng hạ thố, bỏ lúa, bắp (ngô) vào cóng thật đầy sau đó bỏ dưới đất vài hột lúa hay bắp ở gần cóng lúa, thấy chim ăn dưới đất, hết lúa dưới đất, chim thấy lúa trong cóng chúng sẽ tiếp tục ăn.... nghĩa là đã thành công rồi đấy. Uống nước cũng vậy, cóng nước chứa đầy rồi dùng một tấm khăn sạch ướt nước, treo lên sao cho khi nước rơi xuống cóng từng giọt từng giọt một, lúc này con bổi sẽ thấy nước, và nó sẽ uống, nếu thấy nó uống nước trong cóng, thì con bổi sẽ không còn sợ chết vì "tự tử" nữa mà sẽ là con mồi hay trong tương lai.
Thứ hai: Chim đi ngoài, tôi cam đoan rằng nếu con bổi có bị đi ngoài thật sự, bịnh này rất khó trị và con bổi ấy sẽ chết ngay trong vòng ít ngày. Chim rừng tỷ lệ có sán lải rất cao; nên nhiều người mới phục về, thấy phân loãn, thường nghĩ rằng chim bị đi ngoài, nên dùng nhiều loại thuốc đông tây để "điều trị", nhưng không thiên giảm. Sán lải không giết chết chim, nhưng dùng sai thuốc có thể hại chim một cách vô tình và lâu dài. Khi chim có lải thông thương phao của nó lúc nào cũng "ướt ". Nếu vậy thì dùng thuốc xổ sán lải cho gia cầm, trị đúng liều lượng thì chúng sẽ hết sán lải trong vòng một tuần. Còn việc sai lầm khác nữa là chim nhẩy đêm cũng có hiện tượng đi ngoài, phân xanh. Nếu đúng vậy thì nên tìm cách "che chắn" cho chim khỏi nhảy đêm, được vậy phân sẽ không còn loãng, theo kinh nghiệm, khi chi hết nhảy đêm, thì chim sẽ "nổi" căng và chuẩn bị ra mồi rồi đấy. Bởi thế chim có hiện tượng đi ngoài thì nên theo dõi thật kỷ mà trị cho đúng bịnh. Nhiều người có kinh nghiệm chuyên sâu về con chim gáy, có thể nhìn con chim gáy rồi nhìn phân, có thể đoán được khi nào con chim ấy có thể ra mồi là vậy. Ví dụ: thấy chim bổi có bộ lông mướt, mắt hơi đỏ, phân to, không lỏng thì con chim ấy có thể ra mồi từ 3 đến 6 tháng sau.... đây là bí quyết để đi "mua" chim bổi
Thứ ba: Chuyện đấu chim, khi chim bổi có chiều hướng "sung". nhiều người nghĩ rằng dùng mồi thục đấu với bổi sẽ làm bổi "căng" hơn. Đây là một sai lầm rất nghiêm trọng. Chim bổi khi đang sung lên, là nó đang trong thời kỳ chuẫn bị tranh giành lãnh địa, nên nó chỉ gáy hơi nhiều và hơi căng thôi, chứ chưa nổi lắm, đấu chim, nó vẫn đấu dữ dội, nhưng khi hết đấu nó sẽ bị xuống theo thời gian, nhất là gặp những anh mồi già mồm thì bổi sẽ nằm liệt luôn, có xung lửa lại thì nó cũng dễ thành mồi lúc nắng lúc mưa sau này. Tệ hại hơn có nhiều bác cho nó đấu gù mới chết chứ... có khi gù đến tắc tiếng luôn .... muốn kích chim cho xung lửa hơn, nên để chim mồi thật xa, ít nhất là 100m cho đấu vài tiếng đồng hồ rồi đừng cho đấu nữa, làm như vậy chim rất dễ xung hơn. Còn khi nào nó xuống cầu, thúc gù với đôi cánh nhịp nhịp cả ngày, lúc này có đập chết cũng không hư... nói thì nói như vậy thôi .... tốt nhất là đấu những con mồi cở trung bình thôi. Bởi nếu gặp mồi hay quá (nhất là mồi già gù) dễ bị knock out thì tiếc lắm, dù gì nó cũng là con bổi thôi mà. Nếu có đấu thì nên đấu theo hình bật thang, hôm nay đấu con mồi tệ nhất, ít ngày sau đầu con mồi hay hơn ty.... cứ như vậy mà tăng lên. Nhưng nên nhớ đừng bao giờ đấu gần, và nhất là đừng cho gặp mặt gù quá lâu ... dễ bễ chim.
Thứ tư: Sự tham lam quá độ có thể làm hư một con mồi tương lai. Con chim mồi mới tiếng gáy còn "run run" nên rất sát bổi, nhiều khi gọi và bắt bổi nhiều hơn chim thuộc. Nên chủ nhân của nó hứng chí lắm nên quên rằng em nó là chim mồi tập nên cứ gặp, nghe chim rừng gáy....bẫy, đấu, bắt thoải mái... hậu quả đi vài chuyến là chim mồi "bẹp" luôn. Khi con mồi tơ mới đi tập, đừng nên bắt nhiều, khi gặp con bổi già rừng thì đừng bao giờ cho đấu lâu, chỉ vài chục phút nên xách lồng bẩy nơi khác. Nếu gặp những con già lồng đấu ít thôi, để vài ngày tới cho đấu lâu hơn. Khi mồi cứng rồi cho đấu thoải mái.
Tóm lại: Nếu những ngày đầu đi bẫy nên tìm những con chim bổi thường, bắt 1 hay 2 con bổi dễ bắt. nếu gặp những con bổi già lồng hay già rừng thì nên để dành đó khi nào con mồi "cứng" sẽ quay lại tính sổ với chúng. Đừng nên bắt quá nhiều chim bổi trong một chuyến, vì làm thế con mồi sẻ bị "rớt" trong thời gian ngắn vì ngán.
Thứ năm: Tập thói quen cho chim, như tập gù sào, chơi một buổi, cho chim nghĩ trưa.... đó là điều rất tệ hại cho chim mồi sau này. Khi chúng đã quen cách chơi như vậy thì sẽ rất khó trị. Khi tập chim bổi nên phải kiên nhẫn, trên mọi địa hình, Cây cao, cây rậm... làm láng hết. Nhưng tốt nhất là tập ở rừng già trước. Khi thuộc ở rừng già rồi thì bẫy bất cứ lúc nào, bất cứ địa hình nào vì chim chơi tốt ở rừng già sẽ chơi tốt hơn ở rừng thấp, láng ... còn ngược lại thì chưa chắc được như ý. Khi treo bẫy chim mồi tập, cội đầu tiên phải chờ cho nó gáy mới chuyển cội, dù phải chờ lâu, nếu không nó sẽ dễ bị "sượng" và lười sau này. Khi đi tập thì phải đi suốt ngày, kể cả buổi trưa nắng nóng, nếu không chim dễ có thói quen, gáy một buổi,sáng gáy, trưa nghĩ , chiều nghỉ luôn thì phiền.
Chú ý khi tập chim mồi, đừng bao giờ đi quá xa nơi bẫy chim, vì chỉ cần sơ ý tý...gặp chồn, cắt, kiến, bìm bịp... thì coi như……. công cốc.


                                               TÌM GIẢI PHÁP THUẦN CHIM BỔI VỪA KHOA HỌC LẠI HIỆU QUẢ.


                                                                                                ***

Cách thuần cu cườm bổi theo kinh nghiệm mà bạn Salệhà đã chia sẻ (dộc cho nhừ tử, hết nhảy nổi nữa thì thôi, hoặc cắt cánh, buộc chân con chim bổi rồi thả xuống đất, lấy chân mình hích hích cho nó đi bộ trong sân nhà...) tôi cũng đã từng được nghe một vài nghệ nhân có tuổi đề cập đến. Suy cho cùng thì nó cũng có lý. Xin được suy luận, lý giải theo vài dẫn chứng như sau:
Thứ nhất: Ông bà ta có câu “Thương con cho roi, cho vọt” đây là kinh nghiệm trong cách dạy dỗ những đứa trẻ bướng bỉnh, ngổ ngáo, bất trị. Thấy có hiệu quả nên một số nghệ nhân áp dụng luôn cho những chú cu cườm bổi thuộc hệ này.
Thứ hai: Ngày xưa, những bật chí nhân quân tử thường có nguồn gốc từ những kẻ hàn vi, vô danh tiểu tốt. Muốn “Văn võ song toàn” thì phải dùi mài kinh sử, tập luyện võ công, tự trầm mình trong bể khổ, trong môi trường khắc nghiệt nhất. Nói chung, muốn thành tài đều phải trải qua một quá trình khổ luyện, hành xác để trở nên cứng cỏi, bản lĩnh, nếu sau này gặp phải gian nan thử thách nhất định không dễ bị khuất phục (vì đã chai đòn).
Tất nhiên, kinh nghiệm của bạn Salệhà, có thể tôi hoặc những người khác áp dụng không thành công và ngược lại. Nhưng có thể nói đây cũng là một kỹ thuật cổ điển về thuần chim bổi để anh em cùng hội tham khảo.
Theo tôi, hãy nên thuần chim bổi theo cách hàng ngày tiếp xúc cho chim ăn đúng bữa, vừa đủ khẩu phần. Cách này vừa khoa học, vừa hiệu quả. Bởi là loài vật nên không thể bắt ép chim cu cườm thực hiện hành vi theo lý trí (mà thực ra chúng làm gì có lý trí). Muốn tập luyện, thuần dưỡng chúng, ta phải dựa vào bản năng và phản xạ có điều kiện của loài vật để dạy dỗ, thuần dưỡng. Bản năng mãnh liệt nhất của loài vật nói chung, loài chim nói riêng là hễ khi đói thì phải tìm cho được cái ăn, khát thì phải tìm cho được thức uống. Lúc đói, khát chim sẽ “quên” sợ sệt, hay nói cách khác là cái cảm giác đói, khát chiến thắng sự sợ sệt, nhút nhát. Chim sẽ thích nghi dần, dạn dần, từ từ tiến lại gần con người để có thể gắp mổ được thức ăn, nước uống, để có cái cho vào hầu dìu, vào bao tử, để khỏi bị cồn cào. Nếu không thì làm sao chịu nổi! Đúng không quý vị?
Còn phản xạ có điều kiện là cứ mỗi khi chủ nhân đến gần thì được ăn uống no nê, ngon miệng nên lâu dần thành thói quen hễ thấy người (chủ nhân) đến gần là chúng mừng rỡ, đón chào. Có nhiều con cu cườm tinh tướng, sau một thời gian ngắn được thuần dưỡng theo cách này, chúng đã dám giỡn mặt với con người, sẵn sàng mổ tay, đá tay, gáy gù khí thế mỗi khi thấy chủ nhân xuất hiện.
Nhiều con chim cu cườm được chủ nhân thường xuyên cho đi rừng đánh bẫy, lâu dần đã tạo thành phản xạ có điều kiện nên hễ nhìn thấy chủ nhân chuẩn bị đồ nghề cho một chuyến đi rừng là chú cu mồi sung lên, gáy gù phấn chấn, ý chừng như muốn thúc dục chủ nhân hãy mau mau lên đường cho chú ta có dịp thoả chí tan bồng, được đấu đá với những kỳ phùng địch thủ ở bên ngoài thiên nhiên, hoang dã.
Ông bà ta có câu: “Có thực mới vực được đạo”, điều này rất đúng và vận dụng rất hiệu quả trong việc tập cu bổi bằng cách tiếp cận cho ăn, cho uống hàng ngày để chúng quen dần với con người, mau dạn, nhanh nổi. Song, xin đặc biệt lưu ý với quý vị, thuần chim bổi theo cách này chỉ thích hợp với những người thường xuyên có mặt ở nhà và thật sự chú tâm còn với những ai thường xuyên đi làm vắng nhà (mà nhất là đi…nhậu) thì phải hết sức cẩn thận, lỡ quên cho chim ăn uống thì rất nguy khốn! Điều tối kỵ nhất là thiếu nước uống, chim mà bị bỏ đói một ngày thì vẫn gắng gượng được chứ chỉ cần bị bỏ khát trong vòng nửa ngày đồng hồ thì hết phương cứu chữa, chết không kịp trối!
Còn một điều nữa cũng cần phải hết sức chú ý khi ta bắt tay vào thuần dưỡng những con chim bổi mới bẫy về. Hãy nhớ: “Giục tất bất đạt”. Đừng vội áp dụng ngay các kỹ thuật tập cho chim dạn, bởi lúc này điều quan trọng nhất là làm cho chim bổi chịu ăn, chịu uống để có thể sống được cái đã, nhất là trong lúc chúng còn “hồn xiu, phách lạc”, khi chúng mới rời quê hương, xứ sở của chúng về ở với ta trong một môi trường sống hết sức mới mẽ, lạ lẫm. Trước hết phải bằng mọi giá dụ dỗ làm sao cho chim bổi chịu ăn thức ăn, uống nước uống do ta cung cấp. Có thể nói đây là giai đoạn khó khăn nhất trong quá trình thuần dưỡng một con chim bổi.
Theo chỗ tôi được biết, đã có nhiều nghệ nhân mất rất nhiều công sức, “chùn chân mỏi gối” mới phục bẫy được con chim bổi cực hay. Những tưởng có thể thuần và sở hữu được một con chim hay sau này. Chưa kịp thoả cơn hoan hỉ thì chỉ vài ngày sau đã thấy nghệ nhân này vừa khóc, vừa mếu đưa tiễn chú chim bổi cực hay kia về nơi chín suối! Hỏi ra mới biết, chú chim bổi xấu số kia coi khinh loài người, quyết chí tuyệt thực cho đến chết, dẫu cho chủ nhân dâng đầy đậu, mè, kê, lúa; nước lọc, nước khoáng và thậm chí cả Ken (!). Cứ tưởng như thế thì chim sẽ chịu ăn uống mà sống, nào ngờ vẫn không lay chuyển được lòng dạ sắt đá của con chim bổi cực hay này nên đành bó bột!
Thực ra, với những con chim bổi mới bẫy về mà không chịu ăn, uống, không phải là ta đã hết cách và đành chịu đứng nhìn nó chết. Điều cốt lõi là ta phải sớm phát hiện ra con chim bổi đang tuyệt thực để tập trung tâm lực cứu sống nó. Những ngày đầu tiên nên theo dõi chặt chẽ, nếu con chim bổi không chịu ăn uống, chỉ loi choi soi lồng tìm đường thoát thân, hoặc đứng im một chỗ, cú rũ, xù lông, rụt đầu, ngoẻo cổ, phân thì chỉ có một bệt trắng như vôi tường lẫn với một bệt xanh như mật gà thì biết ngay là nó đang tuyệt thực.
Lúc này ta nên nhốt con chim bổi vào một cái bội (lồng, giỏ) rộng, không có đáy, úp xuống đất như nhốt gà, nước uống nên đựng trong cái dĩa (đĩa) trẹt để chim dễ nhìn thấy, dễ uống, còn thức ăn thì vãi ra dưới đất, cả đậu, mè, lúa, kê, nếu chim quen khẩu vị nào thì chúng chọn ăn loại thức ăn nấy.
Cho đến nước này mà vẫn có những con chim không chịu ăn, uống gì thì đúng là khí tiết ngút trời. Xin quý vị hãy xuất luôn độc chiêu cuối cùng là bắt chim cầm trên tay, lấy thức ăn, nước uống dâng vào tận miệng cho nó liên tục trong thời gian mươi bữa, nữa tháng gì đó (như cách nuôi chim con 1 tuần tuổi). Tôi nghĩ, dẫu có chai sạn, bướng bỉnh cỡ nào đi nữa, những con chim bổi như vậy chắc cũng phải từ từ quy thuận, ngoan ngoãn tự giác ăn uống.
Nếu biết chắc đó là một con chim bổi cực kỳ hay thì ta nên có sự đầu tư công phu, tương xứng. Sau này khi nó đã trở thành con chim mồi thiện chiến thì đúng là ta đã không bõ công, và có như vậy thì mới được tiếng thơm là biết “chiêu hiền, đãi sĩ” và không bị mang tiếng là “vùi dập nhân tài”!
Chúc quý vị bằng hữu thành công!



                                                                                CÁCH TREO CHIM GÁY!


                                                                                              ***

Động tác cuối cùng của người chơi chim gáy là động tác treo lồng chim gáy lên và...chờ đợi tiếng gáy. Quá đơn giản phải không các bạn. Chính vì đơn giản như vậy nên nhiều người không để ý làm phí cơ hội thưởng thức chất giọng của con chim gáy. Hoặc làm con chim ức chế mà không nổi được hoặc hạn chế chất giọng và tiếng gáy.
Có thể chia cách treo lồng cu gáy làm 3 loại theo loại chim: Lồng cu gáy mồi, lồng cu gáy đấu trong nhà và lồng cu khiển.
- Lồng cu đấu treo như thế nào thật khó nói vì nó phụ thuộc nhiều yếu tố mà phải tay thợ lão luyện mới treo được đúng "điểm chết" của con chim trời. Có thể tổng kết ở vài yếu tố sau: địa hình bãi đánh, thói quen của chim trời, căn điểm về và nhảy của chim trời...
- Lồng chim đi dượt, đấu. Xách tới nhà bạn bè cũng phải biết cách treo để con chim của mình phát huy được hết phẩm chất của nó. Chim cu xách tới nhà khác đấu trong bóng đá gọi là "chấp hòa cho được" vì chim cũng như các con vật khác có tính chất "giữ thung". Bạn phải treo con chim ở chỗ có ánh sáng tốt, có thể theo dõi được đối thủ, tránh chỗ người hay qua lại, dưới quạt trần, gần chỗ có chó mèo...Quan trọng nhất là bạn phải treo như thế nào để con chim biết được địa hình của ngôi nhà đó để nó đỡ lạ lẫm thì mới đấu hay được. Treo chim phải nhẹ nhàng để nó cảm nhận được sự an tâm của người chủ dành cho nó. Tiếp nữa bạn phải treo thế nào để phát huy được hết âm điệu của con chim của mình. Tiếng còi nên treo hơi cao đặc biệt những con còi gắt treo ở chỗ nào khiến đối thủ phải thấy "đinh tai nhức óc", chim thổ thì phải treo sao cho âm thổ ra đều và tròn đầy (treo vào góc tường cao là tốt vì tăng thêm âm tuy nhiên không được lạm dụng vì khả năng chim của mình cũng choáng). Nếu chim có âm đồng, bầu, rền thì nên treo ra chỗ thoáng hơi xa một chút để cảm nhận được tiếng "vang" trong giọng gáy. Thực ra chim gáy nghe hay nhất vẫn là tìm chỗ đất trống tĩnh lặng vẫn là hay nhất.
- Lồng cu khách thì nên treo gần chỗ người hay đi lại, nhiều ánh sáng vì bọn này thiếu người là không chịu được. Được cái đôi lúc chúng thính nhạy không khác chó trong nhà.
Trong nhà có chỗ tốt chỗ xấu. Vấn đề ở chỗ bạn biết bố trí hợp lý để tiện sinh hoạt mà vẫn tốt cho chú cu của mình.



                                                                    THẾ NÀO LÀ NGHỆ THUẬT BẪY CHIM GÁY


                                                                                                ***

Như các bạn đã biết đất nước ta dài và rộng, cả ba miền Bắc - Trung - Nam đều có rất nhiều chim cu, cũng chính vì vậy mà đâu đâu cũng rất nhiều người đam mê chim cu, mỗi vùng, mỗi miền đều có những cách đánh bẫy khác nhau cũng từ đó mà người chơi cũng có nhiều vẻ, tùy vào sở thích của mỗi người mà có cách chọn lựa khác nhau. Có người chỉ thích đánh mồi cây, có người thích đánh mồi đất, có người chỉ thích giật lưới mà thôi ...
- Nếu bạn chỉ thích bắt thật nhiều bổi thì dùng lưới rập (cái này không được khuyến khích).
- Nếu bạn muốn chiêm nghiệm cái hay cái đẹp của nghệ thuật bẫy chim cu thì bạn nên chọn cách đánh mồi cây, dùng bẫy lụp hay bẫy đàn cò hay bẫy gáo chì phối hợp ... ở đây bạn sẽ nghe chim mồi và chim bổi đấu nhau hết bài bản, sự đối chọi qua lại, sự cò cưa ... sau mỗi cú nhảy, cú chuyền là ta lại nín thở hồi hộp và chờ đợi ... làm cho người chơi đam mê lại càng đam mê, thú vị thật đấy ...!
- Nếu bạn muốn hay thích cảm giác từ trên cao lao xuống của con bổi thì bạn hãy chọn bẫy mồi đất (có úp bảo vệ), ở đây bạn sẽ thấy con mồi và con bổi giằng co tranh nhau từng tất đất, cứ mỗi lần con bổi tiến đến gần vào hướng con mồi thì bạn sẽ thấy con mồi càng lúc càng gù dữ hơn làm cho con bổi phải vừa chạy vừa gù, vừa đi vừa gù, cũng vì lẽ đó mà người gác cảm thấy nôn nao trong dạ, rồi con mồi dẫn dụ con bổi đi vòng quanh cái úp, đi vào vùng tử địa như hai nhà quyền thuật đang quần thảo, thăm dò tìm chổ hở để tấn công đối phương …. thích thật đấy.
- Nếu bạn muốn thấy cảnh con mồi và con bổi đấu nhau đến đỉnh điểm cao nhất thì hãy chọn mồi dây đánh trần, ở đây bạn sẽ thấy hết cái hay cái tuyệt diệu và tài nghệ của con mồi thể hiện qua mỗi trận đấu, đây đúng là một trận thư hùng dưới đất.
Hai chữ nghệ thuật cứ được lập đi, lập lại rất nhiều lần.... nhưng nghệ thuật bẫy chim cu là gì? thiết nghĩ nghệ thuật được rút ra từ những lần thất bại, sau những lần thất bại ấy mới nẩy sinh ra kinh nghiệm và được những nghệ nhân "tâm huyết" đúc kết lại gọi là "kỹ thuật bẫy chim cu cườm" sau đó đưa nó vào cái đạo, cái đam mê có khi mù quáng mà người đời xếp nó vào cái ngu thứ ba.
Dù bạn là ai, bạn thích đánh mồi cây hay mồi đất, thậm chí giật cả lưới rập mà bạn không có một tí, kiến thức nào về kỹ thuật bẫy chim cu thì bạn chỉ là người giết thời gian mà thôi. Có ai mà lại mang con mồi đi từ ngày này sang ngày nọ, tháng này sang tháng nọ, đổ biết bao nhiêu là công sức, xăng dầu mà vẫn không bắt được con bổi nào, theo bạn có nản lòng hay không? người ta đi cũng như mình mà khi về có bổi treo ở đầu lồng còn mình thì cứ đi sao thì về vậy có buồn không? có muốn bỏ nghề gác cu không? vẫn biết rằng đây chỉ là thú vui thôi nhưng khi sáng bạn ra đi với tâm trạng như thế nào?... Ai ra đi cũng mong mang về được một con bổi hay để nuôi, để chăm sóc, để nghe nó gáy tiếng đầu tiên ... vậy mà khi về thì sao? mặc dù con mồi của bạn cũng rất hay ......
Ai trong chúng ta khi nuôi chim cu cũng mong sao cho mình có được một con mồi hay khi mang nó ra đi không thua bè thua bạn và cũng mong sao có bổi treo đầy nhà nhưng đâu phải ai ai cũng thực hiện được điều ấy. Một con mồi hay vào tay người chủ thiếu kinh nghiệm thì vẫn không sao bắt bổi được .... Thời buổi này đi gác chim cu đã khác xưa nhiều lắm rồi, chim cu bây giờ đâu đâu cũng trận, đâu đâu cũng khôn lanh lắm rồi, bắt được một con bổi đâu phải dể .... nhưng không phải là ta chịu thua nó đâu nghen!
Nếu bạn thích đánh mồi cây thì bạn phải biết chọn kèo, chọn thế ....con bổi đậu chổ nào, nhảy đến nhánh thế nào, nhánh thế có trống trãi hay không? nhánh thế có thuận tiện cho con bổi nhảy vào lụp hay không, nơi treo con mồi có thoáng đãng hay không? bổi nhập cây có nhìn thấy con mồi liền hay không? kèo nhảy có tức hay không .... nếu bạn đụng con bổi hay thì nó sẽ gù và di chuyển khắp các nhánh, nhảy đến nhánh nào nó cũng gù .... xoay qua cũng gù, xoay lại cũng gù .....cái này nghe mê lắm, nghe đã lổ tai ... ngồi không nhúc nhích, đôi khi tự hỏi sao con mồi nó nín thinh vậy hay là nó gù thua con bổi rồi, cảm giác lo sợ .... không biết nó có dụ được con bổi hay này không? thế theo bạn thì nghệ thuật nó nằm ở chổ nào? Nghệ thuật cỡ nào mà không bắt được con bổi trên coi như ta phải đi học nữa (có người nói tôi biết hết nhưng khi nghe bổi gáy dữ quá tôi treo đại, từ chổ treo đại mà thất bại ...)
Nếu bạn thích đánh mồi đất mà bạn không biết chọn chổ để thả mồi, bạn giăng dò không đúng cách ..... thử hỏi bạn có bắt được con bổi đó hay không? mặc dù mồi của bạn gáy muốn đứt hơi..... nhưng con bổi không thèm xuống đất ... tại sao vậy? có phải bạn thả con mồi vào nơi mà con bổi trên cao chỉ nghe tiếng gáy, mặc dù nó cũng bay qua bay lại tìm nhưng không sao thấy ... hoặc bạn thả mồi nơi gốc cây con bổi hạ cánh xuống tức quá (thế hạ từ cao xuống thấp, đằng này thả rơi tự do, hạ như trực thăng mới xuống được con mồi) cho nên nó cứ ở trên cao không thèm xuống ...cái này lổi do ai? Còn nói về đánh lưới rập cũng không dễ dàng gì đâu, nếu không tin bạn cứ đi đánh thử đi, cái lưới trông to thật đấy, chim sà xuống là ta giật lưới ngay, đường nào mà không bắt được, thấy thì thấy vậy thôi... nhưng nếu bạn không biết cách đóng lưới thì khi bạn giật 1 cánh bung lên ập xuống , còn một cánh thì cứ đứng sững ... nguyên cánh đồng rộng mênh mông ta đặt lưới chổ nào mới bẫy được chim đây? Nếu bạn thiếu kinh nghiệm, không có nghệ thuật thì bạn chỉ đem thân mình phơi nắng mà thôi ....
- Nói chung thì bạn thích bẫy chim theo hình thức nào cũng được, cái nào cũng có cái hay, cái dở của nó, cũng có điểm mạnh và điểm yếu ... nếu hiểu hết mọi vấn đề coi như bạn đã thành công.

“Bẫy chim gáy như thế nào là nghệ thuật?” Các bạn nghe nhé!
1,- Hầu như trong chúng ta ai ai khi đi bẩy cũng đều chung một mong muốn cuối cùng là có đem được chim bổi về không. Nhưng có một điều mà trong chúng ta ít ai để ý đến là mình bắt được con bổi đó có hãnh diện không?. Mình có thưởng thức được cái nghệ thuật của thú gác cu không hay chủ yếu là chỉ muốn bắt được con bổi bằng mọi cách... Theo mình để thưởng thức được trọn vẹn nghệ thuật, nét hay nét tinh tế của chú cu thì chúng ta nên chọn cho mình cách bẩy cu nghệ thuật nhất. Mình biết đến rất nhiếu dụng cụ để bẩy nhưng mình cảm thấy được rằng bẩy cu bằng lục là phương pháp bẩy cu nghệ thuật nhất bởi vì bẩy bằng lục thì chúng ta có cơ hội nhiều hơn để thưởng thức hết khả năng của từng chú bổi và con cu mồi của mình....khi cu bổi bay về thì đòi hỏi cu mồi có đủ khả năng đưa được chú bổi vô trong tàn của mình hay không đó củng là vấn đề, khi đưa được vào trong tàn thì mồi phải đòi hỏi phải bền chặt để đấu với chú bổi, bởi vì khi đấu với mồi thì đa số chim bổi đấu hết nước mới chịu tìm đến mồi để đấu vỏ cánh đánh giáp lá cà….
2,- Vấn đề nghệ thuật khi bẫy chim cu. Bẩy dò, bẫy đàn cò, bẫy lụp... thậm chí bẫy lưới mỗi cái đều có cái nghệ thuật riêng của nó. Ví dụ; Người đánh bẫy dò phải hiểu tánh nết con mồi, địa hình ra sao? cách đánh như thế nào cho hiệu quả và an toàn cho con mồi,.... nhưng cũng đôi khi gặp những con bỗi khôn, biết dò.... cũng làm cho người bẫy cũng hồi hộp, lấp ló, thập thò như ai. Người bẩy đàn cò cũng vậy, hôm nào tổ trác gặp phải con chim hay, biết được cái lòng đóng vào cây kia là cái đàn cò, nên cành nào cũng chuyền hết chỉ trừ cây đàn cò là không, làm nhiều phen hú vía, đến nổi chủ nhân của nó nhấp nhổm đứng ngồi không yên... Không phải họ tham tiếc vì con chim rừng, nhưng vì nghệ thuật nên họ mới yêu nghề, con chim rừng mới làm cho họ ấm ức, hậm hực.... làm cho họ sung sướng tới tột đỉnh.... Nghệ thuật là thế.
Còn đánh bẫy lụp thì các cũng viết nhiều nghệ thuật về nó rồi nên miễn bàn.
Bẫy lưới thì sao, không lẻ nó không có nghệ thuật à!? xin thưa, nó có đấy, nó cũng có cái nghệ thuật riêng của nó. Xưa kia ngoại tôi lâu lâu đi đánh bẫy lưới. Lớn lên tôi có hỏi “sao con thấy đánh lưới như ngoại chán vậy, không có nghệ thuật như chơi lụp của con tý nào cả?”, nào rước (phóng), dặm (mắt me) gù chồng, gù đấu.... hết nước bổi mới nhẩy lồng, vậy mới đã chứ! Ông trả lời “tại cháu không biết thôi, bẫy lưới phải biết cách căn lưới, phải biết cách đóng cục, phải biết nháy mời, quan trọng nhất là con bổi sạc qua là giựt lưới liền .... còn điểm này nữa, lúc sáng sớm mùa hè trời còn mát, cảnh quan yên lặng, chim rừng chưa ra, úc ấy kéo vài hơi (hút thuốc) nghĩ sự đời thì còn gì bằng ... nên nó cũng là nghệ thuật đó cháu.”
Nói như vậy, nó cũng có nghệ thuật thật, nhưng mình thì không khuyến khích. Nghệ thuật đối với những người lâu lâu dùng nó kiếm vài con để nhậu thì ok, Nhưng một số người dùng nó để "kiếm cơm" thì chả là nghệ thuật gì cả, lúc này nó trở thành "nghệ thịt" thì đã có. Một ngày nào đó cu gáy sẽ có tên trong sách đỏ . Lúc ấy chắc chắn rằng con cháu chúng ta sẽ không hiểu hết cái thú chơi mộc mạt, tưởng chừng như đơn giản này, mà chỉ nghe chúng ta kể lại trong sự tiếc nối..... mà nguyên nhân chính, là do lòng tham của thế hệ chúng ta và nhất là cái "nghệ thịt" này gây nên ....
3,- Theo mình nghĩ thì cái hay, cái đam mê của nghề chơi này đúng như là không phải việc bẫy được nhiều chim mà là có bẫy được chim hay hay không, với lại việc bẫy được nhiều chim hay chưa chắc đã là động lực thúc đẩy niềm đam mê vì ba lí do:
Một là: Bạn bẫy được quá nhiều chim bổi hay mà không có thời gian để luyện thành mồi, và theo thời gian những chú chim bổi này cũng lụt dần theo năm tháng bác cứ nghĩ xem như vậy có cần phải bẫy nhiều chim đến vậy không nhỉ?
Hai là: Nếu giả sử ở trong rừng có một chú chim rất hay và cực khôn như là chim gáy gọi mổ ba (gáy hụt), chu, lèo, dặm, vấp có đủ thêm vào nữa là nước gù vài chục tiếng một dạo, gáy trận nhặt như điện,... thì chúng ta có nổi máu tham lam đáng yêu của nghề chơi không nhỉ?! và chú chim này lại cực kì tinh khôn, không dễ gì bẫy được và làm cho bao người mất ăn mất ngủ vì nó. Năm này không bẫy được lại chờ đến năm sau,... tháng này chim chưa căng ta lại chờ đến tháng sau, ngày này chưa bẫy được ta lại phục chờ đến hôm sau mà điều kiện thời gian có thể bẫy được, rồi lại phải luyện mồi cưng để mà chinh phục chứ nhất nhất không chịu chơi bẫy lưới, bẫy giò hay bẫy bằng mồi đất (cái kiêu ngạo đáng yêu của nghề chơi kể cũng hay hay bác nhỉ!),... Rồi nếu mình không bẫy được thì bạn chơi bẫy được cũng tốt chứ sao! duyên ai người ấy được, nếu quý mến mình mà bạn chơi tặng lại thì càng tuyệt vời bởi lẽ cái tình trong nghề chơi đã đem mọi người xích lại gần nhau hơn, và khi ta bẫy được hoặc bạn chơi bẫy được hộ ta (được con bổi hay như vậy) ta lại bớt đi bẫy đi (vì trong rừng chim hay đâu có nhiều mà chim không hay thì cũng không nên đi bẫy phải không bác!) rồi dành nhiều thời gian cho việc luyện chú chim bổi thành chú mồi sát thủ....
Nếu các bạn giống mình trong sở thích là chơi mồi lồng thì chắc là cũng chỉ luyện cho mình vài ba con để chơi là được rồi vì thú thực là có nhiều hơn cũng chẳng có thời gian mà đi bẫy hết được chúng, chim gáy mồi mà không năng cho đi thì chúng sẽ không hay được đâu bác à! kinh nghiệm cho thấy chú chim mồi của sư phụ mình bẫy dư hàng ngàn trận, thu phục cũng ngót nghét hàng ngàn chim bổi vậy mà sau ba năm ít đi bẫy, đến khi mình được ông cho mượn để bẫy thì nó giãy, treo cả buổi không gáy và phải tập lại hàng tháng nó mới đạt trở lại phong độ của nó.
Ba là: Trong rừng phải có những chú chim hay để nguồn gen quý của nó sẽ di truyền cho con cháu nó, để lại cho chúng ta những chú chim hay và rồi thế hệ sau mới biết những huỳnh kiên, liên giáp, quá khóe, chân khô, liên hoàn, cườm dựng,...
Bẫy chim gáy! một thú vui tao nhã trong đời thường. Sẽ là tốt biết bao nếu người chơi còn biết bảo vệ loài chim này để cho mình, cho mọi người và cho tương lai. Mồi sẽ rất hay, rất tài hoa nhưng sẽ chẳng hơn một con chim chơi nếu chim rừng chẳng còn. Thương thay những cánh đồng không còn tiếng chim gáy để đến nỗi những người chơi ở một số nơi phải đi hàng trăm km mới có chim rừng để cho chim mồi thi thố tài năng. Vậy mà ở đâu đó vẫn còn có người sử dụng súng hơi, bẫy rập,… Còn bạn, quan điểm của bạn về vấn đề này thế nào, có giống tôi ko?



                                                                         THẾ NÀO LÀ CON MỒI MAY BỔI


                                                                                            ***

Từ cổ chí kim các nghệ nhân nuôi chim cu cườm ai ai cũng muốn mình sở hữu được một con mồi may bổi, đó cũng là chuyện thường tình trong nghề chơi nhưng đâu phải ai ai cũng toại nguyện chỉ có những người có duyên với nghề ... phải thật sự có duyên mới nhận được sự ưu đãi của tạo hóa ... Tại sao con mồi may bổi ấy nó không ở nhà bạn mà nó lại ở nhà tôi! phải chăng là cái duyên, cái thời của tôi có ... cũng y như vận may trong đời con người vậy ..."phước bất trùng lai, họa vô đơn chí". Ta hãy thử ngẫm mà xem có những nghệ nhân cao niên, những bậc trưởng bối trong nghề suốt một đời lặn lội đi tìm, lội suối, băng rừng, thậm chí nhiều đêm thức trắng chỉ mong sao một ngày nào đó ta sở hữu được một con mồi may bổi, suốt một đời đi tìm vậy mà cũng vô vọng, tạo hóa có bất công lắm không?. Ngược lại có những đứa trẻ mới mon men vào nghề mà đã sở hữu được một con mồi may bổi rồi điều đó có bất công lắm không? Theo Tôi thì không. Nghề chơi cu cườm không phân biệt lớn nhỏ, giàu hay nghèo, người giàu chưa hẳn sở hữu được mồi hay, người nghèo cũng không hẳn chỉ nuôi toàn mồi dở ... mà ở đây Nguyên muốn nói đến cái duyên nợ ở đời, phải có duyên với nghề gác cu lắm mới sở hữu được con mồi may bổi phải không các bạn!
Thế con mồi may bổi nó có hình dáng ra làm sao? Như các bạn cũng đã biết Ông cha ta cũng đã có câu thiệu: Nhất thời lông mũi mọc ra, Nhì thời chéo cánh, Thứ ba sa cườm.
Thế còn những con không lọt vào hàng tam phẩm trên thì sao? chẳng lẽ đem nhậu hết hay sao? ... không đâu ... không đâu.
Theo quan niệm của Tôi thì chỉ cần nhìn một điểm là ta biết ngay con mồi ấy có may bổi hay không, bắt bổi nhanh hay chậm?, nhưng các bậc trưởng bối lại cho rằng con mồi may bổi phải tập hợp nhiều điểm hay khác nhau như đầu, mỏ, mắt, lông quy, cườm, chân, đuôi, móng, ngón… vân vân và vân vân ,tổng hợp tất cả các điểm trên mới có được một con mồi may bổi.
Tôi cho rằng: "Nhất tiếng - Nhì tướng”
- Thứ nhất là tiếng gáy hay giọng gáy: Dù là Thổ hay Sấm, Son hay Đồng .... Gáy giọng nào cũng được cả.... miễn sao khi nó cất tiếng gáy lên là bổi bạch bạch đến ngay .... khi nó gáy những con bổi khác nghe rất tức và rất ghét thử hỏi con mồi kiểu đó ta có nên nuôi hay không?
- Thứ hai là cái tướng của nó: Khi con bổi nhập vào tàn cây treo mồi hoặc khi xuống mồi đất nó sẽ gù ngay một hai đạc sau đó nó nhảy, chuyền cành gần đến nhánh thế hoặc nó đi bộ gần đến mồi đất bao giờ con bổi cũng dè chừng, khi giáp mặt với con mồi lúc nào nó cũng nhìn con mồi một lúc từ 5 đến 10 giây (cái này ta để ý thấy ngay) sau đó mới gù tiếp hay quyết định nhảy vô đá, phải chăng thấy cái mặt mày là tao muốn đánh cho nó sưng bầm lên ....cái tướng thấy ghét!
Rồi tôi lại cho rằng: Tiền bần - Hậu phú.
- Tiền bần nghĩa là khi con bổi ở xa con mồi chiêu hoặc gáy nghe từ từ, rất chi là điềm tĩnh, ung dung và cũng rất khoan thai, gáy không nhanh lắm, không chậm lắm .... (điểm này thì bạn đem nó ra so sánh với mấy anh gáy giọng son thì sẽ rõ). Gáy từ từ nhưng con mồi phải tráo trở hay đổi giọng lia lịa ....chiêu - thúc - gù ...
- Hậu phú nghĩa là khi con bổi bay về hay bói về thì con mồi may bổi bao giờ cũng có nước siết hay dồn, gù dồn, càng về khuya càng hay, càng lúc càng tăng tốc, càng lúc gù càng nhiều, cứ thấy con bổi chuẩn bị gù là nó chụp gù ngay .... kiểu gù như vậy bổi rất tức nhảy vào đá ngay. Nếu con mồi biết gù canh bổi (bổi gù thì nó im nhưng cứ bổi gù vừa dứt là nó gù liền) thì càng tuyệt.
Theo Tôi thì bấy nhiêu đó cũng đã đủ rồi, nhưng các nghệ nhân cho rằng vẫn chưa đủ……

Một ví dụ về chú chim mồi lồng sát bổi.
Chiều nay, mình chợt nhớ tới ông cụ đồng niên với ông thầy dạy mình chơi chim gáy đã có lần ông ấy kể cho mình nghe một về một chú chim mồi sát bổi của ông trong hơn chục con mồi mà ông từng được sở hữu. Đó chính là chú mồi sát bổi nhất trong vùng cách đây gần 30 năm. Ông kể lại với một giọng sôi nổi pha chút tự hào: Giọng thổ khàn (còn gọi là thổ rền), gáy trận rất nhặt nước, gù ít thôi (vài tiếng vậy), nhưng gù thổ rền nên rất êm.
Chuyện kể rằng con mồi này bẫy (mồi lồng) mỗi ngày có thể bắt dược 5-7 con bổi nếu gặp thời tiết đẹp và đang đúng mùa bẫy...
Chuyện kể rằng bạn bè của ông đều mượn con mồi này đi bẫy thử và mỗi cụ bẫy vài ngày bằng nó thì cũng kiếm được mươi con (các cụ bạn ông bây giờ, người thì đã khuất núi, người (như ông) thì hết sức đi bẫy mà đều truyền nghề lại cho con cháu cả.
Chuyện kể rằng nó bẫy nhanh đến nỗi nhà nọ có người con đi bộ đội về ra giếng đánh răng buổi sớm gặp ông mang mồi ngang qua đi bẫy trong vườn, răng đánh chưa xong thì mồi ông đã bắt được bổi rồi.
Chuyện kể rằng có bận ông đi bẫy, đang đi trên đường thì gặp chim rừng, chim mồi gáy trận luôn khiến chim rừng bay theo, không thấy cây nào cả ông bèn đặt mồi lồng xuống đất rồi giương lưới và đặt một hòn đất khôi bên cạnh thay cho cành thế vậy mà nó vẫn bắt được chim rừng.
Một thắc mắc nhỏ của mình được đặt ra với cụ: vậy thì chim mồi này nó có gì đặc biệt mà lại sát bổi đến vậy hả cụ?
Cụ trả lời là: lúc ấy tôi cũng có thắc mắc giống anh và làm chòi bằng lá móc, ngồi ngay phía dưới mồi lồng để xem nó dụ chim rừng sa lưới thế nào. Kết quả là: Nó tùy con chim bổi mà đảo giọng khác nhau, dụ bổi khác nhau. Nhưng cứ chim rừng chung cây là nó giơ ngay cánh lên cao rồi đầu gật gật, vậy là bổi tức tối sa lưới. Có con thì nó sa cầu máy cánh, có con nó chỉ gù giật ba tiếng là nhảy vào (cái này giống mồi của mình quá he he... )
Khi hỏi về tướng mạo cụ nhớ rằng: nó có một bộ cườm gần kín cổ (chỉ cách một khoảng bằng một ngón tay út trẻ con nữa là kín hoàn toàn.
Hỏi nguồn gốc của chú chim này, cụ kể là do ông bố vợ của cụ để lại.
Con chim hay nổi tiếng một vùng này sau đó bị kẻ gian lấy mất trong một đêm mưa bão. Cụ có đi tìm và nghe đâu có một ông Lí (ông Lí trưởng cũ của một làng trước đấy) đã thuê người lấy trộm. Cụ biết rõ người này và ở vùng đó người dân làm chòi trông rẫy nên đến nhà tìm không thấy chim (có lẽ họ mang vào chòi nuôi trong rẫy nên đành chịu, không tìm được...
Ông cụ trong câu chuyện này có tên là cụ Úc, là một lão thành cách mạng hiện đang nghỉ hưu tại huyện mà mình đang công tác. Xin chép câu chuyện cụ kể ra đây để các bác đọc cho vui.






                                                                                  CÁCH CHỌN CHIM MỒI LỒNG

1. Chọn tiếng gáy.
-Khi nó thấy con bổi phất ngang nó gù phóng hay gù rước mấy đạt ...ta đánh giá ngay con này chơi được còn hay dở cở nào thì phải xem "hậu" nó ra làm sao!
-Khi bổi nhập tàn cây mà nó cứ cúc cu, cúc cu ...hoài thì con này gọi là thúc trơn, chổ này ta phải để ý xem nó có thúc dồn hay không!(thúc dồn là tiếng sau nhanh hơn tiếng trước, càng lúc càng tăng tốc, loại này dùng được) còn nếu nó cứ đều đều một ga thì ta loại bỏ ngay, chơi nghe buồn ngủ lắm.
-Có con lại: Cù cú cu, cù cụ ; cù cú cu, cù cụ ; cù cú cu, cù cụ ...loại này gọi là kèm mắc me. Nên chọn nuôi.
-Có con lại: Cù cú cu, cù cụ, cù cụ ; cù cú cu, cù cụ, cù cụ ... Thúc một tiếng gù hai tiếng thì gọi là kèm đôi. Còn thúc một tiếng gù ba tiếng thì gọi là kèm ba …. khi gáy đấu với con bổi nghe ghiền. Loại này chỉ trên rừng mới còn, nên bắt mà nuôi.
-Có con: Cù cú cu, cù cụ, cù cụ, cù cụ, cù cụ, cù cụ .... thúc một tiếng gù cả dây gọi là kèm bo ... loại này nghe khỏi chê ... bao nhiêu cũng không bán.
- Có con: Cứ thúc hoài lâu lâu gù một tiếng gọi là kèm dặm ... nghe không đã.
Trên đây ta chỉ đánh giá con mồi qua từng loại giọng kèm mà thôi còn hay hay dở thì chờ vào giai đoạn cuối xem nó có bắt được con bổi kia hay không đó mới là điều đáng nói. Con nào càng về khuya càng gù hậu nhiều thì ta chọn nuôi, cứ con bổi nhúc nhích là nó gù ngay ... bổi nào mà không đá, đấu không thua bất kỳ con bổi nào cả, không có biết sợ thì ta nên chọn mà nuôi.
2. Chọn cách ứng xử.
Thực ra thì ngay từ khi bẫy, các nghệ nhân cũng đã sơ bộ đánh giá được cách ứng xử của chú mồi tương lai khi lâm trận rồi. Thường những con chim này phải đấu, chuyền cành, chuyền cây xung quanh vị trí của mồi lồng rất là nhiều để quan sát và chọc tức con mồi (nó là con chim khôn), có lúc lại bay vút lên cao như là bay đi, có lúc lại có thể sà xuống đất giả vờ kiếm ăn… cũng ở giai đoạn cận chiến các bác có thể quan sát thấy có nước sa cầu máy cánh hay không (nước này rất quan trọng với một chú chim mồi) còn những con lao vút ngay lại cành thế rồi chui tọt vào lưới ngay thì chả tính làm gì các bạn ạ!
- Khi bẫy về được rồi, sau khi nuôi nấng cẩn thận và chim đã tương đối dạn dĩ (có thể là chưa cần gáy ngay) thì cho vào lồng bẫy (hoặc lồng nhỏ) sạp (kê gần) lại với chim mồi, khi thấy chim mồi gáy mà nó xoay ngang, xoay dọc, bước lên, bước xuống cầu và sàn lồng nhẹ nhàng khoan thai tuyệt đối không chòi lồng để lăn xả ra đòi chiến với chim mồi (chim chân dài như người mẫu các bác cũng cứ sạp thế này nhé, nhiều con không chòi lồng đấu ạ, dùng làm mồi vẫn tốt đó ạ) .
3. Chọn tướng chim mồi (cái này trong các muc khác có rồi tôi thôi không nhắc lại nữa nhé!)
4. Chọn nết ăn uống và khả năng thích nghi của chim mồi! Có một số người không quan tâm đến vấn đề này, vì vậy khi có một chú mồi rồi mà không quan tâm đúng mức, chăm sóc cẩn thận có thể chim mồi sẽ không còn sức chiến đấu nữa.
Mỏ thẳng để không chòi lúa (nếu chim mỏ cong thì ống mồi phải làm miệng chum), Phải là con chim chịu lồng nghĩa là nó phải thích nghi với lồng bẫy bé nhỏ cùng điều kiện mà con người tạo ra cho nó trong lồng. Nó phải là con phàm ăn (ăn được nhiều loại ngũ cốc), ăn nhiều.(nó biểu hiện bằng màu sắc lông mượt mà) siêng gáy,...
Phải chịu nắng, phải hiền chim, dạn người, bền chim. Chim ít gù thì tiêu hao năng lượng ít nên đi bẫy được hàng tuần, không bã chim còn chim nhiều gù thì ngược lại.
5. Một số lưu ý khi chọn chim mồi
Khi chọn chim mồi lồng, các bác lưu ý giúp em là phải phân biệt được chim mồi với chim chiến ạ:
Chim mồi: Là chú chim phải có đủ các nước dụ chim rừng mà đỉnh cao là bất kì con nào khi gặp nó phải chịu khuất phục các nước dụ của nó và phải vào nằm gọn trong lưới để nhập hộ khẩu nhà ta ạ.
Chim chiến: là chú chim có nhiều nước dọa các chú khác làm cho phải sợ uy lực của mình ( bằng tiếng gù, bằng vỗ cánh, bằng chòi lồng sang để chiến,...) những chú chim chiến này nếu dùng để bẫy chim thì ít hiệu quả trong số đó có những chú có nước gù nhiều và gù gắt ạ.

                                                  CHỌN CON CHIM ĐỂ NUÔI LÀM MỒI LỒNG NGAY TỪ NGOÀI RỪNG!
                                                                                               ***

Việc đầu tiên để chọn một con chim mồi đó là phải kiểm tra các nước đấu của nó ngay từ ngoài rừng. Ở ngoài rừng với điều kiện tự nhiên là lúc chú chim này căng lửa nhất, người nuôi phải có nhiều kĩ năng mới giúp chúng ta khi được bắt về nuôi mới đạt được đỉnh cao này.
Thứ nhất là: chọn tiếng gáy. Tiếng gáy của chú chim mồi tương lai không cần giọng thổ đặc (chim giọng thổ thường chậm tiếng), không nên chọn giọng kim (vì bé quá nên khả năng thách thức đối phương trong phạm vi quá hẹp mà gặp lúc có gió thì hiệu quả gọi chim rừng thấp) tốt nhất là chọn giọng chim mồi là thổ pha hoặc kim pha,...
Gáy gọi: phải là con đắt khách, cất tiếng lên là nhiều con chim khác lên tiếng và muốn lại đấu ngay (cái này em cảm nhận được nhưng diễn tả bằng lời thì hơi khó. Ví dụ: cúc cu cu...cù tiếng cù sau cùng rất có uy lực,...)
hoặc các bác nên chọn chú mồi gáy gọi 3 tiếng (gọi là gáy mổ ba, trơn ròng, gáy hụt, hay gáy thiếu,...) hoặc mổ đôi (gáy gọi có 2 tiếng cúc cu....) đây là những chú chim mồi rất đắt khách đấy ạ!
Gáy trận: Phải cực kì nhặt, nhặt nhưng mà không gắt phải chọn chim có lèo, càng nhiều lèo càng tốt. Chim mồi phá lèo nhiều thì bổi càng nhanh nhảy vào đánh chim mồi.
Gù:Nếu chim có nhiều gù thì tốt vì gù nhiều dễ làm chim rừng nổi nóng (Nhưng chim nhiều gù thường nhanh xuống sức nếu đi đánh nhiều ngày liên tục) Nếu chim ít gù thì phải kiểm tra bằng cách đánh thử xem nó có biết gù đúng lúc không, (khi chim rừng vào cành thế là phải gù liên tục chim rừng mới nổi nóng và nhẩy vào cầu tử). Và nhất định phải là con có nước gù rất êm, không được gắt gỏng, (nếu gù gắt quá, rát quá làm cho chim rừng sợ hoặc ngại không dám tiếp cận để chiến đấu).
Được con chim có các nước gáy, nước gù như trên là các bác đã có kết quả bước đầu của công việc chọn và luyện chim mồi rồi ạ!
Chọn những con chim rừng có nhiều giọng (khả năng đảo được nhiều giọng, ví dụ: gáy gọi giọng kim pha (gáy gọi mà nhặt như gáy trận), thổ pha hoặc thổ đồng, gáy trận giọng đồng (nghe rền, ngân vang và gáy trận nghe liên hoàn như là "dây dây, nhừa nhựa",...), gù phải êm, thật êm vào và mỗi hồi gù của nó có thể lên tới hơn chục tiếng thậm chí vài chục tiếng.
Thứ hai là: chọn những con chim rừng có rất nhiều cách ứng xử với chim mồi. Lúc lâm trận thì ra hết nước gáy, nước đánh. Gáy trận, ra lèo, dặm, gù chồng,...khi thi đấu thì bám mồi vài ngày trời không biết chán,... cứ mồi lên tiếng là nó xuất hiện ngay nhưng dụ cho nó vào lưới thì không phải dễ chút nào!
Có lúc nó đang đấu với mồi say sưa chợt im bặt hàng 30 phút không đi mà chỉ đậu quanh lồng mồi mặc cho mồi khai triển hết tài năng. Có lúc đang gáy trận với mồi chợt gáy gọi như bỏ quên, phớt lờ mồi (các bác lưu ý là nước đánh này không phải con chim rừng nào cũng có đâu nhé! hứa hẹn nó là con mồi lồng có nhiều nước đánh trong tương lai đấy!)
Thứ ba là: con chim này thường là chúa của vùng đó vì cứ đang đấu với mồi là có một con khác bay tới (định đánh hôi nó nhân cơ hội có mồi đánh nó) thì nó lại bay tới gù cho chạy mất dép luôn rồi lại trở lại đấu với mồi,...
Thứ tư là: về ngoại hình khi nó bay qua bay lại mà ta (chủ nhân tương lai của nó) nhìn thấy được nó sẽ (phải) thế này các bác này: (Hì hì,... có khi các bác không tin đâu nhỉ?! thân nó rất dài, thon và điểm đặc trưng nhất của những chú chim này là gì các bác có đoán biết được không ạ?! đó chính là cái đuôi của nó! đa phần những chú chim hay, lâu vào lưới là những chú chim có đuôi rất dài (hình như nó liên quan đến cái đuôi vót trong kinh nghiệm chọn tướng mạo của chim gáy thì phải, và hầu như những chú chim có đuôi dài thường rất khôn ngoan!). Theo kinh nghiệm của mình thì chim đuôi dài bẫy khó khăn hơn rất nhiều lần so với chim đuôi ngắn!
Những chú chim rừng có đặc điểm kể trên khi bẫy thì gần như 10 con sẽ có tới 8-9 con làm mồi được và trong số đó có rất nhiều chim mồi hay.
Những chú chim hay thường là những chú chim khó bẫy. Và người chơi phải thực sự có kinh nghiệm cộng vơi sự khôn ngoan của chim mồi nữa mới có thể thu phục được chúng. Điều này lí giải tại sao tại các cửa hiệu bán chim cảnh lại không hoặc ít xuất hiện chim bổi hay mà chỉ có người chơi tặng hoặc nhường nhau chơi mà thôi các bác nhỉ?!
Nếu gặp những con bổi hay các bác đừng nản lòng khi chinh phục nó vì có khi cả năm hoặc vài năm mới mong bắt được nó để làm mồi đấy! (từ xưa tới nay vẫn vậy mà!).


                                                              PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN MỘT CON MỒI LỒNG
                                                                                             ***
Các nghệ nhân thường nói với nhau rằng: Bắt được một con bổi hay đã khó, mà nuôi nó nổi lên để làm con mồi càng khó hơn nữa ...có con nuôi hàng chục năm vẫn chưa nổi nhưng có con nuôi chỉ vài tháng là mang đi tập được ....thường thì nghệ nhân cho rằng con nào nuôi sớm nổi thì mau tàn nhưng theo tôi thì không đúng ...chỉ vì xem tướng chưa hết giá trị, đánh giá chưa hết tài năng của con mồi nên mới nói vậy thôi ...Con nào mà "phụng vỹ đầy đủ" thì nuôi đến già vẫn là con mồi hay.
Khi con bổi ta nuôi đã nổi đừng mang đi tập vội mà ta phải chờ cho nó nổi mùi, nằm xuống vỹ mà giật "sa cầu nhịp cánh" hay thấy con gà, !!! đi ngang qua là nó cắm đầu gù lia gù lịa ...đây là giai đoạn chính mùi còn chờ gì mà không mang đi tập ... Nhưng nhớ phải theo từng giai đoạn đừng có vội vàng mà hư việc nghen.
- Giai đoạn 1:Tập treo cây, nay treo cây này, mai treo cây khác, mỗi cây treo ở nhiều vị trí cao, thấp khác nhau. Khi nào thấy ở từng vị trí chim đều gáy tốt là đạt. Tiếp đó cho làm quen với rừng, ở giai đoạn này ta chỉ đi bộ thôi ngày đầu khoảng 1-2km treo nó 2 đến 3 kèo. Nên nhớ treo nó ở cây thông thoáng trước xem nó có chịu gáy hay không? Lúc đầu có thể chim chưa gáy (mặc dù ở nhà đã gáy ầm ĩ) các bác nhớ là phải kiên nhẫn nhé! Một vài lần như thế là chim sẽ gáy thôi (khi chim gáy một vài tiếng là được rồi, là thành công bước đầu rồi đó). Canh giờ xem bao lâu nó gáy ... khi bổi bay ngang nó có gù phóng hay không? bổi nhập cây nó có dám gù hay không?
+ Ở trường hợp này mà nó không dám gù với con bổi ta phải quan sát xem nó có sù lông lên tìm đường đi ra ngoài cắn mổ hay teo lại ...
Nếu xù lông lên, tung bạch bạch thì hai ngày sau đi bẫy tiếp, còn teo lại thì đem về nuôi tiếp ...
+ Nó dám gù đấu với con bổi ta cho nó đấu tự do không can thiệp.... nếu may mắn bắt được con bổi ta đừng gở bổi vội mà để cho con bổi vùng vẫy khoảng 15 đến 20 phút ta xem con mồi có dám gáy gù hay không?
* Nếu nó dám gù thì anh nầy là loại lì lợm không sợ bất cứ con gì, kể cả bồ cắt, ngày mai mang đi tiếp nhưng treo nó vào cây rậm, xem nó có dám gáy gù không ... Ở giai đoạn một này con bổi mà lì như trên thì ta chỉ cần đi khoảng 10 ngày mà ngày nào nó cũng gáy gù, dù cây thưa hay cây rậm, dù trong mát hay ở ngoài nắng mà nó vẫn gáy thì coi như ta đã thành công được một bước đầu ...
* Nếu bổi dẫy bao nhiêu nó dẫy bấy nhiêu thì anh này nhất định tắt tiếng ít nhất cũng một tuần ....chờ khi nào nó gáy gù trở lại ta mới mang đi tập tiếp loại này tập vất vả đây. Loại này Ta nên áp dụng chiêu sau: Khi có chim rừng đến các bác để cho chim mồi đấu với chim rừng một hồi rồi đuổi chim rừng đi. Một lúc sau chim mồi gáy gọi chim rừng đến ta lại cho đấu một lúc rồi đuổi chim rừng đi, cứ lặp đi lặp lại nhiều lần như thế nhé, đừng ham cho đấu nhiều, nhỡ gặp con chim già rừng nó dọa chim mồi là hỏng đấy, đừng bao giờ làm chim mồi nhụt chí (tương lai của nó còn cả ở phía trước mà các bác).
Sau nhiều lần đi tập (thường là khoảng gần một mùa bẫy ở Miền Bắc,.. khoảng 3-5 tháng với thời lượng 1 tuần vài lần đem tập) chim mồi đã gáy thuộc và có đủ bản lĩnh rồi thì ta mới mang chim ra trận
- Giai đoạn 2 : Cho quen dần với xe cộ ...
Ngày đầu cho nó lên xe nổ máy để đó thỉnh thoảng rịnh rịnh vài phát ...khoảng 30 phút tắt máy mang nó treo lên cây gần nhà xem có còn dám gáy gù không? làm như vậy hai ba ngày gì đó. Nếu nó vẫn gáy gù bình thường thì ngày hôm sau ta chở nó đi khoảng 5km đánh thử vài kèo sau đó mang nó về (nhớ là chạy xe chậm chậm thôi nghen chứ chạy nhanh quá coi chừng nó bị bể xe, cứ đi bộ thì gáy gù mà mang lên xe thì tắt tiếng ....nhớ nghen từ từ thôi, dục tốc bất đạt ...)
Đi ba ngày liên tục sau đó nghỉ hai ngày cho nó lại sức, ở thời gian này ta chỉ đi một buổi thôi nhưng hôm nay buổi sáng thì ngày mai đi buổi chiều, hôm nay treo cây rậm, ngày mai treo cây thưa, chổ mát chổ nắng ....
Sau đó ta đi xa hơn khoảng 30 đến 40 km mà tốc độ xe chạy 80 đến 90 km/h mà nó vẫn gáy gù thì coi như ta đã thành công bước nữa rồi ...
- Giai đoạn 3: Tập đi rừng. Ở giai đoạn này ta cho nó làm quen với việc đi xe trong đêm đến sáng thả ra là đánh liền, vừa mệt vừa đói ....tập cho nó quen dần với việc đi xa, đói khát, lạnh, tốc độ xe ... nhưng nhớ đi trong ngày về thôi, khoảng 100km là được, về cho nó nghĩ 3 đến 4 ngày sau đó ta đi tiếp Cho nó va chạm với đủ loại bổi, dữ có, hiền có .... đủ giọng son, sấm, thổ, đồng ...coi nó phản ứng ra sao, nó có sợ giọng nào không? (lúc trước Nguyên cũng có một con sấm thổ mang đi tập nó bắt được 11 con bổi mà nó đụng con sấm đồng ở Suối dây là nó tắt đài ... khi con bổi về gù bao nhiêu nó cũng gù trả bấy nhiêu nhưng khi con bổi không gù nữa chuyển sang thúc thì nó im re ... mặc dù đã bắt được 11 con bổi) cái này đến giờ Nguyên vẫn không lý giải nổi ...có lẽ ở ngoài đồng nó đã bị một con sấm đồng nào đó đá cho sắp chết nên bể luôn).
Dù là rừng sâu hay rừng thưa mà nó vẫn gáy gù coi như ta đã hoàn tất quy trình huấn luyện một con mồi cây ....giờ thì ta chỉ còn chờ nó trổ tài mà thôi .... Chúc các bạn thành công.


                                                                        CÁCH BẪY CHIM BẰNG MỒI LỒNG
                                                                                            ***
Để đánh chim hiệu quả cần phải chọn đúng thời điểm. Các bác chọn ngày đẹp trời và vào đúng mùa bẫy gáy (ở Miền Bắc vào khoảng từ tháng 3 đến hết tháng 09 âm lịch hằng năm) tìm chỗ có chim gáy rừng và treo chim mồi để bẫy!
Tốt nhất là sáng sớm hoặc chiều. Bẫy buổi trưa chim về thường đấu một chặp là đứng rỉa lông, khó bẫy lắm. Có một thời điểm mà em thích nhất đó là lúc mới mưa xong trời hửng nắng lúc này chim rừng rất là sung, gù gáy um sùm rùi bay vút lên trời như máy bay bà già lượn một vòng đẹp mắt. (chẹp chẹp bẫy mà không dính mới là lạ).
-Thứ ba: Phải chọn đúng khu vực. Cu mồi phải treo đúng lãnh địa của chim rừng. Có một kinh nghiệm để đời: Treo ở cây bên này đường mòn thì cành thế rất là tuyệt mà chim không thèm đấu, đến khi chuyển qua bên kia đường thì chim mới đấu và dính liền. Khu vực mà chưa ai bẫy thì dễ bẫy hơn mấy khu mà người ta đã đánh nát bét.
- Tiếp nữa là phải chọn cho đúng giọng gáy: Thường thì chim giọng đồng bắt chim giọng thổ là dễ nhất. Chim giọng đồng nóng thì bắt được tất cả các giọng. Thường thì chim giọng thổ pha đồng là hạp chim rừng nhất.
1. Chọn cây để treo mồi lồng:
- Cần chọn cây có nhiều cành chuyền,tức là có nhiều cành tương đối gần nhau để chim rừng dễ dàng chuyền từ cành này sang cành khác và tiếp cận với cành thế. Phần đồng các nghệ nhân đều đánh giá cao những cây có nhiều cành chuyền trong khi chọn cây để treo mồi lồng.
- Theo kinh nghiệm thì các bạn nên chọn cây rậm ngoài mà thoáng trong. Tức là rậm lá để chim rừng khi vào mà ngại bay ra, thoáng cành để việc chuyền từ cành này đến cành khác của chim rừng diễn ra một cách dễ dàng.
Cành thế: Là cành người bẫy gáy tìm được (hoặc phải cải tạo để có được), là cành mà chim rừng sẽ bước lên đó và nhảy vào cầu nhẩy để sa lưới. Nếu chim bổi là giọng đồng hay chuông thì cành thế lỡ có xa một chút cũng được, nếu bổi là giọng sấm hay thổ thì cành thế phải thật gần với cầu nhẩy của lụp.
Vị trí của cành thế: Cách bàn sập của lưới khoảng 30-35 cm và cao hơn bàn sập khoảng 25-30cm.
1/Thế cổ điển: Tìm 02 nhánh cây , 1 cao,1 thấp, cách nhau khoảng 35 cm sao cho khi móc lụp vào nhánh cao ,mặt lụp hướng vô thân cây, cành thế phải đối diện hoặc song song với cầu tử khoảng 30cm thì ok.
Ưu: - Chim dể nhảy,bắt nhanh
Nhược: - Chim trận, chim bể nhát lụp, nhảy tàn xung quanh lụp quần mồi tả tơi mà không bắt được
Dùng thế này để đánh thăm dò, bắt chim nguyên,chim non.
2/Thế cải tiến: Củng chọn nhánh thế tương tư như trên nhưng móc lụp sát ngoài ngọn cây(ép tàn).
Ưu: - Dấu được lụp nên chim ngoài ít sợ
- Chim vô tàn khó ra
Nhược: - Khó treo lụp,dể bị kiến thui
- Hạn chế tầm quan sát của chim mồi.
Dùng thế này để đánh chim trận, nhát lụp, chim đã bị nhiều người đánh.
3/Thế cô đơn: Chọn một cành cây duy nhất ,hơi cong như cần câu cá, móc lụp ngoài ngọn cây, “cầu lụp” hướng vô thân cây một góc 45 độ.
Ưu: - Ép chim rừng nhảy.
Nhược: - Chim non, chim bể sợ mồi.
- Chim mồi đấu trong thế hạ (ép mồi)
Dùng thế này để đánh chim trận,chim dữ.

2. Chọn chim rừng để bẫy: Thực ra thì ở đây ý của em không phải là chỉ khuyên các bác chọn chim hay để bẫy (điều này thì đương nhiên rồi) mà còn một vấn đề nữa là: chọn chim rừng đúng vào lúc căng lửa nhất để bẫy thì mới được).
Cách chọn: Khi treo chim mồi lên chim rừng bay lại đấu nhưng phải vừa đấu, vừa chuyền từ cành này sang cành khác, từ cây này sang cây khác liên tục và phải chung cây rồi chuyền cành liên tục thì mới là con chim rừng chịu đánh với chim mồi. Nếu điều nói trên mà không xảy ra, chim rừng cứ gáy đấu xa xa hoặc nếu có lại gần thì chỉ đứng yên một chỗ mà gáy đấu, rất hạn chế di chuyển, tiếng gáy không có gì là gấp gáp mà chỉ gáy đấu cho có lệ (có lẽ hoocmon testocteron tiết ra ít quá không đủ làm chim căng lửa). Thì tốt nhất là các bác nên tìm con chim rừng khác mà bẫy nhé, nếu bẫy những chú chim có biểu hiện như vậy thì các bác sẽ mất ngày mất buổi với nó đấy, hôm đó nó sẽ không vào lưới đâu cho dù chim mồi có hay bằng mấy đi nữa. Các bác nhớ nhé!
Một lưu ý nữa là: Nếu gặp phải con chim quá già rừng (chim mồi gáy gọi nó đến nhưng khi nó đến đấu thì chim mồi im tiếng như là sợ nó thì có 2 lí do để các bác nên tìm chú chim rừng khác mà bẫy đó là: Nếu bẫy được nó thì cũng phải rất khó khăn, phải đổi mồi già rừng,... nhưng khi bắt được nó rồi thì nó rất dễ tuyệt thực đến chết, giả sử nó có sống thì khi ta thuần được nó tuổi thọ của nó ở với ta cũng chẳng bằng những con chưa quá già rừng. Lí do thứ hai là: Hôm đó ta phải về mang mồi khác đến bẫy có khi lại mất cả buổi ấy chứ lại, nên để dành nó đó hôm khác mang chim mồi già rừng đến bẫy còn hôm đó thì nên tìm chú chim rừng khác mà bẫy cho khỏi mất công các bác nhé!
Người mới bắt đầu chơi thường thiếu kinh nghiệm bẫy chim, có khi gặp con chim quá già rừng, chim mồi không dám đấu lại đổ tại chim mồi kém mà tức chí rồi sa thải chim mồi,...
Có khi cả tuần gặp toàn chim rừng rách lưới, chim già rừng hoặc gặp hôm thời tiết không tốt chim mồi và chim rừng không ham đấu (nếu hôm trời sắp mưa kéo dài thì chim rừng ham ăn để tích trữ năng lượng mà chỉ có mình chim mồi độc thoại thôi, vì kho lương thực của chim mồi đang còn dồi dào mà)
Vì vậy người chơi chim mồi phải là người có kinh nghiệm, biết đánh giá chim mồi đúng "năng lực" thực tế của nó và quan trọng hơn nữa là phải thận trọng trong quyết định sa thải chim mồi... kẻo khi sa thải rồi lại hối hận (nói thì vậy nhưng em cũng đã phải đóng học phí nhiều cho những vụ như thế này rồi đó các bác ạ!)
3. Việc treo chim mồi ở các cây vào các thời điểm khác nhau trong ngày cũng không giống nhau: Buổi sáng nên treo vào những cây tương đối thoáng đãng và có nhiều ánh sáng, buổi trưa nên treo mồi lồng vào những cây có tán rậm, tạo cảm giác mát mẻ cho mồi và chim rừng, buổi chiều cũng vậy.
Điểm lưu ý cuối cùng là treo chim mồi lồng phải không được làm chói mắt chim rừng (đảm bảo cho ánh sáng truyền theo thứ tự ưu tiên là: Mặt trời -> chim rừng -> chim mồi).


                                                                     ĐỊA HÌNH BẪY CHIM
                                                                               ***
Xưa nay các nghệ nhân lão thành thường cho rằng biết được địa hình, cây cội của chim hay đậu là ta đã nắm chắc 60% phần thắng ... còn 40% còn lại là nhờ vào tài năng của con mồi cho nên việc xác định cây cội là vô cùng quan trọng. Cũng một con bổi đó mà ta có thể đánh bẫy 3 đến 4 lần vẫn không bắt được nhưng nếu ta biết được cội của nó thì có khả năng bắt được nó chỉ trong một lần bẫy.
- Thế cây cội nó ra làm sao? nó có gì khác biệt với những cây khác? đây là những kinh nghiệm sương máu mà ít có nghệ nhân nào dám nói ra "sống để bụng, chết mang theo”. Phải trải qua quá trình lâu dài, chiêm nghiệm thực tế ta mới có thể biết được sự khác biệt ấy cho nên khi nhìn vào thế rừng, thế cây, thế đất, thế nước .... có thể đoán được đâu là cây cội, các bạn có tin không? Nghe nhé!
1. Cội độc lập: - Cội độc lập là cội được cho vào dạng ưu tiên số một .... giữa một bãi đất trống trãi, bằng phẳng ... có một cây đứng giữa đồng trống ... đây là cây thế mà tất cả các con bổi dữ đều muốn chiếm giữ làm cội riêng .... cho nên tại cội độc lập này vẫn thường xảy ra các cuộc hỗn chiến một mất một còn, để dành cho kỳ được cội này. Cho nên khi bạn bẫy ở cội độc lập này có thể bắt từ hai đến ba con bổi một chổ mà không cần dời kèo ... Cho nên địa hình này luôn luôn chọn làm ưu tiên số một.
2. Cây khô giữa một rừng cây tươi, ở bên dưới có một khoảng đất trống, bằng phẳng ít cỏ ... đây là bãi ăn của chim, khi ăn no bảo đảm bay đậu ngay cây khô mà đứng rĩa lông ... được chọn làm ưu tiên số hai.
3. Cội ngủ, nghỉ ... một rừng cây có một bãi đất trống ở bìa rừng ... ta đi quan sát dưới gốc cây nào có phân chim ... bảo đảm đây là cội chim nghĩ trưa hay ngủ ... cứ treo mồi vào đây ... thế nào cũng có chiến lợi phẩm ... được chọn làm ưu tiên số ba.
4. Cội nước (cái này là Nguyên gọi như vậy thôi chứ không biết các anh em khác gọi là gì) gần triền suối có một cây khô hay một cây tươi có ít nhánh, cao hơn các cây khác ... bảo đảm chim sẽ bay về đậu ngay cây này trước khi sà xuống uống nước ... được chọn làm ưu tiên số bốn.
5. Chỉ có một cây cao nhất đứng giữa một hàng cây, ta nên chọn cây này ... (nhưng hơi nguy hiểm vì bồ cắt hay chọn loại cây cao này đậu để chúng dễ quan sát tìm mồi)


                                                            GIẢI PHÁP BẮT BỔI KHI GẶP BỔI KHÓ BẮT
                                                                                         ***
Thông thường đã đi gác cu, không ai là người chưa từng đụng chim bổi trận phải không các bạn, tuy chim trận khác nhau, địa hình khác nhau, nhưng kết qủa rất giống nhau ở chỗ, đấu riết đến chiều tối chim mồi mệt nhoài người thì đói rã rời,tinh thần thì căng thẳng (ức lắm chứ ) đành bó tay ra về thôi.
Tuy nhiên mình khuyên các bạn đừng vội buồn bã, hãy bình tĩnh tìm giải pháp thu phục nó nhe!.
Hầu hết những người đam mê thú gác cu đều bày tỏ quan điểm không đồng tình với với cách bẫy chim bổi ngoài rừng bằng loại rập lưới. Bởi đây là loại bẫy diệt chủng, hơn nữa nó không hề xảy ra quá trình phô diễn, thi đấu tài năng giữa chim mồi với chim bổi bên ngoài, nên không thể hiện tính chất nghệ thuật của cái thú chơi chim cu cườm. Điều đó thì ai cũng rõ, song cũng có nghệ nhân tâm tư rằng: Nếu gặp một con chim bổi ngoài rừng quá hay, hay đến mức mà người ta phải bất chấp chuyện có nghệ thuật hay không cần nghệ thuật, chỉ cần bắt cho bằng được con chim bổi hay này để nuôi. Bởi nghệ nhân đã dùng đủ loại bẫy lục (những loại bẫy có tạo ra thế đấu đá của con mồi với con bổi) mà vẫn không thể nào bẫy được con chim bổi nên cực chẳng đã nghệ nhân mới “phạm huý”, thậm chí còn tự hứa với lòng mình là chỉ một lần chỉ dùng bẫy rập để bắt con chim bổi cực hay này, không bắt đại trà. Đúng là trong trường hợp này, mục đích tối thượng của nghệ nhân là làm sao cho chú chim bổi cực hay kia phải ở trong khuôn viên nhà mình càng sớm càng tốt. Điều này thật dễ hiểu và dễ thông cảm. Xin miễn bàn thêm!
Nhưng nếu đã dùng đến bẫy rập mà gặp phải con chim cực khôn, nó cảnh giác đến mức không thèm bén mảng đến khu vực mình bày bố bẫy lưới rập nên vẫn không tài nào bắt được nó. Chẳng nhẽ bó tay sao…. !
Đối với những nghệ nhân thiên về chiều hướng lấy nghệ thuật làm trọng, muốn chinh phục con chim bổi cực hay bên ngoài bằng chính năng lực của con chim mồi cộng với trí lực của kẻ gác cu, nghĩa là làm cho con chim bổi ngoài rừng thực sự tâm phục, khẩu phục mới nhảy vào bẫy lục chứ không phải do xớn xác mà chui nhằm đầu vào mấy chục mét lưới giã cào.
Với loài chim cu cườm, muốn con chim bổi chịu nhảy vào bẫy lục thì đòi hỏi tài năng của con chim mồi. Điều này thì ai cũng biết. Thường thì con chim mồi hay, đủ bài bản, nước non thì khả năng dụ bắt chim bổi ngoài rừng đạt hiệu quả rất cao, nhưng không hẳn hoàn toàn nghiệm đúng cái lý thuyết này. Có bao giờ bạn gặp trường hợp đưa con chim mồi thiện chiến số một đi bẫy mà vẫn không bắt được con chim bổi ngoài rừng, trong khi đó dùng một con chim bổi mới nổi lên đưa đi bẫy lại bắt được con bổi mà “đàn anh” chịu thua. Vì sao vậy? Theo tôi, còn nhiều câu hỏi lý thú để các nghệ nhân bàn luận, trao đổi, giải bày. Cổ nhân đã dạy: “Nghề chơi cũng lắm công phu” quả thật là chí lý!
Trở lại chủ đề chính mà chúng ta cùng quan tâm là gặp phải con chim bổi ngoài rừng cực hay, cực khôn, đã bẫy bằng các loại bẫy lục nhưng rất khó có khả năng bắt được chúng. Mặc dù vậy, nghệ nhân vẫn quyết chí bắt bằng được.
- Cách 1: Khi đi bẫy đưa theo 2 con chim mồi trong hai lục (tạm gọi là thế liên hoàn tiếp đấu):
- Trong đó có một con chim mồi có cùng giọng với con bổi ngoài rừng (ví dụ: con bổi giọng đồng; con mồi cũng giọng đồng): điều này giúp tạo hiệu ứng “khắc giọng”, “kỵ giọng” (hiểu nôm na như con người bị “khắc tuổi”, “kỵ tuổi”). Ta tạm gọi con mồi này là con mồi số 1.
- Và con chim mồi còn lại có giọng khác với giọng con bổi ngoài rừng (con mồi này có giọng thổ hoặc giọng kim cũng được nếu như con bổi ngoài rừng gáy giọng đồng): điều này giúp tạo hiệu ứng “hạp giọng”. Ta tạm đặt con mồi này là con mồi số 2.
- Ta đã xác định được địa bàn cư trú của con chim bổi khó tính này rồi thì khi đến nơi hãy nhanh chóng chọn tàn (cây), chọn kèo thế (cành cây) cho thật tốt.
- Trước tiên, ta chỉ treo lục chim mồi số 1: con mồi có cùng giọng với con bổi ngoài rừng (con bổi giọng đồng; con mồi cũng giọng đồng). Vì “khắc giọng” (tức là cùng gáy một giọng) nên thường con bổi chỉ đấu xuôn chiếu lệ chứ ít tức khí để lao vào xua đuổi, đấm đá (chắc chúng nghĩ có giọng gáy giống nhau thì phải có họ hàng, dòng tộc, hoặc không khéo lại là con rơi, con rớt chi đó nên không nỡ “nồi da nấu thịt” thì phải???).
- Trong lúc này, ta nên “giấu kín” con chim mồi còn lại (tức con mồi số 2). “Giấu kín” ý muốn nói là đừng cho con mồi số 2 gáy hoặc đừng cho con bổi ngoài rừng nghe tiếng gáy của con mồi này. Hãy giữ bí mật con ác chủ bài này (con mồi số 2) đến giờ G.
- Nếu đấu một, hai tiếng đồng hồ với con mồi số 1 mà con chim bổi lơi ra, tự bỏ đi thì cũng tốt. Còn không, ta chủ động tạo cớ cho con chim bổi bay đi (ví dụ: giả bộ vô tình đi về hướng tàn cây treo lục, nên nhớ phải hết sức nhẹ nhàng, tĩnh lặng; tối kỵ văng ném, rượt đuổi làm cho con chim bổi thất kinh hồn vía).
- Sau khi con chim bổi đi rồi, ta nhanh chóng thay lục có con mồi số 2 (khác giọng gáy với con bổi ngoài) vào đúng ngay vị trí của lục số 1 vừa mới lấy xuống.
- Trong lúc này, ta lại phải “giấu kín” con chim mồi mồi số 1. Đừng cho con mồi số 1 gáy hoặc đừng cho con bổi ngoài rừng nghe tiếng gáy của con mồi này.
- Và đây là khoẳn khắc chờ đến giờ G. Nếu bạn chọn được vị trí quan sát tốt, bạn sẽ thấy khi con mồi số 2 của ta vừa mở miệng, lập tức từ một gốc rừng đâu đó, chú chim bổi cất tiếng đáp lại rồi đập cánh phành phạch vút lên trời cao, sau đó lỉa thẳng vào tàn cây, tót lên kèo thế để tiếp tục thi đấu hiệp hai. Và chú chim bổi nhanh chóng phát hiện ra một kẻ lạ mặt khác, gáy khác giọng (cũng có nghĩa là rất hạp gọng với chú ta). Thế là một trận quyết đấu thư hùng, sống mái diễn ra. “Khôn ba năm, dại một giờ” là lúc này đây.
- Cách 2: Xa luân chiến ...( hôm nay cho con bổi đấu với con mồi này , ngày mai cho đấu với con mồi khác ... ngày nào cũng đấu hoặc ba ngày đấu một trận ...cách này cũng hay nhưng nếu ta không bắt được con bổi đó ... thì con bổi sẽ bị bể mồi ....khó mà bắt được nó sau này ....).
- Cách 3: Dùng con mồi trận (bắt từ 200 con bổi trở lên) cho đấu với con bổi trận 2 ngày liên tục ... ngày thứ 3 đem con bổi mới nổi đến bẫy...có khả năng bắt được. vì trước đó con mồi trận nó gáy gù đủ bài bản, ra chiêu dụ bổi liên tục ... con bổi bị nhợn ...tức quá đá điên với con mồi mới nổi vì con mồi này chưa biết dụ bổi như thế nào ... chỉ biết gáy gù hết mình, cách này cũng không hiệu quả lắm.
- Cách 4: Mỹ nhân kế ... chúng ta dùng con mồi cây thật dữ đấu với con bổi ....thả con mồi đất (chim mái) đứng lững thững dưới đất . Khi bổi đấu quyết liệt với mồi cây ...bất phân thắng bại ...bổi ta đường nào cũng toan xuống đất dí mái ...thế là ....cho vào túi rút.
- Cách 5: Đấu từ sáng sớm. Hãy nhớ lại từ lúc đầu đụng con bổi định hướng đi, về, cội đứng, cội đấu, nhằm xác định chính xác cội ở của chim trận (đôi lúc chim bổi đấu đến chiều tối ngủ luôn ngay cội đấu). Để làm gì ư? Bạn hãy chọn kèo thật đẹp. Nhưng nhớ nếu chim bổi là giọng đồng hay chuông thì kèo nhẩy lỡ có xa một chút cũng được, nếu bổi là giọng sấm hay thổ thì kèo nhẩy phải thật gần với cầu nhẩy của lụp. Còn mồi đất thì sao? Sáng sớm hôm sau lúc trời còn chưa sáng nha, mình đã phải có mặt tại hiện trường nơi mà ta đã bầy binh, bố trận sẵn.đặt mồi vào đúng vị trí, sau đó ngồi vào chỗ núp, huýt sáo hay dùng cách riêng báo hiệu cho chim mồi biết ý chủ nhân muốn nó cất tiếng gáy. Các bạn hãy hình dung thử chim bổi đang trong giấc ngủ mơ màng bỗng giật mình vì tiếng kẻ lạ xâm nhập, trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê, chỉ nghe tiếng gáy là chính không hề nhìn thấy chim mồi, mà nhất là cái lụp, lồng chụp …. với cách này mình cũng đã sở hữu khá nhiều chim bổi trận rồi đó.
- Nếu đánh mồi dây sáng thật sớm đem con mồi dây thả ngay cội con bổi ... nếu con bổi chịu đá lộn thì từ 5 đến 15 phút thì ...bỏ em nó vào túi rút ...nếu con bổi nhác đá và quá trận, thì thả mồi dây cho đi bộ chơi ...bổi ta đường nào cũng nhào xuống vì con mồi dây đuôi dài y như con bổi ...đá 1 trận sau đó đem mồi về ...sáng mai bắt .... Quả thật nghề chơi cũng lắm công phu! Phải biết cách và điêu luyện nghệ thuật “bày binh bố trận” thì mới nắm chắc phần thắng và trở thành nhà cầm quân lỗi lạc…Nhưng xin đừng quên quy luật ở đời: Có thắng ắt có bại – đó là chuyện thường tình!
- Cách 6: Cách này hiệu quả nhưng khó thực hiện và phải có thời gian, chờ khi nào nó xây tổ ta tìm đến canh lúc nó có con ta đem con mồi treo sát bên tổ của nó, bảo đảm bắt ngay. (nhớ là lúc trên tổ đã có con nhỏ mới hiệu quả).

Vài kinh nghiệm khi bẫy chim rừng khôn ngoan bằng mồi lồng!
Trong nghề chơi, nếu một ai đó đã từng mang chim mồi đi bẫy thường có những lúc mong gặp một con chim rừng hay để bẫy và đa phần những con chim này thường là những con chim rất khôn ngoan và không dễ gì mà bẫy được nếu người chơi thiếu kinh nghiệm, ít tinh tế trong việc đánh giá đúng con chim rừng. Và vì vậy thì thưòng chịu thua nó,… Buổi đầu đi bẫy ai mà chẳng vậy phải không mấy bác?!
Để bẫy được những chú chim như vậy thì việc đầu tiên các bác cần phải có trong tay là chú mồi khôn ngoan và đầy kinh nghiệm chiến trường ( và nhớ là đừng có mang những chú mồi lỡ, mồi non đi bẫy đấy vì rất dễ bị nó làm cho bể trận rồi hư luôn) nhưng chưa đủ, các bác cần phải có thêm chút ít kinh nghiệm nữa nhé!
Thứ nhất: Phải chọn thời tiết đẹp, chọn thời điểm mà các bác có thể có thời gian khoảng 2-3 ngày có thể đi bẫy liên tục mà không sợ phải làm những việc khác ( cái này rất khó đối với đại đa số những người như chúng mình, chí dễ đối với các cụ về hưu rồi thôi,…!
Thứ hai: phải chọn thời điểm chim rừng căng lửa và không phải lúc chim mái đang bám trống (tốt nhất là những lúc như chim mái đang ấp trứng chẳng hạn).
Thứ ba: Phải tìm được đúng cội (thung) của chú chim rừng này (đôi khi chỉ cách một con mương, một con đường, một cái ao, một con sông,… nhưng là gianh giới của 2 đôi chim gáy khác nhau đó. Việc tìm đúng cội của nó rất có giá trị trong việc bẫy chim bổi khôn..
Thứ tư: là phải kiên định, phải chuẩn bị đầy đủ đồ ăn thức uống cho người đi bẫy trong ngày ( việc ăn mì tôm, bánh mì và uống nước đóng chai là những việc thường ngày của người chơi chim gáy mồi đấy). Dứt khoát không nôn nóng, hết thở dài rồi lại than ngắn. Người chơi chim gáy phải luyện được công lực là: lòng tĩnh như trời xanh, lúc chim rừng xuống cành thế thì hồi hộp (nhưng không phải chim cứ xuống cành thế là vào lưới đâu), lúc chim rừng sa lưới rồi cũng vui những cũng rất bình tĩnh, cầm sào lại lấy chim bổi trận mà xem như việc tất nhiên là phải vậy.
** Tối kị việc dùng nhiều mồi để bẫy nó cùng một lúc, và tuyệt đối không được thay đổi chiến thuật trong một buổi. Đã treo mổi lên rồi có nghĩa là các bác phải đảm bảo rằng: đã đúng cây, đúng cội và trong suốt thời gian đi bẫy trong ngày hôm đó, từ lúc treo mồi lên cho tới lúc hạ mồi xuống chỉ có mình mồi và chim rừng thôi, con người không được có thêm những tác động gì cả mà 100% là ở con mồi của mình, chớ thấy chim rừng gù gáy loạn xạ cả lên thấy mồi im tịt thì chán, rồi lại thay mồi khác. Chắc gì những chú mồi tân binh, lắm mồm, lắm miệng đã đủ võ để chinh phạt, trong cái im lặng của mồi nhưng là đầy sát khí đấy, cái im lặng của chim mồi nhưng là xuất chiêu đầy công lực thâm hậu đấy. Mình đánh giá rất cao những chú chim mồi luôn biết chịu nín, biết im lặng trước những chú chim rừng khôn ngoan (việc lên tiếng để chim rừng khôn ngoan chung được cây với mồi không phải đã là một kỳ tích đó sao?!) còn sau đó là việc dụ chim rừng sa lưới mới là đoạn kết có hậu chứ! đâu có phải là chim chiến để phân biệt hơn thua với chim rừng bằng giọng gáy, (hơn chim rừng mà không dụ cho nó vào lưới thì cũng là đò bỏ đi mà thôi), Kinh nghiệm của bản thân mình khi bẫy gáy cho thấy: lúc chung cây mà chim rừng cứ gáy, gù như muốn ăn tươi, nuốt sống chim mồi đi ấy, thì là điều tốt, lúc đó mà chim mồi im lặng, thi thoảng mới gáy vài tiếng nhè nhẹ như báo với chim rừng là: tớ vẫn đang còn đây đấy, đừng có mà xem thường nhau nhé! thế là ổn!
Thứ năm là: Các bác nên nhớ rằng việc bẫy được chim rừng hay không là do chim mồi quyết định cả! Con người hỗ trợ chim mồi bằng kế hoạch như là chọn thời gian thi đấu, chọn địa điểm giao tranh,… còn tuyệt đối con người không nên can thiệp vào theo ý kiến chủ quan của mình để làm hỏng cuộc thi (nên nhớ là chim mồi và cả chim rừng không thích sự can thiệp của các bác lúc này mà thay vào đó là sự tĩnh lặng của tự nhiên).
Một con bổi hay trong tự nhiên thường là rất hiếm, bẫy được nó là niềm hạnh phúc của người chơi vì phải là người có kinh nghiệm thực sự mới bẫy được. Nhân đây mình cũng xin nói thực lòng với những người thực sự có niềm đam mê chim gáy rằng: Chim gáy hay trong tự nhiên không có nhiều (cả một vùng rộng lớn hàng mấy xã mới xuất hiện một vài con), khi có một ai đó đã được sở hữu những chú bổi hay, chim mồi quý thì cần phải biết trân trọng chúng như một vật quý nhé! ngoài ý nghĩa là một con chim mồi trong nghề chơi ra thì hình như nó còn là một thứ tình cảm của người chơi nữa đấy! đi công tác xa thì nhớ chúng, và,… các bác có tin là chúng cũng nhớ chúng ta (những chủ nhân đích thực của nó) có đấy: con chim gáy thì việc biểu thị tình cảm của nó không rõ ràng nhưng mình nghĩ là có. Chim gáy mồi của mình chỉ mình treo, rút sào là gáy,… còn người khác treo thì không hẳn là vậy,… khi đang gáy mà có người đi qua là nó im lặng,… nếu mình không xuất hiện (lên tiếng cho nó nghe, huýt sáo cho nó nghe hoặc xuất hiện cho nó thấy thì nó chẳng gáy đâu,… có lẽ nó sợ người không phải là chủ nó bắt mất!), mùa bẫy mà đang có chim cắt, nếu treo ở nhữn cây quá rậm rạp là nó không gáy vì hình như nó không quan sát xung quanh được nên sợ nguy hiểm và không đủ tự tin để gáy. Con chim đa đa mồi của mình chỉ có mình đút mồi cho nó là nó chạy lại và mổ lấy mồi trong tay mình mà ăn, còn người lạ thì dù là mồi ngon đến mấy nhưng nó không đến gần, !!! săn của mình khi mình đi bẫy chim mà không cho nó theo, khi mình về đến nhà lúc tối mịt nó chạy ra đầu tiên đón mình từ ngõ rồi liếm láp khắp tay mình,...nó quấn lấy mình đến hàng chục phút chứ chẳng ít đâu! đó là cách thể hiện tình cảm của những con mồi mình nuôi với chủ nhân đích thực của nó, cảm nhận được điều này mới thấy hết sự thú vị trong nghề chơi các bác à!
Thật buồn khi thấy có một vài người chơi mua chim về rất nhiều mà không đủ thời gian dành cho chúng, ít nhất một ngày mỗi con chim phải mất đến dăm phút ta dành cho chúng (nhớ là ban ngày ạ!), chứ đừng nói là có thời gian cho chúng đi tập mồi nữa thì thử hỏi làm sao mà chim hay cho được.
Một số bác thì có sáng kiến là nhờ người nuôi, nhờ người đi bẫy để chim gáy thành mồi đièu đó cũng tốt nhưng mình dám chắc rằng, con mồi đó sẽ có những hạn chế khi đến tay các bác sử dụng.
Theo thiển ý của mình thì: đã có rất đông người yêu con chim gáy bình dị nhưng để hiểu hết được tính nết của một vài con chim mồi thì không phải ai cũng làm được vậy, không phải là chúng ta không đủ trình mà cái chính là không đủ thời gian đó mấy bác! Vậy thì hãy khoan để đi đến những kết luận: con mồi này hay, con mồi kia sát bổi,... có chăng chỉ đánh giá được nó phần nào qua tiếng gáy của nó mà thôi. Còn một lí do nữa để các bậc tiền bối mà anh em mình đã gặp trong nghề chơi hình như không ai bán con chim mồi của mình vì chỉ sợ người mua không hiếu hết được nó mà thôi!
                                                        CÁCH CHỌN CHIM MỒI ĐẤT-ĐÁNH DÒ
                                                                              ***
Chim mồi đất có 2 loại.
- Loại mồi đất kết hợp với mồi bẹo dùng đánh lưới úp, nghệ nhân các tỉnh phía bắc hay dùng cách đánh này để bắt bổi.
- Loại mồi đất úp trong lụp (hoặc buộc chân đánh trần ko up lup) dùng dò để bắt chim bổi.Các nghệ nhân các tỉnh phía nam thường dùng cách đánh này.
Ở đây chỉ xin đề cập đến cách chọn con mồi đất đánh bằng dò bởi loại này mang tính nghệ thuật hơn, đòi hỏi con mồi phải có thực tài mới mong nhử được bổi xuống bãi đã giăng dò và bị bắt.
Cách chọn con mồi để đánh đất cũng như cách chọn chim mồi lụp, nhưng có vài điểm hơi khác.
- Con mồi đất phải là con chim thật dữ, chịu đá lộn ...thế thì nhìn ở đâu mà ta biết được con mồi chịu đá lộn hay không đá lộn :
+ Lông dày, to bản ...
+ Phần đầu chóp cánh phải trắng sát, kéo càng dài càng tốt.
Đó là đặc điểm của con mồi đá vô địch, loại này nếu để ý ta phát hiện ra ngay vì khi chim khép cánh lại thì đường trắng hay chòm lông trắng ở đầu cánh vẫn nổi trội hơn những con chim khác trong chuồng...nhớ nghen!
Vóc dáng: chim lớn con,dài dọc, lông đỏ(chịu nắng tốt hơn).
Giọng: thổ, sấm(bền chim. giọng đồng, son , kim, chơi nhanh, bắt chim nhanh nhưng không bền chim,)
Chân: chân cao hay thấp không quan trọng, miễn đừng sục bội là được (thúc ra đòi đá chim bổi) đôi khi mấy con chân ngắn cứ yên một chỗ thúc, không chịu đi lại, làm chim bổi không thấy chậm rớt.
Gù: không cần gù dài, quan trong là không được bỏ gù nửa chừng, (chim đánh lụp thì con nào cũng gù hết, nhưng thả đất không phải con nào cũng gù, bỏ gù là chuyện thường sảy ra)
- Chọn những con khi ta cho nó gù với những con mồi khác, nó chỉ đứng 1 chỗ gù, không lội, lao ra cắn... nhìn chung phải chững chạc ... phải có tư thế của con mồi hay.
- Quy càng đóng dày chừng nào càng tốt chừng đó, đó là sức bền của con mồi, sự chịu đựng bền bĩ, dẻo dai cần có của con mồi đánh đất. À các bạn nên để ý thêm chọn những con mà phần quy có màu đậm, xẫm (xám chì), loại này chịu nắng rất tốt
Các tiêu chuẩn ở trên rút lại là tìm một con mồi có sức bền là cốt lõi, vì không như chim đánh lụp, lúc nào lúa, nước cũng bên cạnh, cần là uống. Chim đánh đất, đổ ra bội là chỉ có chơi, không nước, không thức ăn, kèo nào mau không sao, có những kèo 2-3 tiếng là mất sức rất nhiều. (nên không ai cho chim mồi ăn cám bao giờ cả)
Mồi đất Hay :
Một con mồi đất hay là khi úp dưới đất vẫn gáy gọi như trên cây (giọng tốt, rõ, sát bổi) nếu không được như vậy thì phải biết rước (gù, thúc khi thấy chim bổi về cây) về nước gù thì biết gù căn (chim bổi đang gù thì mồi không gù, căn bổi vùa gù xong thì gù) và biết dẫn bội (chim mồi vừa gù vừa đi vòng quanh bội, chim rừng đi vòng vòng theo sẽ mau dính dò hơn)
Tóm lại lựa theo tiêu chuẩn của một con mồi lụp hay + với những tiêu chuẩn trên đây sẽ có một con mồi đất xuất sắc.
Đào tạo một con mồi đất khó khăn hơn mồi cây, chim phải có it' nhất 4 năm lồng mới thuần thục được, thông thường nuôi hai năn lồng người ta gác lụp 2-3 năm nữa mới thả đất.
Còn về cách chăn sóc thì về phần lúa thì các bác đã nói cả rồi, em chỉ góp ý chút xíu thôi:
Không nên trộn lúa với trứng, hay bị kiến bu (có ngày chúng nó thịt con chim của các bác luôn ý) cứ ăn lúa mẩy là đủ rồi.
Không nên cho ăn mè thất thường, nếu cho ăn thì phải có thường trực, cho ăn thất thường chim thay lông (nếu chim đang thay lông thì cho ăn)
nên thay bằng kê, mỗi ngày hay vài ba ngày một thìa cà phê kê. Đậu xanh, đậu phộng (lạc), bắp thỉnh thoảng cho vài hột.

                                           
Nhất huỳnh liên
Nhì liên giáp
Tam quá khóe
Tứ chân khô
Ngũ liên hoàn
Lục cườm rựng

hoanglech

  • Chính thức
  • ***
  • Bài viết: 63
  • Thanks 14
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: cu gáy toàn tập
« Trả lời #2 vào lúc: 21/01/2014 02:26:46PM »

                                                PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYÊN MỘT CON MỒI ĐẤT (có úp)
                                                                                 ***
Như chúng ta đã biết tập tính và đời sống của chim cu cườm, đa phần gáy gù đều ở trên cây cao là chủ yếu, xuống đất chỉ để kiếm ăn, và uống nước ... nên khi ta huấn luyện nó thành một con mồi đất, không phải con nào cũng trở thành một con mồi đánh đất , mặc dù khi ta treo nó trên cây nó gáy gù nghe rất đã nhưng khi ta cho nó xuống đất thì nó cứ tung bành bạch .... thử hỏi làm sao mà gáy gù, cái cổ thì teo lại, cái đầu lúc nào cũng nhướng lên cao .... chẳng lẻ bó tay sao? ... Hãy kiên nhẫn rồi thành công sẽ mỉm cười với bạn mà thôi!
- Khi chọn một con bổi ưng ý đưa xuống đất ta phải để ý mấy vấn đề sau:
Thứ nhất: Quy cực dày, chồng khít như ngói lợp nhà ...
Thứ hai: Khổ cườm phải lớn, gù phóng ít nhất cũng 2 đạc, khi thúc thật dồn, thỉnh thoảng phóng một đạc ... mồi đánh đất mà không gù phóng, gù rước, không thúc dồn thì làm sao mà đem bổi trên cao xuống đất được.
Thứ ba: Chóp cánh phải trắng, thật trắng ...mới chịu đá lộn ...
Thứ tư: Mắt phải thật lì .... màu mắt này ai để ý kỹ mới phát hiện được, khi bạn đem con mồi ra tới rừng, nhìn vào cặp mắt của nó ta có thể đoán được nó là con may rừng hay nhát rừng, lì hay nhát (những anh nhát mà ta đem thả nó xuống đất thì suốt ngày không gáy một tiếng ...)
Thứ năm: Lông thô và chịu nắng, con mồi đất mà không chịu được nắng thì thua ....
- Tại sao ta phải chọn? thưa các bạn khi ta thả mồi dưới đất thường thì nguy hiểm hơn ở trên cao chó mèo, chồn, rắn, bồ cắt ...thậm chí có con còn bị cả gà nó mổ rụng lông tơi tả ... như vậy ta có nên chọn con bổi lì đưa xuống đất hay không?
Và đây là phương pháp huấn luyện:
Khi con bổi đả nổi mùi, sa cầu nhịp cánh hay thấy con gà !!! đi ngang qua là nó cất tiếng gù cù cụ, cù cụ .... ta tiến hành huấn luyện.
- giai đoạn một như sau: Chọn một cây thế cao khoảng 5 đến 7m, cây cội này thường xuyên có bổi bay về đậu ... sáng thật sớm ta thả mồi vào bội.
- Lần đầu thả ra bội (lồng úp) nếu mồi giãy, tung, (hoặc nhiều lần sau vẫn tung) Ta có thể khắc phục vấn đề này bằng cách: chọn một bãi đất, có bổi hay không cũng được, đặt bội xong mở cửa bội, đồng thời mở cửa lồng để lồng và bội thông nhau, rồi cứ để vậy cho mồi ra vào tự nhiên, ra ăn đất sau đó vào lồng uống nước, nói chung là tự do ra vào. Do bị nhốt trong lồng lâu ngày, con nào thấy đất cát cũng đều thích cả, nhát lắm thì để một lúc là ra ngay, ngó nghiêng ngó ngông rồi đi vào, rất ít trường hợp tung giãy, cứ thế để trong 10, 15 hay 30 phút... tùy vào thời gian rãnh của các Bác. Cách tập này giúp mồi quen dần dần với bội, ta cứ lặp đi lặp lại chừng vài ba lần là quen bội ngay, ta sẽ thấy sau khi đặt lồng và bội thông nhau, thời gian mồi từ lồng ra bội càng ngắn lại, có con mồi dễ chơi khi được áp dụng cách này một lần là lần sau tự chạy ra bội ngay, không mất nhiều thời gian đâu. Sau khi thấy mồi quen bội rồi bắt đầu có thể tập.
+ Làm cách này khi mồi lần đầu ra bội sẽ không giãy tung, chứ con mồi hay mà giãy tung, máu me không, nhiều khi nhát quá bể luôn... thì xót lắm.
+ Lần đầu mà ép ra bội ngay, có giãy tung, sau đó đa số vẫn thuần được nhưng có trường hợp bị bể, lông xác xơ, nuôi lại lâu và mất thời gian hơn không áp dụng giai đoạn này...và nhiều phiền phức khác nửa...
- Ta treo một con bẹo gần đó, khi con bẹo gáy, bổi bay về đáp vào cây cội nếu con mồi đất gù rước một hai đạc coi như được ... còn nó im ru thì mang về nuôi tiếp.
Ta quan sát xem con mồi dưới đất sau khi phóng một hai đạc nó có thúc dồn hay không? hay chỉ tung, tìm cách bay lên cây đá bổi ....có nhiều con ở dưới đất mà cứ bói xòe cánh mới lạ chứ ... dù thế nào ta chỉ đánh đúng một vùng là về ....
Khi về nhà ta quan sát xem em nó có bị tơi tả hay không? hai đầu cánh có bị chảy máu hay không? ba ngày sau ta mới đi tiếp ....ta cũng thả ở chổ hôm trước ... quan sát xem khi bổi về nó có tung dữ như lần đầu hay không?
- Nếu nó tung dữ hơn lần đầu thì ta xem lại ... đúng một tuần sau mang đi một lần nữa nếu không chuyển biến thì ta đưa nó lên cây, loại này nếu ta ép nó thì nó sẽ bị bể đất… hư mất con bổi hay, nhớ nghen!
- Nếu nó có tiến bộ ...khi con bổi bay về nó làm bài bản như con mồi thuộc mặc dù thỉnh thoảng cũng có lội, tung nhưng vẫn gáy là được. Ngày hôm sau đi cội khác, đi như vậy khoảng nữa tháng .... nếu nó bắt được bổi thì ta đi ra từ từ, đừng chạy làm cho nó sợ ......nhớ là cho nó vào lồng rồi hãy bắt con bổi nghen ... chứ cứ lo chụp bắt con bổi.... khi quay lại thấy !!! đang vồ con mồi thì uổng lắm ... nhớ cẩn thận nghen ...!Qua giai đoạn một coi như ta đã thành công rồi.
- Giai đoạn hai : Cho quen dần với xe cộ Ngày đầu cho nó lên xe nổ máy để đó thỉnh thoảng rịnh rịnh vài phát ...khoảng 30 phút tắt máy mang nó treo lên cây gần nhà xem có còn dám gáy gù không? làm như vậy hai ba ngày gì đó, nếu nó vẫn gáy gù bình thường thì ngày hôm sau ta chở nó đi khoảng 5km đánh thử vài kèo ... sau đó mang nó về, nhớ là chạy xe chậm chậm thôi nghen ... chứ chạy nhanh quá coi chừng nó bị bể xe ... cứ đi bộ thì gáy gù mà mang lên xe thì tắt tiếng, nhớ nghen từ từ thôi.
Đi ba ngày liên tục sau đó nghỉ hai ngày cho nó lại sức ...ở thời gian này ta chỉ đi một buổi thôi nhưng hôm nay buổi sáng thì ngày mai đi buổi chiều, hôm nay treo cây rậm, ngày mai treo cây thưa, chổ mát chổ nắng ....
Sau đó ta đi xa hơn khoảng 30 đến 40 km mà tốc độ xe chạy 80 đến 90 km/h mà nó vẫn gáy gù thì coi như ta đã thành công bước nữa rồi.
- Giai đoạn ba: Tập đi rừng ... ở giai đoạn này ta cho nó làm quen với việc đi xe trong đêm đến sáng, thả ra là đánh liền, vừa mệt vừa đói ....tập cho nó quen dần với việc đi xa, đói khác, lạnh, tốc độ xe, nhưng nhớ đi trong ngày về thôi,khoảng 100km là được ...cho nó nghĩ 3 đến 4 ngày sau đó ta đi tiếp.
Cho nó va chạm với đủ loại bổi, dữ có, hiền có ....đủ giọng son, sấm, thổ, đồng ...coi nó phản ứng ra sao, nó có sợ giọng nào không? .
Dù là rừng sâu hay rừng thưa mà nó vẫn gáy gù coi như ta đã hoàn tất quy trình huấn luyện một con mồi.
***- Một con chim mồi chỉ có nên tập làm mồi đất hoặc làm mối cây. Nếu ta tập cả hai vai thì chim sẽ không hay? Sở trường của anh mồi cây thì chỉ hay ở trên cây mà thôi, khi ta đem xuống đất nó cũng gáy gù liên tục .... nhưng vẫn không sao bì được khi nó ở trên cây cho nên gọi là "thuận cây". Ngược lại một con mồi "thuận đất" nay ta đem chú lên cây vẫn gáy bài bản, khi bổi về đấu hết mình ...nếu ở dưới đất là bắt bổi rồi, vậy mà trên cây chỉ thiếu một chút xíu nữa thôi, có khi chỉ cần gù một hơi nữa là bắt được bổi ngay ... vậy mà nó không gù ... thế mới tức chứ.
- Khi ta treo mồi cây và thả mồi đất tốt nhất là đừng cho chúng nhìn thấy nhau....
+ Khi chim mồi cất tiếng thường thì con bổi bay về sẽ nhập tàn và đấu với con cây trước .... Nếu con mồi cây thật hay thật bài bản và cực kỳ may bổi thì chỉ cần trong một khoảng thời gian ngắn là nó đã tóm anh bổi đó rồi ... làm gì có chuyện xà xuống đất.
+ Nếu anh mồi cây chỉ biết đấu mà không biết dụ (khi thấy con bổi nhúc nhích là gù ngay, thì con bổi không tài nào đi được ... nhưng nếu con mồi không gù mà chỉ nằm thúc và nhịp cánh "sa cầu nhịp cánh" cứ cái đà đó thì không làm sao giữ chân được con bổi) .... thì đa phần mồi đất sẽ bắt hết.
- Khi ta treo mồi cây và thả mồi đất tốt nhất là cách từ 30m trở lên sao cho chúng ko thấy nhau... thì không bao giờ anh mồi cây bị hư cả.
- Nói thì nói vậy chứ loài chim cũng thi đua đó bạn à, vì lúc trước Nguyên từng có một cặp mồi vô cùng ưng ý, anh mồi cây bén vô cùng khi con bổi gù đấu với con mồi đất vài đạc mà nó vẫn gù rước lên cây được ... mỗi khi con mồi đất bắt được con bổi thì anh mồi cây cũng rán mà dụ cho được nhất định không chịu thua ... nhưng nếu ta đi bẫy chim ở những vùng bổi bị bể lụp thì anh mồi cây bó tay ... chỉ có con đất là lấy huy chương mà thôi.

                                                          HUẤN LUYỆN MỒI ĐẤT CỘT DÂY ĐÁNH TRẦN .
                                                                                    ***
Trong tất cả các loại mồi cây và mồi đất (có úp bảo vệ) tôi được biết thì không có loại mồi nào bắt bổi trận nhiều bằng con mồi dây đánh trần, con mồi dây đánh trần nó có thể chinh phục được những con bổi "Vô cùng trận" mà những con mồi khác đều chào thua. Qua đó ta mới thấy được sự lợi hại và tầm quan trọng của con mồi dây đánh trần, cũng chính vì điểm này mà tôi đưa "Kỹ thuật huấn luyện mồi dây đánh trần" ra đây cho anh em cùng tham khảo. Mình dám chắc một điều rằng nếu ai may mắn sở hữu được một con mồi dây đánh trần loại "hay và khôn" thì bảo đảm trong nhà của người đó lúc nào cũng đầy dẫy bổi thật dữ và thật hay.

Lựa chọn mồi đất để huấn luyện đánh trần.
Để có được một kết quả mỹ mãn như mong đợi thì khâu chọn lựa mồi đất để huấn luyện thành mồi dây đánh trần là một điều hết sức quan trọng, thành hay bại là ở điểm này đây. Mình còn nhớ lúc trước cũng có vài con mồi nổi căng thành tích bắt bổi chỉ khoảng 30 đến 40 con nhưng do nôn nóng nên mình đã đem ra huấn luyện chỉ sau một tuần là hư luôn khó khăn là vậy cho nên khi ta chọn con mồi để đem ra huấn luyện thì phải chọn lựa thật kỹ lưỡng nếu không sẽ tốn công và vô tình làm hư một con mồi thật đáng tiếc, đây là những điểm cần phải biết:
1. Phải là con mồi đất thuộc, cực kỳ lì - dạn dĩ, gan dạ, có khả năng đứng trên ngón tay và có thâm niên cũng như thành tích cao, ít nhất cũng bắt được 300 con bổi.
2. Nên Chọn con gáy giọng sấm thổ vì loại này bền bỉ.
3. Chọn con có tướng mạo hùng dũng, to con, nói đúng hơn là càng to càng tốt mục đích là có sức chịu đựng cao khi đá lộn với bổi (điểm này quan trọng vì nếu mồi của bạn đá lộn dở hay tính chiến đấu không cao khi đụng những con bổi trận, bổi rừng đá ác chiến thì con mồi của bạn nó sẽ bị bể)
4. Chọn con có sức khỏe dẻo dai và sức chịu nắng tốt.
5. Chọn con có nước dồn nôn ruột hay chí ít cũng gù phóng 3 đến 4 đạc khi bổi về tàn cây.
6. Chọn con có nước gù hậu (gù khi bổi sà xuống đất) ít nhất cũng tầm 10 đạc, có nước dụ, thúc kèm, tráo trở liên tục (nếu anh nào có khả năng vừa đi vừa gáy vừa mổ mổ vài cọng rác, cọng cỏ thì tuyệt)
7. Chọn con mồi hơi ranh ma một tí hay nói đúng hơn là khôn khéo một tí (khi gặp bổi trận thì gù dai dẳng, dụ đủ cách, khi gặp bổi tơ thì gù lai rai thui. Nếu như gặp bổi tơ, bổi con mà mồi cứ cuốc lia lịa bảo đảm bổi sẽ sợ mà đi xa ... )
Quy trình huấn luyện mồi dây đánh trần.
Sau khi chọn được con mồi đất ưng ý ta tiến hành huấn luyện (phải tốn nhiều công sức và kiên trì lắm đó nghe)
1. Giai đoạn một:
Cột dây vào chân chim. Ta nên chọn loại sợi dây nhợ siêu bền không đứt (cái này bán đầy dẫy ở những tiệm bán dụng cụ câu cá), ta nên mua loại dây có màu hơi sậm một tí.
Chúng ta cột sợi dây dài 15cm một đầu cột dính vào chân chim, đầu còn lại cột thành một cái vòng tròn nhỏ sao cho dễ xỏ vào cái cọc nhỏ (ghim) là được
Chú ý: khi ta cột gút vào chân chim thì không nên cột quá chặt (nếu ta cột quá chặt thì chân chim sẽ bị hư), cột sao cho sợi dây có thể xoay vòng quanh chân chim mà không bị tuột ra là được.
Cách cột như sau: - Trước tiên bạn nên cột một cái nút, cái nút này có nhiệm vụ cản, chặn không cho sợi dây siết sâu vào trong, kế đến ta cột một cái vòng sao cho vừa vặn với chân chim, ta thử bằng cách kéo hết cỡ vòng sẽ siết tối đa nhưng bị cái gút chặn lại thì cái vòng tròn nhỏ đó không thể siết vào chân chim được. Sau khi ta cột vào chân chim xong thì phía sau ta buộc thêm một cái nút nữa, mục đích chặn không cho cái vòng đó tuột ra khi chim mổ, rỉa ... (Có hai cái nút một cái chặn không cho dây siết vào chân chim và một cái chặn không cho dây tuột ra).
- Cách khác ta hàn một cái khoen tròn bằng đồng sao cho vừa với chân chim, ta xỏ cái khoen ấy vào chân chim (sỏ vào chân chim thì hơi khó nhưng khi xong thì trông thẩm mỹ hơn, đẹp hơn nhưng cách sỏ này rất dễ làm cho chim bị bể do đau và có khả năng tắt tiếng cho nên khi nó là con bổi mới bắt về nếu ta chọn chuẩn về tướng tá thì ta cho nó đeo kiềng ngay từ lúc đầu thì sau này tốt hơn). Sau khi có kiềng ta chỉ việc cột sợi dây vào cái kiềng đó là xong.
- Còn một cách nữa là uốn cái khoen đồng xong, dùng kìm mở chỗ mối nối vừa đủ để khi tròng vô chân chim cho dễ. Dùng giấy cách nhiệt (nếu không có dùng giấy bìa cứng cũng được) cắt vừa đủ để cuộn tròn chân chim làm lớp lót bảo vệ, tròng cái khoen vào, uốn nắn sao cho vừa ý, đẹp mắt, hai mối nối thật khít với nhau sau đó hàn lại (bạn dùng loại mỏ hàn thiếc mà thợ điện tử hay dùng). Nếu chưa quen với công việc hàn thiếc bạn nên tập hàn thử vài lần với cái khoen làm mẫu với khi quen rùi thì mối hàn này chỉ mất 30 giây là ok. Bạn không nên lo lắng chân chim bị nóng hay bất cứ ảnh hưởng gì vì đã có lớp giấy lót bảo vệ. Sau khi hàn xong chờ cho mối hàn hết nóng rút giấy lót ra thế là ok.
Trong thời gian đầu chim sẽ rất khó chịu vì sợi dây làm cho vướng víu nó sẽ mổ, cắn, rĩa suốt ngày, ta cứ để cho nó cắn cho đã dần dần nó sẽ quen không còn cắn rĩa nữa thì ta chuyển nó sang giai đoạn hai.
2. Giai đoạn hai:
Ta đắp một cái mô hay cái ụ đất nhỏ có đường kính 15cm, cao từ 7 đến 10cm sau đó ta dùng cái úp bảo vệ úp lên rùi thả con mồi vào, lấy cây ghim găm sợi dây chân vào giữa ụ đất, lúc này chim sẽ đi lại bị sợi nhợ kéo giữ lại chim sẽ rất khó chịu, có con thì đi đi lại đứng lên ụ đất nhưng có con thì kéo dài sợi dây hết cỡ nằm giật giật sợi dây trầy cả chân, gọi là hiện tượng "nằm vạ". Khi thấy chim nằm vạ ta ra dùng tay nâng nhẹ, đỡ cho nó đứng lên ụ đất. Vụ này thì bạn phải kiên nhẫn vì có con bạn mới đỡ nó lên ụ đất quay đi vài ba bước thì nó lại nằm vạ tiếp ai nổi nóng thì không được nhớ nghen. Cứ tập như vậy đến khi nào nó chịu đứng trên ụ đất rĩa lông, đi đi lại lại vòng quanh ụ đất là được (nên nhớ thời gian luyện tập ở giai đoạn này là không hạn chế).
3. Giai đoạn ba:
Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, thành hay bại là ở đây, chúng ta nên cẩn thận nhé!
Ở giai đoạn này chúng ta gở chụp ra (bỏ cái úp ra), lúc này chim sẽ nhìn khung cảnh xung quanh rất rộng, không còn cái cảm giác "Chim lồng - cá chậu" nên nó sẽ bay, khi bay thì bị sợi dây chân kéo lại nên nó chỉ bay vòng vòng sau đó rớt bịch và nằm thở ... rồi lại bay tiếp ... rồi lại bịch và thở tiếp, lúc này ta không nên thả chim lâu mà chỉ 30 phút là đem nó vào lồng, nếu ta cho nó bay và rớt như vậy vài tiếng đồng hồ thì nó sẽ bể luôn.
Ta tập như vậy trong một tuần liên tục, nếu con nào không tiến bộ, không cải thiện không chịu đứng trên ụ đất thì ta nên loại bỏ, có tập nữa cũng không chơi được (vì nó bị bể rồi, hiện tượng bị bể: khi ta đến gần nó sẽ ú ú như gặp bồ cắt, teo tóp lại, thân mình hơi run run)
Nếu con nào sau một tuần mà nó chịu đứng trên ụ đất rĩa lông, mổ đất ăn nhìn thư thái ung dung tự tại thì ta cứ để cho nó đứng như vậy khoảng 10 đến 15 ngày nữa. Nếu nó thản nhiên rỉa lông, khi ta đến gần nó vẫn tỏ ra bình thường thì ta chuyển nó qua giai đoạn tiếp theo.
4. Giai đoạn bốn:
Ở giai đoạn này đa phần mồi đều đã chịu đứng trên ụ đất nhưng đa phần là không gáy vậy ta phải làm sao đây? Sáng, trưa, hoặc chiều ... (nói chung là khi nào bạn rảnh) hãy đem con mồi dây ra cho nó đứng lên trên ụ đất, sau đó ta tìm một con mồi khác thả ra cho nó đi ngoài đất cách con mồi dây 2 đến 3m rùi lùa sao cho con mồi vừa thả ra đi về hướng con mồi dây, ta vừa đuổi nhẹ vừa quan sát động tĩnh của con mồi dây ra sao nhé! Có hai trường hợp xảy ra như sau:
- Trường hợp thứ nhất:
Khi con mồi thả đến gần con mồi dây (cách 40 đến 50cm) con mồi dây không dám gáy gù mà teo lại thì ta can ngay không cho con mồi thả đến gần hơn mà cho nó vào lồng, ta phải tốn thêm thời gian để tập cho con mồi dây chửng chạc hơn sau đó mới làm lại.
- Trường hợp thứ hai:
Khi con mồi thả đến gần con mồi dây phù cái cổ, sừ, dựng mấy cọng lông lưng lên sau đó gù ... thì ta có quyền hy vọng, không sớm thì muộn mình sẽ có được con mồi dây cho mà coi, lúc này ta cứ để cho hai con mồi tha hồ gáy, gù nhưng nhất định không cho đá nhau, hai con đấu nhau khoảng 15 đến 20 phút thì can ra cho vào lồng hôm sau tập tiếp (ta cũng nên thay đổi con mồi thả cho con mồi tập dây nó hăng hơn). Tập như vậy trong một tuần sau đó ta bắt đầu cho chúng cọ sát, đá nhau nhưng chỉ cho đá vài cái hay nói đúng hơn là cho đá sơ sơ, tập như vậy mãi cho đến khi ta nhận thấy con mồi dây biết lấy cái ụ đất làm nơi phòng thủ và tấn công là được. Ở đây sẽ có nhiều bạn cho rằng tôi nói sạo, con vật làm sao biết lấy điểm nào, chổ nào để làm nơi phòng thủ và tấn công đối phương …. Xin thưa:
- Điểm mạnh của con mồi dây là đứng cao hơn các con bổi nhờ vào ụ đất nên sức tấn công từ trên cao xuống sẽ mạnh hơn là khi tấn công ngang ngang.
- Điểm yếu của con mồi dây là bị cái dây cột chân làm cho vướng víu, cánh bị cắt ngắn xoay trở không nhanh, tấn công đối phương khó và ko mạnh như khi đủ lông cánh (cũng vì điểm yếu này mà ta cho nó đá nhau với nhiều con mồi khác nhau cho nó thuần thục, để sau này ra trận nó ít bị bổi trận đá).
Trong thực tế khi con bổi từ trên cao sà xuống đất nó sẽ đứng lại vài giây quan sát con mồi dây sau đó nó đi thẳng về hướng có con mồi (vừa đi vừa gù, có con vừa chạy vừa gù) nhưng khi đến gần (cách 30 đến 40cm) thì con bổi rừng sẽ lao ngay về hướng con mồi và bị dò siết ngay (chưa vào đến nội cung là đã bị bắt), nhưng nếu là con bổi trận thì nó sẽ đi vòng vòng vừa gù vừa sàn, vừa đi vừa ngó đến giai đoạn mùi nó sẽ nhảy qua hàng rào dò tấn công con mồi, nó sẽ đậu thẳng trên lưng con mồi đá ít nhất 2 phát. Con mồi khôn sẽ chạy từ trên ụ đất xuống dưới làm cho con bổi té xuống (không còn dậm trên lưng nó đc nữa) Khi đó con mồi sẽ chạy ngược lên lấy điểm cao của ụ đất làm căn cứ tấn công, khi con bổi nhào đến nó sẽ đánh từ trên xuống làm cho con bổi văng ra xa, qua cả hàng rào phòng thủ, con bổi tức chí lao thẳng vào và từ từ té xuống, và ta cũng từ từ đi đến cho em nó vào túi rút ... đã không? (Cái vụ này mình quan sát con Giao long nó đá với bổi, đụng con nào nó cũng ra chiêu như vậy ... ). Song giai đoạn 4 chúng ta qua giai đoạn năm nhé!
5. Giai đoạn năm: Cọ sát thực tế.
Các bạn nên nhớ kỹ là sau khi con mồi biết lấy ụ đất là chiến tuyến phòng thủ của mình thì ta mới bắt tay vào việc cho nó va chạm vào thực tế, thời gian đầu ta chỉ nên đánh thử một đến hai kèo là về.
Ở giai đoạn này khi cọ sát thực tế rừng thật, bổi thật sẽ có những tình huống xảy ra như sau:
1. Con mồi sau khi thả ra đứng trên ụ đất vẫn gáy vẫn gù…. nhưng khi bổi về tàn cây gù đấu thì con mồi đứng dưới đất lại cứ tung lên, lao lên, có con lại quạt cánh bay vòng vòng, gọi là hiện tượng "bói bổi" (do nó hăng quá).
- Khi "Bói bổi” xong có con sẽ gáy liền nhưng có con phải mất từ 5 đến 10 phút sau mới gáy, khi gặp hiện tượng này ta chỉ cho nó va chạm thực tế nhiều nhiều, khi nó bắt được 5 đến 7 con bổi thì nó sẽ thuần tính lại không còn "bói" nữa.
- Có con lại kéo dây căng ra nằm vạ luôn, bỏ vị trí ụ đất. Anh này chưa được, đem về tiếp tục huấn luyện ở giai đoạn bốn đến khi nào thuần thục ta mới chuyển nó qua giai đoạn năm.
2. Khi ta thả ra con mồi vẫn gáy vẫn gù ... nhưng khi bổi trên cao vừa chấm đất thì con mồi nó gù đúng một đạc sau đó nó teo lại hoặc đứng tĩnh bơ rĩa lông (hiện tượng này vẫn thường thấy do trong quá trình huấn luyện ta đã cho nó đá với con mồi khác, nó bị nội thương nặng, ê ẩm mình mẩy, cũng có khả năng nó đang ở giai đoạn thay lông nên không dám đá với bổi). Khi bị hiện tượng này thì chúng ta đem về dưỡng lại một thời gian.
3. Khi nó đứng trên ụ đất gáy gù inh ỏi… ta quan sát nó chứng tỏ tài năng y như những con mồi chinh chiến, trổ tài dụ bổi khi bổi đứng trên tàn cây, rồi khi bổi sà xuống đất, bổi chạy vào giáp mặt gù đấu và cho đến khi ta cho con bổi đó vào túi rút là chúng ta đã thành công. Hãy chuẩn bị thật nhiều túi rút và nhiều lồng để chứa bổi trận.

Lưu ý khi đánh mồi dây.
Như các bạn cũng đã biết huấn luyện một con mồi dây không phải là câu chuyện một sớm một chiều, trãi qua biết bao thăng trầm, trở ngại, ta đã đổ biết bao mồ hôi và tâm huyết sự đào luyện mới mong có ngày thành công. Thế nhưng trong thực tế thì mồi dây đánh trần chỉ đếm được trên đầu ngón tay, đa phần đều rất hay về phương diện bắt bổi trận nhưng có một nghịch lý là tuổi thọ thường không được kéo dài, phần lớn là yểu mạng, đó là một thực trạng đáng buồn, cũng vì lẽ đó những anh em đang sở hữu mồi dây đánh trần cần đề phòng và cảnh giác với kẻ thù của chim cu được tốt hơn.
1. Không nên ngồi quá xa khu vực mà ta thả mồi, luôn luôn giữ một khoảng cách an toàn 20 đến 30m. Nơi ẩn núp phải là nơi có thể nhìn bao quát được xung quanh.
2. Không nên ngó lung tung hay lơ đễnh mà ta phải thật sự tập trung luôn luôn cảnh giác cao độ.
3. Chúng ta chỉ cần nhìn một điểm duy nhất đó là phần cổ và đầu của con mồi dây, nên quan sat kỹ phần đầu nhé!
- Khi ta thả con mồi ra ụ đất thì có các hiện tượng sau:
+ Đứng ung dung rĩa lông, mổ cỏ, đi vòng vòng quanh ụ đất ... hiện tượng an toàn.
+ Nghe ngóng và phù phù cái cổ gáy ngay, điều này cho biết đây là khu vực an toàn mà khu vực này có bổi vì một con mồi khôn sẽ nghe hơi rừng biết ngay là có bổi hay không có bổi.
+ Đứng im re và ngóng cao cổ y như chết trân, ta ra ngay vị trí ẩn núp nhìn xem xung quanh coi có trâu bò chó mèo hay người lạ đến gần hay không nhé!
+ Nó nằm mọp xuống ụ đất (đối với mồi khôn) hoặc kêu lên tiếng ụ ụ hay ồ ồ gì đó (tức là tiếng sợ khi thấy bồ cắt đó) nguy hiểm đó, ta ra ngay đem nó đi đánh vùng khác.
+ Kéo căng dây nằm dài hay hơi tung tung thì ra ngay coi chừng có kiến đất hay nó bị nắng quá, hốc quá nên muốn vào chổ bóng mát, dời ngay vào bóng râm nhé.
4. Thỉnh thoảng ta nên quan sát xung quanh xem có người lạ nào cầm súng hơi đi săn không nhé, nếu không cẩn thận thì họ sẽ bắn ngay vào con mồi vì nó chẳng khác gì so với con bổi đang ăn dưới đất ... cẩn thận nghen.

                                                             CÁCH BẪY CHIM BẰNG MỒI ĐẤT
                                                                                ***
Chọn vị trí để thả mồi:
Đây là mấu chốt của sự thành hay bại, nếu con mồi hay mà thả nó ở vị trí bất lợi, dù hay cỡ nào cũng khó mà bắt được con bổi .... Xin nói thêm thế nào là vị trí có lợi và vị trí bất lợi.
Vị trí có lợi:
- Nơi thả con mồi phải là khu đất trống, cao hơn, dễ nhìn hơn từ trên cao, ở mọi tư thế, mọi góc độ ...bổi đều phát hiện con mồi được ngay mà không cần phải tìm kiếm ....(đông -tây - nam -bắc)
- Cây thế hay cội thế, ta chọn những cây độc lập hay cây khô đứng giữa những cây xanh khác nhưng phải có chiều cao vừa tầm 5-10m, cây này phải thông thoáng, quang đãng (không chọn những cây rậm). Khi thả mồi ta phải canh sao cho khoảng cách từ cây, độ cao của cây, độ hạ xuống của con bổi sao cho thật hợp lý ...
- Ngụy trang thật đơn giãn nhưng phải gần giống với ngoài thiên nhiên.
Vị trí bất lợi:
- Dưới gốc một cây thật cao mà lại rậm rạp ... con mồi gáy muốn chết luôn mà con bổi vẫn không tìm thấy.
- Con bổi từ trên cao cứ bay vòng vòng hồi lâu mới phát hiện con mồi ...
- Đừng bao giờ thả con mồi gần nơi có ổ kiến, nơi quá rậm rạp hoặc nơi quá nắng ...nên nhớ nhé!
Nói tóm lại khi ta thả con mồi ra mà nó chịu gáy ngay thì nơi đó đã an toàn, còn khi ta thả con mồi ra mà nó cứ teo cái cần cổ lại nguy hiểm đó bạn, chọn ngay vị trí khác ... phần này thì linh cảm của con mồi hơn hẳn quan sát của chúng ta ... (có lần mới mua con mồi về khi thả mồi ra đất nó cứ nhón cao cổ không chịu gáy ... giận quá định đập cho nó 1 cái nhưng khi ra thì phát hiện !!! đang đứng rình. Khi mồi nằm mọp xuống là có bồ cắt ở gần .... cứ xoay lòng vòng, tung bạch bạch là có kiến hoặc quá nắng... cứ nhìn vào đầu con mồi là biết có nguy hiểm hay không ...) nhớ nghen nhìn vào đầu con mồi là biết.

Các vùng đất nguy hiểm không nên thả mồi:
1. Gần các ụ mối, hang lỗ ... vùng đất này rất nguy hiểm vì mồi hay bị rắn trong ụ mối mò ra quấn... chết mồi.
2. Gần các ổ kiến đất: khi thả mồi ta chỉ thấy một hai con nghĩ là không sao ... nhưng chỉ mười hay mười lăm phút sau thì con mồi của bạn chỉ dẫy đành đạch ... vì bị kiến bu ... để khắc phục tình trạng này cũng dễ thôi ... khi đi bẫy chim bạn nên mua theo một chai dầu gió rẻ tiền như dầu phật linh ... trước khi thả mồi bạn bôi vòng vòng cho có mùi ... bảo đảm lũ kiến kia không dám đến gần ...
3. Gần các lùm cây rậm rạp ... dễ bị bồ cắt cu và chồn chụp ... chết mồi.
4. Gần các gốc cây mục, cây đổ ngã ... nguy hiểm.
5. Gần cây mà bồ cắt hay đậu ... loài chim cu rất tinh nếu nó nghe thấy, ngửi thấy mùi của bồ cắt là nó cứ teo tóp mình lại, có con mọp sát đất ... có con cứ hụ hụ ... ở những vùng này con mồi không bao giờ dám gáy ... ta nên dọn đi vùng khác an toàn hơn.

Vài điểm cần lưu ý khi giăng dò:
Khi đánh mồi đất thì khâu giăng dò vô cùng quan trọng, thành hay bại chỉ nằm ở điểm này mà thôi. Dù cho con mồi của bạn hay cỡ nào đi chăng nữa nếu bạn không biết giăng dò thì cũng trở nên vô dụng. chỉ phí sức và tội nghiệp cho con mồi của bạn mà thôi. (con mồi thì bị con bổi đá cho te tua, gù muốn tắt tiếng mà con bổi vẫn cứ ung dung đi qua đi lại ...). thế có tức không?
Có rất nhiều nghệ nhân thuộc nằm lòng các chiêu thức, kỹ thuật giăng dò ... nói ra nghe vanh vách ... nhưng khi va chạm thực tế thì lại thấy mình còn quá nhiều khiếm khuyết tại sao vậy? Thực ra thì trong thực tế bạn phải giăng dò với một tốc độ rất cao, đòi hỏi sự chính xác tối đa, thật bài bản và chuẩn mực mới mong có cơ may bắt được bổi .... trong suốt quá trình giăng dò thì con bổi cứ bay qua bay lại, đấu với con mồi của bạn liên tục, con mồi cũng đáp trả ào ào ... làm cho tim bạn cũng thình thịch, thình thịch ... hồi hộp ...tay chân múa loạn xạ, không đâu vào đâu ... bạn phải nhanh tay hơn nữa, không cho con bổi phát hiện ra mình nên cứ cặm cặm cặm, cặm đại ... chạy vô chổ trốn ... cũng từ chổ cặm đại ấy mà đã dẫn đến điều đáng tiếc không bắt được con bổi hay. Tiếc thật giá như ta bình tĩnh hơn thì .... đâu có cái cảnh nhìn con bổi ung dung ngoài kia ... và đây là những điều mà ta hay mắc phải.
1. Bạn sợ con bổi phát hiện ra bạn, sợ bị lộ nên bạn cố giăng dò thật nhanh và mau chóng tìm chổ núp, chạy lẹ đến chổ núp, điều đó rất dễ xảy ra khiếm khuyết.
2. Tâm lý của bạn không thật sự ổn định, còn hồi hộp, nôn nao, không kìm chế được bản thân khi nghe con bổi dữ bay về.
3. Thao tác của bạn còn vụng về không chuẩn xác, loay hoay lại làm rối dò….sau đó cắm cho xong dẫn đến tình trạng dính móng và cũng đã có nhiều con bổi hay bị xẩy nhìn nó bay đi mà ta lại trách mình.
4. Vội vàng thả mồi mà không tìm một địa thế hay địa hình có lợi ...
Tóm lại:
- Về mặt địa thế thì các bác cứ bình tĩnh chọn địa thế đẹp, mặc con bổi nó đảo, cứ bình tĩnh mà cắm dò, nếu đi hai người thì có thể một người mang mồi ra chỗ khác.
- Nếu địa thế có độ dốc thì con bổi không bao giờ xuống phía dưới thấp hơn mồi. Bao giờ cũng phải ngang hoặc phía trên, vì vậy không cần cắm phía dưới cho tốn dò.
- Không dọn bãi quá sạch sẽ, càng tự nhiên càng tốt.

Những kĩ thuật giăng dò cơ bản:
1. Giăng kiểu hàng rào: Kiểu này giăng thẳng như cái hàng rào vậy, dò này nối với dò kia thành một đường dài.
- Ưu điểm: Bổi chỉ cần băng ngang qua là té ngay, đi kiểu nào cũng dính, cứ muốn qua bên kia hàng rào là đem đựng nó vào túi rút ngay.
- Nhược điểm: Hơi lộ, dễ bị bổi phát hiện.
2. Giăng hình chữ chi hay dích giắc: (còn được gọi là hàng rào thưa) tức là giăng một dò bên phải, một dò bên trái, cứ phải trái nối nhau.
- Ưu điểm: Bổi khó phát hiện ra dò.
- Nhược điểm: Nếu bổi không đi ngay đi thẳng vào mà đi xéo thì khó mà dính bổi.
3. Giăng hình chữ L, chữ U, chữ C ...
4. Giăng một chùm hay một lùm (y như rừng cây vậy)
- Ưu điểm: Bổi chỉ cần sà xuống cái lùm này coi như toi đời ...
- Nhược điểm: Rất dễ nhìn thấy ....
5. Giăng hở - kín (ngoài hở trong kín ... anh em thông cảm nghen cái này do Nguyên đặt tên nói cho dễ hiểu ... ) Cái này khó diễn tả quá ... giăng chừa đường cho con bổi đi từ ngoài vào khi con bổi bị con mồi dụ lọt vào hiểm địa ... vùng hiểm địa này Nguyên gọi là vùng kín vào thì dễ ra thì khó, giăng kiểu này hơi rắc rối.
6. "Dương đông kích tây" là chiêu hiệu quả vô cùng. Chiêu này như sau:
- Giăng một bộ dò chặn đường chạy của bổi (chạy vào đá mồi)
- Giăng một bộ dò sàn (chặn đường đi quanh quanh của con bổi).
- Giăng một tay dò ẩn (bộ dò này thường giăng trong cỏ hoặc trong lớp lá khô ...). Khi con bổi từ trên cây sà xuống nó sẽ vừa gù vừa chạy, có con vừa gù vừa đi đến chổ con mồi, nếu con bổi không biết dò thì ta đã bắt nó khi nó chạy qua bộ dò chặn, nếu nó khôn hơn thì ta sẽ bắt nó ở bộ dò sàn, còn nếu nó quá tinh ... quá trận nó sẽ né dò chặn và dò sàn ... nó sẽ đi ra xa dần nơi nguy hiểm, lúc này phải nhờ vào tài năng của con mồi dụ nó vào ... nó sẽ tìm cách đến bên con mồi nhưng không bao giờ đi đến vùng tử địa ... nên nhất định nó sẽ đi vào trong cỏ hoặc lá khô tìm đường vào ... vô tình bị bộ dò ẩn xích chân ... thế là cho nó vô túi rút luôn nghen.
7. Những chiêu dành cho bổi trận:
- Dương đông kích tây, như trên có nói cắm một bộ trong lá hoặc cỏ ngụy trang cho khéo. Sau cắm thêm vài bộ cho lộ, cố tình cho nó thấy.
- Chim càng trận cắm càng ít dò, càng gần bội càng tốt.
- Cắm dưới chân một hòn đá hay khúc cây nhỏ cao chừng 10cm sao cho khi chi leo lên rồi bước xuống là vừa tầm.
- Không cắn dò cho bổi xuống vỗ mồi thoải mái rồi ra cắm (mồi phải lỳ).
Còn nhiều cách cắm dò nhưng phải tùy địa hình và tập tính của từng con. Cách này không được thì dùng cách khác.
Nói tóm lại giăng kiểu nào... tùy vào mỗi người thích chọn lựa mà thôi nhưng dù sao đi chăng nữa bạn cũng nên dự đoán con bổi bay về đậu ở cây nào và xà xuống đất chổ nào, chạy đến đâu ... tùy vào từng tình huống, từng địa hình cụ thể mà ta có chiến thuật đối phó hợp lý nhất.
Chạy đường trời cho khỏi nắng mưa ... con vật làm sao có thể hơn con người được ... có đúng không các bạn.
Cách giăng dò: đối với mồi có chụp
Ta chọn vị trí thuận lợi thả mồi ...nhưng ta phải đoán được hướng rơi xuống, sà xuống của con bổi ...ta giăng 1 bộ dò từ chụp thẳng đến hướng cây thế "hướng Bắc 1 bộ giăng thẳng". Hướng Nam ta ngụy trang bằng cỏ, sao cho bổi không tấn công được con mồi từ phía sau lưng ...Hướng Đông ta giăng dò hình chử L hơi nghiêng hay chử C cũng được ...Hướng Tây tương tự như hướng Đông ...
- Chú ý đừng giăng dò đầu tiên sát lụp quá vì con mồi lúc buồn buồn nó thò mỏ gắp mấy cọng cỏ , gắp luôn mấy cọng dò.....rồi ta tự hỏi tại sao con bổi cứ đi qua đi lại mà vẫn không dính ...
Đi rừng có khi ta chỉ cần giăng 1 bộ dò là đủ nhưng phải giăng hình chữ U ( dò đầu và cuối sát lụp, khúc cong ở giữa quay đến hướng cây thế ...).
Cách giăng dò: đối với mồi đất đánh trần
Mỗi người đều có một phong cách chơi riêng không ai giống ai nhưng nếu bạn sử dụng mồi dây đánh trần mà không theo một quy luật thống nhất thì sẽ khổ thân cho con mồi của bạn. Do đặc điểm của con mồi dây đánh trần nên cách giăng dò cũng có phần hơi khác hơn một tí so với mồi đât có úp, vụ này không giăng kỹ thì con bổi nó đá bể con mồi luôn. Còn nhớ lần đầu đi đánh mồi dây, cũng làm ụ đất cho mồi đứng, cũng giăng dò rất cẩn thận nhưng khi bổi về cứ ngang nhiên vào đá mồi bịch bịch, sợ mồi bể mình ra đuổi, sửa lại dò…. bổi lại rớt xuống tiếp nhưng vẫn không bắt được con bổi đó đành ra về tay không, khi về nhà nghĩ tức lắm vì khi mua mồi ông chủ của nó có dặn "Chơi mồi đánh trần con phải cẩn thận, chỉ cần một sơ xuất nhỏ là “mất mạng” … có khi bị bổi đá bể luôn, ông ấy còn hướng dẫn sơ sơ cách cắm dò, mình tiếp thu ngay vậy mà đã mấy lần xuất trận, ra rừng lại cứ về tay không ... rồi lại nghĩ hay là cách giăng ấy có vấn đề, Rồi một ngày nọ mình thả con mồi ra chỉ cách chổ núp có 3 đến 4m, khi con bổi sà xuống, đá một trận, hai bên thi nhau sàn qua sàn lại gáy gù inh ỏi và sau đó là đá giáp la cà, lông rụng lã tả còn mình thì ngồi im quan sát không dám ra đuổi. Đây cũng là lần đầu tiên xem chim cu đá và sau đó là dính. Cũng từ lần núp này mà mình đã nghiệm ra cách cắm hiệu quả, sau này khi đi đánh rừng chỉ giăng đúng một bộ dò là đủ.
- Trước tiên bạn làm cho nó cái ụ đất và bạn lấy ụ đất đó làm chuẩn hay tâm điểm.
- Bạn ước lượng cọng dây chân dài bao nhiêu, cộng thêm chiều dài của cái đuôi chim (nếu bạn không tính được điểm này thì khi giăng dò con mồi đi vòng vòng, có con sẽ mổ và kéo mấy cọng dò sút hết hoặc bị cái đuôi làm cho sút dò nên khi bổi đáp xuống đi qua đi lại ngay vùng tử địa mà cứ ung dung là vậy).
- Sau khi ước lượng được độ dài cần thiết thì chúng ta bắt tay vào việc giăng dò (à nếu là con mồi dạn thì ta thả nó ra cho nó đứng lên ụ đất trước sau đó mới giăng dò, còn nếu con mồi hơi nhát thì ta giăng dò trước sau đó mới thả nó ra, nhớ nghen).
Cách giăng:
- Giăng một cái vòng tròn lớn bao quanh con mồi và ụ đất , sau đó giăng ra các tia (y như hình mặt trời và các tia nắng vậy), cách này tốn nhiều bộ dò
- Giăng hình vòng cung, cắm từ chân dò số một đến chân dò số 6, ba chân còn lại ta giăng vuông góc kéo ra ngoài cột vào cục chì, như tia nắng và mặt trời giăng 2 đến 3 bộ còn khu vực trống ta dùng cỏ che chắn lại không cho bổi đi lối đó.
- Ta cũng có thể giăng một bộ dò hình bán nguyệt còn hai bộ khác ta giăng hình chữ C ... chổ trống ta dùng cỏ che chắn.
- Khi đi rừng thì bạn nên tìm một địa hình có lợi nhất khi ta thả con mồi, ép cho nó vào một góc sân , bên mặt trước ta làm một cái sân bằng phẳng, sao cho khi con bổi muốn tiếp cận với con mồi phải đi qua cái sân này, “chỉ một đường duy nhất " ta chỉ cần giăng đúng một bộ là đủ. (Cái này nghệ thuật nghen). Nếu giăng nhiều bộ dò thì:
- Bộ thứ nhất ta giăng hình bán nguyệt, canh sao cho con mồi đánh trần khi đi lại đuôi nó không quẹt vào các chân dò.
- Bộ thứ hai ta giăng hình chữ chi.
- Bộ thứ ba ta giăng ngay phần cỏ ngụy trang sau lưng con mồi, bộ này chuyên bắt mấy anh bổi trận.
- Cách giăng khác ba bộ đều giăng chử L ...
* Nhìn chung giăng dò là cả một quá trình nghệ thuật, không phải chỉ là học một ngày, một bữa mà lĩnh hội được ngay mà phải trãi qua thực tế, chiêm nghiệm từ từ, từ đó chọn lọc ra cách hiệu quả nhất, ưng ý nhất. Tại sao có người giăng ba bộ dò mà bắt được cả ba con, có người cũng giăng ba bộ, mới bắt được có một con mà đã dính với nhau hết rồi, lo gở dò mệt nghỉ.

Chuẩn mực khi cắm dò:
1. Dò cắm xuống đất phải ngay thẳng, dây theo phải song song mặt đất, gần chạm đất (nếu ta cắm quá sâu dây theo chạm đất khi có gió thổi lá cây bay qua dính vào dây, đè lên dây ... khó mà dính bổi, ta nên chú ý đến điều này).
2. Không được cắm dò ngã ngữa ra sau vì khi dò bị ưỡn như vậy rất khó dính chân bổi ... đôi khi lại dính cổ chim dẫn đến bổi bị chết nếu ta không phát hiện sớm .
3. Không được cắm dò quá cắm (cắm đầu xuống) vì cắm như vậy thường hay dính móng hay sẩy .
Hiện tượng khi bổi dính dò:
- Bổi đang gù đấu với mồi dữ dội bỗng tắt ngang hay nín ngang ....dính.
- Bổi nằm nghiên không gáy không gù (con này bị té nằm luôn, nằm vạ) ....dính.
- Bổi đang chạy, vừa chạy vừa gù mà té ngang .... dính chân.
- Bổi đứng rỉa chân cứ dở dở chân lên, kéo kéo ... dính chân.
- Bổi đi thụt lui , cứ lùi lại tìm đường thoát thân là ... dính cổ.






                                                                        ĐÔI ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI BẮT BỔI



Các nghệ nhân nuôi cu cườm lâu năm ai ai cũng mong muốn mình sở hữu được vài con mồi hay và thật sát bổi, điều đó không phải ai cũng làm được ... cho nên mới có kẻ mua và người bán. Chuyện mua hay bán, trao đổi vật chất cũng là chuyện thường tình ở đời. Cũng vì lẽ đó mà có những nghệ nhân rất đam mê chim cu mà không có thời gian để đào tạo từ một con bổi lên thành con mồi ... nên chọn giải pháp mua mồi là thích hợp nhất. Vẫn biết rằng khi ta nuôi nấng và huấn luyện từ con bổi lên thành con mồi, luyện tập chúng qua từng ngày mới thú vị ... rồi cái cảm giác lo lo, mừng mừng khi nó bắt được con bổi đầu tiên, rồi con thứ hai, thứ ba ... cũng từ đó tài nghệ của nó ngày càng thăng tiến sau những chuyến ngao du sơn thủy ... Cũng từ đó ta và nó đã có một sợi dây vô hình gắn kết ... ta cảm thấy yêu quý nó hơn, xem chúng như những đứa con cưng của mình vậy .... nhưng cũng có những người nuôi chim cu y như nuôi một đạo quân vậy 50 đến 60 con, chổ nào cũng là cu với cu ... số lượng thì khỏi chê nhưng chất lượng thì quá kém ... trong đạo quân ô hợp ấy chỉ vài ba con sau này là có triển vọng. Ta chỉ cần nuôi một con dũng tướng là đủ, không nên nuôi cả đội quân làm gì, tốn công, tốn lúa ....
+ Nguyên luôn luôn tâm niệm rằng : "Thà không nuôi chứ nuôi thì phải nên ..." cũng vì lẽ đó mà Nguyên rất khắc khe trong việc chọn lựa chim bổi, chỉ cần một điểm không vừa ý là ta loại ngay, mặc dù nó rất hay ở ngoài rừng, nó "phải có dáng dấp của con mồi" mới được, vì nó là mầm non, chồi xanh của tương lai .... khi thành tài phải là tướng mà thôi, điều đó đâu phải ai ai cũng làm được cho nên Nguyên viết bài viết này để hướng dẫn cho những người mới vào nghề làm quen dần với "tác phong của một nghệ nhân thật thụ"
Dù là mồi cây hay mồi đất khi dính bổi ta hãy bình tĩnh và từ từ nhé đừng sợ nó sẩy (nếu dính rồi mà sẩy mất thì đó là ý trời…. có nối tiếc nhưng xin đừng buồn) hãy từ từ đi đến chổ con mồi và làm các thao tác như sau:
- Sang con mồi từ lụp qua lồng để, treo cẩn thận (vì có những người khi bắt được con bổi hay quá cứ lo dí bắt cho kỳ được con bổi ... nhưng khi quay lại thì !!! đang tha con mồi, cái vụ này thì mấy anh đánh mồi đất đụng hoài ... ta hãy quan niệm rằng con bổi hay cở đó mà còn bị con mồi dụ cho sa vào lụp thì con bổi ấy có xá gì so với con mồi).
- Đừng lật đật cho vào túi rút mà ta hãy từ từ cầm hai chân con bổi bằng tay phải, để cho con bổi nằm trên lòng bàn tay trái ... ta bắt đầu quan sát vì lúc này con bổi vẫn con giữ nguyên bộ lông rừng chưa bị rụng ... ta dễ quan sát hơn.
1. Coi đầu của nó tròn hay vuông, lông đầu xám trắng hay bình thường.
2. Mắt của nó to hay nhỏ, sâu hay lộ, tròng vàng lớn hay nhỏ, màu mắt: đỏ tươi hay đỏ thẩm, vàng nhạt hay vàng nghệ, trắng dã hay đen thui ...
3. Mỏ của nó dài hay ngắn, thẳng hay cong, to hay nhỏ, đen bóng hay đen ***** ...
4. Lổ mủi to hay nhỏ, dài hay tròn, cục gồ cao hay thấp ….
5. Chỉ dàm to hay nhuyễn, quá khóe hay chưa tới, thẳng hay cong ...
6. Cổ ngắn hay dài (ta nên lưu ý điều này mấy anh có cổ ngắn, tròn đa phần gáy giọng trơn hay chiếc. Còn mấy anh cổ dài hay cổ lãi thường thì gáy giọng đôi hoặc ba) ...
7. Cườm: khổ cườm to hay nhỏ, trắng nhiều hay đen nhiều, cườm lửa đóng cao hay thấp, sau đó ta xem nó thuộc loại cườm nào ... một dây, hai dây, ba dây hay bể nát ...
8.Có đuôi rùa hay không, có dị tật hay ẩn tướng nào hay không ...
9. Ức tròn hay dẹp , ức chiếc hai ức đôi , nở hay lép ( ức =ngực ) ...
10. Mình dài hay ngắn, nhìn dọc nó tròn hay vuông , to con hay nhỏ con ....
11. Quy me hay bìa tên, sổ hay ngang, 3 tần hay 4 tần, hai cánh có đều nhau không (thường thì cánh bên trái lông quy sẽ mọc nhiều hơn cánh bên phải).
12. Phau trắng hay hồng, phèn hay xám ....
13. Chân cao hay thấp ( dài hay ngắn ), mập hay ốm ...
14. Ngón chân dài hay ngắn ...
15. Móng chân dài hay ngắn, thẳng hay cong ...
16. Sau cùng là đuôi vót hay đuôi xòe lông đuôi nhiều hay ít ....
Nếu các bạn quan sát như trên và có nhận xét đúng ngay từ đầu thì các bạn sẽ không bao giờ bị lầm khi chọn bổi đem về nuôi.

                                                                ĐỂ CHUYẾN ĐI BẪY GÁY HIỆU QUẢ CAO


                                                                                       ***

Bẫy chim gáy tuy rất đơn giản, nhưng cũng rất phức tạp và đòi hỏi tay nghề phải cao và khéo léo mới bách chiến bách thắng được. Có khi trời thật đẹp, tưởng rằng chắc ăn... nhưng khi bẫy thì mạnh mồi mồi gáy mạnh bổi bổi đấu sơ rồi đi kiếm ăn .... thế là hết một ngày ...buồn... có khi đi tới nơi không nghe tiếng gáy nào... nhưng khi mồi chỉ giống vài tiếng thì bổi về ào ào....chiến đấu với mồi thật sung và nhẩy vào lụp xòn xọt thật là sướng. Có phải đây là liên hệ với thuật "ngũ hành, phong thủy" không? ... thì đây cũng là một ẩn số.... khó mà lý giải !!! Nhưng theo banchu tôi, có 3 thứ rất quan trọng trong việc bẫy chim gáy ( thời cơ, địa lợi và nhân hòa), nếu kết hợp cả 3 điều này tốt thì hiệu suất bẫy chim cao hơn.
1. Thời cơ: Tìm hiểu thật kỹ về con chim bỗi (kết), thời điểm nào nó hăng (sung) nhất để phục. Đây là điều quan trọng hàng đầu. Thông thường con rừng hăng nhất là lúc hắn ta sống một mình và đã làm chúa được một vùng, loại này sáng ngũ dậy bay lên cây cao gáy gù thật rôm rả, khi thấy em nào bay sạt qua, hoặc nghe em chim lạ nào gáy....thì hắn ta bay tới và đuổi đánh thật mảnh liệt. Còn loại còn lại là từ sáng tới chiều chỉ đứng trong bụi và thúc trận với chim mái nhè nhẹ nghe thật sướng tai, lúc này rình rình đi tới rồi bẫy lót thì sướng biết chừng nào.
2. Địa lợi: Phải biết được vị trí con chim bổi đang làm chúa ở khu vực nào, thường gáy ra oai ở cây cội nào nhất.... nếu đặt bẫy sai vị trí lãnh thổ cũng làm cho con mồi khốn đốn vô cùng, nhiều khi chỉ cách nhau một bờ ranh, con đường mòn, hay là sai hướng thì coi như công cóc, dù chim mồi có làm rát cuống họng thì nó có về đấu chăng nữa thì chỉ đấu cầm chừng thôi, và rất ít có cơ hội nhập hộ khẩu nhà ta...
3. Nhân hòa: Dù chim hay cở nào mà, nhưng chủ nhân của nó yếu tay nghề, hoặt cẩu thả cho điểm này thì có ngày sẽ ôn hận ... thông thường nhất là bể trận nhì là "bể chim". Trước khi treo lồng thì phải quan sát gần nơi bẩy có đường mòn nào, có người làm rẫy đốn củi gần đó không, treo lồng cao chừng nào tốt chừng ấy, nhánh thế phải chọn cho thật đẹp, tốt nhất là đừng bao giờ chọn nhánh thế quá xa, quá cao và nhất là quá to; vì quá cao, quá xa chim bổi rất khó nhảy và rất dễ bị trượt... còn quá to thì có ngày gặp bổi già gù thì chim mồi rất dể bể mồi bởi thế nên chọn nhánh thế nhỏ thôi, và cái cầu ngoài phải sáng và to hơn nhánh thế là tốt nhất. Để ngăn ngừa kẻ thù của chim gáy ( trộn, chồn, bìm bịp....) nên việc quan sát thì phải " me " gần lồng, và quan trọng nhất là phải để mồi trong tầm mắt.... Nếu lỡ chim rừng có đậu sát chổ ngồi thì cứ ngồi im đừng nhúc nhích, chờ cho đến khi nó đấu và chuyền gần tới lòng thì lúc ấy ta tha hồ chuyển chố.....
Ngoài ra tôi và các bạn chơi chim còn rút kinh nghiệm rắng: Nếu gặp những trường hợp dưới thì hôm ấy rất khó bắt bổi.
- Chim bổi bắn đèn nhiều trước khi về đấu với chim lồng.
- Đài khí tượng báo sắp có bão, hay áp thấp, bão ở ngoài khơi.
- Chim bay thành đàn ra hướng rẫy, ruộng.
- Nghe tiếng con đỏ (hoẵng) kêu nhiều trong ngày.
- Chim rừng gáy rộ buổi sáng sớm, nhưng đến khi mặt trời mọc lên... không nghe em nào gáy nữa.
- Chim rừng đang đấu với chim mồi rồi bỏ đi xuống đất kiếm ăn, thì thế nào vào buổi chiều cũng sẽ có mưa.
- Nhiệt độ thời tiết quá nóng hay là quá lạnh..... còn nhiều nữa nhưng…….. quên rồi.
Nói thì nói vậy thôi, chứ khi nổi cơn ghiền lên rồi ....thì làm sao cưỡng lại cho nổi, phải không các bác!



                                                                    ĐÔI ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐI RỪNG


                                                                                       ***

Dân chơi chim cu mà nói đến hai chữ "đi rừng" là ai cũng náo nức, háo hức .... nhưng đã có lần mình và ông bạn đi gác mới đến rừng chưa bẫy được con nào thì bánh xe bị thủng, vừa quải lồng chim vừa đẩy xe đi bộ, muốn tắt thở. Tức quá leo lên chạy luôn nhưng chạy đâu có được "xe lủng - đường lún" thế mới khổ, đi bộ mười mấy cây số mới tìm được một chổ vá xe ... Lần sau đừng rũ tao đi rừng nữa nhé! Mới đi có một lần mà tởn luôn tơi già.
Lại có người mãi mê đi bẫy quên cả đường về, ngủ luôn trong rừng đến sáng tìm ra đường mà lại quên không nhà mà mình đã gởi xe ... biết hỏi sao bây giờ lạc mất rồi, thế mới khổ đành phải đi xe ôm quay đi vòng vòng mất mấy trăm ngàn cũng may là tìm được nhà. Có người đi sao mà bị ong chích túi bụi ... quăng cả mồi lẫn lụp b ỏ chạy. Lại có người đi gặp rắn, nó ngóc cái đầu lên cao hơn 1m sợ muốn té đái luôn, chỉ còn biết đi thụt lùi, thụt lùi, lùi lại và chạy như ma đuổi. Nguy hiểm quá đúng không các bạn? Vậy chẳng nhẽ bỏ luôn niềm đam mê... ?. Không phải có biện pháp khắc phục chứ bó tay thế nào được đúng ko các bạn.
1. Công tác chuẩn bị khi đi rừng:
- Đồ nghề vá xe (bơm hơi gấp lại được nhỏ gọn), kiềm, mỏ lết, 3 cây móc lốp, keo, dây dù, hột quẹt ...
- Võng, mùng, tăng hay áo mưa ..... (nếu đi về trong ngày thì không cần t ăng, chỉ mang áo mưa là đủ .
- Nhang chống mũôi, (thuốc chống mũôi như soffell)...hoặc một lọ thuốc DEP (có bán ở những tiệm thuốc tây) loại này bôi nơi giày, vớ, tay chân, v.v.. vắt và muỗi không bao giờ cắn, thì không cần mang theo nhang muỗi. Cẩn thận hơn nên mang theo một lọ mật ong nhỏ, biết làm gì không? thứ này rất hữu hiệu, khi bị ong chích bôi mật vào chổ bị chích, rồi hòa loãng mật ong với nước để uống, bảm đảm sẽ không bị sưng nhức. Còn nữa khi thấy trời chuyển mưa ở trong rừng thì lo mà dzọt lẹ chứ gặp đường lầy có mà "khóc tiếng tàu" hoặc không phải có dây chain (sên cam) quấn vô bánh sau thì mới mong ra khỏi rừng được Một điều nữa nếu bẫy lụp thì nhớ mang theo cây sào (bằng Inox hoặc cây tầm vông), chớ có sung mà leo như tui hồi đó, Ở lưng chừng cây gặp phải ổ kiến lửa ba chân bốn cẳng nhảy xuống, lật đật trút áo quần, sexy phủi kiến gần cả buổi, chẳng còn thời gian đâu mà bẫy chim nữa.
- Đồ ăn và thức uống đầy đủ, (nếu đi về trong ngày thì mang theo cơm hộp và một ít bánh hay trái cây, trưa nghĩ nằm võng, vừa ăn vừa nghe chim gáy cũng thú vị lắm …. ). À mà gió thổi hiu hiu dễ ngủ lắm đừng có ngủ đến chiều luôn nghen!
- Ống nhòm và la bàn (nếu có)
2. Các khu vực nên đi:
Khi các bạn gởi xe thì nên xác định rõ 4 hướng "đông - tây - nam - bắc" theo Nguyên thì nên đi hướng đông và về hướng tây vì nhìn mặt trời dễ hơn. Khi đi ta nên ghi nhớ những cây cao lớn nhất .... Nếu lỡ có lạc thì hãy tìm về các cây cao đó ...là ổn. Mặt khác có người chỉ đi thẳng một đường đến cuối ngày, chiều đến đằng sau quay là đi một mạch về nhà.
Nếu bạn biết sử dụng la bàn thì sẽ rút ngắn được đường đi, thuật ngữ gọi là cắt rừng hay đi đường chim bay.
- Khi đi nhớ mang giầy nhé! chống gai và rắn....
- Hãy đi gần các con đường mòn.
- Đi vào khu vực cây cối hơi thưa, cỏ thấp .... dễ quan sát (ít nguy hiểm).
- Khu vực trồng mì thấp, cao su nhỏ ...
3. Khu vực không nên đi:
- Quá rậm rạp, côi cối um tùm âm u, nếu bạn để ý khi đến những vùng hoang sơ bạn sẽ cảm thấy hơi lạnh (cái này chỉ là cảm giác thôi chứ trời thì vẫn nắng chang chang) đó là do hơi rừng tác động đến linh cảm của bạn, không nên vào vì khu vực này sẽ có nhiều mối nguy hiểm đang rình rập bạn.
- Gần các bụi gai mắc mèo hay cây sơn, vô tình bạn đứng dưới gió thì khi về ngứa gảy đã tay, cái này Nguyên bị rồi người cứ nổi mề đay ... càng gãi càng ngứa.
- Không có dấu chân người (vùng đất ít người lui tới ... )
- Trong một khu rừng chỗ nào bạn cũng đi được nhưng nhất định sẽ có những nơi ... bạn nhìn vào là nghe ớn, dúng dúng lạnh…. nếu bạn cố tình đi đến gần bạn sẽ có cái cảm giác hình như có một cái gì đó đang theo dõi mình ... hãy quay lại ngay.
- Đi ngang khu vực có nhiều bụi ngãi (có loại giống cây nghệ ...) đó là ngãi hoang, loại ngãi hoang này rất nguy hiểm nếu ta vô tình dẫm phải ... mà không kịp thời chữa trị có thể mất mạng mà không hay. Theo kinh nghiệm khi đến gần những đám ngãi hoang này (cách 3 đến 4 m) là những bụi ngãi nó nghiêng qua nghiêng lại y như múa vậy nếu không nhìn kỹ thì bạn tưởng là gió thổi .... nhưng trời thì lại không có gió, quay lại ngay. Nếu lỡ sa chân vào thì bạn hãy chụp ngay, bứt ngay một chóp lá bỏ vào miệng nhai và nói "tao ăn mày chứ mày không ăn tao", đơn giản như nói đùa nhưng hiệu quả lắm đó.



                                                           PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN BỔI CON THÀNH MỒI


                                                                                         ***

Nhiều nghệ nhân nói nuôi chim cu mà nuôi chim con thì ...chỉ để gáy gù cho vui tai thôi. Những ông lão bao nhiêu năm lăn lộn chốn giang hồ, nơi rừng sâu núi thẳm ...chỉ mong sao có được vài em bổi rất hay, rất dữ mang về nuôi ...chứ không ai đi bắt chim con về nuôi cả ... nay tuổi đã xế chiều không còn đủ sức đi rừng nữa thì ngồi ở nhà nghe cu gáy, mà phải là cu khách gáy nghe mới đã .. thúc, gù lia lịa ... khách vào thì chào liên tục.
- Có những nghệ nhân đi mòn đường, chết cỏ mà bắt không được con bổi hay đem về nuôi, không bắt được con bổi cha mà lại dính con của nó mới tức chứ ... vẫn biết nuôi chỉ uổng công thôi nhưng định thả thì thả không đành, rồi mình lại tự an ủi mình: "con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh" ....cứ đem về xem sao ...
- Có người lại đi bắt cả ổ đem về nuôi chỉ mong sao cha là con bổi sát thủ thì con cũng ....nhưng thời gian vẫn trôi đưa con chim non ngày nào nay đã trưởng thành giống y như một anh mồi sát thủ ... nhưng nó chỉ là con "sát thủ trong nhà thôi" thế mới tức ...
- Có người lại nói nó ở nhà gáy gù như điện, nhưng khi đem ra đồng thì im thin thít ... đúng là cái đồ khôn nhà dại chợ.
- Có người lại nói đem nó ra rừng khoái chí nó gáy gù vang trời vang đất nhưng khi bổi đến nó lại xem như bạn, nó gáy mặc nó, bổi gáy mặc bổi ... vì nó là con chim con mà, nó đâu biết dụ bổi ....
Sau này đi nhiều nơi, học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong đó có nghệ thuật huấn luyện cu bổi con thành mồi ...nay viết lại để anh em cùng tham khảo.
1. Chim con được nuôi đầy đủ thức ăn và nước uống, không có sự đấu tranh để sinh tồn.
2. Sống cách xa bầy đàn nên không phân định được lãnh địa riêng, không biết đấu đá tranh giành, va chạm thực tế ít, chưa từng trãi ...
3. Không có chim bố mẹ chỉ bảo, dậy giỗ gáy như thế nào, gù ra làm sao, tư thế gù cao đầu hay thấp đầu ...nó đâu có biết đâu.
4. Nó sống trong môi trường gia đình nên nó đâu biết dụ dỗ ai ...chỉ biết gáy gù cho vui thôi chứ nó đâu hiểu ý nghĩa (y như người nước ngoài học tiếng Việt vậy, nói được nhưng họ đâu có hiểu hết ý nghĩa ngôn từ, câu cú là vậy).
Trên đây là những điều ta cần biết và đây là cách huấn luyện:
- Con bổi con vừa bắt đầu nổi ta dời chổ nó liên tục, nay ở cây này, mai cây khác.
- Khi nó căng lửa gặp người nó sẽ gù ngay, ta trị ngay cái tật ấy bằng cách ngụm một ngụm nước đi thẳng đến nó vừa chuẩn bị gù là ta phun thẳng nước vào mặt nó, làm vài lần thì sửa được ngay (à các bạn đừng đem con bổi gù người đã nhiều năm ra phun nước nghen, không tác dụng đâu vì nó đã trở thành thói quen rồi).
- Cho gù với bổi chứ đừng cho nó gù với mồi già nghen, nó sẽ bị bể đó.
- Cho nó vào một cái chuồng thật rộng ở khoảng 3-4 ngày ta thả một con bổi cùng trang lứa với nó, cho đá lộn, ngày đầu đá ít thôi, sau đó tăng dần rồi đổi con bổi khác.
- Đem nó ra rừng treo cạnh con mồi già, nghe con mồi già dụ bổi, coi con bổi phất ngang con mồi gáy gù ra sao, đem nó về, mỗi ngày một ít, một ít ,mưa dầm thấm dai.
- Sau đó ta mang nó đi một mình, nếu bổi phất ngang mà nó gù phóng mấy đạc coi như ta đã thành công một phần rồi, muốn thành công hơn là phải nhờ đến tài nghệ của nó.



                                                   HUẤN LUYỆN BỔI GIÀ THÀNH MỒI THEO PHONG CÁCH HIỆN ĐẠI


                                                                                     ***

Đây là phương pháp huấn luyện một con mồi cây tuyệt vời nhất mà tôi được biết vì bạn chỉ tốn có một khoảng thời gian rất ngắn một tháng hoặc hai tháng là bạn có thể sở hữu trong tay một con mồi rồi, nó vẫn còn tung bành bạch, lông thì rụng tơi tả, ở nhà không gáy một tiếng, thấy người lạ thì tung bay lông búa xua, ai cũng cho là chim bổi, có nhìn tướng cũng không dám đoán nó hay - dở ra sao vì lông cườm lông quy rụng gần hết vậy mà khi ra đồng lại gáy gù như điện, thế có lạ không! Cách nầy hay đây nhưng tôi chưa thử nghiệm được vì không có đủ thời gian và sự kiên nhẫn để mà tập luyện, nếu bạn là người nhàn rỗi hảy thử xem sao nhé!
Người xưa có câu: Nhất lý - nhì lì, chủ nhân của những chú chim tung bành bạch tâm sự với tôi rằng: tuy gặp em lần đầu nhưng anh cảm thấy rất mến em cho nên anh mới đem cái điều tâm huyết của mình kể cho em nghe “lúc trước anh là người chơi chim chào mào anh lựa con nào, chọn con nào, bán cho ai sau này đều nổi tiếng cả sau này anh chuyển sang chơi chim cu vì thấy nó hay và đả hơn nên không còn nuôi chào mào nữa. Lúc đầu vì không có tiền mua mồi nên anh xin một con bổi hay của ông bạn đi bẫy ở rừng đem về nuôi và anh đã huấn luyện nó theo cái câu "nhất lý -nhì lì" không ngờ anh đã thành công, sự thật đã mỉm cười với anh ...” theo thâm tâm mình nghĩ thì anh còn thành công hơn nữa vì anh có một trái tim nhân hậu, cái tâm, cái đạo của một người đam mê tiếng cù cú cu cu cần phải có. Tại sao anh lại huấn luyện nó theo phương pháp: Nhất lý -nhì lì?
thứ nhất là cái lý: Cái đạo lý sống ở đời, cái lý mà không một ai dám phản bác, nó bất di bất dịch, ví dụ: Một con mồi hay thì ai cũng công nhận nó hay vì nó gáy gù hay quá, nghe đã quá, bắt bổi nhanh quá, đấu với con mồi nào hay con bổi nào nó cũng dành phần thắng… đó là cái lý lẻ nói về một con chim hay.
thứ hai là lì: dù là con bổi mới bắt về rất hay ngoài rừng nhưng ta phải xem qua tướng tá mới chọn nuôi vì chỉ có tướng của con mồi sau này mới thành con mồi mà thôi, người chủ huấn luyện phải thật lì và con bổi cũng thật lì, nghe qua cũng buồn cười thật nhưng vẫn thành công và đây là các giai đoạn huấn luyện: Mình nói trước bạn phải thật sự là người nhàn rỗi và kiên nhẫn nghen!
- Giai đoạn một: Ngày nào ta cũng mang cu bổi đi ra đồng hay đi rừng nhớ là đi bộ thôi nghen, khi ta đi rẫy, đi ruộng ta đều mang nó theo, máng nó lên một cây nào đó sao cho nó nghe bổi gáy, thấy bổi bay qua, bay lại .... ta chỉ treo nó một chổ nhớ nghen, ngày đầu ngày thứ hai nó sẽ gáy một hoặc hai tiếng nhưng nhỏ thôi, khi nào ta nghe nó gáy lớn tiếng ta lập tức sang lụp ngay nó tung, nó giẫy, rụng lông kệ nó. Ta đem nó treo ngay cái cội của con bổi trận nhất, dữ nhất (nên nhớ ta ngụy trang lá thật kỹ để con bổi trận không thể đá được con bổi của mình), ngày nào cũng vậy sáng đến trưa ta mang nó về, chiều ta đi tiếp cũng treo đúng một chổ, khi nào nó dám đấu với con bổi, dám gù với con bổi trận ấy là nó đã nổi rồi (ở đây nó chỉ dám gáy gù ở ngoài đồng thôi chứ mang về nhà thì im như thóc và còn tung nữa chứ), khi nào mà nó bắt được con bổi ấy là coi như bạn đã thành công hơn một nữa rồi, đây là chiêu lì đó nghen!
- Giai đoạn hai: ta mang nó sang con bổi trận khác, có giọng gáy khác cũng cho đấu liên tục đến khi nào bắt được con bổi đó thì mang sang con gáy giọng khác nữa, ta để ý xem nó có sợ giọng gáy nào hay không? thường thì có con sợ giọng sấm đồng, có con sợ giọng sấm thổ ... sợ giọng nào ta cứ mang nó đấu với con gáy giọng đó, nếu nó bể luôn coi như ta thất bại còn nếu nó hết sợ, bắt được con đó thì sau nầy nó sẽ trở thành một con mồi thiện chiến.
- Giai đoạn ba: huấn luyện đi xe và đi xa (xem bài “kỹ thuật huấn luyện mồi cây”)
Thuở đời nay con mồi mà gặp người lạ cứ tung bành bạch mới lạ chứ, mặc dù đã bắt gần 40 con bổi mà vẫn chưa thay lông rừng khi mình đến nhà thì cho nó là bổi đó bạn ... lầm một cái quá to. Chúc các bạn, những ai có lòng trì chí kiên tâm sẽ thành công như ông anh mà tình cờ mình quen được.


Nhất huỳnh liên
Nhì liên giáp
Tam quá khóe
Tứ chân khô
Ngũ liên hoàn
Lục cườm rựng

hoanglech

  • Chính thức
  • ***
  • Bài viết: 63
  • Thanks 14
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: cu gáy toàn tập
« Trả lời #3 vào lúc: 21/01/2014 02:27:19PM »

                                                              KINH NGHIỆM TẬP MỒI DỰ PHÒNG


                                                                                   ***

Việc luyện tập chim mồi kể ra cũng rất tốn công, với người thiếu kinh nghiệm thì lại càng khó khăn hơn. Trong nghề chơi, mấy ai có duyên may mà nuôi con chim đầu tiên đã là chim mồi rồi. Một số người mới chơi tìm cách đi tắt đón đầu mua lại chim mồi của người khác nhưng nếu thiếu kinh nghiệm hoặc không gặp người chơi tận tình giúp đỡ cũng có thể gặp phải những con mồi không hay, để phòng bất trắc, ngay cả những người đã có chim mồi hay rồi thì cũng không ai ngại việc nuôi thêm mồi dự phòng ... vì vậy việc tập mồi để chơi là một việc không thể không làm của người chơi chim gáy mồi.
Việc chọn, nuôi, luyện tập chim mồi trong diễn đàn đã có rất nhiều ý kiếm trao đổi kinh nghiệm, hôm nay mình chỉ muốn đề cập thêm một vấn đề mà mình thấy trong thực tiễn diễn ra như sau:
Chim gáy có tính độc tôn rất cao, khi trong nhà đã có một con mồi hay rồi thì những chú chim bổi, chim mồi lỡ và có thể cả mồi thuần cũng hay nhường chú mồi hay về giọng gáy mà các chú chỉ gáy ở ba thời điểm trong ngày: sáng, trưa, chiều mà thôi.
Vậy thì giải pháp nào cho việc luyện thêm chim gáy mồi khi trong nhà đã có mồi cứng?!
Thưa các bác! qua thực tế thì mình thấy như sau: cứ nuôi các chú khác bình thường bên cạnh chim mồi nhưng chăm sóc cho thật tốt, thời gian đầu chúng sẽ im như thóc, nhưng sau này chúng sẽ bắt đầu gáy trộm,... có thể là một năm hoặc hai năm sau, vào mùa bẫy các bác tranh thủ mang nó ra rừng cũng với mồi nhưng nhớ là treo mồi rất xa nó, chim rừng gáy, chim mồi gáy và có thể nó không gáy nhưng không sao cả, kệ nó.
Vài ba hôm đầu có thể nó còn giãy giụa nhiều,... nhưng nó sẽ tiến bộ lên tuỳ theo thời gian được mang ra rừng luyện tập nhiều hay ít. Đến khoảng dăm hôm được mang ra rừng, nó sẽ bắt đầu gáy gọi vài tiếng là ta đã thành công bước đầu rồi đấy, có thể chim rừng nghe nó gáy sẽ đến doạ, cũng chẳng sao cả (tất nhiên nếu ta có điều kiện đuổi chim rừng đi thì tốt hơn), thời gian sau thấy bóng chim rừng nó sẽ biết thúc ( gáy trận), thậm chí có con đã gù,...
Vâng! chỉ cần có thời gian mang chim bổi ra rừng tập mươi hôm như vậy thì các bác sẽ thấy nó nổi nhanh đáng kể, tuy nhiên khi về nhà thì nó vẫn cứ nhường con mồi già thậm chí có con cả ngày chẳng thèm lên tiếng, nhưng không sao vì nuôi chim mồi là để chúng thể hiện việc gáy, gù và bắt bổi ở ngoài rừng, ở nhà ta chỉ cần một vài con gáy thôi là cũng tạm được rồi!
Với cách làm trên, trong mùa bẫy năm nay, mình đã tập được thêm được ba con bổi nữa nổi thành mồi lỡ, trong đó có 2 con đã được chính thức gọi là mồi (vì một con đã bắt được 3, còn con kia đã bắt được một con bổi). Cũng cần phải nói thêm rằng, những con mồi mới nổi này, tạm thời ở nhà nó sẽ nhường con mồi già và hay nhất nhưng theo thời gian, mức độ tiến bộ của chúng sẽ thu hẹp khoảng cách với con mồi già và đến lúc đó thì ngay ở nhà nó cũng sẽ chơi hay ngang ngửa với mồi già cho mà xem!
Cũng là một cách tập thể thao và lại được hòa nhập với thiên nhiên, việc tập mồi không cốt bắt được chim rừng mà lợi dụng tiếng chim rừng để tập cho chim nhà hay lên và đặc biệt giúp ta hứng khởi trước những chú chim bổi vốn trước đây rất hay trong rừng đang được chính tay ta chăm sóc nuôi dưỡng, để những tiếng chu, lèo, dặm, vấp, gù chống đấu,... của chúng sẽ được tái hiện lại trong tương lai gần như chính bản thân chúng đã từng có.



                                                                            HƯỚNG DẪN NUÔI CU KHÁCH!


                                                                                            ***

Bí quyết để nuôi được một cu khách hay là:
1.Phải nuôi cu non chưa biết bay, lông tơ còn, hoặc mọc lông ống sơ sơ. Có thể nuôi cu rừng bắt tổ , hoặc cu con do nuôi đẻ.
2. Nếu cu còn tơ, có thể nhai gạo thành nhỏ vụn, cho miệng nó vào miệng của bạn, nghe ghê ghê nhưng vui lắm, chim sẽ tự rúc tìm gạo trong miệng của bạn để ăn, như rúc trong miệng chim mẹ vậy! Không nên cho chim đậu giữa lòng bàn tay, vì giữa lòng bàn tay thường có mồ hôi chảy, rất độc và gây hại cho chân chim, nếu cho đậu nhiều lần sẽ làm cho cu bại liệt ở chân. Nên cho nó đậu ở cánh tay hoặc trên lưng bàn tay.
3. Bạn nuôi dưỡng nó cẩn thận, tránh chó hay mèo vờn nó, treo lồng ở nơi nào yên tĩnh, ít người qua lại, mỗi khi bạn đến bên lồng thì nên thả cho nó vài hạt mè (vừng) hay ngô (bắp), làm nhiều lần thì nó sẽ mến bạn, bạn đến gần thì nó sẽ xông xáo như muốn tìm cách đến bên bạn (chim mến người), nhưng không được thả nó ra đâu nha! Vì nếu bạn thả ra, nó sẽ bay đi mất đó, chỉ cần nó tập vỗ cánh vài bữa là có thể bay xa, bay cao.
4. Mỗi khi đến bên lồng, giai đoạn cườm bắt đầu mọc, bạn nên tập phát âm giống như tiếng chim gù, nghe như "cục cu, cục cu..." càng về sau thì âm thanh đó càng nhanh, như muốn hối thúc điều gì đó, đây là bí quyết để chim có giọng gù hay, không nên phát ra âm thanh "cục cu cu cu" như khi cu gáy, vì khi người lạ vào thì chim gù nghe mới hay.
5. Phải kiên nhẫn, luyện tập thường xuyên, ban đầu chim sợ nên nó né bạn, sau thì quen, thỉnh thoảng khi nó sung lên nó sẽ gù lại bạn.
6. Một số người khi gù với chim thì hay gật gật đầu như cúi chào nó, hay nói đúng hơn là giống như hai con chim cu đang gù nhau, một số cao thủ khác lại sử dụng bàn tay, đưa lên đưa xuống trước mặt nó, vừa đưa lên đưa xuống miệng vừa gù. Các bậc tiền bối thì sau mỗi lần tập cho nó như vậy thường thả cho nó vài hạt vừng (mè) để kích thích nó, như huấn luyện viên đang luyện các con vật trong gánh xiếc.
7. Thỉnh thoảng mang cu ra phơi nắng, đặt lồng tiếp xúc với mặt đất, thả vài hạt vừng hoặc ngô cho chim mổ ăn, và cho nó tự ăn đất để bổ sung một số chất khoáng mà nó thiếu. Nhưng hạn chế việc mang chim ra ngoài, hoặc cho chim tiếp xúc với người lạ. Khi chim đã nổi lửa hay sung thì nó gáy lại với bạn, nhiều khi bạn đến chưa gần lồng là nó đã gáy chào đón bạn rồi!
8. Khi nó sung, tức đã lên lửa nhiều, bạn nên để nó ở nơi đó và tập luyện nhiều để cho nó đứng chim. Sau đó mới chọn một nơi thích hợp để treo chim. Tốt nhất là chọn nơi nào thường xuyên có người vào ra, có thể là trong nhà nơi gần cửa ra vào, hoặc ngoài sân.



                                                                    THỨC ĂN VÀ THÓC CHO CHIM GÁY


                                                                                      ***

Thức ăn: Thức ăn chính của cu gáy là các loại hạt quả, quả cây, hạt cỏ và hạt các cây lương thực như lúa, ngô, đậu xanh, đậu tương, lạc, vừng,... khoai lang, sắn. ngoài ra chúng cũng thích ăn quả đa. Nhiều khi trong diều và dạ dạy còn thấy mối, ấu trùng côn trùng và ruồi nhặng.
Thức ăn cho chim gáy là thóc, vừng, đỗ, lạc,...và các loại khoáng chất bổ sung khác,...
1. Thóc.
Thóc mua về cần chọn loại không có râu và bỏ vào bao dứa dùng chân đạp kĩ để làm gãy các râu lúa, sau đó đưa tất cả vào trong một thùng nước để những hạt lép nổi lên trên, vớt và loại bỏ chúng. Hạt chắc còn lại được đem đi phơi khô nỏ cất vào bao ni lông dùng dần.
Nếu bạn cần bổ sung trứng vào thóc thì nên làm như sau: lấy khoảng 1 kg thóc sạch, cho vào 2-3 lòng đỏ trứng gà rồi bóp đều. Bắc lên bếp một nồi nước to đun sôi. Dùng một mâm nhôm làm vung, rãi loại thóc tẩm trứng lên mâm và đốt lửa để sấy cách thủy đến khi thóc tẩm trứng khô kiệt nước và trứng trong lúa chín thơm. Dùng loại thóc này cho chim ăn trong giai đoạn chim thay lông rất tốt, có thể làm rút ngắn thời gian thay lông của chim và dùng trong giai đoạn chim đi bẫy (giúp chim căng lửa).
1. Vừng
Cho ăn ít theo định kì 1 tuần/lần. Mỗi lần khoảng 5-10gram.
1. Đỗ, lạc, kê
Nên cho ăn dặm, chứ ko cho ăn nhiều như lúa.
1. Hạt cải (cải ngọt), đây là thuốc chữa bệnh về tiêu hoá, giúp chim ăn chống bón, chống phân nứơc. Gáy ăn sẽ rất hiệu quả, thêm lửa cho gáy mồi. Bạn ra cửa hàng hạt giống là có ngay. Cho ăn ít, ăn nhiều gáy sẽ không ăn thóc nữa, ăn hết 1 bịch thì nghỉ vài tuần cho ăn lại và thay phiên hạt cải, vừng, kê, đậu phộng, bắp xay nhỏ.
1. Khoáng chất.
Cách làm: Dùng đất tổ mối đùn (đất sạch, không chứa dư lượng thuốc trừ sâu hoặc chất độc hại), muối ăn (rất ít), vỏ hến, vỏ trai, vỏ sò (nung chín đỏ trong bếp than), hoặc dùng vỏ trứng sạch xay nhỏ, sỏi son (sỏi đồi) hoặc có thể dùng đá vôi nghiền nhỏ kích cỡ như cát xây (các loại sỏi được dùng với khối lượng vừa phải, không nhiều quá làm sao để lượng đất làm chất kết dính đủ phát huy tác dụng).
Đất tổ mối phơi thật khô và được nghiền nhỏ.
Pha muối ăn vào nước (nếm thấy gần như là nước này có vị hơi lợ,... nước muối cực nhạt),
Trộn đều tất cả các loại thứ trên, nhào với nước thành bánh và nắn theo hình khối đem phơi khô rồi bỏ vào lồng chim. (hoặc nghiền nhỏ cho vào coóng cho chim ăn)
Hầu như người nuôi chim thích làm thức ăn bằng cách kết hợp nhiều loại hạt khác nhau. Rất nhiều loại hạt có thể giữ cho chim cu sức khỏe tốt, như bông cỏ giúp tiêu hóa, lúa mạch đen giúp chất bổ cho bộ lông, đậu thì dồi dào chất bổ, mè thì có chất dầu nên giữ cho lông bóng và cứng hơn. Hầu hết các loại hạt thông thường dùng cho chim cu có kích thước trung bình (chim ngói, chim gáy ... ) là bo bo, lúa mì và hạt kê. Còn những loại chim có kích thước nhỏ (cu pháp, cu gầm ghì ... ) lại ưa thích các loại hạt nhỏ như là kê hay hạt bông cỏ, nhưng chúng sẽ ăn bobo hay lúa mì nếu chúng ta cho chúng ăn. Ở thailand, lúa là món ăn chính cho chim cu, những loại hạt khác chỉ món ăn phụ. Chứa đựng thức ăn trong hủ riêng. Không được trộn hạt với lúa bởi vì chim cu chỉ ăn ngũ cốc thôi, như vậy sẽ làm chim cu mập và không khỏe mạnh được.
Có một số kinh nghiệm làm chim gáy căng là,cho chúng ăn thức ăn chính vẫn là thóc nhưng thêm 1 ít hạt kê,đỗ xanh,vừng thỉnh thoảng 1 vài hạt lạc (khi thay đổi thức ăn thường là chim hay bị thay lông bất thường ,đừng lo khi cho chế độ ăn ổn định thường xuyên thì ko còn hiện tượng này nũa) nói lại là cho ăn thóc là phần nhiều nhất(90%)
Thỉnh thoảng ta hạ thổ xuống cho chim được tiếp xúc với đất hay cát ẩm xong cho chim ra tắm nắng nhẹ độ nửa giờ. Chim gáy thường rất ít khi cho tắm như họa mi được nhưng tháng vài lần ta cho tắm theo kiểu phun mưa nhẹ vào chim hay là gặp trời mưa ta cho chim tắm tự nhiên là hay nhất (thời gian độ 10' 15')
Nuôi cu gáy đực gần 1 chị cu mái nữa là làm chim cũng căng lên nhiều, ta cho lồng cu đực gần lồng cu cái 1 vài hôm xong lại dật ra vài ngày lại ghép gần (mất vợ anh nào chẳng kêu ầm lên)
2. Nước cho chim cu uống phải là nước sạch, nếu dùng nước máy thì đừng che đậy và chờ cho chất clo bốc hơi hết mới được dùng. Nếu lồng chim thường treo ngoài nắng thì nên thay nước mỗi ngày để ngừa triệu chứng khô cổ họng.
3. Chim cu phải cần được nhận ánh sáng mặt trời vài tiếng mỗi ngày. Treo lồng những nơi khác nhau sẽ làm cho chim cu có khí thế và sung hơn, không được để ánh sáng trực tiếp chiếu hết lồng mà phải có bóng râm để có chổ cho chim cu vào khi cần thiết. Chim cu khi phơi nắng thường nằm xòe cánh và đuôi dưới đấy lồng để tống khứ những côn trùng (ve, giận, mạt) ra khỏi lông chúng. Nếu không có ánh sáng mặt trời thí phải mua bóng đèn (Spectrum light) để chiếu sáng cho chim cu để thây thế ánh sáng mặt trời.
Nếu để lồng những nơi tối trong nhà hay là những nơi lạnh, bạn có thể mắc thêm bóng đèn cho mỗi cái lồng với khoản cách phù hợp.
4. Đất đen - ở Thailand, công thức làm đất đen thật đặt biệt, đất đen được làm ra từ cây cỏ và khoán chất, làm nền tản vững chắc cho sức khỏe và giọng gáy cho chim cu. Nó bao gồm chất vôi, trộn với đất và một ít than đập nhỏ ( hay mồ hống ). Chim cu trong thiên nhiên ăn đất và đất núi lửa ( đất đỏ ) đôi khi liếm muối để bồi dưỡng chất dinh dưỡng và sức khỏe.
5. Chim cu trong tự nhiên rất cần ăn sạn để nghiền nát thức ăn nhất là những hạt già và cứng. Chim cu cần chất vôi để tạo vỏ trứng và sú thức ăn cho chim con. Đặt biệt cho việc sinh sản và tạo xương của chúng. Sinh học của chim cu mái sẻ lấy chất vôi từ xương chúng để cung cấp đủ cho con cái, bởi thế sự sinh sản sẽ dừng lại đến khi nào có đầy đủ chất vôi chúng cần cho cơ thể. Than củi giúp tiêu hóa và sạn giúp nghiền nát hạt trong mề của chim cu. Đất sạn không nên trộn chung với thức ăn mà phải chứa vào cóng riêng.
6. Muối là chất khoán cần thiết. Chim cu thường hấp thụ những khoán chất vi lượng từ thức ăn nhưng không đủ những phân tử như là iod, mangan, coban ... thận trọng cho ăn thêm muối cho vật nuôi rất tốt. Muối biển nguyên chất rất có nhiều khoán chất cho chim cu, nhưng nếu ta cho ăn nhiều quá sẽ làm giảm chất giọng. Tốt nhất cho chim cu ăn muối mỗi tuần một lần, muối cho vào cái dĩa cho chim ăn và ngày hôm sau nhớ lấy dĩa muối ra .
7. Sự hoản sợ ban đêm - Trong thiên nhiên khi chổ ngũ bị đe dọa ( hoản sợ ) chúng sẽ bay lên để thoát khỏi sự đe dọa nguy hiểm của chúng. Thỉnh thoản chim trong nuôi trong lồng cũng bị hoản sợ ban đêm. Sự hoản sợ này có thể lảm gảy lông cánh, lổ đầu hay rách mình chảy máu. Sự việc xảy ra khi chim cu ngủ những nơi rất tối hay là những con chim mới đặt trong tình cảnh mới ( đổi chổ, chim bổi mới...). Chim cu nhìn đêm tối rât kém nên chúng dễ bị hoản sợ, khi chúng nghe ồn ào và chúng sẽ nhảy ngay và kết quả là bị thương. Dĩ nhiên chim cu càn cố thoát khỏi cái lồng, thì những chắn song lòng sẻ làm chim cu bị thương tồi tệ hơn.
Cách giải quyết là mắc bóng điện ngủ sao cho vừa đủ ánh sáng cho chúng thấy chung quanh vào ban đêm. Nếu ánh sáng quá mạnh sẽ làm chim khó ngủ, nếu vậy thì tốt nhất trùm tấm màng để có bóng tối cho chúng ngủ. Tiếng động, đồ đạc trong nhà có thể làm chim hoản sợ.
8. Nhiệt độ - Chim gầm ghì và cu cườm chịu nhiệt rất kém. Khi nhiệt độ hạ xuống 10 độ C chim cu sẽ bị cú rũ, nếu nhiệt độ hạ hơn nữa thì chim cu sẻ chết. Người nuôi nên đặt một bóng điện trong lồng. Vì chim cu là loại sống ở khí hậu xích đạo nên chúng có thể sống ở môi trường mà nhiệt độ lên tới 42 độ C.



                                                                    BỆNH VÀ CÁCH CHỮA TRỊ


                                                                                  ***

Chim gáy nuôi thường mắc một số bệnh phổ biến như lên đậu, đau mắt, ỉa chảy... không chữa trị kịp thời chim sẽ chết.
Cu gáy khi đã bị bệnh như vậy phát ra ngoài là do 1 quá trình nuôi chim khá lâu ko được chăm sóc tốt (nước uống thiếu và bẩn ko vệ sinh,thức ăn lúc đủ lúc hết kéo dài ,lồng ít khi dc vệ sinh) vì vậy lúc đó sức khỏe của chim xuống cấp yếu nên chim sẽ mắc bệnh thôi >>> ĐI ỈA>ĐAU MẮT> RỤI ƯỚT LÔNG BẢ CÁNH>>MẮT CÀNG ĐAU>>LÊN HẠT ĐẬU quanh mép
Khi phát hiện chim bị như vậy hãy bình tĩnh xử trí từng bước, tỷ lệ thành công còn tùy thuộc vào thể trạng bệnh nặng hay nhẹ, nếu phát hiện sớm để chữa thì chim khỏi bệnh khá cao.
Cách chữa:
Đầu tiên cần nâng thể trạng của chim lên vì lúc này thể trạng chim khá yếu bằng cách cho cu ăn cám con cò ở cóng riêng. Ngoài ra vẫn có cóng thóc+kê+đỗ xanh.
Nếu thấy chim ướt hai đầu cánh là chim bị đau mắt: vắt múi chanh lấy nước bơm vào mắt ngày 2-3 lần là khỏi.
Lấy thuốc chữa đau mắt cho người (chỉ cần dùng Cloramphenicol 9%o) nhỏ và thoa đều lên 2 bả cánh của chim và nhỏ trực tiết vào mắt cho chim vài giọt. Liều lượng dùng thì ngày làm 2 lần, thời gian thì khi nào thấy chim ko còn đau mắt nữa thì thôi. Bắt chim ra ngoài lấy bông y tế thấm nước sạch lau 2 bên bả cánh bị ướt của chim khi sạch rồi thì thấm khô đi. Nếu lông quanh mắt của chim cũng bị ướt bệt lại thì cũng làm vệ sinh như vậy.
Có cách trị dau mắt rất hay, hiệu quả đây: dùng lá khổ qua, đập dập bôi lên mắt và cho ăn luôn, đảm bảo hiệu quả.
Còn hạt đậu của chim thì lấy dao Lam (hơ lửa cồn vệ sinh trước khi phẫu thuật nha ),cứ thấy hạt đậu chỗ nào thì rạch mũi dao vào chỗ đó, nặn cho ra hết phần trắng như bã đậu đến khi nào ra toàn máu đen thì thôi. Lấy thuốc RIFAMPICIN còn gọi là thuốc nhộng chữa LAO màu đỏ rắc vào vết rạch vừa nặn .Cái này thì chỉ cần làm 1 lần là xong ko phải làm lần thứ 2 đâu.
Để chữa bệnh đi ỉa hãy pha Berberin hoặc là BISEPTOL 480mg (lấy1/2 viên-cách này hiệu quả hơn) hòa vào cóng nước cho chim uống thì sẽ cầm đi ngoài.
Thực tế khi cu gáy bị bệnh này thì cách chữa như vậy tỷ lệ thành công khá cao,bạn nào có chim bị như vậy thử áp dụng xem ,có khi lại thành công đối với chim của mình đó
Chim gáy bị đau mắt thường đi kèm với bệnh đi ỉa, để lâu không chữa trị sẽ chết.
Thông thường chim gáy khi đau mắt thường lấy cánh dụi (vì thế thường ướt ở vai cánh), trước đây thường hay lấy ớt xát vào cánh để con chim bị cay sẽ không lấy cánh dụi mắt nữa (ớt không tác dụng chữa mắt cho chim gáy), sau này sẽ còn làm hỏng giọng chim.
Không nên cho gáy uống các loại thuốc ( vì đây là các loại thuốc cho người, liều lượng theo trọng lượng cơ thể) , ở Việt nam cũng chưa có bác sỹ chuyên chữa cho chim cảnh.
Muốn chữa thì phải tìm hiểu nguyên nhân bị bệnh: Nuôi chim ít vệ sinh lồng, để lồng ở nơi thiếu mát, thiếu độ ẩm (nuôi trên độ cao quá), thiếu ánh sáng.
Bạn có thể chữa rất đơn giản: Bỏ đáy lồng chim và hạ thổ (đặt lồng vào góc vườn mát hoặc lên chậu cây, nếu không có vườn hoặc chậu cây thì có thể tạo một khay đựng đất to. Lưu ý: đất cần đánh tơi). Thức ăn: 1 giỏ thóc và 1 giỏ kê, thỉnh thoảng đào giun đỏ và cho ăn. Nuôi nhự vậy sau khoảng 15-20 ngày là tự khỏi.



                                                         MỘT SỐ BÀI THUỐC (Thái Lan) CHO CHIM GÁY


                                                                                   ***

Đây là những phương pháp chế thuốc được truyền từ những trang trại của Thailand cho chim cu. Phương pháp chế thuốc này được viết từ hàng trăm năm, mà tất cả thành phần của chúng lấy từ những cây cỏ, chất trong thiên nhiên nên chúng giúp nâng cao chất lượng giọng gáy và thể trạng cho chim cu tốt hơn.
1. Vài lá chanh, ít lá khế, ít lá é ... trộn lại, giã nát rồi vắt lấy nước, sau đó trộn nước này với lúa rồi hông nắng ( phơi trong bống râm ). Khô rồi lấy cho chim cu ăn.
2. Lấy ít đất trong gò (tổ) mối, sau đó sấy (đốt) trong lửa nóng. Trộn đất này với rượu gạo rồi cất giữ chúng một ngày. Sáng hôm sau lấy chúng ra nướng. Trộn chung với nước mì cà ri ( nước mì ca ri được làm từ ớt "cay", củ gấu "gừng núi, cỏ cú", thịt cá ... ). Trộn tất cả thứ này vào chảo và cho thêm tí nước mắm, tí me, tí muối. Nếm có vị nóng mặn và cay, sấy khô rồi cho vào chai đậy kín.
3. Cắt nhỏ vài lát ớt, rồi ngâm chúng vào mật ong một ngày. Cho chim cu ăn 4 hay 5 miếng ( lát ). Bài thuốc này sẽ giúp cho chim cu sạch cổ họng, tiêu hóa nhanh và nâng cao chất giọng.
4. Ngâm lúa vào nước và làm sạch. Sau đó trọn lúa với tròn đỏ trứng gà (có thể dùng tròn đỏ trứng của các loại khác như vịt, chim...). sấy khô rồi bỏ vào hũ đậy kín. Đây là loại thức ăn đặt biệt để làm cho chim cu năng động và sung hơn.
5. Trộn gan cá rô với nước mắm 1 ngày. Cho chim cu ăn 4 hay 5 miếng (lát). Thuốc này sẽ tốt cho hệ tiêu hóa của chim cu.
6. Trộn Bull drop khô (sừng nai già rụng bỏ) với mật ong, rồi nướng với lửa lớn. Để một miếng nhỏ trong nước cho chim cu uống. Bài thuốc này sẽ giúp cho giong chim cu gáy tốt hơn vì bull-drop chứa nhiều dinh dưỡng từ thực vật


                                                               CÁCH CHĂM SÓC CHIM GÁY THEO MÙA


                                                                                      ***

Chăm sóc chim gáy theo mùa (trong năm), theo giai đoạn trưởng thành của nó ra sao?
Về vấn đề này ở miền Nam thì mong các bác trong miền Nam chỉ giáo giúp Tôi xin được đưa ra những vấn đề sơ bộ của việc chăm sóc chim gáy theo mùa ở miền Bắc thôi.
Ở miền Bắc, khí hậu được chia làm 4 mùa rõ rệt, trong đó ta thấy rất rõ có 2 khoảng thời gian trong năm khí hậu tương đối thuận lợi cho việc chăm sóc chim gáy ( Cuối xuân đầu hạ ( khoảng từ 20 tháng 2 đến 15 tháng 7 dương lịch) và trong khoảng thời gian ngắn của một phần cuối mùa thu và một phần đầu mùa đông (khoảng từ 20 tháng 9 đến 30/11 DL) và có 2 khoảng thời gian còn lại của năm là bất thuận trong việc chăm sóc chim gáy.
Khoảng thời gian từ 20 tháng 2 đến 15 tháng 7 dương lịch là khoảng thời gian khí hậu tương đối thuận lợi cho chim gáy, đầu mùa này rét đã gần như không có rét đậm, rét hại. Chim gáy là động vật đẳng nhiệt, có hệ tuần hoàn tiến hoá, thân nhiệt không phụ thuộc nhiệt độ môi trường. Tuy nhiên theo quan sát trong tự nhiên ta thấy ở khoảng thời gian này chim bắt đầu phát dục mạnh và chuyển từ việc ăn đàn (sống tập trung thành đàn 10-15 con) sang việc tìm đôi làm tổ.
Trong khoảng thời gian này các bác lưu ý là có giai đoạn cuối mùa xuân, chim thay lông. Giai đoạn chim thay lông là giai đoạn chim dễ suy nhất cần chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lí, nếu cần thì bổ sung thóc tẩm trứng, vừng,... đỗ,... (để bổ sung chất dinh dưỡng cho chim giúp cho chim thay lông nhanh và chóng đạt được phong độ,...), tránh mưa dầm, gió thốc cho chim, nên treo lồng ở nơi không có gió lùa và tận dụng nhiều thời gian cho chim tắm nắng buổi sớm mai (ánh nắng buổi sớm mai có thể nói là tốt cho rất nhiều loài động vật kể cả con người).
Vào giữa và cuối mùa hạ, cần lưu ý trong những ngày nắng nóng tránh việc treo chim ngoài trời nắng nóng và cần đặc biệt lưu ý đến việc cung cấp đủ nước cho chim sử dụng ( Chim gáy có thể nhịn ăn 2-3 ngày không chết nhưng vào mùa nắng nóng chỉ cần phải nhịn khát 1 ngày là có thể chúng sẽ vĩnh viễn từ biệt chúng ta đấy các bác ạ!)
Đặc biệt đối với việc luyện chim mồi thì phải tập cho chúng khả năng chịu nắng để khi vào trận được khỏe mạnh và không bị chim rừng làm bể mồi các bác nhé! Tập chịu nắng cho chim bằng cách dần dần, từ từ, nay một tí mai một tí chứ đừng ham kéo dài thời gian mà lợi lại bất cập hại đó các bác nhé!
Vào lúc mùa hạ nắng nóng và mùa thu ở giai đoạn cuối tháng 7 đầu tháng 8 có thể có mưa bão kéo dài cần cẩn thận trong việc phòng chống nắng nóng và mưa bão cho chim. Các bác cũng lưu ý cho là cuối mùa thu trước khi bước sang mùa đông rét mướt, chim gáy có thêm một lần thay lông trong năm đó ạ.
Về mùa có rét đậm, rét hại các bác nhớ chăm sóc chim cẩn thận và chu đáo bằng cách bổ sung nguồn dinh dưỡng thật tốt cho chim để chim có đủ calo chống rét ( Thóc trứng, vừng, lạc,...) mặt khác xin các bác treo chim chỗ tránh được gió lùa, mưa tạt. Tốt nhất là phủ áo lồng cho chim và cho chim đi ngủ sớm (treo vào chỗ ít ánh sáng ấy) đồng thời các bác nhớ cho chim tận dụng tối đa thời gian tắm nắng nhé.
Cho ăn. cho uống đầy đủ, hợp lí, khoa học, chống nắng nóng, mưa bão và chăm hạ thổ, tăng cường tắm nắng cho chim sao cho phù hợp với khí hậu của mỗi mùa là biện pháp hay giúp chim căng lửa và kéo dài tuổi thọ cho chim giúp người chơi được sở hữu một cách lâu dài những chú chim quý!
Kinh nghiệm của em đã được áp dụng trong thực thế gần mười năm nuôi dưỡng và chăm sóc chim gáy. Thực tế thì chim mồi của em thường do có lẽ được chăm sóc khá chu đáo nên gáy rất sung sức kể cả những lúc gặp thời tiết bất lợi cũng không gáy kém đi là mấy

                                                           SỰ ĐỐI ĐẦU CỦA NHỮNG NGƯỜI MÊ CU GÁY


                                                                                  ***

Trong vũ trụ này luôn luôn tồn tại hai thái cực Âm và Dương ...cũng từ hai chữ âm - dương mà sinh ra thiện - ác, ngày - đêm, trắng - đen, đẹp - xấu …. vân vân và vân vân .... thế giới đã phân rõ ràng như vậy nhưng cái thiện vẫn không thắng nổi cái ác, cái ác cũng không triệt tiêu được cái thiện .... mà chúng song hành, cùng tồn tại cũng như cái đẹp và cái xấu vậy. Nếu không có cái xấu thì làm sao "có cái nào" để so sánh mà ta cho nó là đẹp.... suy rộng ra trong đạo chơi chim cu cườm cũng vậy nếu không có những con bổi kia dở thì ta làm sao biết được con bổi này hay, không có những con mồi dở thì làm sao mà ta biết được con mồi kia hay, con mồi may bổi ....
Trong cái nghệ thuật chọn và nuôi con mồi cũng vậy: Đa phần các nghệ nhân đều có cách nghĩ khác nhau nên cách chọn một con bổi nuôi thành một con mồi cũng khác nhau ... người thì chọn bộ cườm, giọng gáy ... người thì chọn quy, chọn vẩy .... người thì chẳng chọn cái gì cứ bổi hay ngoài rừng thì đem về nuôi ...
Sau nhiều đêm trăn trở tôi cảm thấy rất bất bình khi thấy những nghệ nhân mê cu gáy đối chọi với nhau, có sự phân chia ranh giới rõ ràng, không bao giờ ngồi chung một bàn uống cà phê, nếu có ngồi chỉ là gượng ép mà thôi, ngồi lâu thì sợ có cảnh kẻ u đầu người bể trán .... trước sự mất đoàn kết của những người có cùng đam mê, cùng sở thích như mình tôi luôn tự hỏi Tại sao vậy? Con chim thì ghét nhau giọng gáy, còn con người lại ghét nhau tiếng nói nên hôm nay tôi mạo muội ghi đôi lời tâm sự thầm kín gởi đến bạn cùng đam mê với một hy vọng sau khi đọc bài viết này các anh em, các " nghệ nhân thật thụ" hãy xích lại gần nhau hơn.... vì nét đẹp và cũng vì nghệ thuật, đạo chơi chim cu cườm có từ ngàn xưa .... xin hãy phát huy nét đẹp truyền thống chứ đừng làm cho nó mai một mất đi.
Có hai trường phái luôn luôn song hành mà Nguyên tôi tạm gọi là: Trường phái "thực tế" và trường phái "lý thuyết" . Sự mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực tế lúc nào cũng khác xa nhau, ai cũng cho rằng mình giỏi nhưng cổ nhân có nói: "Cao nhân tất hữu cao nhân trị", hay nói nôm na núi này cao còn có núi khác cao hơn ... tại sao có trường phái "thực tế", thế trường phái thực tế là gì? xin thưa:
- Các nghệ nhân nghiêng về trường phái thực tế thường thì: tai nghe, mắt thấy họ mới tin ... nên khi những nghệ nhân này chọn bổi để nuôi thường thì họ chọn từ ngoài rừng. Biết được rõ ràng con bổi đó gáy giọng gì, lớn tiếng hay nhỏ tiếng, có kèm hay không? kèm mắc me hay kèm bo, có gù phóng hay không .... cứ thấy ngoài rừng hay là đem về nuôi và luôn luôn nghĩ rằng mai này nhất định mình sẽ có con mồi hay vô địch…. Nhưng theo Nguyên thì chưa chắc, tại sao chưa chắc? ... con mồi phải có tướng tá, dáng dấp của một con mồi chứ tướng mà xấu quá, mặc dù nó rất hay ở ngoài rừng, có nghệ nhân nuôi cả 40 đến 50 con bổi trong nhà mà khi nó nổi thành mồi thì chỉ có mấy con chơi được, số còn lại toàn là cái đồ dở hơi, khoái thì gáy gù không ai chịu nổi còn không khoái thì cạy miệng cũng im ru, có con gáy đến nỗi bổi không dám đến gần ...(thử mà nghĩ xem trong hàng vạn tinh binh mới có một vị tướng, tại sao họ lại là tướng, có phải họ khác người không? theo tôi thì không. Khi mới nhìn vào thì họ như bao con người khác cũng có mắt mũi miệng tay chân, đi, đứng như bao nhiêu người khác nhưng cốt cách của họ khác hơn một người bình thường. Nguyên xin đơn cử một vị tướng mà Nguyên có dịp ngắm nhìn tận mắt, bắt tay , trò chuyện đó là: Thượng tướng Phan Trung Kiên ông này tai to, mặt thì bự, cổ thì ngắn, tay chân, thân thể trông y như được đúc ra vậy, giọng nói nghe như có âm lực rất hùng hồn, thử hỏi người như vậy có dị tướng hay không? ...)
Một con bổi hay, dáng đẹp khi trở thành một con mồi cũng chưa chắc là một con mồi hay. Tại sao chưa chắc? cứ từ từ mình sẽ giai thích... một con mồi chỉ hay thôi mà không khôn thì không tài nào mà bắt bổi được .... hiện giờ mình cũng có một con son, nó gáy gù đến nỗi bổi teo luôn, anh em trên diễn đàn nói đem nó xuống đất, ở trên cây nó còn kèm bo, kèm mắt me nhưng khi thả nó xuống đất nó gù không, gù suốt.... chả có con bổi nào dám đến gần... làm sao mà gọi nó là con chim hay được mà chỉ gọi là con chim dữ thôi.
Nói tóm lại ở trường phái thực tế ưu điểm và khuyết điểm như sau:
- Ưu điểm: Biết được con bổi đó hiền hay dữ, gáy lớn hay nhỏ, kèm phóng ra sao, có đủ bài bản hay không ...
- Khuyết điểm: Con nào ưng ý, gáy gù nghe đã lỗ tai là nuôi ... nhưng khi thành mồi thì chỉ có vài con là chơi được, số còn lại ...tự xử ...như vậy hơi tốn công nghen!
- Các nghệ nhân theo trường phái lý thuyết: Mấy ông trường phái lý thuyết thường bị mấy ông thực tế cho là cái đồ dở hơi, cái đồ sách vở vớ vẩn .... nghe qua cũng tức nhưng xin đừng nóng dễ nổi mụn đó nghen! Thử hỏi nếu không học thì có nói được hay không? đâu phải ai ai cũng nói được, nói có sách, mách có chứng rõ ràng ai dám cãi. Nếu hiểu thấu đáo mọi ngỏ ngách trong nghề cũng như trong đạo chơi thì trường phái lý thuyết được xếp cao hơn trường phái thực tế một bậc. Tại sao vậy?
* Xin đơn cử: có hai ông nghệ nhân của hai trường phái thực tế và lý thuyết rủ nhau vào tiệm bán chim cu bổi thì:
- Cái ông thực tế làm sao mà biết được con nào gáy to hay nhỏ, con nào kèm hay không kèm, con nào gù phóng hay không, con nào bền hay không bền .... bó tay chưa?
- Nhưng cái ông lý thuyết thì biết đấy, nhìn cái mỏ ông ta biết ngay con đó gáy nhanh hay chậm, nhìn cái lỗ mũi ta biết nó gáy to hay nhỏ, nhìn bộ cườm ta biết ngay con đó gù nhiều hay ít, nhìn chóp mỏ + quy ta biết ngay con đó kèm hay không kèm, nhìn cấp mình là biết ngay con đó có bền hay không ... bấy nhiêu đó thui Ông thực tế đã thua chắc .... nhưng không cam lòng ông ta đi về nhà đem con mồi cực hay bắt bổi nhanh như điện mà quy, cườm chỉ có vài cọng lưa thưa ... ông nói “này xem cho kỹ đi mà nói, nói mà không đúng thì tao cho một trận”. Nếu tài nghệ của ông lý thuyết bình thường thì chịu thua đi (chắc kiểu này tiêu mất)..... còn nếu đã lĩnh hội hết thì ông ta sẽ có cách trả lời, vì nhớ con chim cũng có ẩn tướng đó nghen Nguyên ví dụ: con dán cánh, con đeo tang (lông trắng mọc trên đầu), con giao long (chân có hai hàng vẫy như chân gà nòi), con móng trắng ...vân vân ...
Nhưng theo Nguyên nghĩ cái chuyện chơi mà tranh hơn thua làm gì, có lợi lộc gì đâu? sao ta lại làm mất đi cái tình người .... Nguyên nghĩ cái đó mới quý, nó còn quan trọng hơn gấp bội cái chuyện chim cò...... mà còn bị người đời cho là ngu nữa. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này thì hai anh thực tế và lý thuyết hãy ngồi chung một bàn mà uống cà phê nhé .... thân chào.



                                                                  TẢN MẠN THÚ CHƠI CHIM GÁY


                                                                                     ***


                                                                 Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ

                                                                 Vô duyên đối diện bất tương phùng



Cũng chính chữ “duyên” mà Tôi đã đến với cái thú vui dân dã, tao nhã và cũng vô cùng thanh cao ... khi ta tìm hiểu sâu hơn mới hiểu được cái hay cái đẹp mà ông cha ta đã dầy công suy ngẫm, nghệ thuật pha lẫn cảm xúc ... hồi hộp, lo sợ, nín thở, vui mừng ..... cũng có khi thất vọng..... và cũng từ chữ duyên ấy đã gắng kết tôi cùng với tất cả anh em trên diễn đàn, trên khắp mọi miền tổ quốc .... chỉ có bốn chữ cù cú cu cu ... đã đưa chúng ta xích lại gần nhau hơn.
Vẫn biết rằng trên diễn đàn này sẽ có rất nhiều anh em không tin vào những gì Nguyên viết ... nhưng Nguyên chỉ khuyên các bạn một câu : hãy chơi hết mình và hãy chiêm nghiệm đi, rồi một ngày nọ các bạn sẽ nhận ra được điều ấy.
Chẳng hạn: Có một con bổi bay, đáp vào một cành cây "cong , đong đưa " Nguyên có thể đoán đó là con bổi trống hay con bổi mái. Chắc các bạn cho là "Sạo ớn luôn" phải ko?.... nhưng các bạn hãy kiểm nghiệm thực tế nhé!
- Khi con bổi đáp, đậu vào một cành cây "cong, đong đưa" có độ nhún thì con chim trống bao giờ cũng nhịp cái đuôi lên xuống từ một đến hai lần sau đó mới lấy thăng bằng được. Còn con mái khi đậu vào cành cây thì cái đuôi cũng nhịp lên xuống như con chim trống nhưng số lần nhịp của nó nhiều hơn từ bốn năm lần trở lên sau đó mới lấy thăng bằng được, nhớ mang theo ống nhòm mà quan sát nhé.
- Tại sao khi nhìn vào con bổi có người nói con bổi này 6 tháng đến một năm là nổi còn có con vài ba năm mới nổi. Làm sao biết được điều đó, có người sẽ không tin, hãy nghe Nguyên nói nhé:
Khi nhìn con bổi mau nổi hay lâu nổi ta nhìn vào đặc điểm nào?
1. Nhìn vào bộ cườm .... ta hãy để ý con nào có bộ cườm trắng sát, hạt cườm đều và khít thì con đó nuôi mau nổi.
2. Nhìn vào cục phân của nó. Cái này anh em đừng cười nghen ... cục phân cũng nói lên được chuyện đó, ta quan sát kỹ cục phân đó to hay nhỏ, độ xoắn của nó nhiều hay ít .... sau đó mới đánh giá:
- Cục phân to cộng với độ xoắn ít .... thì con này nuôi mau nổi.
- Cục phân nhỏ cộng với độ xoắn nhiều thì anh này nuôi lâu nổi.
Tại sao vậy? Cái cục phân và độ xoắn của nó có liên quan đến khoan ruột của con bổi. Con nào có khoang ruột rỗng nuôi sẽ mau nổi, thể hiện qua cục phân ấy, còn con nào khoan ruột kín hay khoan ruột nhiều ... cũng sẽ thể hiện qua cục ấy.... theo các bạn có nên tin vào điều đó hay không.

Chuyện phân biệt trống - mái với loài chim gáy
Có người bảo rằng, chỉ có chim bổi mà mình chưa từng được nghe giọng nó gáy thì mới khó nhận biết đâu là trống, đâu là mái, chứ với chim bổi mà tự mình bẫy bắt được thì trong quá trình nghe nó đấu đá với con mồi của mình ắt sẽ biết ngay nó thuộc phái nào. Quả thật đúng là như thế, nhưng có khi vẫn bị “lầm hàng” đấy các bác nhé! Xin kể hầu các bác câu chuyện này:
…Cách đây khoảng tháng, nhân dịp đi thăm thằng em họ ở Hàm Cần (vùng cao ở Bình Thuận), mình cầm theo cái lục. Tiếng là đi thăm thằng em nhưng vừa đến nơi, hỏi han dăm ba câu chuyện, mình đã toát ngay vào đám rẫy của nó. Là rẫy mới khai phá nằm ở lưng chừng đồi nên cây rừng còn sót lại cũng nhiều. Lúc này tầm cỡ 9 giờ sáng nên chỗ này, chỗ khác vẫn còn nghe tiếng cu rừng đấu nhau. Mình chọn treo con mồi gần nơi có tiếng của một con bổi rừng giọng đồng pha thổ rất vang, nghe nó ra các nước rất nhặt. Khốn nỗi, gần nơi của con bổi này chỉ có một lùm châu mai rậm rạp, lại giữa mùa mưa nên cỏ rất tốt. Vậy là chỉ còn cách treo con mồi của mình trong lòng bụi châu mai.
Nghe giọng gáy lạ xuất hiện, con bổi vút thẳng lên trời xanh rồi xà xuống lùm châu mai…
Đã quá Ngọ mà chưa thấy mình về ăn cơm trưa nên thằng em họ bới thức ăn, nước uống bỏ vào giỏ xách, bắt con vợ nó xách ra rừng cho mình ăn. Mình nghe con em vợ hú gọi vang cả rừng mà mình chẳng dám mở miệng ừ hử vì sợ làm kinh động con bổi nó bay mất. Vì cỏ mọc cao, rậm rạp nên chỉ cách nhau có 15 mét nhưng con em vợ không tài nào nhìn thấy mình. Vậy là nó đành xách giỏ thức ăn về. Mà thú thật lúc này mình không còn cảm giác đói bụng. Từ khi con bổi chịu nhập tàng, nó với con mồi của mình đấu nhau quyết liệt. Mình theo dõi trận đấu này bằng thính giác chứ không tài nào nhìn thấy bởi cây cối rậm rạp quá. Nghe 2 con đấu nhau mà quên cả đói. Phải nói con bổi cũng thuộc loại cao cường, nó bám riết con mồi của mình từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều (con bổi này cũng chịu nhịn đói giống như mình). Đến hơn 4 giờ chiều, hai con thi nhau gù dồn gù dập rồi bỗng dưng im bặt gần 1 phút, sau đó là tiếng 1 tiếng “pặc” đanh gọn, con bổi đã nằm gãy đành đạch trước mặt lục.
Nếu xét về ngoại hình thì con bổi này quá đạt (cườm tấm, cao; chân to, vảy khô, chẻ; mình to; quy, điểm nhuyễn), với lại mình đã mất hơn 6 tiếng đồng hồ nhịn đói ngoài rừng, nghe nó phun châu, nhả ngọc mắng nhiết con mồi của mình thì có thể nói rằng đây đích thực là con bổi đáng nuôi, thuần dưỡng làm mồi.
Song, nhìn kỹ con bổi mới bắt và đối chiếu với những gì mình học hỏi, tích lũy được từ trước đến nay, mình thấy nó ngờ ngợ thế nào. Đầu, cổ, mình, cẳng của con bổi này đều rất to nhưng trông nó cứ thon thả, ẻo lả thế nào đấy.
Nghe mình kể lại câu chuyện quá trình bẫy bắt con bổi này cộng với xem tướng tá, ngoại hình của con chim, nhiều ông bạn năn nỉ xin được chuyển quyền sở hữu chủ. Song mình không đồng ý và thẳng thừng tuyên bố rằng: hình như nó là con chim mái! Mấy ông bạn đồng hội không tin và cho là mình tiếc con chim tốt nên viện cớ thôi chớ con bổi này làm sao lại là chim mái được.
Vậy là để giải đáp điều mình nghi ngờ con bổi mới bắt trống hay mái, mình lại cất công đi thăm thằng em họ một lần nửa. Và điều mình nghi ngờ đã được giải đáp. Lùm châu mai rậm rạp trong rẫy của thằng em họ vẫn còn trơ trơ tiếng con bổi giọng đồng pha thổ rất vang, các nước giậm, giục, thúc, gù rất nhặt. Nó tiếp tục vút thẳng lên trời xanh rồi xà xuống lùm châu mai đấu với con mồi của mình nhưng không hăng như trước. Đấu được một chập, nó bỏ đi, đậu trên ngọn một cây bằng lăng cao vút gáy gọi con mái. Vậy là đã rõ, bữa trước nó đấu với con mồi của mình, nhưng kẻ nhảy vào lục là vợ của nó chớ không phải nó.
Vậy là việc mình nghi ngờ con bổi mới bắt được là chim mái đã sáng tỏ. Chắc các bác đã hình dung được vì sao là con mái mà không phải là con trống rồi phải không? Có câu “Trăm nghe không bằng một thấy”, trong suốt hơn 6 tiếng đồng hồ con mồi và con bổi đấu với nhau, do tàng cây rậm rạp nên mình chỉ nghe nó đấu chớ đâu có tận mắt thấy nó nhảy vào lục đâu, cho nên mình cũng không tài nào nhìn thấy được con chim mái bản tính hung hăng đã bay luồng lách trong đám cỏ rậm rạp, rúc vào giữa bụi châu mai, đẩy đuổi con trống ra rồi nhảy vào lục thế mạng cho chồng, hoặc có thể con chim mái này nó mê, nó kết giọng con mồi của mình nên mới lén lút nhảy vào lục trong lúc chồng của cô ả chưa dám nhảy…
Theo tôi, nếu chịu khó chiêm nghiệm, tìm tòi, tích lũy thì đối với những con bổi mình chưa tận mắt thấy nó gáy, chỉ cần nhìn ngoại hình của con chim, bạn cũng sẽ có thể thẩm định được con bổi là trống hay là mái. Vấn đề phân biệt chim gáy (cu cườm) trống hay mái xem ra vẫn là chủ đề nóng hổi của giới gác cu, nhất là những bạn mới tiếp cận nghề chơi này. Nếu không có kinh nghiệm và không tỉnh táo thì bất cứ nghệ nhân nào cũng rất có thể bị “lầm hàng”!

Mồi chiến cũng có thể là mái.
Chuyện xảy ra ở xứ tôi cách đây không lâu.
Có một nghệ nhân có bề dầy và thâm niên trong nghề gác cu, ông lại là người đứng tuổi, có một vị trí cũng tương đối ở một ngành của thành phố, lại giao du rộng, bạn bè nhiều nên rất được anh em giới gác cu ngưỡng mộ, tín nhiệm. Thỉnh thoảng anh em chung hội lại kéo đến nhà ông xử rượu, xử trà, tán gẫu chuyện cu chim.
Ai cũng biết ông có một con mồi chiến mà ông đã cất công tuyển được cách đây hơn 5 năm. Từ ngày ông có được con mồi này, so với anh em cùng đi gác cu hội thì ông là người ăn nên, làm ra nhất. Chẳng có bận nào ông đi mà về tay không. Anh em chung hội đều phục ông sát đất, bởi ông có con mồi biết bắt bổi bằng nước dụ thật là tuyệt vời. Tôi cũng có lần đi chung với ông, được chứng kiến con mồi của ông nó bắt bổi mà phát tức. Tức không phải là vì ông được, tôi không mà tức vì cái cách bắt bổi của con mồi chiến của ông tuy rất hiệu quả nhưng người được chứng kiến không sướng, không đã cái thú chơi cu.
Con mồi chiến của ông ít khi cất tiếng gáy gọi (tôi nói là ít chứ không phải là không có). Nhưng khi đã nghe giọng gáy lạ hoặc thấy bóng dáng con bổi nào bay về gần khu vực đó là nó thúc dồn, cùng với động tác chúc đầu, chổng mông, giựt cánh. Phải công nhận chất giọng đồng kim của con mồi này cũng thâm hậu, đầy nội lực chứ chẳng vừa. Thỉnh thoảng nó kèm một tiếng “rùa ụa” nghe na ná như tiếng bồ câu trống rù chim mái.
Xin quý vị lưu ý: nước gù là 2 tiếng “Crùa” - “Crụa” liền nhau, đồng thời kết hợp với động tác đầu của con chim ngóc lên gật xuống, được lập đi lập lại nhiều lần gọi là một sấp gù. Còn tiếng “rùa ụa” của con mồi chiến mà tôi đề cập thì chỉ thỉnh thoảng xuất hiện lẫn trong lúc nó đang ra nước thúc và không có động tác đầu ngóc lên gật xuống (gù).
Trở lại con mồi chiến của ông bạn tôi, khi con bổi ngoài rừng chịu tiến vào gần lục thì lập tức nó tung một sấp gù (khoảng bảy, tám tiếng gù), rồi sau đó là im lặng. Im lặng đến dã man ! 15 hoặc có khi 30 phút sau nó lại thúc, thỉnh thoảng lại kèm một tiếng rù rồi kết thúc bằng một sấp gù ngắn ngủn. Và rồi tất cả lại chìm vào im lặng. Một sự im lặng chết chóc. Vậy mà chẳng hiểu sao con bổi nào cũng bị nó khiến cho cắm đầu nhảy vào lục trong cái thời khắc im lặng chết chóc ấy mới tài chứ. Nói con bổi chiến của ông bắt nước dụ tài tình là vì vậy.
Nếu xét về ngoại hình, tướng tá, giọng gáy thì đa phần (tôi nói là đa phần chứ tôi không bảo là toàn phần đâu nha) nó nghiệm đủ những tiêu chuẩn của một con bổi chiến. Với lại qua bản thành tích trích ngang trước khi nó về với ông cộng với ngần ấy năm ông trực tiếp cầm nó trên tay thì không có ai đủ can đảm bày tỏ nghi ngờ gì về nó.
Có thằng bạn đồng niên với tôi (chúng tôi cùng nhỏ hơn ông 1 con giáp), cũng cùng hội nhưng nhà nó ở vùng quê ven sườn núi. Nghe anh em kể rằng nó biết treo lục khi hỉ mũi chưa sạch. Cứ thế mà suy ra thì hai bàn tay của nó gỡ chim dính bẫy dễ có tới ngàn lần. Ông với tôi cũng mấy lần ghé nhà nó chơi. Dàn chim mồi của nó cũng thuộc thứ dữ, bởi nhà ở gần rừng nên nó có điều kiện tuyển lựa (hễ cứ rỗi việc là nó tót vào rừng). Xem mấy con chim mồi của nó, ông bảo không chê vào đâu được nhưng ý chừng vẫn không qua mặt được con mồi chiến của ông. Quả thật nhiều bận nó đi bẩy cả ngày nhưng cũng lắm lúc về trắng tay, còn ông thì ít khi như vậy. Như vậy cũng đủ kết luận mồi của ai khá hơn rồi.
Nhưng oán oăn thay cũng chính thằng bạn tôi là kẻ đã vén lên bức màn bí mật, chỉ ra chân tướng thật của con mồi chiến của ông, kết thúc sự nghiệp nữ tướng cải trang nam nhi, oanh liệt một thời, vang bóng tiếng tăm của con mồi chiến của ông.
Số là hôm đó, ông mời một số anh em thân thiết đến nhà chơi, già có trẻ có, có cả thằng bạn tôi từ trên núi xuống. Sau một tuần trà, thằng bạn tôi xin phép ông tham quan dàn chim mồi của ông. Sau một lượt xăm xoi bầy chim, nó chỉ một con đang đứng chễm chệ trong cái lục mới vừa được ông kết lá nhọc (một loại cây có lá rất đẹp, rất bền màu, cuống lá dai, ít bị rơi rụng, chuyên được dân gác cu dùng để ngụy trang lục) mới toang, nó phán trước mặt cả hội một câu xanh dờn: Đây là con chim mái !
Khốn nạn, nó đâu biết đó là con mồi bách chiến bách thắng của ông, con mồi tiếng tăm lẫy lừng, con mồi sát bổi như ngóe ! Hình như thằng bạn tôi nó bị điên nên mói dám bảo con mồi chiến của ông là mái, nó còn nhắc đi nhắc lại cho những người có mặt tại nhà ông nghe rõ hơn: Tôi đảm bảo con mái !
Mấy anh em đang có mặt ở nhà ông sợ ông nổi giận nên có người nói với nó: Bớt giỡn đi ông bạn trẻ ! Nhưng nó chẳng những không câm miệng mà còn đến ngồi gần ông và nói: Ông có tin không, con dám chắc 100% con mồi chiến của ông là chim mái !
Từ nãy tới giờ ông vẫn ngồi như tượng, chỉ buông một câu gon lỏn: Không thể nào!
Nhưng nếu đúng như thằng bạn tôi phán thì chã lẽ kinh nghiệm mấy chục năm trong cái nghề chơi của ông chỉ là con số không. Ai thì có thể còn lầm chứ ông mà cũng lầm sao ? Mà làm sao lầm được khi con mồi của ông to như lực sĩ, gáy như sấm, sát bổi như ngóe ! Rỏ là thằng bạn tôi vô lý đùng đùng.
Mấy anh em đang có mặt ở nhà ông bắt đầu bàn tán xôn xao. Bởi nghe đồn rằng thằng bạn tôi ít có bao giờ khen chê, dè xiểm chim mồi của ai. Tính tình của nó tốt lắm, anh em ai cũng mến bởi nó rất chân thực, chừng mực, khiêm tốn. Vậy nhưng một khi nó đã chịu phán rồi thì không bao giờ phán bậy, phán bạ. Trước đây nó đã từng chỉ ra một vài trường hợp mồi của mấy ông bạn bị lép tinh hoàn, có trường hợp nó còn nói rõ là bị lép cả hai hay bên phải, hoặc bên trái mới tài chứ. Và nó cũng nói luôn là bị lép tinh hoàn nên những con mồi này tính nết thất thường, rõ nhất là cái tật đang đấu với bổi bỗng vô cứ lơi, xìu, bỏ bổi nên làm cho nghệ nhân rất khó chịu. Nghe nó nói đúng tim đen nên nhiều nghệ nhân đã tự động bắt ngay con chim đó giải phẩu để kiểm chứng lời nó nói. Sau khi đã kiểm chứng, có những nghệ nhân đáng tuổi cha chú vẫn nghiêng mình gọi nó bằng sư phụ.
Còn với con mồi chiến của ông, nó dám phán là con mái. Nó nói không tin thì giải phẩu cho mọi người cùng xem. Mấy anh em bảo: Con mồi chiến của ông nếu là con mái thì mổ bụng kiểm tra (nó chết) cũng không oan, còn nếu mổ ra mà thấy nó là con trống thì lấy gí đền bù thiệt hại vật chất và tinh thần cho ông. Thằng bạn tôi liền đề đạt giải pháp: Nếu mổ ra mà nó là con trống thì bạn tôi sẽ hiến đền cho ông hết dàn chim mồi của nó, ông thích con nào cứ bắt con nấy, đồng thời nó sẽ chịu phạt một chầu bia cho cả hội ngay tại đây; còn nếu nó là con mái thì ông phải thưởng cho nó cùng anh em một chầu bia mừng ông đẩy đuổi được cái tổ trác đeo bám ông hơn 5 năm qua. Ông cũng vốn là một người có máu quân tử nên “OK” ngay. Vậy là hợp đồng được ký kết có mặt đông đảo anh em trong hội làm chứng. Con mồi bách chiến bách thắng, con mồi tiếng tăm lẫy lừng, con mồi sát bổi như ngóe của ông được đem ra giải phẩu để kiểm chứng…
Hôm ấy, ông đãi chứng tôi một chầu bia chí tử, ông đã thực hiện theo đúng nội dung giao ước không văn tự. Trước một sự thật phủ phàng nhưng ông rất vui vẻ, phấn chấn. Bởi nếu không có thằng bạn tôi thì ông vẫn tiếp tục và không bao giờ mảy may nghi ngờ con mồi chiến của ông là con chim mái. Ông cười khà khà, chỉ thằng bạn tôi và nói với mọi người: Hậu sinh khả úy, bái phục, bái phục!

Chim mồi đẻ trứng hay kẻ cắp gặp bà già.
Bữa đó tôi đang ngồi trong quán uống ly cà phê thì thấy anh bạn tôi dẫn theo một thằng to cao, mặt mầy cũng sáng láng, hiền hậu đi vào chỗ tôi đang ngồi. Tôi với anh bạn này là chỗ anh em thân quen. Còn thằng kia thì lạ hoắc, tôi đoán chừng nó nhỏ hơn tôi dăm, ba tuổi gì đó. Bạn tôi giới thiệu nó tên Q, là một thằng rất mê cái thú gác cu. Không biết bạn đã nói gì với nó mà nó cứ bắt anh dẫn nó đi gặp tôi cho bằng được. Sau khi giới thiệu tôi với nó, giới thiệu nó với tôi,anh bạn tôi bảo nó: Q mày cứ ngồi đây nói chuyện với thằng em tao, tao về có công việc một chút.
Mới gặp mà thằng này nó làm như tôi với nó đã quen nhau từ đời kiếp nào. Nó nói huyên thuyên không ngừng nghỉ, ý chừng là để chứng tỏ cho tôi biết nó đam mê cái thú này lắm, và cũng đầy kinh nghiệm chứ chẳng thua kém ai. Tôi ngồi nhấm nháp cà phê nghe nó nói, nó kể lể.
Từ cái bữa đó đến giờ và có thể mãi về sau, tôi quyết định tránh mặt thằng này. Bởi câu chuyện nó kể làm tôi phát ớn, nhìn cái mặt của nó thì sáng láng, hiền hậu nhưng cái tâm của nó thì không như thế.
Nó kể rằng con nồi của nó đang chơi là một con chim mồi cực hay, cực hiếm. Con chim này nó đưa từ dưới quê lên. Con mồi này vốn dĩ là của một tay chơi đáng tuổi cha chú của nó, nhà ở gần nhà nó ở dưới quê. Nhiều người biết ông này có con chim hay nên đến gạ mua, đã có người trả giá rất cao nhưng ông này không bán. Vì ở gần nhà nhau nên nó biết mọi chuyện.
Một bữa nọ, nó cũng sang nhà ông hàng xóm đặt vấn đề hỏi mua con chim mồi cực hay của ông. Ông này cương quyết không bán dẫu thằng này trả giá còn cao hơn những người trước. Không mua được, thằng này liền dùng độc kế hòng chiếm đoạt con chim mồi hay của ông hàng xóm. Nó đi mua 2 quả trứng chim Bồ câu về rồi rình rập lúc ông chủ nhà hàng xóm không để ý, nó thảy 2 trứng chim Bồ câu vào dưới cái lục con chim mồi của ông hàng xóm. Một trứng thì móp méo còn một trứng thì bể tan, lòng trắng, lòng đỏ quăn ra lẫn trong đống phân chim.
Khi ông hàng xóm phát hiện con chim mồi cực hay của mình đẻ ra 2 trứng thì không còn đủ can đảm để mà nuôi thêm ngày nào nữa. Ông ta tức tốc chạy qua nhà thằng này, ông ta lừa thằng này rằng: Do ông ta chuẩn bị đi công tác xa nhà hàng tháng trời, với lại cũng đang kẹt tiền nên đành bán con chim mồi và năn nỉ thằng này mua giúp.
Vậy là được thể, thằng này ép giá ông hàng xóm, cuối cùng ông hàng xóm cũng chấp nhận bán tháo bán đổ con chim mồi cho thằng này với cái giá rẻ mạt như bèo, bởi ông này nghĩ mình đã lừa bán được con chim mái cho thằng này. Ông ta đâu biết rằng chính ông ta mới là người bị lừa, đã bị thằng kia lừa bằng một chiêu quá tàn độc.
Đấy, đến đây chắc quý vị cũng biết nguyên nhân vì sao tôi chạy mặt thằng này. Nếu quý vị có gặp thằng nào hơn nó thì kể cho anh em cùng hội biết mà đề phòng. Nhân đây xin anh em đề cao cảnh giác, coi chừng kẻ xấu nó cho chim mồi của mình đẻ trứng Bồ câu đấy.

Chim gáy xưa và nay
Tôi đến với chim gáy không nhớ rỏ từ lúc nào, tôi chỉ nhớ lúc xưa bố tôi mỗi lần đi bẫy chim thi thường đèo tôi sau lưng; hôm nào đi xa thì dùng chiếc honda "đam" cà tàng, còn đa số thì đèo tôi trên chiếc xe đạp " đùm dông " cọc cạch. Thời bao cấp, xăng chỉ phát theo tiêu chuẩn của một cán bộ HTX nông nghiệp thôn....nên lấy đâu ra nhiều để đi thường xuyên. Nói tiếng đi xa cho oai, chứ cao lắm chừng chục cây số là cùng. Cu gáy thời ấy thật là nhiều và dễ bắt. Nhiều đến nổi có khi chim mồi gáy chim bổi bay về tận sau nhà, thế là bố tôi treo lòng lên... thế nào cũng chui vào lồng chứa... hôm nào đi hơi xa làng tí thì cũng được một vài con... Nếu đi xa thì khi về mang chim bổi mệt nghĩ luôn... nói tới đây, sướng lắm phải không các bác ! mỗi khi bố tôi "thông báo" ngày mai đi xa thì đêm ấy tôi không ngủ được, mặc dù tôi " tranh thủ " vào giường sớm hơn mọi ngày, không phải vì chim gáy mà trằng trọc mà vì vào rừng có nhiều cái mới, cái lạ nên thích ... , trẻ con mà trằng trọc tý rồi hồn cũng vào giấc ngũ. Con bố tôi đi chuẩn bị thức ăn cho hai buổi sáng trưa... nói chuẩn bị cho sang chứ, nấu chút đỉnh cơm bỏ vào lon li-gô, và vài con cá khô, một hủ mắm thắm.... thế là hai cha con no được một ngày .... . Sáng khoản 3 hay 4 giờ gì đó khi nghe tiếng bố kêu thì tôi bật dậy như một cái lò xo... tự giác làm mọi việc thật nhanh, để cùng bố lên đường ( ngày thường không dễ đâu nha, còn phải nằm nướng nữa... ). Vào đến rừng bố tôi gởi xe ở rẫy dân tộc rồi hai cha con cuốc bộ khoản hai hay ba chục phút vào nơi đánh... đi theo đường nghĩ vu vơ đủ thứ, vì ám ảnh những câu chuyện "kinh dị" của bạn bè tôi, của những chuyện kể trong sách vở thần thoại ở trường, tờ mờ sáng,trên đường đi, nhìn cây, nhìn cảnh mà hình dung và tưởng tượng ra đủ thứ, nào là ma, nào là thú dữ .... nên lúc nào cũng cố gắng đi cho thật gần và thật sát bố tôi. Đến nơi bẫy, lúc này trời chưa sáng lắm, bố tôi đổ nước, lúa cho chim, đứng quan sát khoản 5 hay 10 phút rồi bố tôi mới treo mồi.... rồi vào chổ núp... bố tôi giải thích đủ thứ về chim gáy, nào là cách đánh thế này thế nọ, nào là mồi hay, nào dặm, rước... rồi con bổi nó như thế này thế kia.... tôi đâu có hiểu gì, ầm ừ cho qua chuyện, nghe lổ tai này rồi chạy qua lổ tai khác ... rồi không nhớ gì cả, chỉ nhớ câu " chim dù hay đến đâu nếu không sát bổi coi như đồ bỏ " vì ông thường nó chuyện với bạn bè nhiều lần như là kinh thánh vậy, sau này tôi mới hiểu câu đó đúng lắm... với tôi lúc ấy sướng nhất là khi bổi gù ờ nhánh thế rồi nhảy vào lưới .... vậy là được rồi, còn không thì ngấm đủ loại chim xanh, đỏ, vàng...thích lắm. Bạn chim gáy của bố tôi rất nhiều, mỗi khi mấy người ấy đến chơi, nói và bàn luận chuyện chim gáy sau sưa... nào là con này hay, con kia dở, còn này sát bổi, con kia không .... nói suốt cả buổi , trể nải công việc nên đôi khi cũng làm phật lòng mẹ tôi lắm, chờ bạn bố tôi về thì thế nào cũng có cuộc chiến nho nhỏ.... bố thường năn nỉ cười xòa cho qua chuyện ....hi hi .Trong số người ấy có người rất tốt, có người rất tồi, người thì ít nói, người thì nổ như rang, người thì chơi cho tao nhã, người nuôi gáy chỉ vì tiền ... ha ha đủ dạng người... nhiều khi mẹ tôi hỏi sao ông chơi mấy đứa ba xạo chi vậy... "thú chơi thôi mà để trong lòng làm gì ", bố tôi trả lời thế.... Xưa kia, người chơi chim gáy ít, đa phần là chơi kiểu văn nghệ, không tính toán nhiều... miễn sao vui là được.
- Từ lúc gia đình tôi đi nước ngoài còn tôi ở lại, chim cu bố tôi phóng sanh hết.... nên mọi chuyện chim gáy tưởng đâu đã vào dĩ vãng....
- Cu gáy đến với tôi cũng là cái duyên, hôm ấy có ông bạn của bố tôi đi bẫy chim ngang qua nhà và ghé lại thăm, nghe sau nhà tôi có chim gáy tu tu... ông ta treo mồi lên... chỉ vài phút sau con chim ấy vào lưới của ông ta. Ông ta thấy chim ấy khá và chưa đủ cườm nên tặng tôi nuôi chơi... ai dè đâu chỉ mấy tháng sau nó nổi và bắt mồi ào ào... đâm ra ghiện, đi bẫy nhiều hơn, đi xa hơn. Lúc ấy chơi chim rất non cơ... chỉ mấy tháng sau... chim mồi gáy ấy hư luôn, từ đó về sau tôi đóng học phí cho mồi gáy rất nhiều... nghe ở đâu có mồi hay là đi tới, trước lạ sau quen (chơi chim gáy là dễ kết bạn nhất) chơi đủ mồi, từ thổ buồn, thổ sấm, thổ bầu, tới đồng bể, đồng kim... và cũng chơi và học hỏi đủ hạn người, cuối cùng nghiệm lại, chim mồi gáy chơi sướng nhất vẫn là thổ hay thổ pha. Hai loại giọng trên nước rút chậm nhưng chắc lắm, chơi thường bền chim, ít rớt đài nửa đường và xác xuất sát bồi thường nằm ở hai giọng này rất cao. Không như đồng hay kim nước rút nhanh, đôi khi mình sợ chúng hụt hơi mà chết... điểm yếu của hai giọng này là hay bị out nửa chừng, có lẻ giọng nghe " gắt " quá nên rất hiếm những con sát bổi ở hai giọng đồng và kim này.... còn việc này nữa là giọng thổ thì nghe ấm, rất đã tai, còn giọng đồng, kim; nghe ít thì sướng lắm nhưng nghe nhiều thì giống như ai quấy cây vào tai vậy... chán lắm, điểm này lý giải vì sao giá của hai loại này lúc nào cũng rẻ hơn giá của mồi thổ ... Nhưng có nhiều địa phương mê điên cuồng hai giọng này, mỗi người một ý , nếu anh em nào thấy tôi nói sai thì xin bỏ qua...
- Còn việc chim mồi sát bổi theo Tôi chủ yếu là do giọng. Chất giọng rất quan trọng cho chim gáy, thông thường những con gáy tiếng to, rỏ thì đa phần sát bổi. Vì chim rừng nghe tiếng gáy đã " ghét " rồi, bay ngay về chung cội đấu, có khi chim mồi chỉ thúc trận có vài tiếng thì chim bổi đã nằm trọn trong lưới rồi. Đi chung với mấy con sát bổi thì có nước "húp cháo rùa". Tôi đã gặp rồi, khi chim rừng vào chung cây với mồi mình thì nó kéo qua rất dễ, chỉ cần tu tu vài tiếng, mà khi đã vào chung với nó thì chim mồi của mình đừng có mơ mà kéo lại... thôi đành " ngậm bò hòn làm ngọt" mà đi tránh xa nó ra....
- Thời nay, việc chơi gáy có khác, đi bẫy xa hơn, chim rừng khôn hơn, người chơi nhiều, và trẻ hơn, trang bị "đồ chơi" hiện đại hơn ... ngược lại chim rừng thì ít hơn. Có nhiều bác chơi chim gáy rất là nghệ thuật, đi chơi chim chỉ là để tiêu khiển, để giải trí, sau một tuần lao động mệt nhọc, họ rất trân trọng nghề chơi... thật là kính phục. Tuy nhiên vẫn có số ít người đi bẩy thì phải kèm theo việc tính toán thật là kỉ lưởng, một con hai chục ngàn, hai con bốn chục ngàn ... nên họ bắt bổi bằng mọi giá , càng nhiều càng tốt để bù lổ tiền xăng. Chơi như vậy làm sao cho bền... Họ đã làm mai một nghề chơi, và góp phần đẩy giống chim gáy tới đà tuyệt chủng .... thật là đáng buồn ....

Dành tặng ai yêu giọng thổ đồng.
Trong hàng trăm người chơi chim gáy ở Hương Sơn thời ấy - cách đây hơn nửa thế kỷ, có nhiều người nổi tiếng. Nhưng nổi tiếng nhất, là ông Hương Toản - bác ruột tôi.
Bác nổi tiếng bởi có một con chim gáy mồi rất quý. Một con chim có giọng thổ đồng - trầm và ngân xa như tiếng chuông chiều đồng vọng. Con chim gáy ở với bác tôi gần hai mươi năm. Nó đã giật giải thi gáy hàng tổng, hàng huyện nhiều lần, rất nhiều lần. Đến nỗi trong căn nhà chật chội, không còn chỗ để hoành phi, câu đối, những vuông lụa điều... giải thưởng.
Bác tôi quý con chim gáy như quý con cháu trong nhà. Bởi con gáy mồi là cần câu cơm, là danh dự của thú chơi. Mỗi sớm khi bác treo lồng ra sân, đổ thóc, nước - con gáy đã gật đầu chào lia lịa: Cù... cu... cù... cu. Và nó thích nhất, khi bác phủ áo lên lồng, ngoắc nó vào sào, chuẩn bị lên đường đi bẫy, lập tức nó gù lấy gù để.
Tiếng đồn con gáy mồi của bác tôi lan xa hàng mấy huyệ.n. Những người hiếu kỳ, những người mê thú chơi gáy đến thăm, đến học hỏi không ngày nào vắng. Ai cũng muốn mình có một con chim mồi như thế. Ai cũng muốn con thổ đồng thuộc về mình. Nhưng bác tôi không bán, không thích người đến chơi nhà ngỏ lời đổi chác.
Có một người mê con gáy thổ đồng đến mất ăn, mất ngủ. Đó là lão Chánh tổng Biện. Trong dinh cơ nguy nga, trong trại mênh mông của lão đã có mấy chục lồng gáy sơn son, thếp vàng, tiếng gáy ồn ã cả ngày. Nhưng không có một con nào có giọng thổ đồng vang và ngọt như con mồi của bác tôi.
Đã nhiều lần, lão Chánh Biện bỏ xe cộ, đi bộ đến nhà bác. Lão đành tạm vứt hết bộ dạng quan cách, đến nhà như một người sành điệu chơi chim. Im lặng nghe... với đôi mắt lim dim, đôi tai mê đắm, thỉnh thoảng lão vỗ đùi kêu lên: Tuyệt! Tuyệt! Độc nhất vô nhị!
Rồi lão thờ thẫn ra về.
Một thoáng sau, viên lý trưởng tay chân của lão, tìm đến bác Toản. Không vòng vo, y đi thẳng vào đề:
- Cụ Chánh mê con gáy của bác đấy. Bác để lại cho cụ để lấy đường đi lại...
Bác tôi cười nhạt, nhìn ra vườn.
- Tôi thấy nhà bác tuềnh toàng trâu bò không có. Cụ Chánh cám cảnh... Thôi thì bác nghe tôi đổi con gáy mồi lấy một con trâu cày của cụ Chánh.
Bác tôi lắc đầu, đứng dậy. Đêm đó, bác tôi mang con gáy mồi treo ngay đầu giường ngủ. Bác sợ...
Một tuần sau. Viên lý trưởng lại đến.
- Cụ Chánh biết bác quý con gáy mồi lắm. Nhưng bác có tài vực gáy, thôi thì con này đi con khác lại đến. Đời còn dài mà. Tôi nói thực ý của cụ Chánh, là muốn đổi một mẫu thượng điền ở cánh Bàu Pho để lấy con gáy đấy. Giấy tờ, văn khế đầy đủ. Bác đừng lo. Bác gật đầu đi để tôi về bẩm với cụ Chánh.
Một mẫu thượng điền to lắm, nhưng đổi con gáy mồi ở với mình mấy chục năm trời... để lấy ruộng là mình tham, mình bạc. Nó đi khỏi nhà, liệu mình có sống nổi không?
Cuộc đổi chác không thành. Con gáy thổ đồng vẫn ngày ngày cất tiếng gáy âm vang trong khu vườn yên tĩnh của bác tôi.
Lão Chánh Biện tuy cay cú, nhưng kiên nhẫn chờ...
Rồi một năm sau, thời cơ mỉm cười với lão. Đang cữ cuối xuân tạnh ráo, gió nồm nam thổi tím những đồi hoa mua. Bác tôi bắt đầu vỗ căng cho con thổ đồng chuẩn bị vào mùa đi bẫy. Thì... có trát của tỉnh về quê.
Một buổi chiều, viên lý trưởng khệnh khạng vào nhà bác Toản, chìa ra cái giấy có dấu son đỏ choé:
- Thằng Cả nhà bác được vinh dự có tên đi Tân thế giới đấy. Hai ngày nữa, tập trung ở sân huyện đường. Hê... hê... hê, dặn dò vợ con đi thì vừa... Mừng cho nhà bác. Tôi về.
Bác tôi gần như ngất xỉu. Bác biết vì sao thằng con trai độc nhất của bác phải đi phu. Mà đi phu Tân thế giới có nghĩa là chết!
Tối đó, bác tôi thắt ruột, rớt nước mắt, mang con gáy thổ đồng đến nhà lão Chánh Biện... Thôi thì của đi thay người!
Bác Toản ốm liệt giường mất ba tháng. Tóc trắng xoá, bác ngơ ngẩn như người mất hồn...
Rồi khởi nghĩa, kháng chiến chống Pháp. Tôi đi bộ đội. Mãi đến hoà bình, tôi mới có dịp về thăm nhà. Bác Toản đang ngồi bên hiên. Trời tháng tư. Nắng và gió nồm thổi lất phất. Chợt một tiếng gáy trầm vang từ cây bưởi trước nhà vọng xuống. Tôi lặng người. Một giọng thổ đồng chính hiệu, nhưng trẻ hơn, vang xa hơn...!


(Vì nhu cầu của những người mê chim gáy nên em xin phép tác giả của các bài viết này để em up lên dd cho anh em cùng tham khảo)  :-bd
Nhất huỳnh liên
Nhì liên giáp
Tam quá khóe
Tứ chân khô
Ngũ liên hoàn
Lục cườm rựng

 

Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent